Thế giới vừa mất đi một thiên tài vật lý, một khoa
học gia về vũ trụ: Đó là nhà bác học người Anh Stephen Hawking, ông đã từ giã
chúng ta vào ngày 14 tháng Ba vừa qua. Ông nổi tiếng với nhiều lý thuyết về
không gian và vũ trụ, và hai cuốn sách được biết đến nhiều nhất của ông: “Brief
History of Time” (Thời Gian Sự Lược), và “Black Holes” (Hố Đen) đã giành được giải thưởng Gravity Research
Foundation.
Ông được liệt kê đứng thứ 25, trong số những người
Anh vĩ đại nhất, theo thăm dò của BBC năm 2002, sau Richard Darwin, Isaac Newton, Alexander Fleming, Alan Turing
và Michael Faraday. Ông cũng là một trong những người trẻ nhất được bầu vào
Viện Hàn Lâm Anh Quốc vào năm ông 32 tuổi, chỉ sau W.H. Fox Talbot là viện sỹ
năm 31 tuổi vào năm 1831.
Nhà bác học Albert Einstein đã đưa ra thuyết tương
đối và về Hố Đen, nhưng cùng với Roger Penrose, Hawking chứng minh sự tồn tại
của Hố Đen là có thực và giả thiết rằng vũ trụ có thể bắt đầu từ một diểm dị
thường.
Trước đây, các nhà vật lý học tin rằng không có gì có thể thoát ra được
hố đen. Năm 1974, Hawking cho biết các hố đen phát ra bức xạ cho đến khi chúng
cạn kiệt năng lượng và bay hơi. Ông đã say mê nghiên cứu về vũ trụ và đã cống
hiến cho nhân loại những kiến thức sâu rộng hơn về vũ trụ, và làm thay đổi góc
nhìn của con người về vũ trụ.
Một thời gian trước khi từ giã cõi đời ông đã
tuyên bố rằng ông đã hiểu được hết về vũ trụ, và khi nhận thức được điều ấy,
ông không còn một ham muốn nào nữa. Cùng với James Harte năm 1983, Hawking cho
rằng thời gian không tồn tại trước Big Bang và khái niệm khởi đầu của vũ trụ là
vô nghĩa. Theo Harte và Hawking vũ trụ không có bắt đầu, vì nó không có ranh
giới ban đầu trong cả thời gian và không gian, và lý thuyết này vẫn là nổi bất
nhất về trang thái ban đầu của vũ trụ.
Điều đáng ngạc nhiên là Giáo sư Stephen Hawking nhận được vô số giải thưởng về những
thành tựu trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học nhưng ông chưa từng đoạt giải
Nobel vì không ai có thể chứng minh những giả thuyết của ông, theo News.com.au.
Hội đồng xét duyệt giải Nobel luôn hướng đến bằng chứng xác thực thay vì tư
tưởng lớn.
Xem tiếp xin bấm vào đây:
https://www.dropbox.com/s/et2rxt44m4y3qat/Stephen%20Hawking%20v%C3%A0%20Kim%20Jong.docx?dl=0
Monday, 19 March 2018
ĐẦU TUẦN, TẢN MẠN CHUYỆN ĐỜI - người lính già oregon
Những nhận xét về người Mỹ, Việt Nam hay Tây, hay Tàu phần lớn dựa trên tài liệu, sách vở.
Mà sách vở thì thay đổi theo thời gian,
hoàn cảnh, kinh nghiệm, thực tế. Ví dụ, bài viết nổi tiếng “An Nam ta gì cũng
cười” của cụ Nguyễn Văn Vĩnh trong Đông Dương Tạp Chí, cách đây gần một
thế kỷ, bây giờ đâu còn thích hợp với tình trạng của người dân trong nước (đang khổ đau dưới ách
thống trị của Coco Việt Cộng) hay ngoài nước (ngày cày hai jobs) làm sao mà cười
cho nổi?
Chưa kể thành kiến, cảm tính của những
nghiên cứu gia đối với các đối tượng mà họ không mấy ưa. Từ thành kiến đến kỳ
thị mấy hồi. Bọn Tàu Phù xâm lược, từ thời Hai Bà Trưng cho đến hôm nay, nhất là
hôm nay, đã không bao giờ khen người Việt, trái lại còn xem như kẻ thù man di mọi rợ.
Ví dụ nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh, bị chúng gọi xách mé là Triệu Ẩu, và
miệt thị là một người xấu xí có “vú dài ba thước”, vậy mà sách vở của ta vẫn lặp
lại y chang và tin như thế. Ngày nay, bọn lãnh đạo VC tự phong bán nước, Nguyễn
Phú Trọng, Trần Đại Quang… bị Tập Cận Bình khinh bỉ hơn cả chó ngựa. Cũng vậy,
hồi còn Tây đô hộ, trong sách giáo khoa cho những học sinh trường Pháp, vào thập
niên 50, có đăng hình một cô gái, hình như người Thượng, đen thui, cục mịch, và
ghi chú một cách mất dạy: “une belle
jeune fille Annamite de Ha Noi” (một thiếu nữ đẹp Hà Nội).
