Wednesday, 7 March 2018

Học vấn của bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến - vài tìm hiểu & thử lượng giá














Hoàng Tất Thắng (Danlambao) - Nhân đọc hai bài viết Tiến sĩ, giáo sư và phó giáo sư Việt Nam – Hiện trạng và khả năng thực tế của tác giả Nguyễn Doàng Dân và Quả thật lại là một huyền thoại về Võ Thị Sáu của tác giả Đông Đô, xin trình bày một ít quan sát và suy luận đôi điều của cá nhân về bộ trưởng y tế cộng sản Nguyễn Thị Kim Tiến.

*

Chính trường Việt Nam dưới chế độ do đảng cộng sản lãnh đạo toàn diện, trong thời gian vài năm trở lại đây, ngoài sự thối nát, bết bát là bản chất vốn có của một chế độ công an trị, độc tài, đã nẩy nòi một nữ chính trị gia thuộc dòng dõi đại công thần của đảng và rất mau chóng trở thành một hiện tượng đình đám trong giới quan chức cộng sản, bởi có lắm tai (vạ) và nhiều tiếng (tăm) là đương nhiệm giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, bộ trưởng bộ y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. 

Ngày 27/2/2018, giáo sư Phạm Gia Khánh, chủ tịch hội đồng chức danh giáo sư ngành y tế cho biết hồ sơ ứng viên của bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thừa điểm để xét duyệt chức danh giáo sư, trong đợt phong cấp 1.226 tân giáo sư và phó giáo sư năm 2017 của chính phủ Hà Nội. Cụ thể : 

Tấm gương Do Thái











Hàn Lệ Nhân (Danlambao)
 - “Thực dân, đế quốc nào, bất luận Đông Tây, cũng chỉ nghĩ đến quyền lợi của họ trước hết và sau cùng, vậy cho nên Bảo hộ, Khai hoá, Hữu nghị, Tương trợ, “Tương liên, Tương thông, Tương đồng, Tương quan”; Đồng chí đồng chấy, Đồng minh đồng mụn gì gì cũng chỉ là các loại bình phong che đậy dã tâm, tà vọng trục lợi. Chỉ những phường lú lấp trập trệ như Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc mới không thấy điều đơn giản này; hay tập đoàn hậu Thành Đô tuy thấy rõ nhưng vẫn giả mù sa mưa đút đầu vào cái kim cô 16.4 ca-ra khốn khổ khốn nạn. Lỡ gian díu với thực dân đế quốc cũ hay mới thì chóng chầy thế nào cũng điêu đứng, lầm than, tàn tạ với họ.” 


Sau 2.000 năm nước mất nhà tan, người người ly tán ăn nhờ ở đậu các xứ trên thế giới và thường trực bị sống trong thảm nhục diệt chủng, động lực nào đã thúc đẩy người Do Thái - với trăm ngàn dị biệt giữa họ - không những giành lại được đất tổ quê cha mà còn biến vùng đất khô cằn sỏi đá cũng như sa mạc hoang sơ từ ngàn xưa nơi đó thành một cõi bờ trù phú tân tiến, hồi sinh và thống nhất một ngôn ngữ già như trái đất là cổ ngữ Hébreu thành quốc ngữ?

Trong bài nầy tôi chủ quan chỉ lược soạn những điều hay của họ, còn những điều kém hay, đặc biệt kể từ sau 1967, tôi trộm nghĩ trong lúc nầy chúng ta chưa cần phải học mặc dù tôi hằng tâm đắc câu "kỳ bất thiện giả nhi cải chi" của Khổng Tử. (1)

Lẩm Cẩm Thơ Thẩn Mỗi Ngày: Hoạ Thơ Đạo Hữu Tuệ Nhật


Sáng nay thức giậy, ngồi nhâm nhi cốc instant coffee, nhìn qua cửa sổ thấy tuyết bay mù mịt, đẹp đâu  chẳng thấy mà chỉ thấy ngao ngán cõi lòng, vì sắp phải ra shoveling  snow, thi đua lao động với hàng xóm Mỹ đen, Mỹ trắng.

