Thursday, 19 April 2018

Mãi mãi yêu em - Love you forever (Thơ Vĩnh Liêm)

(Lời của cặp tình nhân Việt-Mỹ)

      Tình yêu là thuốc nhiệm mầu!
Honey! Let’s touch, keep our clean hands! 
      Em yêu! Hãy giữ lời em!
Yes, sure. I’ll keep them ever.
      Yêu anh, em chớ hững hờ!
Honey! Keep forever – for you!
      Mắt em gợi nhớ những chiều…
Do you mean that? Let’s see my heart.
      Ngoài sân ánh sáng chan hòa.
I see! My great gift card that time.
      Em yêu! Đừng có nhớ ai…
Honey, I keep my mind, my love…
      Mai sau mình có xuống mồ.
I’ll die with your love. – Certain!
      Em yêu! Anh mãi yêu em!
Thank you! You should keep them, Honey!

 (Avondale, 23-3-2013)

VĨNH LIÊM

Vinh Liem Home Page 
http://vinhliem.tripod.com 
Nếp Sống Hòa Hảo
http://www.lulu.com/author/content_revise.php?fCID=10258332
Còn Vương Tơ Lòng
http://www.lulu.com/author/content_revise.php?fCID=6046507
Lament of the Boat People 
http://www.lulu.com/author/content_revise.php?fCID=2406583
Without Beginning Without End
http://www.lulu.com/author/content_revise.php?fCID=2316713
Two Faces of Life 
http://www.lulu.com/author/content_revise.php?fCID=4929903

Thủ tướng Đức, Angela Merkel thật sự giàu như thế nào?


Merkel kiếm được khiêm tốn so với các nhà quản lý hàng đầu, nhưng tài chính thì bà ta trội hơn những người đứng đầu nhà nước khác. (Ảnh: AFP)
* Lê Ngọc Châu
Lời phi lộ: Qua Internet và Facebook chúng ta đã nghe, nhìn thấy tài sản của những ông to bà lớn, công an … dưới chế độ cộng sản VN nói riêng. Người viết chưa sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa nên không đi sâu vào chi tiết NHƯNG nếu so với thời Việt Nam Cộng Hòa mà chính người viết sống qua thời niên thiếu thì sự giàu có của giới nghị sĩ, tướng tá, công an, cảnh sát, giáo sư … thời đó chẳng giàu bằng những người cùng chức vụ thời cộng sản sau 30.4.1975, chưa nói đến quyền thế.

Vĩnh biệt ký giả Bê Tê - Phan Mạnh


Image result for Ký Mục Gia Bùi Bảo Trúc

          Cuối tháng 12 năm ngoái, tin nhắn điện thoại từ một người bạn cho biết ký giả Bê Tê, tức nhà báo Bùi Bảo Trúc đã qua đời, mẫu tin dù ngắn ngủi nhưng rất khó quên với dòng chữ cuối: anh em chúng ta nợ ông ấy rất nhiều!

Bây giờ ở nơi xa ấy, ông có thể đang nhậu rượu vang pinot noir, đang đọc sách, hoặc ngồi thừ bên trang giấy trắng trước khi bước vào một bài viết như đã từng làm hằng vạn lần lúc còn tại thế...Nhớ ông, ngồi đọc lại những mẩu chuyện Thư gửi bạn ta để biết rằng khi không còn Bùi Bảo Trúc, người đọc Việt Nam đã mất đi một tiếng cười trong văn học. Tiếng cười mà chỉ có Bùi Bảo Trúc mới mang lại cho chúng ta từ những chi tiết tưởng thật tầm thường, đã nấp dạng thật lâu trong đời sống nhưng bỗng trở nên sinh động một cách bất ngờ qua cái nhìn và câu chữ của ông. Là một tên tuổi quen thuộc với người Việt hải ngoại, nhà báo Bùi Bảo Trúc với bút danh khác là Bảo Lâm, sinh năm 1944 tại Miền Bắc Việt Nam, sau khi du học tại New Zealand, ông về nước năm 1967 và trở thành phát ngôn viên chính phủ Việt Nam Cộng hòa đến 1974 thì được cử sang Anh quốc làm việc. Sau biến cố 75, ông chuyển nơi sinh sống và làm việc từ Anh quốc sang Canada rồi Hoa kỳ, cộng tác viết báo và phát thanh cho các đài VOA, Little Saigon Radio, Viet Tide, Người Việt, Hồn Việt TV...

