Tuesday, 17 April 2018
Hoa Kỳ - Vận Nước Mong Manh?! - Bình Dân Nói Chuyện - Vĩnh Tường
… đến rồi, - Hoa Kỳ đang trải qua khúc quanh vận mệnh mong manh…. Vì sao nên nỗi? Và ai sẽ cứu đất nước này? Phải chăng thù trong giặc ngoài đang đồng loạt tổng tấn công, nhìn tựa như có nội ứng ngoại hợp.
Tổng thống có cơ hội phải thi triển khả năng.
Tổng thống Trump, Nam Hàn, Nhật bản đang đối đầu với TC, BH, cả Nga ở đàng sau nữa.
HK đang phải theo sát lệnh cấm vận, nhất cử nhất động của BH - TC - Nga, và mục tiêu chính đang hướng tới là chuẩn bị CUỘC HỌP THƯỢNG ĐỈNH - có tầm quan trọng lịch sử.
· Bên Trung đông
Nga và Al- Asssad đang tung hoành và Iran xung khắc với HK yểm trợ phía sau. Tây phương gồm Mỹ và hai đồng minh lâu đời là Pháp, và Anh.
Như vậy chiến trường Biển đông và Trung đông, mỗi bên đều có ba quân cờ. Lực lượng quân đội kỳ này phần lớn là nhờ Hải quân.
Czech couples took pictures and made comments of Paris Today
It turns out that the second saying is now relevant in the literal sense: the modern capital of France is not similar to the one that is known to you.
Barbara Bush dies at 92; popular first lady was also the mother of a president
Cựu đệ nhất phu nhân Mỹ Barbara Bush qua đời ở tuổi 92
Bà Barbara Bush, người có chồng và con đều là tổng thống Mỹ, qua đời tại Texas sau khi quyết định ngừng điều trị.
Cựu đệ nhất phu nhân Mỹ Barbara Bush hồi năm 2011. Ảnh: ABC News
"Cựu đệ nhất phu nhân Mỹ, người đấu tranh không ngừng nghỉ cho phương pháp giáo dục gia đình, bà Barbara Pierce Bush, đã qua đời vào ngày 17/4/2018 ở tuổi 92", ABC News dẫn thông cáo từ văn phòng cựu tổng thống Mỹ George H.W. Bush cho biết.
Bà Bush từng nhập viện nhiều lần vì chứng bệnh suy tim và tắc nghẽn phổi mãn tính. Tuy nhiên, cựu đệ nhất phu nhân Mỹ quyết định ngừng điều trị, trở về quê nhà Texas để "được quây quần giữa gia đình mà bà yêu quý".
Bà Barbara Bush làm đệ nhất phu nhân Mỹ từ năm 1989 đến năm 1993, dưới thời cựu tổng thống George H.W. Bush. Bà cũng là mẹ của cựu tổng thống George W. Bush, người giữ chức trong giai đoạn 2000 - 2008.
Barbara Bush là một trong hai đệ nhất phu nhân Mỹ có chồng và con đều làm tổng thống. Người còn lại là bà Abigail Adams, vợ tổng thống thứ hai của Mỹ John Adams và mẹ của tổng thống thứ 6 John Quincy Adams.George!
Tử Quỳnh
"Cựu đệ nhất phu nhân Mỹ, người đấu tranh không ngừng nghỉ cho phương pháp giáo dục gia đình, bà Barbara Pierce Bush, đã qua đời vào ngày 17/4/2018 ở tuổi 92", ABC News dẫn thông cáo từ văn phòng cựu tổng thống Mỹ George H.W. Bush cho biết.
Bà Bush từng nhập viện nhiều lần vì chứng bệnh suy tim và tắc nghẽn phổi mãn tính. Tuy nhiên, cựu đệ nhất phu nhân Mỹ quyết định ngừng điều trị, trở về quê nhà Texas để "được quây quần giữa gia đình mà bà yêu quý".