Đã vậy mở computer vào CVA646566 thấy anh Nam chuyển bài thơ Hoa Xuâncủa  Thi sĩ Đạo Hữu Tuệ Nhật  tả cảnh mùa Xuân, nào là "hoa nở rợp trời", nào là hoa sắc "đẹp tươi muôn mầu", mà thèm nhỏ rãi và thấy tủi tủi trong lòng nên xin hoạ lại bài thơ này.
*****
Hoa Xuân

Xuân về hoa nở rợp trời
Vàng xanh tím đỏ đẹp tươi muôn mầu,
Mai Lan Cúc Huệ đua nhau,
Tỏa hương thanh khiết rộng sâu cõi trần,
Thiên Đường Hạ Giới tương lân,
Niết Bàn cảnh sắc rất gần đây thôi,
Tu ngay chẳng kịp nữa rồi,
Hãy mau buông bỏ cảnh Trời là đây
- Tuệ Nhật –

*****
Hoa Tuyết

Hôm nay tuyết thổi rợp trời
Xa gần chỉ thấy trắng tươi một mầu
Mịt mù trông chẳng thấy nhau
Từng cơn gió lốc thổi sâu cõi trần
Nhà nhà hàng xóm tương lân
Ra đường cào tuyết mỏi rần mới thôi
Mình nay tuổi đã già rồi
Không ai cào phụ hỏi Trời sao đây?

- Lương Phúc Thọ –

Chỉ xin - Phạm Khắc Trung


Tôi chuyển từ khoa Kỹ Thuật sang khoa Kinh Tế Quản Trị trong điều kiện hết sức éo le: Viện Đại Học Cửu Long đã khai giảng được hơn một tháng, Ban đại diện sinh viên đã bầu bán xong, và các nhóm học tập đã chia ra đâu vào đấy.

Thấy nhóm học tập của anh Liêu Quốc Vinh còn trống, GS phụ khảo Vương Đằng đề nghị cho tôi nhập chung vào, thành thử nhóm có 4 người gồm: Vương Đình Phương, Nguyễn Văn Lộc, tôi, và Trưởng nhóm Liêu Quốc Vinh.

Sáng sớm tuần thứ hai đi học, Phương, Lộc và tôi đang ngồi uống cà phê vỉa hè ngoài cổng trường thì Vinh ghé lại. Mặt hằn học, Vinh thẩy xấp giấy ca rô viết tay vào lòng Phương, miệng cay cú thốt: “Bài thuyết trình tôi đã soạn xong đây, trưa nay tới phiên mấy ông lên thuyết trình!”

Chẳng cần liếc xem bài thuyết trình tròn méo thế nào, Phương thẩy xấp giấy lên mép bàn trước mặt Vinh, ngang ngạnh trả lời rằng: “Ai nhận thì người đó soạn, ai soạn thì người đó thuyết trình!” Lộc ngồi làm thinh, tỉnh queo hút thuốc cười ruồi, trong khi mặt Vinh chuyển từ đỏ thành xám xịt, Vinh nhặt xấp giấy thẩy vào lòng Phương lần nữa, cất giọng lạnh lùng: “Thế đủ rồi! Sau bữa nay giải tán nhóm!” Rồi Vinh quay quả bỏ vào trường. Mặt Phương vẫn lạnh như tiền, Phương quăng xấp giấy vô lòng Lộc bảo: “Thôi mày thuyết trình đi!” Lộc vẫn hề hà cười, tay cầm xấp giấy liệng vào lòng tôi, bán cái: “Để phần cho thằng lính mới!”

