Wednesday, 30 May 2018

Symposium VIETNAM WAR REVISITED


About the Symposium
This one-day Symposium starts from the premise that much remains to be said about the Vietnam War’s origins, objectives of the sides, denouement, aftermath, impact on the Vietnamese diaspora, and lessons learned. Despite the thousands of books, articles, films and documentaries, the latest by Ken Burns and Lynn Novick, recent and emerging scholarship continues to provide an increasingly fuller context for the War’s understanding. Now, 43 years after the demise of South Vietnam, it is time for a more balanced view, and for the South Vietnamese side to offer its experience and views for the consideration of scholars, the public and, importantly, the children of the Vietnamese diaspora.
The Assembly for Democracy in Vietnam (ADVN) is organizing this Symposium to allow Vietnamese and American historians and experts to present research and analyses as contributions to a fuller understanding of history and as guideposts for the future.

VIDEO HỘI NGỘ 60 NĂM TRẦN LỤC (Từ NAM CALIFORNIA)

TIỂU SỬ VĨ NHÂN TRẦN LỤC (1825-1899)

Khi nền Đệ I Cộng Hòa do Tổng Thống Ngô Đình Diệm thành lập, dân miền nam Việt Nam thấy ngay một hệ thống công lập Trung Tiểu học xuất hiện, mang tên các vị anh hùng và vĩ nhân của Việt Nam. Trần Lục là tên của một trường trung học công lập nam sinh.

Quê quán vĩ nhân Trần Lục
Trần Lục tên thực là Trần Hữu, quê quán ở làng Đạo Đức, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, tục gọi là Cụ Sáu. Xuất thân trong một gia đình theo Ki-tô giáo, ông đi tu để trở thành linh mục Công Giáo vào giữa lúc các Vua triều Nguyễn cấm đạo và bắt bớ những người theo đạo. Ông và em trai bị bắt đi tù ở Lạng Sơn. Là một tù nhân tinh thông Hán học, Trần Lục được quan chức địa phương thu dùng làm thư ký, chuyên soạn thảo công văn, trao đổi với triều đình. Nhờ thế, Trần Lục mới có cơ hội  hòa giải sự xung đột giữa Giáo dân bị nghi oan là theo Pháp bán nước và triều đình Nguyễn.
Cơ hội ấy đã đến khi giặc Tạ Văn Phụng nổi loạn, hô hào Giáo dân chống lại triều đình, ông không theo nhưng hết lòng giúp quan quân triều Nguyễn dẹp loạn. Giặc tan vỡ năm 1865, nhờ công lao rất lớn của Trần Lục. Từ đó, ông được thả tự do. Ông đã tìm tới Kẻ Sở, gặp Giám Mục, và được phong làm Linh Mục. Trở về quê quán, ông được Giáo Hội giao cho quản trị giáo xứ Phát Diệm.    

KHI VIỆT CỘNG NÓI PHÉT - người lính già oregon

1.  Trong một trại tù cải tạo ngoài Bắc, tên cán bộ răng đen mã tấu, nói ngọng, đang hăng say lên lớp:
      - Các anh biết không, nịch sử lước ta toàn  anh hùng. Cứ ra ngõ  gặp anh hùng. Nạ thật! Bắt đầu  anh hùng Nạc Nong Quân nấy bà Triệu Ẩu đẻ ra một bọc trứng…
      Cả hội trường cười ồ. Mất hứng, hắn có vẻ bực mình, quắc mắt, hỏi tại sao cười.   
      Một cải tạo viên đứng lên, lịch sự trả lời thay cho tất cả:
      - Thưa cán bộ, vua Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ, chứ không phải bà Triệu Ẩu.
      Hắn khó chịu, im lặng vài giây, và quay sang “hội ý” với tên cán bộ phụ tá, hai thằng rủ rỉ rù rì với nhau một hồi, rồi thằng phụ tá ngẩng đầu lên, dõng dạc nói:
      - Lạc Long Quân là vua anh hùng, ông ấy muốn lấy gái nào mà chả được. Bà Âu Cơ hay bà Triệu Ẩu gì cũng đều là gái tốt cả, lao động tốt cả.
    

Kiếp sau lấy vợ Huế - Trần Việt Hải

Image result for gái huế đẹp

Kiếp sau lấy vợ Huế 
Ðể tôi được cưng chìu 
Ðêm nằm nghe thỏ thẻ: 
" Anh nì! Chừ mình yêu..." 
Sáng ra lời trong veo 
Tiếng người như chim hót : 
" Anh ơi! Em ốt dột 
-Hun chi lạ...rứa tề! " 
Thương ơi! Mái tóc thề 
Dài lên tới Bến Ngự 
Tóc cột đời lữ thứ 
Trăm năm không cho về... 
Kiếp sau lấy vợ Huế 
Già chát vẫn kêu anh 
Gần chôn cũng xưng em 
Tình nào hơn như thế ? 
Bờ môi ngọt... thương nhớ 
Con mắt là sao sa 
Dẫu khi đã đàn bà 
Cũng lừng hương thiếu nữ! 
Dẫu khi tôi mệt lữ 
Em vẫn tìm lá xông 
Bão giông em không sợ 
Ãm ắp nghĩa vợ chồng... 

(thơ Trần Dzạ Lữ, SàiGòn, tháng 3 năm 2013)

Millions of People Need New Corneas. Now We Can 3D Print Them.

Custom pizzascoral reefsspace fabric — all are possible thanks to 3D printing. Next, the technique could give some people the gift of sight.
Scientists from Newcastle University have developed a “bio-ink” that allowed them to successfully 3D print human corneas. On Wednesday, they published their proof-of-concept research in the journal Experimental Eye Research.
The cornea is the outermost layer at the front of the eye. If it’s damaged by either disease or injury, a person can suffer vision problems or even lose their sight. The only treatment for a non-functioning cornea is a cornea transplant. But even though more than 15 million people need donor corneas, just 44,000 transplants are done every year — the demand far outweighs the supply.
That’s why 3D-printed corneas could be a game-changer.

Nước Lỗ - Chu Bách Việt

Theo tin trên trang báo điện tử của đài Á Châu Tự Do (RFA) thì Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam EVN là đơn vị độc quyền khai thác và cung cấp điện năng tại Việt Nam, mặc dù đã không ít lần tăng giá điện trong những năm qua, doanh nghiệp này vẫn liên tục báo lỗ với tổng số nợ tính đến cuối năm 2017 lên tới gần 500 ngàn tỷ đồng.
Cùng với đó là số nợ của các tập đoàn khác như Dầu khí, Than khoáng sản… và đặc biệt là 12 dự án mà chỉ riêng số nợ phải trả thêm của những dự án này trong năm 2017 đã tăng hơn 2.500 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2016. Trước những lỗ lã kinh khủng như vậy, tác giả Chu Bách Việt đã khôi hài nhận xét rằng dưới sự lãnh đạo của đảng csVN thì nước ta chắc phải gọi là nước Lỗ.


Chuyện rằng xưa bên tàu
Có một ông dài râu
Là người dân nước Lỗ
Tên gọi là Khổng Khâu.

Ông viết sách dạy đời
Lăn xe đi mọi nơi
Không ai thuê, ai mướn
Nên lỗ to suốt đời.

Đến vài nghìn năm sau
Hỏi nước Lỗ ở đâu
Mà đi buôn đi bán
Luôn lỗ to lún sâu?

Vừa đọc thấy tin này
Với tựa đề thật hay
Bộ Công Thương lỗ nặng
Ai chịu trách nhiệm đây? (1)

Đầu tư có lỗ, lời
Nước ta chỉ lỗ thôi
Trên năm trăm ngàn tỷ
Là nước Lỗ, đúng rồi.

Năm hai ngàn mười bảy
Mười hai dự án ấy
Lỗ đủ cả mười hai
Nước Lỗ, đúng như vậy.

Bây giờ mới hiểu ra
Nước Lỗ là nước ta
Đầu tư nào cũng lỗ
Rồi xoa tay cười xòa.

Té ra ông Khổng Khâu
Chẳng phải ở bên tàu
Ông là người nước Lỗ
Là Việt Nam chứ đâu.

Chu Bách Việt
(dslamvien.com)


Chú thích:

(1) Bộ Công Thương lỗ nặng, ai chịu trách nhiệm?
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/bo-cong-thuong-lo-nang-ai-chiu-trach-nhiem-05232018152656.html

Ố LÀ LÀ - Trần Khải Thanh Thủy (viết ngắn)

- Ôi! Chị ở đây à? Sang lâu chưa? Không ngờ trái đất tròn nhỉ?

Chị cười , nhắc lại:

- Lần đầu gặp chị ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng Hà Nội, mình xin điện thoại, xin địa chỉ của bà con để đến nhà chị. Đang còn ngỡ ngàng chưa biết giới thiệu làm quen thế nào thì chị đã bảo: “Ồ hay nhỉ, thế là cả thế giới quen biết nhau rồi”. Hôm nay không ngờ “cả thế giới lại gặp nhau” ở đây.

Trả lời câu hỏi của mình, chị bảo: - Mình sang được hơn một năm nên mới chân ướt chân ráo đến trường được vài hôm, còn chị học đến đâu rồi?

- Ồ! Mình trả lời cho qua: -Học để mỗi tháng có 500 USD của chính phủ ấy mà, còn chữ nghĩa rơi táo tác dọc đường về hết cả , có ăn thua gì đâu .

Chị bảo:

- Còn mình ngược lại, chỉ mong đủ một năm để được đến trường, kiếm chữ bỏ bụng, dù là chữ...Mỹ đánh chữ Việt cũng được, kẻo làm ở tiệm Nail mà biết không qúa vài chục chữ, quanh đi quẩn lại chỉ: “Yes, No, Hi, I am sorry, Hello, Good morning, Good afternoon... Nhiều khi bị bọn trẻ lừa, dạy cho mấy câu: “No star where”(không sao đâu), Like is afternoon”(Thích thì chiều) “Umbrella- tomorrow” ( Ô mai) cứ tưởng thật, bị chủ đuổi thẳng cánh cò bay... Giờ một tuần đi học bốn ngày, ba ngày cuối tuần đi làm để có tiền trả tiền nhà, tiền ăn hàng tháng...


Giải Ảo Thời Sự 30-5-2018 KTG Nguyễn Xuân Nghĩa

Phần 1: "Đảo Chánh" tại Ý



Phần 2: Bạn có thể tin người cộng sản!

Mamoudou Gassama le Héro de Paris - 26 mai 2018

Đài CNN trích dẫn thông báo của Điện Élysée cho biết Sở Cứu hỏa Paris còn đề nghị cho anh Gassama vào làm việc tại đơn vị này.
Hôm 28-5, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã mời anh Gassama tới Điện Élysée để tặng bằng khen và huy chương về hành động can đảm và thành tích cống hiến.
Tại cuộc gặp, anh Gassama nói với Tổng thống Macron: "Tôi không nghĩ về điều đó. Tôi trèo lên và Chúa đã giúp tôi. Khi leo lên tới ban công căn hộ, tôi mới bắt đầu cảm thấy sợ hãi và run rẩy. Khi đó, đứa trẻ khóc vì bị đau".

CHIẾN TRANH 1954-1975 TRONG CHIẾN TRANH LẠNH TRÊN THẾ GIỚI - Trần Gia Phụng


Chiến tranh 1946-1954 chấm dứt với hiệp định Genève ngày 20-7-1954, chia hai nước Việt Nam ngang theo sông Bến Hải, ở vĩ tuyến 17. 

Bắc Việt Nam (BVN) là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH), theo chủ nghĩa cộng sản (CS), do Hồ Chí Minh và đảng Lao Động cai trị.  Đảng Lao Động tức đảng Cộng Sản Đông Dương cải danh năm 1951.  Nam Việt Nam (NVN) là Quốc Gia Việt Nam (QGVN), do Bảo Đại làm quốc trưởng và Ngô Đình Diệm làm thủ tướng.  Ngày 26-10-1955, QGVN được đổi thành Việt Nam Cộng Hòa, theo tổng thống chế, do Ngô Đình Diệm làm tổng thống.

Tuy VNDCCH do đảng Lao Động điều khiển, đã ký hiệp định Genève, đình chỉ chiến sự, chia hai đất nước, nhưng đảng Lao Động không từ bỏ tham vọng bành tướng chủ nghĩa CS, và ngay từ sau hiệp định Genève,đảng Lao Động liền dùng quân du kích còn cài lại ở NVN, nổi lên quấy phá khắp nơi, chuẩn bị ngày nổi dậy. 

Chiến tranh lần nầy là cuộc chiến tranh bành trướng của chủ nghĩa CS xuống NVN và từ đó đe dọa các nước Đông Nam Á, kéo dài từ năm 1954 đến ngày 30-4-1975, khi quân đội BVN chiếm được Sài Gòn.  Chiến tranh 1954-1975 ở Việt Nam rơi đúng vào cao điểm chiến tranh lạnh trên thế gới.

Mời xem tại sao cần nắm ngón tay giữa trước.

Tôi cần nắm ngón tay giữa khi nghĩ tới quê hương mình đang nằm trọn trong bàn  tay sắt của bọn cầm quyền bán nước, cướp của nguời dân đen.

Tôi cần nắm ngón tay giữa thật chặc khi nghe mấy ông HO và vợ con mang mặt nhà giàu bông bí về VN hưởng chút cặn bã, “ khoan hồng” của CS.

Tôi cần nắm ngón tay giữa khi thấy Phật giáo bị các tăng ni quốc doanh và tăng ni đem tà đạo xen vào Phật giáo với mục đích làm tiền và huỹ diệt chánh pháp.

Nhưng Cầm ngón tay giữa chưa đủ các ACE ơi, phải nắm tay nhau hành động. Vạch mặt sư quốc doanh, phải vạch mặt Việt gian và CS trong cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản.

Trong các lớp học Việt ngữ, ước mong quý vị dạy cho trẻ em biết tại sao các cháu sinh ra ở nước ngoài mà không sinh ra ở Việt Nam. Tại sao ông nội, ông ngoại ĐUỢC gọi là HO và những người  khác là thuyền nhân.

Tạm vài lời nhắn nhủ cùng những người bạn đồng hành. Thế hệ của chúng ta sắp hết giờ trên thế gian này rồi xin dành cho quê hương tình yêu, xin dành cho dân tộc tình anh em của Con Rồng Cháu Tiên.

Kính mời đọc bài dưới đây về tại sao có việc cầm ngón tay giữa.

Kính,
Đặng Mỹ Dung