Thursday, 5 July 2018

Dự luật Đặc Khu Kinh Tế ở Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.

PThúy kính gởi quý đồng bào trong và ngoài nước để cùng chia sẻ cơn phẫn nộ trước dự luật Đặc Khu Kinh Tế  ở Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.
 Inline image

Tôi Bên Này Đang Thở, Sống Cùng Người!

Tôi đã thấy hàng đoàn người lấn lướt,
Ồ ạt đi cứu nước lúc tối tăm.
Tôi đã nghe những tiếng hét rền vang,
Không ngừng nghỉ cho tan hoang nhu nhược.
Tôi đã thấy lòng người bừng lửa hận,
Như thác dồn như sấm động miên man.
Của Diên Hồng một thủa đã: “Không hàng!
Quyết giữ nước, đánh tan quân xâm lược.
Tôi hồi hộp dõi theo người từng bước,
Con tim tôi cùng nhịp thở dập dồn.
Cách đại dương, trông ngóng mãi quê hương,
Tôi đang sống cùng với người dân Việt.
Cùng một lòng, chúng ta cùng cương quyết,
Dẹp xâm lăng và diệt sạch Việt gian.
Một lần thôi phải chấn chỉnh giang san,
Vực nhân quyền, tự do toàn lãnh thổ.
Tôi bên này ngậm ngùi, chia gian khổ,
Tôi bên này thở, sống, … chỉ vì nhau.
Tôi bên này lòng đau đáu, nguyện cầu,
Tôi bên này mong người giàu can đảm.
Tôi bên này cầu Trời thay số phận,
Cho Việt Nam, cho dân tộc của tôi.
Tôi bên này đang thở, sống cùng người!

                                                                                                                Nguyễn P. Thúy

TRUYỆN ISE (I) & (2) - Dịch chú: Nguyễn Nam Trân

Tác phẩm cổ điển trong thể loại truyện thơ Nhật Bản
(Ise-monogatari - 伊勢物語, thế kỷ thứ 10)
Nguyên bản: Tác giả vô danh
Người canh cửa bên bức tường lở (Đoạn 5) 
Giới thiệu:
Truyện mang tên Ise 伊勢物語, địa danh cũ của phân nửa tỉnh Mie, miền trung Nhật Bản bây giờ, không biết do ai viết nhưng được ước định đã ra đời vào khoảng đầu đến giữa thế kỷ thứ 10 (905-951), hầu như cùng thời đại với Truyện lão tiều đốn trúc (Taketori Monogatari竹取物語). Theo học giả Kenneth Yasuda – giáo sư Đại học Indiana – qua nội dung đoạn 106 thì tác giả của nó phải là một người đàn ông và có thể là nhà quí tộc Fujiwara no Toshiyuki 藤原敏行 (mất năm 907), ít nhất ông này đã viết ra văn bản đầu tiên trước khi những người khác thêm thắt và hoàn thành. Toshiyuki là anh em vợ của nhân vật chính (Ariwara no Narihira) nên có cơ hội sử dụng như tư liệu những bài waka từ ca tập của ông này. Toshiyuki cũng đủ tài năng viết cuốn truyện vì ông là một nhà thơ nổi tiếng đương thời, có chân trong “Tam thập lục ca tiên” tức những nhà thơ lỗi lạc nhất của giai đoạn Nara và Heian (710-1185). Về niên đại sáng tác thì dịch giả người Pháp G. Renondeau đã dựa vào thời điểm ra đời của các thi tập waka soạn theo sắc chiếu có chép thơ Narihira như Kokinshuu (Cổ Kim Tập, 905) hay Gosenshuu (Hậu Soạn Tập, 950).

Bao lâu thì mất nước?

HIểm họa mất nước không còn là chuyện xa vời mà là chuyện đang diễn ra trước mắt. Từ việc khai thác mỏ bauxite ở Tây Nguyên, nhà máy thép Formosa, nhà máy alumin, đặc biệt là ba đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc với thời gian “cho thuê" là 99 năm! Một khoảng thời gian đủ dài, đủ lâu để biến các khu kinh tế nói trên thành một khu tự trị của Tàu và đó là bước vững chắc nhất để chiếm trọn ba miền Việt Nam không cần súng đạn. Mời quý vị đọc bài thơ nhận xét của Chu Bách Việt về hiện tình nguy hiểm này của dân tộc Việt, và hãy cùng nhau đứng lên hưởng ứng lời kêu gọi gìn giữ quê hương:

Hỡi người Việt toàn cầu
Cùng siết chặt tay nhau
Phản đối đảng cộng sản
Đang bán nước cho Tàu.

Hỡi con Rồng cháu Tiên
Nước Việt Nam ba miền
Hãy lật đổ cộng sản
Giữ đất đai tổ tiên.


Ngàn năm thuộc địa Tàu
Trăm năm thuộc địa Tây
Chín chín năm thuê đất
Dân tộc còn gì đây?

Nhớ câu hỏi ngày xưa
Tay bẩn lấy nước rửa
Giờ cho thuê đất đảo
Nhục ấy làm sao rửa?

Nhớ chăng trận Vân Đồn
Ô Mã Nhi mất hồn
Giờ cho Tàu thuê đất
Còn ngu dại nào hơn?

Tàu lấy Bắc Vân Phong
Làm con đường tấn công
Vung tiền ra mua đất
Để chiếm trọn miền Trung.

Cho Tàu thuê Phú Quốc
Là chúng sẽ chiếm được
Đường ra ngoài Biển Đông
Như thế là bán nước.

Ngày xưa Tàu xâm lăng
Bằng hàng trăm ngàn quân
Tổ tiên ta chống lại
Quân giặc chạy mất thần.

Ngày nay Tàu mưu lược
Đem tiền vào mua chuộc
Thuê đặc khu kinh tế
Bao lâu thì mất nước?

Chín chín năm quá lâu
Giặc Tàu quả mưu sâu
Bao lâu thì mất nước?
Bao lâu thì hóa Tàu?

Cho thuê đất quá lâu
Chín mươi chín năm sau
Người về thăm xứ Việt
Cứ tưởng như sang Tàu.

Trọng, Phúc, Quang và Ngân
Toàn một lũ ngu đần
Cùng với đảng cộng sản
Đem bán rẻ non sông.

Chúng ta hãy ghi nhớ
Đất Việt dân Việt ở
Lũ cộng sản bán nước
Muôn đời bị nguyền rủa.

Hỡi người Việt toàn cầu
Cùng siết chặt tay nhau
Phản đối đảng cộng sản
Đang bán nước cho Tàu.

Hỡi con Rồng cháu Tiên
Nước Việt Nam ba miền
Hãy lật đổ cộng sản
Giữ đất đai tổ tiên.

Chu Bách Việt
(Đặc San Lâm Viên)

PHÓNG SỰ CỘNG ĐỒNG: Ý kiến của Ns Trúc Hồ, Việt Khang & người Việt hải ngoại về việc Đặc Khu 99 Năm



Trong những tuần qua, dư luận người Việt cả trong lẫn ngoài nước đang lo ngại sự việc quốc hội CSVN đang thảo luận và chuẩn bị bỏ phiếu thông qua dự luật về đặc khu kinh tế, cho phép giao đất cho các nhà đầu tư nước ngoài với thời hạn lên đến 99 năm. Dự kiến quốc hội sẽ biểu quyết về dự luật Đơn Vị Hành Chính-Kinh Tế Đặc Biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc vào ngày 15/6 tới
Ý kiến chống lại dự luật này đến từ rất nhiều những nhà trí thức, cán bộ công nhân viên, các cựu quan chức, cựu tướng lãnh, sinh viên, học sinh và đồng bào trong quốc nội. Sau đây là một só ý kiến của nhạc sĩ Trúc Hồ, nhạc sĩ Việt Khang, cùng một số người Việt tại hải ngoại về vấn đề này.

NHƯ MỚI HÔM QUA - Tùng Nguyên Musical Recording



30 năm sau ... về thăm chốn cũ. Tháng Năm 2018 sáng tác, hòa âm Tùng Nguyên