Monday, 26 March 2018

Trung Quốc không dễ ‘hô phong hoán vũ’ ở Biển Đông, Hoa Đông

Mỹ sẽ củng cố lực lượng chống tiếp cận của các nước láng giềng của Trung Quốc bằng cách viện trợ tiền bạc và vũ khí. Còn nếu trường hợp nổ ra chiến tranh, quân đội Mỹ sẽ hậu thuẫn những nước này bằng cách chia sẻ thông tin tình báo, hỗ trợ hậu cần và nếu cần thiết thì sẽ thực hiện các cuộc không kích và tấn công tên lửa…, National Interest phân tích.
Trung Quốc không dễ 'hô phong hoán vũ' ở Biển Đông, Hoa Đông - Ảnh 1
Cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ luôn thường trực tại các điểm nóng trên thế giới

Trung cộng đang thấm đòn kinh tế của Mỹ - Báo Mai

https://baomai.blogspot.com/
Những tuần gần đây, Trung cộng đang thấm đòn kinh tế của Mỹ làm suy suyễn cả nền kinh tế trong ...nước.

Tổng thống Trump vừa ký lệnh đánh thuế lên trên hơn 100 mặt hàng điện tử, công nghệ của Trung cộng. Vì Trung cộng dám qua mặt ăn cắp kỹ thuật của Mỹ và bán phá giá các mặt hàng làm giảm doanh thu đáng kể của các Công ty Hoa Kỳ.

Chính Sách “Đu Dây” Và Hậu Quả - Trần Trung Đạo


Theo dõi phản ứng của Trung Cộng trước mọi biến cố quốc tế liên quan trực tiếp đến Trung Cộng sẽ thấy các lãnh đạo đảng CSTQ từ Đặng Tiểu Bình đến Tập Cận Bình đều áp dụng một chính sách thỏa hiệp ngắn hạn để đạt mục đích dài hạn rất rõ nét trong bang giao quốc tế.
  
Có thể vì nắm được điểm đó, TT Philippine, Benigno Aquino Jr., tháng Giêng 2013, thách thức Trung Cộng trước tòa trọng tài quốc tế và thắng. Trung Cộng phản ứng như nhiều quan sát quốc tế tiên đoán, là thỏa hiệp thay vì dùng các biện pháp cứng rắn để trả đũa. Tập Cận Bình tạm thời nuốt giận nhưng chắc chắn không quên.

Lịch sử bang giao quốc tế để lại vô số bài học về các phương pháp “thỏa hiệp”, “đu dây” (tightrope diplomacy) và khi nào cần “thỏa hiệp”, “đu dây” và khi nào phải dứt khoát.


Về Hạnh Bố Thí — Tùy bút của Du-Li

Có một lần đi xe hơi với cậu em từ San Francisco về Los Angeles khoảng mười một năm trước, cậu đề nghị giúp tôi phương tiện để “chị muốn làm gì thì làm, như viết sách chẳng hạn. Để chị không phải vội vã đi kiếm việc lo chuyện sinh kế.” Hồi đó tôi mới nghỉ việc ở một hãng nọ, dọn về sống với bố mẹ tôi lúc đó đã già. Tôi từ chối ngay đề nghị đó. Viện nhiều lý lẽ, trong đó có lý “chị còn khỏe mạnh thì đi làm chứ. Sao lại để chú nuôi nhỉ?” Hồi đó cậu mới ba mươi mốt tuổi, là kỹ sư, không thích nói chuyện triết lý, và hoàn toàn không biết đạo là gì, nhưng không biết từ đâu mà cậu bảo tôi : “Cả đời chị đã giúp chúng em rất nhiều, bây giờ em chỉ muốn giúp lại chị một chút thôi, trong lúc này khi hoàn cảnh cho phép. Chị biết cho thì phải biết nhận chứ! Nếu không biết nhận thì chưa chắc đã biết cho!” Tôi tiếp tục biện luận hăng hái hơn trên suốt đoạn đường còn lại. Về chuyện “thấy vui khi cho và không nhận vì không thấy cần, không muốn ỷ lại vào ai, chứ không phải vì tự ái.” Không biết tôi thuyết phục cậu hay thuyết chính mình!Nhưng câu nói “không biết nhận thì cũng không biết cho” của cậu bỗng dưng in chặt vào đầu tôi. Nằm trong đó cùng với những câu “từ nhãn thị đại chúng”, “hãy nhìn đời bằng một con mắt lạnh như tro tàn và một trái tim nóng hổi”, v.v… mà tôi đã thu thập trong những sách thiền từ hồi nào.