Bà Barbara Bush làm đệ nhất phu nhân Mỹ từ năm 1989 đến năm 1993, dưới thời cựu tổng thống George H.W. Bush. Bà cũng là mẹ của cựu tổng thống George W. Bush, người giữ chức trong giai đoạn 2000 - 2008.
Barbara Bush là một trong hai đệ nhất phu nhân Mỹ có chồng và con đều làm tổng thống. Người còn lại là bà Abigail Adams, vợ tổng thống thứ hai của Mỹ John Adams và mẹ của tổng thống thứ 6 John Quincy Adams.George!
Tử Quỳnh
HẢI QUÂN V.N.C.H. RA KHƠI, 1975 - ĐIỆP MỸ LINH Biên khảo
VÙNG III
DUYÊN-HẢI
Tình hình Vùng III
Duyên-Hải sôi động kể từ khi tuyến Phan-Rang vỡ! Sau khi Phan-Thiết thất thủ và
Hàm-Tân mất thì Vũng-Tàu bị đe dọa nặng nề!
Theo tin tình báo, khoảng 18 Sư-Đoàn Bắc quân đang có mặt
trên toàn lãnh thổ Nam Việt-Nam; và năm Sư-Đoàn nữa đang trên đường vào Nam !
Trong khi đó, tất cả đại đơn vị V.N.C.H. di tản từ Vùng I
và Vùng II vào chỉ có Lực-Lượng Thủy-Quân Lục-Chiến là còn nguyên vẹn! Chính
phủ có ý định gom tất cả quân nhân của những đơn vị rã hàng để thành lập những
đơn vị tân lập. Nếu dự định ấy được thực hiện tốt đẹp thì lực lượng đôi bên vẫn
chênh lệch: Một quân nhân V.N.C.H. phải chống lại bốn tên Việt-Cộng!
Lúc này thành phố Vũng-Tàu đông nghẹt đồng bào và quân nhân
di tản. Để tránh gây tình trạng náo động hơn trong địa phận của mình, Tư-Lệnh
Quân-Đoàn III – Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn – và Thị-Trưởng Vũng-Tàu không cho
phép Hạm-Đội Hải-Quân “đổ” số lượng khổng lồ quân, dân tỵ nạn từ Vùng I và Vùng
II Chiến Thuật vào Vũng-Tàu. Do đó, Hạm-Đội Hải-Quân được lệnh đưa số người di
tản ra Phú-Quốc.
Nguồn gốc Bản Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa - Trần Gia Phụng
Trần Gia Phụng (Danlambao) - Chiều Thứ Ba 27-3-2018, tại Hội đồng Thành phố Toronto, 100% nghị viên hiện diện (38/38) đã bỏ phiếu chấp thuận đề nghị thượng kỳ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tại Kỳ đài quảng trường Nathan Phillips ở City Hall Toronto ngày Thứ Bảy 28-4-2018 nhân dịp Tưởng niệm Quốc hận 30-04.
Chào quốc kỳ song hành với hát quốc ca. Nhân dịp nầy, chúng tôi xin ôn lại nguồn gốc bản Quốc ca Việt Nam Cộng Hòa từ khi được sáng tác năm 1941 cho đến ngày nay.
*
Một bài hát luôn luôn gồm hai phần là nhạc và lời. Nhạc là nhịp điệu dẫn dắt bài hát. Lời là ca từ diễn ý bài hát. Thông thường trong một bài hát, nhạc là cái sườn, không thay đổi. Lời có thể thay đổi tùy ý tác giả viết ra bài hát, hay có thể thay đổi theo sáng kiến và hoàn cảnh của người sử dụng. Bài quốc ca Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) cũng thế, được thay lời nhiều lần.
Tháng Tư Và Người Góa Phụ Thời Chinh Chiến
Đã tự bao giờ, trong bất cứ cuộc chiến chinh nào tại đất nước chúng ta, bên cạnh người yêu, người chồng, thì phụ nữ cũng vẫn là những người chịu thiệt thòi, bị mất mát và đau khổ. Đáng phải nói là những sự mất mát, đau khổ đó lại vẫn thường vị bị chôn chặt và vùi lấp bởi sự chịu đựng câm nín, và sự lạnh lùng quay mặt đi của thời gian.