Trở Về Gặp Lại – của June Nguyen April 14, 2018

Tôi lên Tu viện Kim Sơn lần này để gặp lại Thầy, nghe Thầy dạy tu cấp tốc một ngày cho mấy trăm Phật tử.
Có anh bạn bảo tôi :”Ông ấy viết thì hay nhưng không phải là người hùng biện.”
Thường khi đi nghe thuyết giảng, người ta nghe qua tai, bằng óc. Óc ghi nhận rồi dùng ký ức so sánh. Rồi phê phán. Mong đợi. Vấn đề nói hay và hùng biện được đặt ra. Vì nếu chỉ dùng óc mà nghe không thôi, thì thường người ta thích nghe những danh từ đẹp và kêu, thích vờn chơi với những tư tưởng cao xa, phức tạp và khó khăn. Vì óc người thích những bài toán rối để chơi trò giải toán. Để cảm thấy trong giấy lát một sự yên chí tạm bợ về mình. Là mình biết, mình thấy, mình giỏi, mình tồn tại, v.v…

Thơ Du Li : An ủi – Gia tài – Chào April 14, 2018

An Ủi
Trong tĩnh lặng tôi đã gặp tình yêu Thánh Chúa
Dâng tâm thành lên đức Quán Thế Âm
Tôi đang nằm yên
Tận hưởng tình người
Qua những nắm tay giao cảm
Qua ánh mắt chan hòa cả hồn người tinh khiết.
Tôi đang nằm yên
Nghe cơn đau thể xác
Và thấy hồn mình
Nhập vào vùng tĩnh lặng
Nhịn cơn đau với ấp ủ xót thương.
Gia Tài
Khi ra đi
Sẽ không có gì mang theo
Ngoài tâm thành giải thoát


Không có gì để lại
Ngoài thương yêu
trả lại cho đời.
Chào
Tạm biệt nhé !
Những ân cần tha thiết,
Những ngọt ngào, những chia sẻ đầy vơi.
Nơi đây chúng mình đã ghé ngang chơi
Đã thỏa thê cả tiếng cười và nước mắt.
Thôi nhé !
Tiếng tù và nghe văng vẳng đâu đây
Đã đến giờ Mẹ gọi
“Chơi thế đã đủ rồi
về nghỉ đi con”.

Chén Thuốc Rầy - Trần Văn Lương

Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần.

Dạo:
        Mẹ cam thiên cổ đăng trình,
Để nhường cho cháu con mình phần ăn.

Cóc cuối tuần:

     Chén Thuốc Rầy

        (Như một nén hương để được cùng anh T
           tưởng nhớ tới người mẹ hiền của anh)

Con của mẹ, mẹ cầu con thứ lỗi,
Vì chiều nay khi mệt mỏi về nhà,
Con sẽ không còn thấy bóng mẹ già,
Tựa vách lá nhìn ra như mọi bữa.

Mẹ không muốn thấy lệ buồn con ứa,
Khi không còn mẹ nữa ở trần gian.
Chẳng riêng mình phải chịu cảnh lầm than,
Cả nước cũng điêu tàn trong tay giặc.

Lũ đầy tớ của bọn Tàu phương Bắc,
Đem đau buồn gieo rắc khắp non sông.
Cả nhà mình như lá chết mùa đông,
Bị gió quét đến đường cùng đen tối.

