Wednesday, 11 April 2018

HÀ NỘI HÀ LỘI – Nỗi khổ của người Hà Nội

Image result for hà nội

Sống ở Hà Nội công nhận khổ thiệt. Mặc dù tôi chỉ là một du khách thôi nhưng tôi nghĩ tôi có thể thấu hiểu được những nỗi khổ của người dân đất Thủ Đô này. Đừng hiểu sai tôi nhé, Hà Nội là một thành phố thật xinh đẹp. Những nỗi khổ của nó được tạo ra bởi con người. Hay đúng hơn là một nhóm người. Sống ở Hà Nội có quá nhiều điều làm bạn mệt mỏi. Sau đây là những điều đó.

1.    Giá nhà vô cùng đắt. Không hiểu sao giá nhà ở Hà Nội lại cao đến như vậy. Chắc là đất thủ đô nên nó đắt. Trong khi lương ở Hà Nội thấp hơn ở Sài Gòn. Tính trung bình, một người Hà Nội phải đi làm 50 năm mới có thể mua được căn nhà.

2.    Đường thì nhỏ mà xe thì đông. Đường ở Hà Nội nhỏ và chật hẹp hơn ở Sài Gòn nhiều. Đi đâu bạn cũng phải chen lấn.

Những mũi giáo đâm sau lưng hay những kẻ nối giáo cho giặc

Vào những ngày tháng tư này, hầu như khắp miền Trung Việt Nam đều biến thành“Đại Lộ Kinh Hoàng” với những cuộc chạy giặc đẫm máu. Người dân đã bỏ tất cả ruộng vườn, nhà cửa, băng rừng vượt suối mong thoát nạn cộng sản và tìm về nơi chốn bình yên. Sau cuộc chơi “thấu cấy” sai lầm từ Dinh Độc Lập nhắm vào Ban Mê Thuột, lòng dân ly tán và tinh thần binh sĩ suy sụp trầm trọng, nhất là từ lúc một số cấp chỉ huy đào ngũ ra đi. Tình trạng bi đát này đã dẫn tới biến cố 30 tháng tư với cuộc sụp đổ của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).


Sự sụp đổ của một chế độ nhân bản không phải chỉ do người Mỹ quay lưng và “đồng minh tháo chạy”, mà còn do những mũi giáo đâm thẳng sau lưng dân tộc.
Những mũi giáo đó ẩn hiện khắp miền Nam VN. Nếu cho rằng đó là những kẻ, hay gia đình họ, đã nhờ được hưởng tự do và ít nhiều ơn mưa móc từ chế độ VNCH mà cuộc sống của họ tương đối sung túc thì họ có thể được gọi là những kẻ “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản”.

CÁI CHẾT CỦA NÔNG SẢN VIỆT VÀ VẤN ĐỀ ẨN GIẤU

Gần 100 triệu dân, sức ăn lớn khủng khiếp. Lương thực trồng ra không thể thừa được. Nhưng từ tết đến nay nông dân đã phải đem rau đi đổ. Giá rau thấp đến độ không đủ chi phí thu hoạch nên nhổ bỏ. Với cái giá nông sản của Trung Quốc buộc nông dân Việt Nam phải đem đổ bỏ sản phẩm mình trồng ra thì nông sản Trung Quốc sao có lời?

Hạch toán kỹ, gồm chi phí giống, thuốc, phân, công chăm sóc và thu hoạch, chi phí vận chuyển hàng ngàn dặm qua đến Việt Nam mà vẫn còn rẻ đến mức buộc nông sản Việt Nam phải đổ bỏ, thì đó là một câu hỏi to tướng. Có vấn đề mờ ám trong điều hành kinh tế "vĩ mô" ở đây.

Chắc chắn phải có 2 điều kiện, kẻ dã tâm và kẻ tiếp tay. Hãy xét thử xem? GDP của Trung Quốc năm 2017 là 12.400 tỷ USD, GDP của Việt Nam là 215 tỷ USD.

Tính ra quy mô kinh tế Trung Quốc gấp 58 lần Việt Nam.