Tháng 4, 2018 cũng đang nhanh bước đến ngày thứ 30. Sau 30/4/1975, đến nay gần 43 tháng tư đi qua, đã có biết bao tâm tình và nước mắt của những thiếu nữ năm xưa, của những người goá phụ sau cuộc chiến, đã dành cho người yêu, người chồng đã "đi không hẹn ngày quay bước", những người đã "chẳng hẹn biệt ly để trở về". Nhưng những nỗi niềm đó rất ít khi được ghi lại và chia sẻ.
Dù cuộc chiến đã qua đi, nhưng mất mát của những người goá phục thời chinh chiến đã vẫn không bao giờ có thể được đền bù. Trong cố gắng ghi lại đươc phần nào sự mất mát đó, ĐSLV xin được giới thiệu đến quý vị bài thơ của tác giả Minh Hà Tháng Tư Và Người Góa Phụ Thời Chinh Chiến
Mưa cứ rơi hoài trong đêm thâu
Giọt mưa tí tách nhẹ hiên sau
Mảnh trăng mùa cũ còn dang dở
Như rót thêm ta chút tình sầu
Người đi không hẹn ngày quay bước
Chẳng hẹn biệt ly để trở về
Mà sao ngày tháng trôi biền biệt
Người vẫn xa rời, chốn sơn khê
Đã lỡ đa mang kiếp anh hùng
Hai vai nặng nợ với núi sông
Tạm quên một chút tình riêng lẻ
Đừng khóc... Ai lau lệ má hồng?
Nhưng rồi một sớm không về nữa
Chàng đã ra đi chẳng trở về
Màu tang tím ngát đầy đồi núi
Màu tím loang trong bóng chiều hè
Chàng ơi đây những đứa con thơ
Vây quanh bên mẹ đứng ngẩn ngơ
Ước gì được khóc như ngày cũ
Trong vòng tay ấm thuở ngày xưa
Xa nhau mà chẳng thấy được nhau
Ngàn thu hay là bóng vó câu?
Chàng nằm miên viễn nơi xứ lạ
Ai thắp nén nhang bên mộ sâu?
Minh Hà
Giọt mưa tí tách nhẹ hiên sau
Mảnh trăng mùa cũ còn dang dở
Như rót thêm ta chút tình sầu
Người đi không hẹn ngày quay bước
Chẳng hẹn biệt ly để trở về
Mà sao ngày tháng trôi biền biệt
Người vẫn xa rời, chốn sơn khê
Đã lỡ đa mang kiếp anh hùng
Hai vai nặng nợ với núi sông
Tạm quên một chút tình riêng lẻ
Đừng khóc... Ai lau lệ má hồng?
Nhưng rồi một sớm không về nữa
Chàng đã ra đi chẳng trở về
Màu tang tím ngát đầy đồi núi
Màu tím loang trong bóng chiều hè
Chàng ơi đây những đứa con thơ
Vây quanh bên mẹ đứng ngẩn ngơ
Ước gì được khóc như ngày cũ
Trong vòng tay ấm thuở ngày xưa
Xa nhau mà chẳng thấy được nhau
Ngàn thu hay là bóng vó câu?
Chàng nằm miên viễn nơi xứ lạ
Ai thắp nén nhang bên mộ sâu?
Minh Hà
Truyền Thông Thiên Tả (TTTT) và “dông tố” trái mùa - Ký Thiệt
Suốt mùa đông năm nay Vùng Hoa Thịnh Đốn lạnh giá khác thường, và ít tuyết. Nhưng, vừa vào xuân trời bỗng nổi một cơn dông lớn rồi đổ xuống một trận tuyết bất ngờ vào cuối tháng ba, phủ trắng cảnh vật, nhất là những nụ hoa anh đào mong manh đang chờ nở rộ trong ít ngày sau nếu trời bớt lạnh và nắng ấm.
Không biết ông cựu Phó Tổng thống Al Gore và môn phái tiên tri trái đất đang nóng lên dần (global warming) sẽ ăn nói làm sao trước cảnh tháng tư mà vẫn còn lạnh giá và tuyết rơi, để khuyên bà con bớt xài xăng dầu và hơi đốt, trong khi “ông phó” ở biệt thự mấy chục phòng và đi đó đi đây bằng phi cơ phản lực riêng, thay vì di chuyển bằng máy bay thương mại như ông khuyên mọi người?
Vụ tranh cãi trái đất đang nóng lên dần do đó sẽ còn tiếp tục kéo dài nhiều năm nữa mà chưa biết ai thắng ai thua. Nhưng trong mấy ngày dông bão và tuyết đổ trái mùa vừa qua tại Vùng Hoa-Thịnh-Đốn, một cơn bão tố trong giới truyền thông cũng đã được TTTT (Truyền Thông Thiên Tả) hay TTDC (Truyền Thông Dòng Chính) thổi qua với cái tên Stormy Daniels.
Wolfgang Amadeus Mozart (1756 - 1791) Thần Đồng Âm Nhạc
Trong lịch sử của âm nhạc cổ điển tây phương thì Wolfgang Amadeus Mozart có thể được xem là một “Thiên tài bạc mệnh". Ở tuổi lên 6, tuổi của hầu hết trẻ em trên thế giới mới bắt đầu học những mẫu tự ABC, thế nhưng Mozart đã biết chơi vĩ cầm và soạn nhạc. Thưở ấu thơ là một thần đồng, tuổi thanh niên là một thiên tài về âm nhạc, thế nhưng cuộc đời lại gặp nhiều cảnh không may nên mặc dù thành công về các bản nhạc kịch, nhưng Mozart vẫn túng thiếu và vẫn phải kiếm ăn bằng cách dạy nhạc. Người vợ lại thường hay đau bệnh, không biết tiết kiệm và gia đình đôi khi không có đồ ăn hoặc củi đốt, và rồi, qua đời khi mới 36 tuổi. Mời quý vị đọc bài biên khảo của Phạm Văn Tuấn để hiểu rõ thêm về cuộc đời của một thiên tài vắn số, mà cho đến nay vẫn được coi là nhạc sĩ có thiên phú nhất, hoàn hảo nhất mà Thế Giới được biết tới.
Trong hai thế kỷ, câu chuyện về nhạc sĩ Mozart đã được kể nhiều lần. Sự kỳ diệu và bí ẩn của một thần đồng âm nhạc và cuộc đời vào thuở thiếu thời với danh vọng cao sang và kết thúc bi thảm ở tuổi trung niên của Mozart đã là một câu chuyện đặc biệt trong lịch sử âm nhạc.
Mozart là một thần đồng mà tài năng cho tới ngày nay chưa có ai vượt qua được. Nhạc sĩ này đã biết chơi đàn vĩ cầm và dương cầm khi mới lên 3 tuổi, bắt đầu viết ra các bản "nhạc khúc nhịp ba" (minuets) vào tuổi lên 6, soạn bản "giao hưởng" (symphony) đầu tiên khi chưa đầy 9 tuổi, sáng tác "diễn ca khúc" (oratorio) khi 11 tuổi và "nhạc kịch" (opera) lúc mới 12 tuổi.
Trong hai thế kỷ, câu chuyện về nhạc sĩ Mozart đã được kể nhiều lần. Sự kỳ diệu và bí ẩn của một thần đồng âm nhạc và cuộc đời vào thuở thiếu thời với danh vọng cao sang và kết thúc bi thảm ở tuổi trung niên của Mozart đã là một câu chuyện đặc biệt trong lịch sử âm nhạc.