Ngày chúng bắt con lên đường tù tội,
Thì vợ con cũng khăn gói biệt tăm,
Bỏ đàn con, đứa lớn mới lên năm,
Đứa nhỏ nhất còn ẵm nằm bú sữa.

Mẹ từ đó lo chạy ăn từng bữa,
Đồ trong nhà, bán lần lữa cầm hơi,
Cùng loay hoay bươn chải chốn chợ trời,
Bòn mót gạo để nuôi bầy cháu nội.

Rừng núi lạnh, mẹ dăm lần lặn lội,
Đi thăm con, nhắn vội được đôi lời,
Lòng đớn đau, lo khấn Phật xin Trời,
Cho con khỏi vùi thây nơi hoang dã.

Sau gần chục năm ngục tù đày đọa,
Con cuối cùng được chúng trả tự do.
Tấm thân tàn đầy bệnh hoạn ốm o,
Về đến cửa, phải liền lo kiếm sống.

Con và mẹ đều miệt mài lao động,
Mặc trẻ thơ tự chèo chống sớm chiều,
Tuy đến trường, chẳng được học bao nhiêu,
Vì "lý lịch", chịu lắm điều thua thiệt.

Sức khỏe mẹ theo thời gian cạn kiệt,
Đành quẩn quanh vớ vẩn việc trong nhà,
Lòng bồi hồi lẫn buồn bã xót xa,
Nhìn con phải một mình qua lối khổ.

Ngày cặm cụi gò xích lô dưới phố,
Chẳng quản thân, quên khốn khó nhọc nhằn,
Hốc hẻm nào cũng lặn lội trôi lăn,
Vẫn không kiếm đủ ăn, dù gắng gỏi.

Mẹ vẫn biết con nhiều khi rất đói,
Nhưng bên ngoài hùng hổ nói mình no,
Nhường phần ăn ít ỏi của con cho
Mẹ già với bầy con thơ còm cõi.

Mẹ không nhận thì con dằn con giỗi,
Nhưng làm sao mẹ nuốt nổi, con ơi.
Lòng con như lòng mẹ cũng rối bời,
Giờ chỉ biết oán mệnh trời sai quấy.

Sao con không nhận thấy,
Mẹ già rồi chẳng mấy cần ăn,
Nên muốn để dành phần
Cho đám cháu đang cần sức lớn.

Lòng mẹ thầm đau đớn,
Nhìn cháu mình chợt sung sướng bi bô,
Khi được bà lén sớt chút khoai khô,
Chút cơm độn vào chiếc tô sứt mẻ.

Biết bao bận mẹ giả vờ không khỏe,
Nhường miếng ăn cho lũ trẻ đói lòng,
Nhưng nói chửa kịp xong,
Con trừng mắt làm chúng không dám nhận.

Mẹ vốn biết lòng con luôn ân hận
Không làm xong bổn phận với gia đình,
Để mẹ già con dại phải điêu linh,
Nên con vẫn tự trách mình vô dụng.

Mẹ nghĩ nếu mẹ còn dai dẳng sống,
Nhà dư người, sẽ túng thiếu triền miên,
Và bao lâu còn có lũ bạo quyền,
Thì đói rách, oan khiên còn đó mãi.

Mẹ dẫu mất, nhưng hồn nguyền ở lại,
Để ngày đêm khấn vái với Phật Trời,
Cho cháu con được sớm thoát ra khơi,
Được sống sót đến quê người xa lạ.
                         x
                    x        x
Sau hai buổi đổ mồ hôi vất vả,
Người đàn ông tất tả lết về nhà,
Bàng hoàng khi thấy lũ trẻ quanh bà,
Quẹt mũi dãi, gào khóc la thảm thiết.

Người run rẩy, đôi chân dường rũ liệt,
Sụp xuống ghì xác chết mẹ trong tay.
Mắt khô cằn, chẳng còn lệ để cay,
Trân trối ngó chén thuốc rầy đã cạn.
                      x
                 x        x
Chập chùng mây kiếp nạn,
Bóng ai còn lảng vảng giữa trời đêm.