Ảnh đoạt giải Sony 2018

Ngày 20-3, Ban Giám Khảo cuộc thi ảnh lớn nhất thế giới Sony World Photography Award 2018, công bố ảnh đoạt giải hạng mục mở rộng, và hạng mục giải Quốc gia với những khung hình làm ngất ngây người xem. 


Tác phẩm 'Giữa rừng tràm' của Nhiếp ảnh gia Phạm Huy Trung - Ảnh: worldphoto.org
 Theo worldphoto.org, cuộc thi ảnh Sony World Photography Award lần thứ 11 thu hút hơn 320.000 ảnh dự thi của các Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp lẫn không chuyên đến từ 200 quốc gia trên thế giới.

Cuộc thi có 4 hạng mục chính, gồm dành cho Nhiếp ảnh chuyên nghiệp, ảnh mở rộng (không chuyên), giới trẻ và dành cho đối tượng Sinh viên.

KHI CHA MẸ LÀ NHÓM LỢI ÍCH? - DƯƠNGTHÀNH TÂN

"..Tôi thường thắc mắc tại sao cộng sản Việt Nam lại sống dai đến thế?
Đến khi trở thành cha mẹ, tôi đã tìm ra được một phần trả lời:
Văn hóa Việt Nam đã khiến cha mẹ nuôi dạy con cái như cộng sản mong muốn!..."
Theo ý kiến của riêng tôi, chế độ độc tài sống đến bây giờ là sự tiếp tay của những người làm cha mẹ. Với sự đồng lõa của cái gọi là giáo dục, cha mẹ tự cho quyền đối xử với trẻ em rất bất công. Cũng như ngoài xã hội, chế độ cộng sản cai trị bất công với dân chúng.

Tình Dục Và Các Nhà Văn Nữ Di Dân Việt… - Thế Uyên

Dương Như Nguyện

Image result for dương như nguyện

Như Nguyện nhiều lần để văn hóa Việt văn hóa Mỹ xen kẽ nhau, từng lớp như dầu và nước, lúc trích dẫn Kiều, lúc điển tích tây phương đủ loại, tiếng Việt xen kẽ với Anh văn, có khi quên không chuyển ngữ, là chuyện thường có. Một đặc điểm trội bật nữa cần nhắc tới là nhan sắc: đàn bà xấu viết văn khác, đàn bà đẹp viết văn khác... Dương Như Nguyện học giỏi tới hai lần tiến sĩ nhưng nhan sắc có thể nói là đẹp, duyên dáng, ngồi ở đâu trong một party là đàn ông da trắng da vàng bu quanh, như ruồi bu quanh một giọt mật giữa bầu trời nhiệt đới.

Tuổi Mười Sáu Em Đã Biết Yêu

cogai


Tuổi Mười Sáu Em Đã Biết Yêu


Tuổi còn mười sáu học trò
Nhưng em đã biết hẹn hò yêu đương
Bồi hồi nhớ nhớ thương thương
Bần thần ngơ ngẩn vấn vương tình trường
Môi hồng quyện ngát trinh hương
Nụ hôn trao tặng anh thương lần đầu
Xa anh lòng thấy âu sầu
Tình thư em viết những câu ngọt ngào
Giấy xanh, bướm ép, hoa Đào
Mượn giòng nhật ký ghi vào lời thơ
Tình ta thật đẹp như mơ
Hồn bay thoang thoảng lững lờ nhẹ đưa
Phút giây nhớ lại tình xưa
Tim như nắng hạn gặp mưa đầu mùa
- Lương Phúc Thọ -

Biển Đêm - Minh Hà


Biển nhìn từ xa lặng lẽ và êm ả như dòng sông của tuổi thơ.

Biển bao giờ cũng tuyệt đẹp vào những đêm có trăng. Trăng rải xuống cả ngàn tia sáng long lanh làm biển bỗng trở nên bàng bạc như đang được dát từng lớp vàng óng ánh. Sau này tôi thường đứng một mình ngắm biển, để nghe trong lòng mình có một cái gì đó vừa len nhẹ vào, nhẹ mà nhói đau, chỉ một thoáng mà cũng không ngăn được tiếng thở dài...

Biển đã lấy đi của tôi nhiều thứ quá, ôi biết là bao nhiêu hạnh phúc, mộng mơ...

Biển của ngày thơ bé chỉ là một rừng nước mênh mông cho tôi thỏa sức bơi lội. Lớn hơn một chút đã biết ngắm nhìn những con chim biển mà mơ được xoải cánh bay cao. Già hơn chút nữa đã biết thích những khu biển vắng vào buổi chiều tà. Và khi gặp Vũ, biển cho tôi những tối lang thang ngắm biển ngọt ngào dưới ánh trăng. 


Bạn cũ - Đào Vũ Anh Hùng

Khi tôi đến địa điểm, đã thấy đông người náo nhiệt. Họ đi lại, nói cười ầm ĩ từ trong ra ngoài nhưng bước vào hội trường, tôi không thấy “thầy” đâu. Đang nhìn quanh tìm kiếm thì Long tiến đến chào:

- Dạ thưa chào anh. Thầy qua chùa Đạo Quang thăm thầy Tịnh Đức rồi sẽ về đây, chắc cũng sắp rồi. Có lẽ thầy còn kẹt ở bên đó, mời anh ngồi đây đợi thầy về. Thầy nhắc đến anh và nói em phải tìm mời được anh đến cho thầy gặp.

“Thầy” đây là Đại đức Thích Linh Quang, tức Phan Xuân Hòa, bạn cùng khóa 65A, hoa tiêu vận tải, lái C-130 nay đã đi tu, có pháp danh, có nơi trụ trì, ở một nấc thang xã hội khác nên giữa nơi công quán quan chiêm nhĩ mục, tôi phải gọi bằng “thầy”. “Thầy” khó quá, từ Mỹ qua tận bên Ấn Độ - Nepal, xứ Phật - để tu trong một ngôi chùa giữa vườn Lâm Tì Ni là nơi Phật đản sanh - địa danh được nhắc đến rất nhiều trong kinh sách - không một Phật tử nào là không nghe biết đến vườn này nhưng khi hỏi vườn rộng bao nhiêu mẫu, trồng những cây trái gì, bông gì thì bà con bù trất.

Hồi đầu năm ngoái hay giữa năm kia, một hôm tự nhiên Hạnh Đầu Bò từ Houston điện thoại cho tôi, hỏi:

- Ông còn nhớ Phan Xuân Hòa khóa mình không?

Tôi cười trả lời:

- Sao không nhớ? Hòa... “Hột Vịt Lộn” phải không?

Đêm Chờ Ngưng Bắn Nhớ An Lộc - Đào Vũ Anh Hùng

Image result for dao vu anh hung
Tưởng niệm Trần Thế Vinh, Nguyễn Cao Hùng
Và những cánh chim đã bay cao, không bao giờ hạ cánh.

Cấm quân gắt gao từ nửa tháng trước Tết. Vụ nổ kho bom đầu tháng mười làm căn phòng tạm trú trong dãy cư xá sĩ quan độc thân bên cạnh Phi Đoàn bị xụm tang thương khiến tôi lêu bêu không chỗ ngủ những đêm cấm trại. Tôi phải xuống phòng Hải mượn tấm nệm dư, mỗi tối vác lên Phi Đoàn trải lên bàn làm chỗ ngả lưng qua đêm. Sáng lại hì hục vác xuống trả. Hải đùa:

- Sao mà cực khổ vậy? Lao động quá không tiếc sức sao?

- Tốn bao hơi. Mình cũng nên vận động tay chân một chút cho nó khỏe.

Hải nhăn răng cười:

- Chắc cũng không khỏe hơn được chút nào đâu. Đêm nay còn bao nhiêu đạn nó pháo tối đa cho chạy vung vít cả lũ, tha hồ mà khỏe.

PHAN CHÂU TRINH, NGƯỜI ĐI TRƯỚC THỜI ĐẠI - Trần Gia Phụng


Image result for phan châu trinh

Phan Châu Trinh đỗ cử nhân năm 1900, đỗ phó bảng năm 1901, ra làm quan năm 1903.  Năm sau (1904), PCT đột ngôt từ quan, trở về đời sống thường dân, hoạt động văn hóa chính trịtự do.  Đây là một quyết định hết sức táo bạo, đi trước thời đại, lúc đó, đỗ đại khoa, ra làm quan, là ước mơ của nhiều người để được công danh phú quý.

Năm 1904, PCT cùng một số thân hữu mở ra phong trào duy tân, công khai, bất bạo động, không thông qua triều đình, mà vận động trực tiếp với dân chúng, theo chủ trương “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.  Vận động duy tân công khai trực tiếp với dân chúng, cũng là một điểm mới lúc bấy giờ.