Mozart là một thần đồng mà tài năng cho tới ngày nay chưa có ai vượt qua được. Nhạc sĩ này đã biết chơi đàn vĩ cầm và dương cầm khi mới lên 3 tuổi, bắt đầu viết ra các bản "nhạc khúc nhịp ba" (minuets) vào tuổi lên 6, soạn bản "giao hưởng" (symphony) đầu tiên khi chưa đầy 9 tuổi, sáng tác "diễn ca khúc" (oratorio) khi 11 tuổi và "nhạc kịch" (opera) lúc mới 12 tuổi.
QUỐC HẬN THÁNG TƯ NHỚ VỀ QUÊ HƯƠNG! - Thiên Kim
"Quốc Hận Tháng Tư" vẫn ngập lòng
Trải dài ngày tháng đã bao năm
Khi Phước Long mất người Nam xót
Dân mất tự do: Giặc lấn xâm
Binh sĩ rút quân lòng quặn thắt
Nhìn dân lận đận chạy theo cùng
Chạnh niềm thương quá... Vì gẫy súng!
Lính giữ dân lành bao thập niên...
Khói lửa bùng lên khắp sơn hà
Chiến sĩ thiếu đạn thật trầm kha
Ban Mê đã mất, Pleiku mất
Dân tràn máu lệ bỏ quê nhà
Rồi Huế buồn thương vào tay giặc
Đà Nẵng nước non cũng rũ sầu
Dân vẫn lặn lội theo chân lính
Thương dân và lính một niềm đau!
Nha Trang non nước vẫn xanh màu
Giặc cộng tràn vào mây xám mau
Mây mù u ám giăng khắp nước
Trời đất buồn, đầy quân xâm lăng
U hoài thành phố Saigon thân
Giặc đến xe tăng với lũ đần
Đi vào cướp sạch nhà, vàng bạc
Cướp của, giết người , đốt sách dân
Giặc đến cướp nhà đuổi chủ ngay
Xua lên rừng núi đất sỏi dầy
Bao người bị đói nằm chết rạp
Dân về phố xá ngủ đường đầy
Vận nước điêu linh giữ chí hùng
Hàng ngàn chiến sĩ đã hy sinh
Quyết lòng chiến đấu hơi thở cuối
Từ giã vợ hiền, lũ con xinh!
Bao nhiêu chiến sĩ đầy công trạng
Nợ nước vai mang nặng nghĩa tình
Tổ Quốc ơi, hoa niên một thuở
Lính trận một đời đáp núi sông
Giặc về bắt triệu quân cán chính
Chúng trả thù riêng bắt ngục tù
Gông cùm cộng sản chuyên giết hại...
Dân tộc đau buồn ! Sử hãy sử ghi
Hàng chục triệu dân Nam bị trị
Cộng sản bán nước, cướp bạc vàng
Để dân không nhà và đói kém
Sám hối nếu không ? Họa đến gần!!!
Thiên Kim
Xin mời Qúy Vị và các Bạn nghe lại "Bản tin cuối cùng ngày 29/4/1975"
DÒNG LỆ THÁNG TƯ
Người Bạn gởi bản tin
Tháng Tư, ngày Hai Chín
Bảy Lăm, nghe đau nghiến
Nghe mà hồn nát tan
*
Quê hương ơi, VIỆT NAM
Tháng ba, từ bỏ ngỏ
Cộng chưa vào đến ngõ
Sao ai đã trao nhà !?
Bắt đầu từ tháng ba
Vùng cao nguyên nắng gió
Pleiku nhiều bụi đỏ
Thương yêu nặng gót giày
Thế mà bỗng một ngày
Chiến hào sao trống vắng
Quân và dân cay đắng
Dân và quân hoang mang
*
Lệnh triệt thoái vội vàng
Làm mọi người hoảng hốt
Quảng Trị và Phú Bổn
An Lộc cũng mất theo
Có chiếc tàu nhổ neo
Chở dân đi chạy giặc
Ở ngoài khơi Đà Nẵng
Bị bão nhận chìm đi
Huế, Quảng Ngãi, Tam Kỳ
Lọt vào tay giặc cộng !
