Saturday, 31 March 2018

Trung học Vista Heritage treo quốc kỳ VNCH, tháo cờ Trung Quốc

Thiện Lê/Người Việt

Lá cờ VNCH cạnh cờ Nam Hàn trước trường Vista Heritage. (Hình: Thiện Lê/Người Việt)

SANTA ANA, California (NV) – Nhiều đại diện của cộng đồng người Việt Nam tại Orange County có mặt tại trung học bán công đệ nhất cấp Vista Heritage Charter Middle School để trao tặng cho trường này hai lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).
Vào ngày Thứ Bảy, 24 Tháng Ba, trường Vista Heritage đã treo lá cờ của cộng sản Việt Nam. Ông Phát Bùi, nghị viên thành phố Garden Grove, là người phát hiện ra việc này và lập tức gửi một lá thư đến Hiệu Trưởng Collin Felch của trường Vista Heritage để kêu gọi nhà trường tháo bỏ lá cờ đó xuống. Qua đến Chủ Nhật, 25 Tháng Ba, lá cờ CSVN đã được tháo xuống và được thay thế bằng quốc kỳ của Canada.

An Toàn Giao Thông VN

"Bực nhất là dừng đèn đỏ rất đàng hoàng mà vẫn bị chửi ... TẠI SAO MÀY KHÔNG ĐI ???"
Lời nói của một ông Tây Ba Lô nói thông thạo tiếng Việt và rất hài hước!


https://www.facebook.com/atgt. vhgt/videos/1566955680097888/

Không thể coi thường Kim Jong Un - Ngô Nhân Dụng

Có một ngôi sao mới xuất hiện trên bầu trời ngoại giao, theo các mạng xã hội ở Trung Quốc! Ngôi sao đó là bà Ri Sol Ju, vợ Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong Un!
Người Trung Hoa lục địa bàn tán xôn xao về Ri Sol Ju! Một công dân mạng viết: “Nàng đẹp quá! Đáng yêu quá! Ít nhất đóng vai ‘đệ nhất ngoại giao phu nhân’ giỏi hơn cô em gái của Chủ Tịch Kim Jong Un!” Một người khác khen Ri Sol Ju mặc đồ đẹp, vừa trang nhã, cổ điển mà vẫn hợp thời trang! Bà xuất hiện ba lần trước ống kính trong hai ngày ở Trung Quốc, với ba bộ áo khác nhau. Có người còn cả gan khen Ri Sol Ju đẹp hơn bà Bành Lệ Viên, vợ Chủ Tịch Nước Tàu Tập Cận Bình. Tất nhiên, nhà nước Cộng Sản Trung Quốc lập tức cấm đề tài này trên mạng xã hội.
Nhưng không ai biết gì về Ri Sol Ju! Bà có lẽ từ 28 đến 33 tuổi! Hình như có ba con!

Viễn Phố - Bạch Liên

Viễn Phố

Biển không biết ngày nào, tháng mấy
Chỉ hồn nhiên lăn xoáy đêm ngày
Nửa khuya thấm lạnh sương mai
Bến bờ xa lắm, biết ai hỏi đường
 
Vòng nhật nguyệt quê hương khuất bóng
Rót ánh trăng theo sóng tự tình
Chạnh lòng lưu lạc một mình
Thuyền trôi ngụp lặn tử sinh giữa trời
*
Ghe xình xịch chơi vơi chẻ sóng
Hải lý dài vượt phóng biển Đông
Lênh đênh mây nước mênh mông
Hoài mơ viễn phố thỏa lòng ước mong
 
Khí hậu hiền hòa dễ chịu cho ta biết mùa xuân với tiết trời mát mẻ đang rủng rỉnh bước vào không gian tươi thắm.  Đó cũng là thời điểm gợi chút buồn lòng vì tờ lịch in hằn tháng tư kỷ niệm. Từ khi mở mắt chào đời, tuổi bé thơ hồn nhiên cắp sách đến trường, học viết ê a từng chữ  nguyệch ngoạc, tôi nào biết cái nôi tôi chào đời xui rủi có một ngày lịm chìm trong khói lửa điêu linh.  Dòng lịch sử bất chợt sang trang để ghi khắc biết bao hỗn loạn và ly tan khắp cả miền Nam chân chất hiền hòa.
 