Nhà Em - Bạch Liên

Nhà em

Rời trường Sư Phạm Sàigòn
Về miền đồng ruộng đường mòn làng quê
Học trò hớn hở tỉ tê
Cùng cô giáo trẻ bên lề giờ chơi
Nhà em rau cải xanh tươi
Ngày mai em cắt, xin mời cô ăn
Cô đừng đi chợ lăng nhăng
Mắc công mưa ướt, bùn văng áo quần
*
Nhà em sông nước nhiều bần
Cô ơi có biết ăn bần chát chua...?
Chiều nay em sẽ bắt cua
Cho cô nấu bún riêu cua thơm nồng
Hoa vàng điên điển mênh mông
Em chèo ra giữa dòng sông hái về
Chất đầy một thúng ê hề
Gỏi chua tôm thịt...xum xuê mắm gừn

TQ Khổng Lồ Mà Không Làm Được Viên Bi Cây Viết - Vi Anh

Image result for cây bút bi

Thủ Tướng Trung Quốc [TQ] buồn lòng vì Trung Quốc chế tạo không được viên bi cho cây bút bi. Đó không phải là lời nói của người Việt chống TC mà CSVN và CSTQ liệt vào thành phần nặng quá khứ nên quá khích với CS. Thưa đây là tựa đề của bài viết có tên tác giả và tên báo Tuổi Trẻ của Đảng Nhà Nước CSVN ra 03/04/2018 trên online. Câu dẫn nhập của bài báo “TTO - Trung Quốc được gọi là một đại công xưởng của thế giới, nhưng ít ai biết họ vô cùng thấm thía nỗi cay đắng đi gia công cho nước khác. Sự thật nào đằng sau dòng chữ "Made in China"?

Và bài viết nói, “Câu chuyện dưới đây được trích trong quyển sách "China's Great Wall of Debt" (tạm dịch: Bức trường thành nợ nần của TQ) của tác giả Dinny McMahon - một chuyên gia về kinh tế TQ. TQ làm ra 80% bút bi của thế giới, tương đương 38 tỉ cây bút mỗi năm, nhưng theo Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường, không cây viết nào trong số đó "đạt chuẩn".


Black April Month - Bản Tin Quận Cam

Hội Đồng Giám Sát Quận Cam Vinh Danh Tháng Tư Đen để tưởng niệm ngày Sài Gòn Sụp đổ
Ngày 30 tháng 4 năm nay sẽ đánh dấu kỷ niệm lần thứ 43 Sài Gòn sụp đổ vào tay các lực lượng cộng sản gần hồi kết thúc chiến tranh Việt Nam. Tháng Tư Đen là  thời điểm ghi nhớ trang trọng cho những người đã hy sinh cuộc sống của họ trong việc bảo vệ tự do và dân chủ.
Sau khi Sài Gòn sụp đổ, hàng triệu người Việt và gia đình họ đã trốn chạy ngược đãi ở Việt Nam đi tìm sự an toàn và tự do. Nhiều người đã bỏ mình trong cuộc hành trình gian khổ bị ly tán với những người thân họ sẽ không bao giờ gặp lại. Người Việt Nam bị phân tán tại các nước Đông Nam Á và các trại tị nạn. Nhiều người được di chuyển đến Hoa Kỳ nơi họ hội nhập văn hoá, kinh tế và chính trị quốc gia vĩ đại của chúng ta, một ví dụ rõ ràng nhất về việc này là việc thành lập Little Saigon ở Orange County.

QUÊ NHÀ,QUÊ NGƯỜI,QUÊ MỸ ,QUÊ VIỆT NAM.. - TRẦN MỘNG TÚ

trần mộng tú
Trần Mộng Tú
alt
Có phải nếu mình ở một nơi nào trên dưới ba mươi năm thì mình là người thuộc địa phương đó, đúng không? Đã biết bao nhiêu lần tôi đặt ra câu hỏi đó sau một ngày nhìn vào lịch thấy con số ghi năm đã bước vào năm thứ ba mươi của một người tị nạn.
Bây giờ có ai mới quen gặp tôi, hỏi: Bà ở đâu đến vậy? Thì chắc tôi sẽ trả lời rất tự nhiên, tôi ở Seattle, hay khi đang đi du lịch thì sẽ trả lời, tôi ở Mỹ đến. Tôi sẽ không trả lời là tôi ở Việt Nam đến nữa, chỉ trừ người ta hỏi, bà là người nước nào? Thì lúc đó tôi chắc chắn nói, tôi là người Việt Nam, để cho họ không nhầm với người Trung Hoa, Nhật, hay Phi.