Lâm Đồng và Bảo Lộc
Hội An cũng mất nhanh ...
*
Đà Nẵng đang giao tranh
Bỗng lệnh ngưng chiến đấu !!!
Rồi Nha Trang yêu dấu
Quy Nhơn với Phú Yên
Theo nhau, cứ từng miền
Tặng ngon cho cộng sản!
Một phi cơ bị nạn
Rơi gần ngay Sài Gòn
Phi cơ chở trẻ con
Cô nhi đi tỵ nạn
*
Lính Nhảy Dù dũng cảm
Tự chiếm lại Nha Trang
Nhưng trước nỗi hoang tàn
Không có nguồn tiệp viện
Lính ta dầu thiện chiến
Chẳng cầm cự được lâu
Đành tủi hận nhìn nhau
Trước hờn oan sông núi
Rồi Cần Thơ hấp hối
Cộng pháo kích tan hoang
Dinh Độc Lập kinh hoàng
Trung ném bom phản bội (1)
*
Chính trường trôi và nổi
Lãnh đạo thì bó tay
Quân lính trong lúc này
Mất tinh thần, hỗn loạn
Dù cải tổ nội các
Thì cũng quá muộn màng
Sông núi trắng màu tang
Đất trời đầy giông bão
Khi cộng đang cuồng bạo
Khối Ấn Quang xuống đường (2)
Gây áp lực, nhiễu nhương
Đòi Thiệu mau từ chức
*
Mười sư đoàn chủ lực
Mà cộng nói hoà đàm
Nhưng Xuân Lộc mở màn
Từ Chơn Thành đánh tới
Cộng pháo kích dữ dội
Cháy kho đạn Biên Hoà
Và Phan Rang của ta
Trôi vào cơn biến động
Trăm hăm lăm ngàn cộng (125,000)
Năm lăm ngàn quân ta (55,000)
Đọ sức thấy ngay là
Tình hình đầy tăm tối
*
Ở Mỹ, ông Ford nói
"Chiến cuộc Đông Dương tàn" (3)
Họ kết thúc Việt Nam
Không chừa con đường sống !
Big Minh thấy Việt cộng
Cách Sài Gòn không xa
Nên thục giục, bảo là
Thiệu phải mau từ chức !
Tổng Thống Thiệu bất lực
Trước Mỹ và cộng nô
Bèn giao hết cơ đồ
Cho cụ Hương gánh vác
*
Cụ Hương trước quốc nạn
Trao quyền cho Big Minh
Vũ Văn Mẫu quyết tình
Đuổi Mỹ về ngay Mỹ
Đài phát thanh cộng phỉ
Đòi ta phải đầu hàng
Minh cầu cứu Trí Quang
Quang rằng "xong sứ mạng" !
Minh đau buồn ai oán
"Thày đã giết tôi rồi!" (4)
Và Tháng Tư, Ba Mươi
Minh đầu hàng Việt Cộng !!!
Giang sơn và nòi giống
Gầy dựng bởi Hùng Vương
Từ ngày đó, đau thương
Trong gông cùm cộng sản
*
Tháng Tư năm Mười Tám
Nghe lại bản tin buồn
Bao ký ức thê lương
Hiện về như thác lũ
Ôi vết thương ngày cũ
Mà như mới hôm qua
Vì lệ vẫn chan hoà
Trong tim người tỵ nạn
Quê ơi, bao giờ cạn
Dòng lệ tủi Tháng Tư
Cho tim hết đau nhừ
Cho hồi sinh sông núi ...
Tháng Tư, ngày Hai Chín
Bảy Lăm, nghe đau nghiến
Nghe mà hồn nát tan
*
Quê hương ơi, VIỆT NAM
Tháng ba, từ bỏ ngỏ
Cộng chưa vào đến ngõ
Sao ai đã trao nhà !?