Trần Văn Lương
Cali, mùa Quốc Hận 2018

Những Câu Hỏi - Chu Bách Việt

Có rất nhiều câu hỏi về hiện tình ở Việt Nam như: Tại sao đảng bỏ tù quá nhiều các nhà hoạt động? Tiền đâu mà quan chức xây nhà giá hàng chục tỉ? Đảng làm gì khi Tàu xâm lăng biển đảo? Sao có nhiều dân oan chết trong đồn công an? Tại sao và tại sao? .... Mời quý vị đọc thơ Chu Bách Việt để biết thêm nhiều câu hỏi mà chúng ta chỉ có thể có câu trả lời rõ ràng khi không còn cộng sản cai trị trên đất nước mà thôi.


Đảng bỏ tù dân ta
Thì là chuyện trong nhà
Tại sao Liên Hiệp Quốc
Lại chỉ trích đảng ta?

Quan chức đảng xây nhà
Là bí mật quốc gia
Tại sao hỏi ngớ ngẩn
Lấy tiền ở đâu ra?

Đảng lấy đất, đuổi dân
Vì đó là chuyện cần
Xây nghĩa địa cho đảng
Sao cứ bàn vớ vẩn?

Nhiều dự án thua lỗ
Nhiều cầu xập, đường vỡ
Đó là chuyện thường ngày
Tại sao hỏi ấm ớ?

Tàu cộng chiếm Hoàng Sa
Chiếm luôn cả Trường Sa
Sao không ra ngoài đảo
Kiếm Tàu hỏi cho ra?

Bao nhiêu là dân oan
Chết trong đồn công an
Có sống thì có chết
Sao lại cứ than van?

Chống đảng thì đi tù
Bất đồng cũng lãnh đủ
Tốn tiền xây nhà giam
Xây bao nhiêu cho đủ?

Báo chí và truyền thông
Là đảng nói cho dân
Nói sao thì nghe vậy
Hỏi làm gì mất công?

Này các bạn tôi ơi
Hỏi chi cho uổng lời
Sao không cùng đứng dậy
Dẹp cộng sản cho rồi?

Chu Bách Việt
(dslamvien.com)

Những chuyện sau 30-4-1975 không thế nào quên được. BẮT ÐẦU CUỘC ÐỔI ÐỜI - Nguyễn-Huy Hùng

Sau khi chiếm được Saigon, Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam (hậu thân của Mặt trận Giải phóng miền Nam) ban hành lệnh đổi tên Thành phố Saigon, nguyên Thủ đô của Việt Nam Cộng hoà tại miền Nam Việt Nam, ra Thành phố Hồ Chí Minh.

Họ cũng buộc tất cả mọi nhà phải treo cờ Mặt trận Giải phóng miền Nam (nửa xanh nửa đỏ có sao vàng 5 cạnh ở giữa), cờ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà của miền Bắc Xã hội Chủ nghiã (nền đỏ, sao vàng) nơi trước cửa, và trong nhà treo ảnh Hồ Chí Minh. Những nhà thuộc loại Ðảng viên Cộng sản, còn hãnh diện treo thêm cờ Búa Liềm của Ðảng Cộng sản Quốc tế. Những nhà người Việt gốc Hoa, ngoài 2 lá cờ của Cộng sản Việt Nam (CSVN), phải treo thêm cờ Trung Cộng. Thật là đầy đủ mầu sắc của Quốc tế Cộng sản, tràn ngập khắp nẻo ngõ ngách đường phố trên đất nước Việt Nam.

Ðến khoảng cuối tháng 5-1975, Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam, ra thông cáo buộc tất cả Quân nhân, Công chức, thành viên Ðảng phái Chính trị không Cộng sản phải đi trình diện một lần nữa. Các Sĩ quan QLVNCH thì trình diện tại đường Trần Hoàng Quân bên Chợ Lớn, nơi gần nhà máy sản xuất Bia và nước ngọt. Họ thu thẻ căn cước và cấp giấy chứng nhận tạm, để dùng cho đến ngày đi học tập cải tạo.

DÂN TRÍ

Trước khi gặp lại một người bạn người nước ngoài mới trở về từ Việt  Nam , nó háo hức ơi là háo hức. Anh bạn này là con trai một người lính Mỹ đã từng sang tham chiến ở quê hương trong những năm 60. Anh lớn lên và được kể cho nghe về những đau khổ do chiến tranh gây ra cho người dân quê hương mình. Sau khi tốt nghiệp đại học, vì muốn bù đắp lại chút nào đó cho con người Việt  Nam, anh quyết định gác lại sự nghiệp riêng để sang Việt  Nam.

Nhưng sau khi gặp anh bạn nước ngoài này, sự háo hức của nó bỗng trở thành nỗi buồn vời vợi. Buồn lắm vì nó là một nhà giáo trẻ đầy nhiệt huyết. Làm sao không buồn được khi anh bạn nước ngoài, sau một thời gian cống hiến ở Việt Nam, nói rằng anh không tính sẽ quay lại sống ở Việt Nam nữa, lý do chính nằm gọn trong câu nói của anh: “Dân trí ở đây thấp quá. Rất khó sống.”

TỰ TRUYỆN - THÁNG TƯ BUỒN - Vũ Đăng Khoa

Ngày Sài Gòn sụp đổ, ba không là một sĩ quan VNCH. Làm bên ngành hành chánh nên không có cấp bậc, ba là truởng ty thông tin Gia Định. Có một khoảng thời gian ba làm thư ký toà hành chánh Gia Định. 

Rồi Việt Cộng xâm chiếm miền Nam, ba bị bắt và lưu đày ở tận Hà Nam Ninh - Bắc Việt. Chúng nó biệt giam ba trong một căn phòng chỉ có 2 người. Trong đó có Đại tá Nguyễn Hữu Phước và ba. 

Mỗi ngày chúng nó đem cho ba 1 cục phèn chua hoà tan trong 1 cốc nước nhỏ và ép buộc ba phải uống trước mặt chúng. 18 tháng sau thì ba mất vì bịnh ung thư máu. Ở quê nhà gia đình hoàn toàn không biết về cái chết của ba. 

Ngày ba đi tù. Nhà mất. Vì không muốn đi vùng kinh tế mới nên mẹ đưa các con về quê ngoại ở một vùng quê xa xôi hẻo lánh ở miền Tây mênh mông sóng nước. Nơi đó có ông chủ tịch xã Hai Sanh mặt dày tối ngày mặc áo bà ba đi chân đất lạch bạch cứ ghé nhà động viên nhưng chủ yếu là muốn dzê mẹ Khoa.

North and South Korea to officially end war after 65 years, new report says

Image result for kim jong un
In this April 15, 2017, file photo, North Korean leader Kim Jong Un waves during a military parade in Pyongyang, North Korea. North Korea’s nuclear and missile programs have without doubt come at a severe cost. Even so, the North has managed to march ever closer to having an arsenal capable of attacking targets in the region and _ as demonstrated by its July 4 ICBM test launch _ the United States’ mainland. (AP Photo/Wong Maye-E, File)
North and South Korea are apparently going to agree to bring an end to the decades-long military conflict on the Korean Peninsula, a South Korean newspaper reported Tuesday.
The leaders of North and South Korea – Kim Jong Un and President Moon Jae-in, respectively – are slated to meet next week, in advance of the tri-nation summit with President Donald Trump sometime before May.

Giải Ảo Thời Sự - KTG Nguyễn Xuân Nghĩa


Giải Ảo Thời Sự 180418 - Phần 1: Bắc Hàn phiêu lưu ký


Giải Ảo Thời Sự 180418 - Phần 2: Đánh cắp Trí tuệ