Đà Nẵng - Lịch sử hình thành, ảnh xưa cũ, di tích…

Đà Nẵng được xem như “Yết hầu của vùng Thuận Quảng”, Quảng Nam với ý nghĩa rộng là vùng đất mở rộng về phương Nam, cùng với sự kiện năm 1471 vua Lê Thánh Tông lập Quảng Nam Thừa tuyên đạo gồm 3 phủ Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn. Cư dân đầu tiên ở đây là cư dân Sa Huỳnh.
Tourane là tên của Đà Nẵng trong thời Pháp thuộc. Do sức ép của Pháp, năm 1888 vua Đồng Khánh phải ra một Đạo dụ nhượng Đà Nẵng (Hà Nội và Hải Phòng) bao gồm Hải Châu, Phước Ninh, Thạch Thang, Nam Dương và Nại Hiên Tây, thường gọi là “ngũ xã”. Bộ máy cai trị do viên Đốc lý người Pháp đứng đầu và các cơ quan giúp việc.
Theo đó các phố tây và công sở phần lớn nằm trên các trục đường chính như Quai Courbet (Bạch Đằng), Jules Ferry nối dài Rue de Musée (Trần Phú), Francis Garnier nối dài Marc Pourpe (Lê Lợi và Phan Châu Trinh) và khu dân cư bản xứ ở phía tây.

image095
Đà Nẵng 1859 -Tranh vẽ của J Minot cho nhãn của thương hiệu chocola nổi tiếng lúc bấy giờ (Chocolat Lombart) về cuộc kháng chiến của quân dân Đà Nẵng trước sức tấn công của liên quân Pháp – TBN. Tranh vẽ về thành Điện Hải bị bốc cháy trong cơn giao chiến.

Một Ngày Sinh Nhật Khó Quên - Duy Thanh


“Chắc chắn là chúng nó có mưu mô gi đây. Mình phải cẩn thận mới được." 

 Cái ý nghĩ đó cứ luẩn quẩn trong đầu Trung trong suốt chặng đường lên khu núi cắm trại. Thằng Hùng vừa lái xe vừa gật gù theo tiếng nhạc, hai thằng Tuấn và Đức thì ngủ vùi đằng sau ghế. Hai thằng này giống nhau ở một điểm là chỗ nào cũng có thể ngủ được. Có lần đi dự một buổi diễn thuyết, vì đến trễ nên phải đứng dựa vào tường, thế mà chưa đầy nửa tiếng sau hai thằng này đã ngủ đứng một cách ngon lành. Khi diễn giả pha trò khiến mọi người cười ồ lên làm hai thằng giật mình, tí nữa thì ngã lăn đùng ra sàn nhà. Thằng Hùng là thằng “trâu cui", khoẻ nhất đám, đi chơi đâu cũng tình nguyện, hoặc bị chỉ định, làm tài xế. Đường thì xa và hai thằng quái kia thì chiếc xe chỉ cần lắc lư vài phút là đã tựa đầu vào nhau mà ngáy rồi, nên Trung ngồi bên cạnh thằng Hùng để thỉnh thoảng kiếm chuyện nói kẻo nó buồn ngủ thì hỏng chuyện.


Thời trang cờ vàng VNCH tiếp tục thách thức bè lũ bán nước Việt Cộng ở VN

Click image for larger version

Name:	htv.jpg
Views:	0
Size:	27.8 KB
ID:	1054353  Click image for larger version

Name:	18953005_1602376396442257_3324553824099447742_n.jpg
Views:	0
Size:	138.3 KB
ID:	1054356  Click image for larger version

Name:	CoVang2.jpg
Views:	0
Size:	27.4 KB
ID:	1054357 

Huỳnh Thục Vi, một nhà thiết kế tiếp tục dùng hình ảnh cờ vàng cho những sản phẩm thời trang của mình. Cô chia sẻ như sau:

Ảnh Huỳnh Thục Vi



Tôi may áo dài, áo khoác, cà vạt với hình ảnh cờ vàng ba sọc đỏ để làm gì? May để bán. Mục tiêu của buôn bán là lợi nhuận, tất nhiên, đó là điều không thể chối cãi. Nhưng, là một người bảo vệ Nhân quyền và hoạt động xã hội dân sự, lợi nhuận không phải mục tiêu duy nhất của tôi. Thông thường, mỗi công việc của chúng ta thường nhắm đến không chỉ một, mà hai, ba mục tiêu.

Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ


NHÀ THƠ NGUYỄN VĂN TÚC, THÀNH VIÊN HỘI ANH EM DÂN CHỦ, BỊ PHẠT 13 NĂM TÙ GIAM, BÁO PHÁP ACTUALITTÉ VIẾT : CỘNG SẢN HÀ NỘI ĐÃ NHẠO BÁNG CÔNG LÝ.

Related image

Ông Nguyễn Văn Túc (54 tuổi) là nông dân, nhà thơ, người bảo vệ nhân quyền, chống tham nhũng và bất công xã hội, thành viên Hội Anh Em Dân Chủ. Được biết ông là một cựu tù nhân ngôn luận và lương tâm, từng trải qua 4 năm tù giam và 3 năm tù quản chế (2008-2012) về ‘’tội tuyên truyền chống nhà nước cộng sản’’. Bị bắt lại ngày 1 tháng Chín năm 2017, ông Nguyễn Văn Túc bị đưa ra xử tại tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình (Bắc Việt) ngày 10 tháng Tư năm 2018. Nhà nông, chân lấm tay bùn, lại là một kẻ sĩ khí khái, nặng lòng yêu nước thương dân, nhà thơ trào phúng Nguyễn Văn Túc không nhận tội mà bạo quyền cáo buộc ông một cách trơ trẽn : "các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Ông bị các thẩm phán tay sai trung tín của chế độ kết án 13 năm tù giam và 5 năm tù quản chế. Án tù bất nhân và bất công áp đặt lên ông làm nhớ đến phiên tòa ngày 5 tháng Tư năm 2018 mà báo Pháp Actualitté gọi là ‘’Nhạo báng Công Lý’’. Thật vậy, Cộng sản Hà Nội đã nhạo báng Công Lý với phiên tòa phi pháp đó mới có thể xử phạt sáu thành viên Hội Anh Em Dân Chủ tổng cộng 66 năm tù giam và 17 năm tù quản chế. Xin đọc Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ngày 6 tháng Tư năm 2018 dưới đây, cùng với nguyên văn bài báo tiếng Pháp của nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt (ấn bản mới tu chỉnh). Bản Tin LHNQVN và bài báo Actualitté đã được phổ biến trên các mạng xã hội toàn cầu, trong đó có Văn Bút Quốc Tế, các Hội Nhà Văn và Nhà Báo độc lập vùng Á Châu Thái Bình Dương, Phi Châu và một phần Trung Nam Mỹ Châu.

HỘI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TỔ CHỨC TIỆC GÂY QUỸ LẦN 2, NGÀY 07/04/2018.


.
Vào 7 giờ tối Thứ Bảy 7 tháng 4, 2018 vừa qua, Hội Tưởng Niệm Thuyền Nhân (Vietnamese Boat People Memorial Association) đã tổ chức tốt đẹp buổi tiệc gala & dạ vũ gây quỹ tại Capitol Banquet Centre, số 6435 Dixie Rd., Mississauga. Khoảng hơn 700 quan khách, đại diện các Hội đoàn, Truyền thông và đồng hương khắp nơi đã tới dự để ủng hộ và biết thêm chi tiết về dự án.
.
Về phía quan khách ngoại quốc, đã có đại diện chính quyền như bà Bộ Trưởng Bộ Cao Niên: Hon. Dipika Damerla, MPP, bà Thị Trưởng Mississauga: Bonnie Crombie, Dân Biểu Liên Bang: MP Peter Fonseca, hai Nghị Viên của Thành Phố Mississauga: Councillor Ron Starr và Councillor Chris Fonseca.  Riêng 2 tác giả của cuốn sách“Running on Empty” (Bên Bờ Vực Thẳm): ông Mike Molloys và Peter Duschinsky cũng đã có mặt.
 
Lễ Chào Cờ & Mặc Niệm.
Xem tiếp theo LINK sau: http://thuduc-ontario.ca/…/gayquy-…/gayquy-070418/index.html

CUỘC RÚT QUÂN TẠI NHA-TRANG - ĐIỆP MỸ LINH

image001

Khi HQ 504 đưa Lữ-Đoàn 3 Nhảy Dù – dưới sự chỉ huy của Đại-Tá Lê Văn Phát – từ Đà-Nẵng về Nha-Trang, “đổ” tại bãi trước Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang thì đồng bào tại Nha-Trang mừng rỡ vô cùng; vì họ nghĩ rằng đổ quân Dù về đây có nghĩa là V.N.C.H. sẽ cố thủ Nha-Trang.
Đoàn lính Mũ Đỏ vừa rời chiến hạm, không hiểu từ đâu, đồng bào ùa đến, reo hò vang dội. Nhiều người nhào đến ôm đại mấy anh lính Dù rồi vừa khóc vừa cười, phát âm những lời vô nghĩa nhưng âm hưởng nôn nao, xúc động lạ thường! Có những bà cụ hom hem biếu anh Nhảy-Dù củ khoai, lóng mía. Có những ông cụ trầm tĩnh, đốt điếu thuốc, bập bập vài cái rồi gắn điếu thuốc vào môi anh lính Dù. Những em bé đi chân trần, chạy lăng xăng, rót ly trà nóng từ cái ấm đất trao cho anh lính Dù, rồi đôi mắt chớp chớp nhìn anh, đầy ngưỡng phục. Mỗi lúc đồng bào kéo đến càng đông.Họ vui mừng vì sự hiện diện của đoàn quân mà, mỗi bước tiến của đoàn quân ấy là trăm bước lùi của địch.

VÙNG II DUYÊN-HẢI - ĐIỆP MỸ LINH


Sau khi quân V.N.C.H. rút khỏi Đà-Nẵng và tình hình Qui-Nhơn trở nên nguy ngập, Tư-Lệnh Hải-Quân – Phó-Đô-Đốc Chung Tấn Cang – chỉ thị Tham-Mưu-Trưởng kiêm Tư-Lệnh-Phó Hải-Quân, Phó-Đề-Đốc Diệp Quang Thủy, ra Cam-Ranh giải quyết những ứ đọng tại đó để Phó-Đề-Đốc Hoàng Cơ Minh, Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng II Duyên-Hải, lên HQ 3 ra Qui-Nhơn, trực tiếp điều binh tại chiến trường.
  
CUỘC RÚT QUÂN TẠI QUI-NHƠN

Image result for HQ 403
  
Trong thời gian tình hình Đà-Nẵng sôi động, HQ 400 – đã được tháo gỡ tất cả trang bị của một bệnh viện hạm – nhận lệnh chuyên chở đạn pháo binh từ Cam-Ranh ra tiếp tế Sư-Đoàn 22 phòng thủ Qui-Nhơn.
Ngày 20 tháng 3, HQ 400 ủi bãi Qui-Nhơn.
Tối 20 tháng 3, lúc 11 giờ, trong khi chờ phương tiện “bốc” số đạn pháo binh, HQ 400 bị 3 người nhái Việt-Cộng lặn đến, đặt mìn. Nhân viên canh phòng chiến hạm phát giác kịp thời, thảy lựu đạn, bắt sống được một tên – chỉ mới 16 tuổi – hai người kia lặn thoát.