Bắt đầu từ tháng ba
Vùng cao nguyên nắng gió
Pleiku nhiều bụi đỏ
Thương yêu nặng gót giày
Thế mà bỗng một ngày
Chiến hào sao trống vắng
Quân và dân cay đắng
Dân và quân hoang mang
*
Lệnh triệt thoái vội vàng
Làm mọi người hoảng hốt
Quảng Trị và Phú Bổn
An Lộc cũng mất theo
Có chiếc tàu nhổ neo
Chở dân đi chạy giặc
Ở ngoài khơi Đà Nẵng
Bị bão nhận chìm đi
Huế, Quảng Ngãi, Tam Kỳ
Lọt vào tay giặc cộng !
Lâm Đồng và Bảo Lộc
Hội An cũng mất nhanh ...
*
Đà Nẵng đang giao tranh
Bỗng lệnh ngưng chiến đấu !!!
Rồi Nha Trang yêu dấu
Quy Nhơn với Phú Yên
Theo nhau, cứ từng miền
Tặng ngon cho cộng sản!
Một phi cơ bị nạn
Rơi gần ngay Sài Gòn
Phi cơ chở trẻ con
Cô nhi đi tỵ nạn
*
Lính Nhảy Dù dũng cảm
Tự chiếm lại Nha Trang
Nhưng trước nỗi hoang tàn
Không có nguồn tiệp viện
Lính ta dầu thiện chiến
Chẳng cầm cự được lâu
Đành tủi hận nhìn nhau
Trước hờn oan sông núi
Rồi Cần Thơ hấp hối
Cộng pháo kích tan hoang
Dinh Độc Lập kinh hoàng
Trung ném bom phản bội (1)
*
Chính trường trôi và nổi
Lãnh đạo thì bó tay
Quân lính trong lúc này
Mất tinh thần, hỗn loạn
Dù cải tổ nội các
Thì cũng quá muộn màng
Sông núi trắng màu tang
Đất trời đầy giông bão
Khi cộng đang cuồng bạo
Khối Ấn Quang xuống đường (2)
Gây áp lực, nhiễu nhương
Đòi Thiệu mau từ chức
*
Mười sư đoàn chủ lực
Mà cộng nói hoà đàm
Nhưng Xuân Lộc mở màn
Từ Chơn Thành đánh tới
Cộng pháo kích dữ dội
Cháy kho đạn Biên Hoà
Và Phan Rang của ta
Trôi vào cơn biến động
Trăm hăm lăm ngàn cộng (125,000)
Năm lăm ngàn quân ta (55,000)
Đọ sức thấy ngay là
Tình hình đầy tăm tối
*
Ở Mỹ, ông Ford nói
"Chiến cuộc Đông Dương tàn" (3)
Họ kết thúc Việt Nam
Không chừa con đường sống !
Big Minh thấy Việt cộng
Cách Sài Gòn không xa
Nên thục giục, bảo là
Thiệu phải mau từ chức !
Tổng Thống Thiệu bất lực
Trước Mỹ và cộng nô
Bèn giao hết cơ đồ
Cho cụ Hương gánh vác
*
Cụ Hương trước quốc nạn
Trao quyền cho Big Minh
Vũ Văn Mẫu quyết tình
Đuổi Mỹ về ngay Mỹ
Đài phát thanh cộng phỉ
Đòi ta phải đầu hàng
Minh cầu cứu Trí Quang
Quang rằng "xong sứ mạng" !
Minh đau buồn ai oán
"Thày đã giết tôi rồi!" (4)
Và Tháng Tư, Ba Mươi
Minh đầu hàng Việt Cộng !!!
Giang sơn và nòi giống
Gầy dựng bởi Hùng Vương
Từ ngày đó, đau thương
Trong gông cùm cộng sản
*
Tháng Tư năm Mười Tám
Nghe lại bản tin buồn
Bao ký ức thê lương
Hiện về như thác lũ
Ôi vết thương ngày cũ
Mà như mới hôm qua
Vì lệ vẫn chan hoà
Trong tim người tỵ nạn
Quê ơi, bao giờ cạn
Dòng lệ tủi Tháng Tư
Cho tim hết đau nhừ
Cho hồi sinh sông núi ...