Tháng tư cũng là một tháng bình yên trong một năm như những tháng khác và cũng là một bậc thang êm đềm cho chân người trải bước.  Bỗng dưng bão đời nổi loạn khiến bao người trầm mình trong biển lệ khóc than. 
 
Cũng từ đó tháng tư bức tử trở thành là dấu mốc, là khúc quanh tang tóc, vang tiếng là mùa biển động kinh hoàng khi làn sóng người vượt biển túa tràn ra trùng khơi.  Họ không ngần ngại liều mình vượt gian nan và nguy hiểm mặc dù tánh mạng nhẹ bồng như giọt bọt rong rêu dễ tan vỡ.  Trong cái rủi có thể sẽ hiện ra cái may, miễn sao nỗi khao khát cạn lối sẽ được đấng linh thiêng cứu rỗi, sẽ cho bắt chụp được giọt sáng tương lai mập mờ ở đường chân trời xa tít.  Ôi thôi, còn gì quí hơn vì đó là vầng sáng từ bi ở cuối đường hầm tăm tối.
 
Ra đi nào ai biết mình sẽ sống sót tới bến mơ hay là sẽ chìm đắm dưới đáy sâu đại dương, thịt nát xương tan trong những lượn sóng hùm hổ chập chùng.  Đại dương đã dập vùi hơn nửa triệu người dưới vương cung của ông vua thủy tề. Tên tuổi của họ cũng lặng im nhào lăn theo ngàn con sóng vô hồn để cho người thân trên đất liền hoài suy tư hy vọng.  Một ngày nào đó, con, cháu mình sẽ bỗng dưng đoàn tụ.  Ước mơ khiến họ luôn trông ngóng và đi tìm bất cứ cơ duyên nào với hy vọng, ai đó còn sống sót và đang có cuộc sống bình yên nơi góc trời hoang vắng hay đang có cuộc sống hòa mình cùng người dân nước đó ở viễn phố xa lạ.
 
Tôi đã mang thân phận bọt biển dạo nào nên rất thấu hiểu, cái may mắn còn sống sót giữa lòng đại dương rất hiếm hoi.  Một khi con sóng hung hãn tung hoành thì chiếc ghe con bị tơi bời hất tung muôn chiều tả tơi tội nghiệp.  Ghe cây bé xíu chỉ là hạt muối li ti long đong trong trùng khơi mênh mông, để rồi buông tay an phận chìm sâu dễ dàng mà thôi.
 
Trải qua nhiều năm mất tin nhau, nếu gia đình nào bất ngờ xum họp cùng người thân sau thời gian vượt biển lạc mất tin nhau thì quả là phúc đức mấy kiếp.  Nửa triệu người phiêu bạt mà cơ trời đưa đẩy gặp lại nhau ở viễn phố xa xăm thì đó là ân sủng vô vàng của bề trên soi sáng và của đấng thiêng liêng soi đường.
 
Bạch Liên
April 2018

Friday, 30 March 2018

Suy Tư Viện Bảo Tàng


vào viện bảo tàng thấy thương người nghệ sĩ
khom mình trước quyền lực và bạo lực
nhưng cánh tay không bị chặt
đôi mắt không bị mù
và sáng tạo không bao giờ tắt
thời đại cất tiếng cao tôn vinh nghệ thuật
nhưng có ai biết nghệ thuật đang dãy dụa

người con gái từ xa trông như mỹ nữ
đến gần là cô bé đồng quê cầm nhánh hoa hồng
ca giỡn với mặt trời
tiếng hát vẽ lên tranh biến thành tiếng khóc
pho tượng đồng đen là hiện thân của anh hùng vô địch
hiên ngang đứng cuối phòng
nhìn người xem như thách đố
gươm trên tay
là gươm của bạo lực vập dùi
hay gươm thiêng của nghệ thuật cảm thông đồng loại ?
những hình kỷ hà ốp-a
chằng chịt đủ màu, ngang dọc xéo
như khung cũi giam tù tâm thức
thế hệ cận đại ngủ vùi giữa dục tình, vô cảm, lãng quên
yên lặng thật lâu, chỉ đứng nhìn
đứa bé ngơ ngác chỉ thấy màu và màu trên tranh…
còn ta, ta thấy
màu và máu đôi khi lẫn lộn
tâm thức ngậm câm hay sửa soạn nổ tung

chiếc cọ họa sĩ, dùi đục điêu khắc
cây viết thi nhân, dương cầm nhạc sĩ
nhiều nhiều lắm
nhân loại mong chờ thăng hoa
tư tưởng sáng tạo là thứ tự do mua quá đắt
cho nên, mùa trốn lạnh
vào viện bảo tàng thấy thương người nghệ sĩ
vô chừng…

thy an

Ông Thiệu trực tiếp trả lời bằng tiếng Anh trong cuộc phỏng vấn diễn ra tại phòng làm việc ở Dinh Độc Lập

Trần Bạch Thu
last Sunday
Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris được ký kết. Trong số các nội dung được đồng ý, có việc các bên tiến hành trao trả tù nhân trong vòng 60 ngày, đồng thời với việc toàn bộ các lực lượng Hoa Kỳ sẽ rút khỏi Việt Nam trong cùng thời gian này.

Hiệp định cũng nêu việc sẽ lập lại hòa bình trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa bằng một kỳ tổng tuyển cử.

Vào cuối tháng 3/1973, phóng viên BBC Michael Charlton đã phỏng vấn Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu về quan điểm của ông đối với cuộc chiến, đối với đất nước, nhân dân và cả về đối thủ của ông, những người cộng sản.

Ông Thiệu trực tiếp trả lời bằng tiếng Anh trong cuộc phỏng vấn diễn ra tại phòng làm việc ở Dinh Độc Lập.

BBC giới thiệu với quý vị nội dung câu chuyện, đã được phát trong chương trình Panorama chuyên về Chiến tranh Việt Nam trên kênh truyền hình BBC hôm 2/4/1973.

Xin theo LINK sau

CỜ BAY TRÊN THÀNH PHỐ TORONTO

Toronto Council cho phép Thượng Kỳ VNCH dịp 30/04/2018 đa số tuyệt đối 100%.
.
Sau hơn 12 năm bị rút giấy phép làm lễ thượng kỳ Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ tại Thành phố Toronto, các anh chị đại diện hội đoàn trong cộng đồng đã liên tục vận động để xin lại giấy phép này. Với sự yểm trợ nhiệt tình của Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải, ông Thị trưởng Toronto John Tory và Nghị viên Hội Đồng Thành Phố Toronto Chin Lee đã đưa ra yêu cầu (Motion) về việc thay đổi chính sách của thành phố để cho phép cộng đồng người Canada gốc Việt được làm lễ thượng kỳ để Hội Đồng Thành Phố (HĐTP) xem xét và biểu quyết. 

Mưa Sàigòn



Tháng sáu trời mưa. Trời mưa tháng sáu! Bài hát xưa vẫn còn văng vẳng đâu đây…

Mùa mưa Sàigon hàng năm thường bắt đầu từ tháng năm. Mưa có làm dịu mát cơn nóng của mấy tháng trước đó, nhưng mưa lại làm cho sinh hoạt và cuộc sống của người dân ở nhiều vùng bị đão lộn.

1-    Ta cám ơn trời mưa hay trách cứ trời mưa?

Tất cả câu trả lời tùy thuộc vào tâm cảnh và suy nghĩ của từng lớp người nhìn từ nhiều góc độ khác nhau:

  • Đối với những cặp tình nhân ở lứa tuổi đôi mươi, mưa sẽ là một dung môi, là phân bón làm cho cây tình yêu mau đâm chồi nảy lộc;
  • Đối với người nông dân, mưa báo hiệu cho một vụ mùa sắp đến và nguồn thu hoạch trong vụ mùa tùy thuộc vào lượng nước và sự điều hòa của mùa mưa;
  • Đối với người bán hàng rong … mưa là nổi cực hình mỗi khi di chuyển. Những gánh hàng ế ẩm làm nãn lòng bậc làm cha mẹ khi mang lượng hàng dư thừa về nhà trong lúc đàn con nheo nhóc chờ đợi buổi cơm chiều có thêm vài thức ăn chứa nhiều protein hơn là khoai sắn;
  • Đối với người làm công, lao động tay chân…mỗi cơn mưa là một sự hành hạ xác thân vì phương tiện di chuyển đi về nghèo nàn, có thể xảy ra tai nạn bất cứ lúc nào; cũng như có thể bị té ngã và ướt át nếu một xe "ô tô" của đại gia nào đó chạy tạt qua mau quá…!
  • Đối với những người có cuộc sống dư thừa, và sống bên ngoài lề xã hội Việt Nam đang oằn oại dưới ách chuyên chính vô sản Bắc Việt, mưa càng làm tăng thêm tính vô cảm xơ cứng trong tâm thức của họ. Vì sao? Vì mưa sẽ tạo thêm điều kiện cho họ để đốt đô la cướp đoạt của dân tộc qua những cuộc "nhất dạ đế vương", trong những phòng lạnh đầy tiện nghi bên cạnh những thân xác của phụ nữ vì hoàn cảnh mà phải bán thân.

Biển Đông: Phô Trương Vũ Lực


Ngày 22 tháng 3 năm 2018, tổng thống Donald Trump ký đặc lệnh tăng khoảng 60 tỉ đô-la (60 billion USD) tiền thuế trên hàng nhập cảng từ Trung Cộng (TC), đồng thời sẽ đưa ra những biện pháp chống TC tại Tổ Chức Thương Mại Thế Giới - World Trade Organization. Việc tăng thuế này, theo lời ông Trump, mới chỉ là phần mở màn của nhiều hành động để đối phó đặc biệt với TC đang trên đường bành trướng vũ trang và kinh tế. Sự "nổi dậy" của TC không những ảnh hưởng đến Hoa Kỳ, mà còn làm cả Âu Châu phải e ngại. Ngay sau đó, TC đã tuyên bố sẽ trả đũa bằng một chương trình tăng thuế trị giá khoảng 3 tỉ đô-la trên hàng hóa nhập cảng từ Hoa Kỳ, trong đó phần lớn liên quan đến sản phẩm của ngành nông nghiệp như thịt heo và đậu nành. Việc tăng thuế có thể là bước đầu của một cuộc "chiến tranh thương mại - trade war", một cuộc chiến tranh mà TC đã tỏ vẻ lo ngại và tuyên bố rằng không muốn xảy ra, nhất là đối đầu với Hoa Kỳ, vì nền kinh tế của TC lệ thuộc quá nặng nề vào Hoa Kỳ. Từ "chiến tranh thương mại" đến "chiến tranh lạnh" chỉ là một bước kế tiếp để, cuối cùng, đưa đến một cuộc "thi đua vũ trang". Lịch sử đã chứng minh với khả năng kỹ nghệ và sáng tạo của Hoa Kỳ đã khiến Liên Xô kiệt quệ và sụp đổ. Các nhà phân tích chiến lược của TC chắc cũng đã biết rõ điều này, bởi vậy họ không muốn lập lại lịch sử, và nhất là, không muốn làm con thiêu thân cho ngọn đuốc của Nữ Thần Tự Do.


Đại tá Tôn Thất Tuấn được Bổ Nhiệm Làm Tùy viên quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam


Đại tá Lục quân Hoa Kỳ gốc Việt Tôn Thất Tuấn, một thuyền nhân tị nạn cộng sản được Bổ Nhiệm Làm Tùy viên quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam. 

Bộ quốc phòng Hoa Kỳ vừa bổ nhiệm Đại tá Lục quân Hoa Kỳ gốc Việt Tôn Thất Tuấn làm tùy viên quân sự Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội Việt Nam thay thế cho Đại tá Lục quân Earnest Lee, Tùy viên quân sự tiền nhiệm mãn nhiệm kỳ trở về Bộ quốc phòng nhận nhiệm vụ mới. Đại tá Tôn Thất Tuấn là Tùy viên quân sự Hoa Kỳ gốc Việt thứ hai sau Đại tá Lục quân Hoa Kỳ gốc Việt Patrick D. Reardon Tùy viên quân sự nhiệm kỳ trước Đại tá Earnest Lee.

Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của Ns Nguyễn Đức Quang

https://baomai.blogspot.com/

Nếu phải xếp hạng những bài hát được sinh ra và lớn lên cùng với thăng trầm của đất nước, với thao thức của thanh niên, sinh viên, học sinh, với tâm trạng của những người lính trẻ trong cuộc chiến tranh tự vệ đầy gian khổ ở miền Nam trước đây, tôi tin, Việt Nam quê hương ngạo nghễ của nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang sẽ là một trong những bài ca được xếp hàng đầu.


Mỹ Trước Hiểm Họa Nga–Tầu - Phạm Gia Đại



Hoa Kỳ đã từng khẳng định vai trò cường quốc kinh tế và quân sự của mình khi tham gia vào các cuộc chiến khốc liệt trên khắp thế giới trong một thế kỷ nay.
Sau khi Quân Phiệt Nhật bất ngờ mở cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng (Pearl Harbor), tiểu bang Hawaii của Mỹ, nhằm tiêu diệt tiềm lực Hạm Đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, nước Mỹ chấm dứt tình trạng tự cô lập mình với các diễn biến trên thế giới nhất là với Thế Chiến Thứ Hai như một địa ngục đang diễn ra trên các lục địa Châu Âu, Châu Phi, Châu Á, rồi Mỹ tuyên chiến với Nhật, và nhập cuộc. 

Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ Roosevelt tuyên bố ngày Nhật tấn công Trân Châu Cảng là: “a date which will live in infamy” và trong các vụ xử án Tokyo Trials sau này, trận tấn công vào Pearl Harbor, trong khi Mỹ-Nhật đang còn đàm phán, được xem như một tội ác của chiến tranh (a war crime). 

Bốn năm sau, Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt với hai quả bom nguyên tử (atomic bombs) thả xuống Hiroshima và Nagashaki, Nhật buộc phải đầu hàng, và Hitler đã phải tự tử chết trong căn hầm của ông tại Berlin.

Đi Tour du lịch nhiều nước Âu châu trong một thời gian ngắn - Kông Li

Đi kiểu tour nhiều nước Europe trong một thời gian ngắn thì chỉ mệt, mà không biết gì nhiều.  Chỉ có một cái lợi là chụp được nhiều hình để lúc về khoe là đã đi được nhiều nơi.  Chưa Đi, Chưa Biết

Châu Âu nguyên là quê cha đất tổ, cội nguồn của những người Mỹ hiện nay. Trong những thế kỷ qua, ngoài những người đi chinh phục vùng đất mới, những cố đạo đi truyền giáo, phần đông họ đều tức tưởi bỏ quê hương, đi tha phương, cầu thực vì nhiều lý do: chính trị, tôn giáo, kinh tế, văn hoá… Nhưng khi có điều kiện, các thế hệ của họ đều muốn thực hiện một cuộc hành trình về quê hương, thăm mồ mả ông bà, họ hàng thân thích.

Đối với " hắn" ta, được sinh ra ở nơi cuối cùng của mảnh đất hình chữ S, vùng đất có “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lền như bánh canh”, nên hắn ta chả có dính líu, dù chỉ 1 miligram nào với lục địa này cả, mà hắn vẫn muốn đi một lần cho biết với thiên hạ. Chả là trong lúc họp bạn bè, họ thường kể nhau nghe các cuộc du ngoạn ở cõi trời Tây, mà chẳng thấy hắn góp chuyện, họ bảo hắn nên thử một lần để biết đá, biết vàng với anh em.

Phải đợi đến 5, 7 năm sau khi vợ chồng hắn chấm dứt sự nghiệp “hắn ta hừng đông đi cày bừa, vợ hắn ta hừng đông đi cày bừa” sau 25 năm định cư ở đất nước này.

Thursday, 29 March 2018

CNAS Releases New Report “No Safe Harbor: Countering Aggression in the East China Sea"



Washington, D.C., March 29, 2018 – As the nuclear threat posed by North Korea dominates the headlines, the United States must simultaneously address a more consequential and long-term challenge posed by an increasingly assertive China. Today, the Center for a New American Security (CNAS) Asia-Pacific Security Program has released a report addressing one aspect of this challenge: China’s willingness to take action in the gray zone between peace and armed conflict to advance its maritime ambitions.
In “No Safe Harbor: Countering Aggression in the East China Sea,” authors Patrick CroninDaniel Kliman, and Harry Krejsa, drawing on an elaborate tabletop exercise conducted in December 2017, examine how the U.S.-Japan alliance can respond to potential future gray zone challenges in the East China Sea.
The report’s key insights and recommendations include:
The problem of deterring hybrid, irregular, and gray-zone challenges meant to stay below the threshold of outright conflict is expected to keep rising in maritime Asia. This rise correlates with efforts on behalf of a confident and more powerful China to restore its historic position in the region.
Despite strong U.S.-Japan alliance cohesion, there are seams that could potentially emerge during a crisis in the East China Sea. Areas that require alliance focus include: reconciling divergent estimates of Chinese intentions as tensions rise; determining which ally should take the lead in responding to China; allowing for America’s more “strategic” and Japan’s largely “legal” approach to decisionmaking; determining how Article V of the U.S.-Japan Treaty of Mutual Cooperation and Security applies to ambiguous scenarios; and ensuring readiness to confront new technologies such as cyberwarfare and the use of unmanned vehicles, especially unmanned underwater vehicles.
An overriding challenge for both the United States and Japan is balancing the need to impose costs on China with the need to de-escalate tensions in the event of an East China Sea scenario. During a crisis, China may seek to exploit the speed of its decisionmaking process as an advantage. The alliance may derive benefit from avoiding tit-for-tat responses by shifting the domain of confrontation to another type or place of competition other than the use of military forces at the point of tension.
To prepare for future Chinese aggression in the East China Sea, the United States and Japan should: clarify and deepen America’s Article V security commitment to Japan regarding gray-zone challenges; establish an information operations center within the alliance; maintain a sufficient deterrent force to respond to low-level provocations and challenges; prepare for China to deploy new technologies in ambiguous situations; and, lastly, address cyber vulnerabilities, especially within Japan but also across the alliance.
Patrick Cronin and Daniel Kliman are available for discussions or interviews. To make arrangements, please contact Madeline Christian at mchristian@cnas.org or call 202-695-8166.
The Center for a New American Security (CNAS) is an independent and nonpartisan research institution that develops strong, pragmatic and principled national security and defense policies. CNAS leads efforts to help inform and prepare the national security leaders of today and tomorrow.

Tính nhân bản trong các bài học quốc văn bậc tiểu học của nền giáo dục Miền Nam Việt Nam trước 1975

Nguyễn Văn Bon, PhD (UWS)

Muc đích của bài viết nầy nêu lên những nét nhân bản của chương trình môn quốc văn bậc tiểu học của nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa trước 1975. Rất tiếc, sau biến cố 30 tháng 4, năm 1975, nhà cầm quyền ra lịnh tiêu hủy các loại sách của Miền Nam kể cả sách giáo khoa môn quốc văn các cấp. Do đó, việc sưu tập các sách quốc văn cũ rất khó khăn.
Tài liệu sử dụng trong bài nầy gồm Bộ quốc văn giáo khoa thư, Luân lý giáo khoa thư do các nhà xuất bản nước ngoài tái bản, và một số bài trong các sách quốc văn bậc tiểu học được giảng dạy tại các trường miền Nam được vài nhà sưu tầm đưa lên trang mạng “internet”(không ghi ngày tháng), thêm vào đó một số bài do trí nhớ hạn chế của người viết, nên chắc chắn những điều trình bày còn thiếu sót.

Những kiệt tác khó ngờ ! Impensables chefs-d'oeuvres


Khả năng sáng tạo trong nghệ thuật là vô hạn, và đôi khi, nó có thể khiến niềm tin, thành kiến và thậm chí cả những khái niệm về có thể và không thể của chúng ta phải lung lay.

Nguyễn Ngọc Chính's ~ Hồi Ức Một Đời Người ~

Chữ & Nghĩa… thời nay


Tôi thường bị bạn bè ở nước ngoài “phê bình” về lối viết. Họ nói văn tôi viết có đôi lúc khó hiểu vì có nhiều lúc dùng những từ ngữ thời nay. Thế cho nên chuyện Chữ và Nghĩa được bàn đến trong bài viết này.

Tôi không ngụy biện… chỉ biết lấy câu của các cụ ta xưa thường nói: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” để “biện minh” cho những lỗi của mình. Người ta thường “đổ thừa” cho môi trường mình đang sống, không tí thì nhiều cũng ảnh hưởng đến lối hành xử và đặc biệt là sinh hoạt văn hóa, văn chương, nghệ thuật.

Thật tình, khi dùng những “ngôn ngữ thời đại” tôi thường để trong ngoặc kép nhưng có những khi, vì sơ suất hay vô tình, nên không dùng hoặc quên đến cách viết an toàn này. Nhất là những khi dòng tư tưởng của mình đang dâng trào và khi viết xong lại không chú ý đến chữ và nghĩa khi đọc lại.


 

Wednesday, 28 March 2018

Toronto City Council cho phép Thượng Kỳ VNCH vào dịp 30/04/2018

Đoạn phim chiếu ngay lúc các Councillor bỏ phiếu cho phép Thượng Kỳ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ.
Vote lần thứ 2 mới là lần chánh thức, City Councillor chấp nhận 100%
https://www.youtube.com/watch?v=eh7mFd-uG88
www.youtube.com
Buổi Họp Của Hội Đồng Thành Phố Toronto 27/03/2018 biểu quyết cho phép Thượng Kỳ VNCH trước City Hall vào dịp 30/04/2018. (Video by ...

 Toronto City Council cho phép Thượng Kỳ VNCH vào dịp 30/04/2018
https://youtu.be/pJpYR-qupxU
youtu.be
SBTN APP Available on Multiple Devices - www.sbtnapp.com Watch instantly on your TV, Phone, Tablet or Computer anywhere Để xem trọn các chương trình của SBTN...

Hậu duệ VNCH tại Chicago chinh phục trái tim người Mỹ


Cali Today News – Hiện nay, tại hải ngoại ước khoảng trên 4 triệu người, đa số là người Việt Quốc gia (NVQG), đây là lực lượng đối lập quyết liệt với trên 4 triệu đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). NVQG ở hải ngoại đã/đang chuyển tin tức cập nhật đến các cơ quan truyền thông, nhân quyền quốc tế, dân biểu, nghị sĩ ở các nước tự do mà họ đang sinh sống, khi biết các nhà đấu tranh dân chủ, các blogger, dân oan, tôn giáo… tại quốc nội bị nhà cầm quyền CSVN đàn áp dã man. NVQG ở hải ngoại đã/đang Email, phổ biến các tin tức chính xác về quốc nội để phá vỡ kế hoạch tuyên truyền dối trá và bưng bít thông tin khoảng 800 phương tiện truyền thông của CSVN. Ngoài ra “máu chảy ruột mềm”, hàng năm người Việt hải ngoại gởi về Việt Nam để giúp thân nhân khoảng 10 tỷ USD mà số tiền này là nguồn lợi rất lớn cho CSVN. Thế nên, trước đây nhà cầm quyền CSVN gọi người Việt hải ngoại là “Bọn ôm chân đế quốc” lại muối mặt đổi thành “Khúc ruột nghìn dặm”. Đất nước Việt Nam đang nguy ngập bởi thù trong, giặc ngoài, chúng tôi mong ước NVQG cũng cần nghiền ngẫm gương đấu tranh của Tiền nhân đã dựng nước và giữ nước.