DÂN XUÂN THẠNH CHÚNG TÔI
DÂN XUÂN THẠNH CHÚNG TÔI đã và đang sống trong thời BÌNH hay CHIẾN????
Mà chúng tôi phải đi Tranh Đấu và hằng ngày bị cảnh Đe Dọa????
CHÚNG TÔI cảm thấy đau lòng cho chính mình ,đấu tranh tìm lợi ích cho chính mình, cho chính người dân Chúng Tôi ở đây quá khó.
Mà chúng tôi phải đi Tranh Đấu và hằng ngày bị cảnh Đe Dọa????
CHÚNG TÔI cảm thấy đau lòng cho chính mình ,đấu tranh tìm lợi ích cho chính mình, cho chính người dân Chúng Tôi ở đây quá khó.
Lẩm Cẩm Thơ Thẩn Mỗi Ngày: Ngưu Lang Chức Nữ
Cầu vòng bẩy sắc khoe mầu
Ngưu Lang, Chức Nữ qua cầu gặp nhau
Bên em quên việc chăn trâu
Nàng thôi dệt vải ở lâu với chàng
Tình ta nổi giận Ngọc Hoàng
Sông Ngân đôi lứa đôi đàng cách xa
Tiếng tiêu chàng thổi bay qua
Hồn em ngây ngất bóng tà tịch dương
Đâu còn những phút yêu đương
Chỉ còn đêm xuống hơi sương mịt mù
Chờ cho tháng Bẩy mùa Thu
Cầu Ô nối nhịp chẳng dù bao lâu
Lệ tràn ướt mắt âu sầu
Trần gian buồn thảm mưa Ngâu sụt sùi
- Lương Phúc Thọ -
Ngưu Lang, Chức Nữ qua cầu gặp nhau
Bên em quên việc chăn trâu
Nàng thôi dệt vải ở lâu với chàng
Tình ta nổi giận Ngọc Hoàng
Sông Ngân đôi lứa đôi đàng cách xa
Tiếng tiêu chàng thổi bay qua
Hồn em ngây ngất bóng tà tịch dương
Đâu còn những phút yêu đương
Chỉ còn đêm xuống hơi sương mịt mù
Chờ cho tháng Bẩy mùa Thu
Cầu Ô nối nhịp chẳng dù bao lâu
Lệ tràn ướt mắt âu sầu
Trần gian buồn thảm mưa Ngâu sụt sùi
- Lương Phúc Thọ -
Người Thầy và chiếc áo - Trần Mộng Tú
Exryu Cuối Tuần đã upload 2 bài mới nhất của chị Trần Mộng Tú - Exryu thân hữu gởi về chia sẻ với gia đình Exryu tối qua.
* Người Thầy và chiếc áo ( Trần Mộng Tú - Exryu thân hữu)* Dấu Chân Trở Lại ( Thơ Trần Mộng Tú - Exryu thân hữu)
* Trà và Tháng Giêng ( Thơ Trần Mộng Tú - Exryu thân hữu)
* Bệnh Viện và Nghĩa Trang ( Trần Mộng Tú - Exryu thân hữu)
* Bệnh Viện và Nghĩa Trang ( Trần Mộng Tú - Exryu thân hữu)
Riêng bài : Người Thầy và chiếc áo đã được anh Lê Bá Vĩnh giới thiệu trên JPM tối qua. ERCT nhận được từ tác giả sáng nay
Mời các anh chị vào xem.
Nếu không xem được trực tiếp trong mail xin mời vào trang nhà : http://www.ERCT.com
Người Thầy và chiếc áo
Trần Mộng Tú
Thầy và trò của một lớp học trong tiểu chủng viện nhưng năm
1960-1965.
(Hình minh họa: Gia đình Cựu Chủng Sinh Huế)
(Hình minh họa: Gia đình Cựu Chủng Sinh Huế)
LỜI TÒA SOẠN: (**) Một kỷ niệm nhỏ của nhà thơ Trần
Mộng Tú thời còn là một “nữ sinh Lớp Tám” cho chúng ta thấy tư cách
của một thầy giáo và lòng tôn kính của phụ huynh học sinh đối với
thầy, ở Sài Gòn trước đây hơn nửa thế kỷ. Thời đó không có cảnh phụ
huynh học sinh de dọa thầy, cô, học trò tấn công cô giáo, hoặc bắt
cô giáo quỳ lạy trước công chúng, như đang diễn ra ở nước ta hiện
nay!
***
Tôi rụt rè đứng trước khung cửa sổ
văn phòng, trong khu nhà nội trú của các Thầy và các Linh Mục chủng
viện.
Dare You Explore the Grim Tale of Jack the Ripper?
Jack the Ripper is by far one of the most famous serial killers of all time, but who exactly was he? Was he a simple butcher from Liverpool or perhaps a relative of the British royal family? This documentary promises to shed a great deal of light on this infamous figure...
Tiếng Việt tuyệt vời
Nhà Nghiên Cứu Dân Tộc Học và Việt Học Đinh Trọng Hiếu từ Paris vừa gửi một bài thơ sưu tầm được.
Không biết Tác Giả bài thơ là ai nhưng phải bái phục.
Người Việt phải giữ gìn tiếng Việt.
Đừng giở những thứ trò cải tiến nhảm nhí làm trò KHỈ
Cải tiến Nhảm Nhí chính là phá hoại chữ nghĩa của bao thế hệ cha ông để lại.
Xin cảm ơn Anh Đinh Trọng Hiếu và xin chia xẻ cùng quý vị bạn bè.
TIẾNG VIỆT TUYỆT VỜI
1. Bài thơ gốc.
Ta mến cảnh xuân ánh sáng ngời
Thú vui thơ rượu chén đầy vơi
Hoa cài giậu trúc cành xanh biếc
Lá quyện hương xuân sắc thắm tươi.
Qua lại khách chờ sông lặng sóng
Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người
Xa ngân tiếng hát đàn trầm bổng
Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười.
2. Ðọc ngược bài gốc từ dưới lên:
Cười mỉm mắt ai bóng thướt tha
Bổng trầm đàn hát tiếng ngân xa
Người đông bến đợi thuyền xuôi ngược
Sóng lặng sông chờ khách lại qua
Tươi thắm sắc xuân hương quyện lá
Biếc xanh cành trúc giậu cài hoa
Vơi đầy chén rượu thơ vui thú
Ngời sáng ánh xuân cảnh mến ta.
3. Bỏ hai chữ đầu mỗi câu trong bài gốc,
( ta được bài ngũ ngôn bát cú, luật bằng vần bằng ):
Cảnh xuân ánh sáng ngời
Thơ rượu chén đầy vơi
Giậu trúc cành xanh biếc
Hương xuân sắc thắm tươi
Khách chờ sông lặng sóng
Thuyền đợi bến đông người
Tiếng hát đàn trầm bổng
Bóng ai mắt mỉm cười.
4. Bỏ hai chữ cuối mỗi câu trong bài gốc,
đọc ngược từ dưới lên, ta được bài
( ngũ ngôn bát cú, luật bằng vần bằng ):
Mắt ai bóng thướt tha
Ðàn hát tiếng ngân xa
Bến đợi thuyền xuôi ngược
Sông chờ khách lại qua
Sắc xuân hương quyện lá
Cành trúc giậu cài hoa
Chén rượu thơ vui thú
Ánh xuân cảnh mến ta.
5. Bỏ ba chữ cuối mỗi câu trong bài gốc,
( ta được bài tám câu x bốn chữ )
Ta mến cảnh xuân
Thú vui thơ rượu
Hoa cài giậu trúc
Lá quyện hương xuân
Qua lại khách chờ
Ngược xuôi thuyền đợi
Xa ngân tiếng hát
Tha thướt bóng ai.
6. Bỏ ba chữ đầu mỗi câu trong bài gốc,
( đọc ngược từ dưới lên, ta được bài tám câu x bốn chữ ).
Cười mỉm mắt ai
Bổng trầm đàn hát
Người đông bến đợi
Sóng lặng sông chờ
Tươi thắm sắc xuân
Biếc xanh cành trúc
Vơi đầy chén rượu
Ngời sáng ánh xuân.
7. Bỏ bốn chữ đầu mỗi câu trong bài gốc,
( ta được bài tám câu x ba chữ ).
Ánh sáng ngời
Chén đầy vơi
Cành xanh biếc
Sắc thắm tươi
Sông lặng sóng
Bến đông người
Ðàn trầm bổng
Mắt mỉm cười.
8. Bỏ bốn chữ cuối mỗi câu trong bài gốc,
( đọc ngược từ dưới lên, ta được bài tám câu x ba chữ ).
Bóng thướt tha
Tiếng ngân xa
Thuyền xuôi ngược
Khách lại qua
Hương quyện lá
Giậu cài hoa
Thơ vui thú
Cảnh mến ta./.
( KHÔNG BIẾT TÁC GIẢ )
Nhà Nghiên Cứu Đinh Trọng Hiếu sưu tầm.