*
Ngô Minh Hằng
16- 4-2018
Ngô Minh Hằng
16- 4-2018
Xin mời Qúy Vị và các Bạn nghe lại "Bản tin cuối cùng ngày 29/4/1975"
*
Chú thích:
Tài liệu lấy trên Net.
Chú thích:
Tài liệu lấy trên Net.
1/ Ngày 8 tháng 4 năm 1975, lúc 8 giờ 30 phút sáng, Nguyễn Thành Trung, Trung úy Không lực VNCH, từ sân bay Biên Hòa lái máy bay F5-E ném bom xuống dinh Độc Lập. Xong, Nguyễn Thành Trung bay sang vùng VC chiếm đóng.
2/ Ngày 31-3 trong lúc Qui Nhơn bị tấn công, Nha Trang bị pháo kích, dân miền duyên hải ùa nhau kéo về Sài Gòn, khối Phật giáo Ấn Quang xuống đường đòi TT Thiệu từ chức.
3/ Tài liệu của Hoa Kỳ ghi nhận ngày 23/04/1975, tại Đại học Tulane, Tổng thống Gerald Ford đã nhận định rằng "Với nước Mỹ, cuộc chiến Việt Nam coi như đã chấm dứt."
4/ "Đêm 29.4.1975, Tướng Minh vào ngủ trong Dinh Độc Lập để tránh pháo kích. Lúc đó, ông chỉ còn hy vọng Thượng Tọa Thích Trí Quang, người hứa sẽ đưa người “phía bên kia” đến thương lượng để thành lập chính phủ liên hiệp. Tướng Nguyễn Hữu Có kể lại, lúc 4 giờ 35 sáng ngày 30.4.1975, Thích Trí Quang đã nói với Dương Văn Minh qua điện thoại:
“Thưa Tổng Thống, cũng như Tổng Thống là tôi vẫn chờ đến giờ nầy và theo tôi nghĩ có lẽ với tình thề hiện tại, trong sứ mạng của tôi, người đứng trung gian bắc nhịp cầu của thế cờ chính trị, có thể nói là chấm dứt. Với trọng trách là Tổng Thống, hơn nữa là một Đại Tướng, tôi nghĩ công việc phải nhờ vào tài quân sự của Đại Tướng, chứ giải pháp chính trị của tôi coi như chấm dứt, và từ giờ phút này nếu có chuyện gì xẩy đến thì mọi trách nhiệm đều do Tổng Thống, à quên Đại Tướng quyết định với giải pháp quân sự, mà trong lãnh vực này Đại Tướng rất rành và giỏi hơn tôi. Xin chào Tổng Thống…”
Dương Văn Minh chỉ trả lời gọn một câu: “Thầy giết tôi rồi!” và cúp máy điện thoại."
“Thưa Tổng Thống, cũng như Tổng Thống là tôi vẫn chờ đến giờ nầy và theo tôi nghĩ có lẽ với tình thề hiện tại, trong sứ mạng của tôi, người đứng trung gian bắc nhịp cầu của thế cờ chính trị, có thể nói là chấm dứt. Với trọng trách là Tổng Thống, hơn nữa là một Đại Tướng, tôi nghĩ công việc phải nhờ vào tài quân sự của Đại Tướng, chứ giải pháp chính trị của tôi coi như chấm dứt, và từ giờ phút này nếu có chuyện gì xẩy đến thì mọi trách nhiệm đều do Tổng Thống, à quên Đại Tướng quyết định với giải pháp quân sự, mà trong lãnh vực này Đại Tướng rất rành và giỏi hơn tôi. Xin chào Tổng Thống…”
Dương Văn Minh chỉ trả lời gọn một câu: “Thầy giết tôi rồi!” và cúp máy điện thoại."
Tài liệu tham khảo: