Thursday, 15 March 2018
Công nhận Lịch sử hay Mưu thuật Chánh trị?
Trích: " Chính quyền Việt Nam lần đầu tiên mở trưng bày sử liệu về biến cố cuộc đời ông Ngô Đình Diệm, Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa, tại khuôn viên dinh Thống Nhất vào ngày 9/3. Dù cuộc triển lãm có nhan đề là “Từ dinh Norodom đến dinh Độc Lập 1868-1966,” ban tổ chức đã dành một gian riêng ở tầng hai ở một tòa nhà trong khuôn viên dinh Thống Nhất, dùng để giới thiệu diễn biến của cuộc đời Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, từ ngày ông làm quan nhà Nguyễn thời vua Bảo Đại rồi trở thành tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa.
.... ” Sau khi cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1955, ông Diệm được bầu làm tổng thống và ông đã đổi tên Dinh Norodom thành Dinh Độc Lập. Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói rằng “Độc lập” là điều mà cựu tổng thống họ Ngô đã đề cập ngay từ khi lên nắm quyền: “Tôi là một trong những nhân chứng sống trong thời của ông Ngô Đình Diệm, tôi thấy ông đã đề cập đến vấn đề độc lập dân tộc. Ông luôn sử dụng quốc phục – áo dài – trong các buổi lễ. Tôi nghĩ ông là một trong những người đứng đầu của một chính phủ đã thể hiện tinh thần bản sắc Việt.”
( Diễn đàn Facebook 3/8/2018 )
Không phải lúc nào mình cũng có lý - Bùi Năng Phán
Đời quân ngũ tôi có thời gian đồn trú ở Tân Rai (Lâm Đồng) khá lâu, mà lính của tôi thì đa số là người Koho (nhánh Koho-maa); nên tôi phải học tiếng của dân bản địa, chứ ra lệnh cho lính bằng tiếng Kinh: khi nào ưng ý thì nó hiểu, khi nào không vừa ý thì nó… không hiểu.
Tiếng Koho không khó, tuy ít từ vựng nhưng hồi đó không sách vở và quá nhiều địa phương ngữ (8 dialects) nên muốn học nhanh và hiệu quả thì phải sống trong cái cộng đồng ngôn ngữ ấy. Bởi thế, tôi thường la cà ở hai “buôn” thượng Tân Rai và Minh Rồng, và dĩ nhiên luôn có hai chú lính tà lọt đi theo để bảo vệ.
Sau buôn Tân Rai có con suối đá, thỉnh thoảng tôi vẫn ra đây tắm. Một hôm đang tắm thì có bầy gái làng ra suối, thấy tôi tắm họ bỏ lên đầu nguồn, tôi bảo hai chú lính đem quần áo, súng đạn cho tôi lên trên giòng nước của họ để tắm cho xong, nhưng khi tôi vừa lên thì bọn gái làng lại lục tục kéo lên trên. Tôi thắc mắc thì chú lính Koho giải thích: Đàn bà con gái không tắm dưới giòng nước vì sợ có con nít trong bụng (tức có bầu).
Trần Việt Long - HIỂU NHAU THẬT KHÓ VÔ VÀN
Còn Lại Tiếng Thơ
Ta từ
chết đuối trôi sông
Nổi chìm thân xác
giữa dòng nhân gian
Xưa
em vớt củi sông Hàn
Nay em vớt cuộc đời tàn ta dư.
Nấm tro
hiu hắt trang thờ
Khói hương ngày cũ
bây giờ hóa chung
Trăm năm
nối sợi tơ chùng
Tiếng thơ
đồng vọng trên vùng Vô Minh.
Dương Quân
Đàn hát - Let it be
Cứ mỗi buổi chiều thứ hai, tui học đàn guitare với ông thầy (ngồi bên phải). Hôm nay tui tập đệm đàn với sư phụ để ông thầy dạy môn võ thuật Taekwando hát. Thầy dạy võ cho tui cũng là nghệ sĩ biết đàn hát rất vui tính. Đây chỉ là buổi tập dợt của tui cho vui thôi nha các bạn...Tui thích đàn ca là giây phút thoải mái và hạnh phúc nhất, tui thích như rứa chắc các bạn tui cũng thích phải không ?
Thân mến
Bích Xuân
Hoa Quốc Hận 30/4 (Phụ Nữ Và Sự Hy Sinh Của Người Lính VNCH)
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh nổi danh nhờ nhức bức hình ông chụp trong cuộc chiến tranh giữa 2 nước Việt Nam, phương Bắc và phương Nam. Trong những bức hình ông chụp trước và sau Chiến Tranh, người ta không thể nào quên 2 bức hình Tấm Thẻ Bài và Vá Cờ. Tấm hình thứ nhất là hình một thiếu phụ trẻ Miền Nam khóc người chồng đã bỏ mình nơi chiến trận. Cô chỉ còn tấm thẻ bài làm kỷ niệm đau thương. Tấm hình thứ 2 là hình một người đàn bà , chụp có lẽ sau 1975, khi Việt Nam Công Hòa đã bị bức tử, và lá cờ vàng 3 sọc đỏ bị rách nát tả tơi.
Người thiếu phụ trong hình đang làm một việc rất đơn giản là vá chiếc cờ đó lại. Công việc may vá là của phụ nữ, vậy mà sao tấm hình gây cho người xem sự xúc động tưởng như còn hơn cả trăm những bài viết của những nhà văn nổi tiếng viết về cuộc chiến đấu của Miền Nam và những gì phải làm sau đó để khôi phục lại Quốc Gia này. Điều đáng ghi nhận là cả hai tấm hình về chiến tranh nổi tiếng này không có bóng dáng người lính mà chỉ có hình ảnh của hai người đàn bà.Nay nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh không còn nữa trên cõi đời này và trên 40 năm cũng đã qua đi kể từ ngày chúng ta mất nước.
Người thiếu phụ trong hình đang làm một việc rất đơn giản là vá chiếc cờ đó lại. Công việc may vá là của phụ nữ, vậy mà sao tấm hình gây cho người xem sự xúc động tưởng như còn hơn cả trăm những bài viết của những nhà văn nổi tiếng viết về cuộc chiến đấu của Miền Nam và những gì phải làm sau đó để khôi phục lại Quốc Gia này. Điều đáng ghi nhận là cả hai tấm hình về chiến tranh nổi tiếng này không có bóng dáng người lính mà chỉ có hình ảnh của hai người đàn bà.Nay nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh không còn nữa trên cõi đời này và trên 40 năm cũng đã qua đi kể từ ngày chúng ta mất nước.
Thư Đông Kinh 18-3-2018
Kính gửi quý vị,
Xin gửi đến quý vị Thư Đông Kinh mới.
Nhận được và có ý kiến gì xin cho biết.
Kính chúc luôn mạnh tiến.
Đ T Minh
https://www.dropbox.com/s/mhnpc74o8qst9yj/Thu%20DK%2015-3-18.docx?dl=0
Bản Tin Tổng Hợp: “Thế Giới Đang Chuyển Mình”.
Truyện ngắn NGƯỜI VỀ - ĐIỆP MỸ LINH
Không
thể nào Đoàn hiểu được tai sao Ba Mẹ – ông bà Châu – lại bịn rịn, nghẹn ngào
khi chia tay tại chân đèo Cả, trên khoảng đường nhựa đã bị Việt Minh đặt mìn
phá hoại từ lâu! Chung quanh Đoàn cũng có nhiều người đàn ông dặn dò vợ, vuốt
tóc con và những người đàn bà khóc sụt sùi. Ông Châu ôm Đoàn, giọng rất buồn:
-Vào
Nam con cố học hành cho nên người, giúp đỡ Mẹ và hai em, nghe, con.
Đoàn
chỉ nhìn ông Châu, không biết nói gì. Ông Châu quay sang bà Châu:
-Vào
đến nơi, em nhờ người đưa thư của anh về cho Mẹ anh. Gia đình anh sẽ lo lắng
cho Mẹ con em. Anh đi.
Vừa
nghe hai tiếng “anh đi”, Đoàn lờ mờ hiểu rằng Đoàn sẽ xa ông Châu từ nay. Đoàn
vội nắm tay ông Châu, gọi “Ba!” Ngẫng
mặt nhìn lên, thấy mắt ông Châu chớp nhanh, Đoàn tựa vào người ông Châu, khóc!Nhỏ
Lao và cu Động thấy anh khóc, cũng khóc theo. Ông Châu ôm ba đứa con vào vòng
tay gầy guộc, giọng bùi ngùi nói với bà Châu:
Con Đường
Trái đất là một hành tinh tròn xoe treo lơ lửng trong không gian bao la. Trong mắt người thì trái đất to rộng nên thế nhân không thể nào đong đo được kích thước chính xác. Trong vũ trụ thênh thang thì trái đất chơi vơi lủng lẳng này chỉ là một hạt hành tinh ngao du, xoay lòng vòng rong chơi mà thôi. Dù nhỏ bé tí teo so với dải thiên hà nhưng trong tầm nhìn lạc quan của mắt tôi thì trái địa cầu này quá là diệu kỳ, từ bi và rất dễ thương. Trên vỏ trái đất chằng chịt nhiều con đường mà hai bên lề thường có hàng cây xanh lá. Nhắc đến cây cỏ thì ta không thể nào không nhớ và cám ơn các loài cây ăn trái.