Mời xem lại trong mùa quốc hận - Lê Ngọc Túy Hương

image1.jpeg

PPS  LNTH
Tháng tư thương đau , phần 1

PPS  LNTH
Tháng tư thương đau , phần 2

PPS  LNTH
Tháng tư thương đau , phần 3

PPS  LNTH
Tháng tư thương đau , phần 4

Vì Sự Sống Còn Của Tổ Quốc, Dân Tộc - Trần Mộng Lâm

Vì Sự sống còn của Tổ Quốc, Dân Tộc, chúng ta không còn một lựa chọn nào khác hơn là đứng dưới lá cờ Vàng, ba sọc đỏ. Tôi biết có nhiều người có thành kiến với các chế độ Miền Nam, với Tổng Thống Ngô Đình Diệm, với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu hay những ông Thủ Tướng, Bộ Trưởng , tướng tá Miền Nam mà họ gán cho những tội tham nhũng hay dâm ô gì đó tuy tất cả chỉ là những lời đồn vô căn cứ. Tuy nhiên, trong tình trạng hiện nay, mà nạn Bắc Thuộc đã trở nên quá rõ ràng, thì nếu ai còn nghĩ tới đất nước, dân tộc,  họ phải thấy rằng không còn một biểu tượng nào khác ngoài Lá Cờ Vàng để chúng ta có thể đoàn kết và cứu nguy cho Dân Tộc, Đất Nước chúng ta.
Chọn lá Cờ Đỏ sao vàng của những người CS Việt Nam ??
Bọn họ chính là bọn người chủ trương Bán Nước, việc rõ ràng như hai với hai là bốn, Chủ Nghĩa.  Cộng Sản luôn luôn không coi Tổ Quốc là quan trọng. Đó là lý do tại sao người ta nói bọn họ vô tổ quốc. Hãy đọc thơ Tố Hữu :
Bên kia biên giới là nhà.Bên đây biên giới cũng là quê hương.
Người CS là thế đó. Họ không dấu lý tưởng của họ, họ cũng có những việc làm chứng tỏ hướng đi của họ như Hiệp Ước Thành Đô và các hiệp ước về biên giới. Chúng ta không đồng ý với họ, và chúng ta phải chống họ đến cùng, không phải là đến chiều, mà là mãi mãi. Có gì xấu,có gì là quá khích ??, Không hòa giải là không hòa giải, chỉ có thế mà thôi.

Biếm thi & thủ bút Ý NGA: Em Tiến Xuống, Anh Tiến Qua

Biếm thi & thủ bút Ý NGA: Em Tiến Xuống, Anh Tiến Qua 
>Tranh, ảnh & trình bày: A.C.La., BẢO TRÂM, PHAN THẾ VINH
>> Chuyển tin: Hướng Đạo VN CHÀO CỜ ĐẦU NĂM



Văn Hào Nga Fyodor Dostoevsky (1821- 1881) Với Tác Phẩm "Tội Ác Và Hình Phạt"


1/ Cuộc đời của Đại Văn Hào Dostoevsky.

Fyodor Mikhailovich Dostoevsky chào đời vào ngày 30 tháng 10 năm 1821 tại thành phố Moscow, là con trai thứ hai trong 7 người con của ông Mikhail, một bác sĩ quân y được biệt phái qua phục vụ tại Bệnh Viện Maryinski chuyên chữa trị các người nghèo. Ông bố Mikhail là một con người cứng rắn, thẳng thắn trong khi bà mẹ lại có bản tính trái ngược, rất thụ động, tử tế và rộng lượng. Các sự kiện của gia đình quý tộc xa xưa này với cha mẹ có một vùng đất và hơn một trăm nông nô, đã là hình ảnh của các nhân vật với các bản tính thái cực trong các cuốn tiểu thuyết của Dostoevsky sau này.

Sau khi học xong bậc trung học, Fyodor được cha gửi theo học trường kỹ sư quân đội tại St. Petersburg vào năm 1838. Đây là một ngôi trường do Sa Hoàng lập nên. Mặc dù chăm chỉ và đã gây được nhiều ấn tượng tốt đẹp đối với các giáo sư và bạn bè trong trường, Fyodor vẫn cảm thấy đời sống sinh viên quá buồn tẻ, không hấp dẫn chút nào. Chàng thanh niên này thường dành thời giờ để học về văn chương, đọc rất nhiều tác phẩm của các tác giả danh tiếng, đồng thời cũng bắt đầu tiêu xài vào các cảnh ăn chơi nên luôn luôn thiếu thốn tiền bạc.

KIẾP ĐÀN ÔNG

Lỡ sinh ra "KIẾP ĐÀN ÔNG",
 
-  Không vợ thì "Ế" !
“Đèo bồng", Tiêu luôn !
 
Tôi thường nghe các bà, các chị ta thán “sinh ra đàn bà là đã mang khổ vào thân”. Nhưng bằng kinh nghiệm ba mươi lăm năm làm kiếp đàn ông của mình, tôi xin khẳng định: Làm đàn ông không hề sung sướng như đàn bà vẫn tưởng.
 
Từ nhỏ tôi đã thấy làm con trai không có gì vinh quang: Con trai khóc nhè là xấu, con trai sợ ma bị chế giễu, con trai phải thế nọ, thế kia.Và nỗi khổ thấm dần cho đến khi là thanh niên, nhưng nỗi ám ảnh thân phận lớn nhất bắt đầu từ khi lấy vợ.
 

Chợ Bến Thành hơn 90 năm trước, khi xe máy chưa xuất hiện

Thời điểm những năm 1920, người dân thành phố chủ yếu đi bộ, dùng xe ngựa hoặc xe hơi.
 


Chợ Bến Thành có từ trước khi người Pháp xâm chiếm Gia Định, ban đầu nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định (bấy giờ là thành Quy, còn gọi là thành Bát Quái). Bến này dùng để cho hành khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mới có tên gọi là Bến Thành và khu chợ cũng có tên gọi là chợ Bến Thành.

Trải qua nhiều thăng trầm, ngôi chợ vào những năm 1920 đã rất sầm uất.

Khi kẻ côn đồ đánh sụp truyền thống tôn sư trọng đạo

Khi đầu gối của một giáo viên tiểu học ở Long An chạm đất, truyền thống đạo lý 'tôn sư trọng đạo' mà người Việt vốn tự hào sụp đổ, nhiều mảng tối trong xã hội cũng bị phơi bày, trần trụi và đau đớn.
Sáng 28/2, trường tiểu học Bình Chánh (Long An) xảy ra chuyện chưa từng có. Cô giáo Bùi Thị Cẩm Nhung phải quỳ gối trước mặt phụ huynh học sinh. Lý do, những bậc cha mẹ này gây sức ép, bắt cô Nhung phải quỳ gối để hiểu cảm giác mà con họ phải trải qua khi bị cô áp dụng hình phạt tương tự trên lớp.
Đáng buồn hơn, sự việc diễn ra ngay tại Văn phòng ban giám hiệu nhà trường. Người hiệu trưởng lúc đầu khuyên cô Nhung không nên quỳ nhưng sau đó, thấy tình hình có vẻ căng thẳng thì liền rời đi với lý do "bận đi dự giờ".
Khi đầu gối của cô Nhung chạm đất trước sự quay lưng của người đứng đầu nhà trường, truyền thống tôn sư trọng đạo mà người Việt vốn coi trọng và coi đó như một niềm tự hào chính thức sụp đổ.
Khi kẻ côn đồ đánh sụp truyền thống tôn sư trọng đạo - Ảnh 1
Tiểu học Bình Chánh - nơi xảy ra sự việc giáo viên bị bắt quỳ gối trước phụ huynh. 

Steal the daily habit of people who live to be 90

There might be another reason to savor a morning cup of coffee: Extra years of life. People who drank moderate amounts of coffee lived longer than those who abstained, say researchers conducting one of the largest studies in the world of people in their 90s. The sweet spot for caffeine was 200-400 milligrams a day, or about two cups of coffee.

The study found drinking another delicious (and somewhat controversial) beverage was linked to longevity. Follow the link to discover what it is.
SEE OTHER LONGEVITY-LINKED DRINKS

Giới Thiệu Bài Viết Phê Bình Bản Dịch cuốn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Kỳ 2 - Minh Di


Kính thưa quý độc giả các Diễn Đàn,

Từ 28 năm nay, TCDV chủ trương và cổ võ việc phê bình văn học, học thuật, vì một cuốn sách “viết sai, dịch sai” sẽ di hại các thế hệ sau. Văn phong phê bình là của người viết, TCDV tôn trọng người phê bình và người “bị” phê bình, mong rằng người bị phê bình có óc cầu tiến và phục thiện để sửa chữa các “sai sót” khi tái bản tác phẩm...

Nhiều độc giả đã mail yêu cầu TCDV cho đăng bài của MINH DI thành nhiều kỳ như trước, vì có vị mở attachments không được. Trên khuôn khổ các Diễn đàn Internet chỉ đăng mỗi lần là khoảng 10 trang DIN A4, nên chúng tôi sẽ chia thành nhiều kỳ, trường hợp quý độc giả nào cần ngay trọn bài, liên lạc với TCDV, chúng tôi sẽ gởi đến hầu Quý Vị.

Image result for Bản Dịch cuốn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư

Bài viết này phê bình  bản dịch Việt văn của Ngô Đức Thọ và Hoàng Văn Lâu - với phần hiệu đính của Hà Văn Tấn, cuốn ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ.

Xin đọc tiếp theo LINK sau: