Lời người dịch: Một nhóm tác giả Phần Lan vừa công bố loạt bài điều tra gồm 4 phần về quá trình “thôn tính” châu Âu của Trung Quốc trên trang mạng của YLE (cơ quan phát thanh truyền hình quốc gia Phần Lan). Cụ thể, loạt phóng sự chỉ ra những phương thức mà Trung Quốc đã và đang tiến hành ở châu Âu nhằm thâu tóm kinh tế châu lục này. Chuỗi bài gồm các phầnTrung Quốc thâu tóm châu Âu với từng mảnh nhỏ, Đồng tiền Trung Quốc đã đánh hơi sự thành công, Trung Quốc trên những mảnh đất hoang tàn của Hy Lạp, và Cảnh quan quốc gia hay phông nền của người Trung Quốc? Chúng tôi xin lần lượt giới thiệu chuỗi phóng sự này tới độc giả Nghiên cứu Quốc tế.
Saturday, 14 July 2018
ĐI TÌM MỘT NGƯỜI VÀ THỜI GIAN ĐÃ MẤT - người lính già oregon
1. Từ một năm nay, tôi cứ thắc mắc hoài, và đi tìm trong trí tưởng, về một người, đúng hơn, hình bóng của một người, mà tôi nhớ hình như là một cô học trò cũ, tại Nha Trang –nay bỗng trở thành nạn nhân, tuy không trực tiếp, nhưng nổi tiếng, thảm thương, của bọn lãnh đạo Cộng Phỉ độc tài, bán nước. Tôi nói “hình như” là bởi không chắc lắm. Nhưng những cái tên ít phổ thông, nghe lạ tai, như của cô, hoặc những cô khác, ví dụ, Túc Dung, Thu Mơ, Mộng Hằng, Hải Sâm, An Phong, Lệ Mẫn, Liễu Dương, Từ Tân, cả đến Nguyễn Thị Công, Trần Thị Quang, Lại Thị Tư, bình dị, không màu mè v.v… làm tôi nhớ rất dai, dù đã trên 48 năm rồi, và thỉnh thoảng còn nhắc giùm cho các giáo sư đồng nghiệp nào hỏi đến.
Quả vậy, cuối năm 1970, từ Bình Định, tôi được đổi về Đại Đội 204 CTCT Nha Trang, đồn trú tại Bình Tân, gần Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân. Đại úy Phạm Văn Tải (hiện đang sống tại Portland) giao cho tôi Trung đội Chính Huấn kèm theo trung bình bốn cô ca sĩ, tức nữ huấn đạo. Cuối tuần, Trung đội đi công tác một lần, thường ban đêm, luân phiên tại các đơn vị và quân trường trong vùng, hay xa hơn, Ninh Hòa, Dục Mỹ. Công việc mới, như thế, khá nhàn hạ, sau bao năm bị tăng phái cho Sư đoàn 22 và 23, lội theo các đơn vị hành quân vào những thôn làng đầy nhóc du kích giả dạng thường dân. Ở Nha Trang, rảnh quá, tôi đâm ra “ngứa nghề”, thèm đi dạy lại, kẻo bỏ lâu “lụt nghề”, ngoài ra để kiếm thêm tí tiền còm. Vì là nhà binh, tôi không thể dạy các trường công lập sở tại, ví dụ Võ Tánh, hay Nữ Trung Học. Bèn mò đến trường Nữ Tư Thục Thánh Tâm, vì nghe nói bà hiệu trưởng cũng tốt nghiệp Văn Khoa Pháp Sài Gòn, niên khóa 1960-63, như tôi. Đến cầu may, chứ chẳng hy vọng gì. Tuy nhiên, vừa thấy tôi lò dò bước vô văn phòng, bà hiệu trưởng, tức Sơ Marie-Jeanne Phạm Thị Nhâm, nhận ra ngay cái anh chàng bạn học cùng lớp, cùng môn, cùng năm, dễ thương, nhưng hay cúp cua đi chơi, đi họp Thanh Sinh Công, hoặc đi công tác xã hội, và thường hỏi bà mượn bài vở bị thiếu. Sau một hồi cùng nhau ôn lại những kỷ niệm cũ, tôi được bà cho dạy liền một khi, không cần điều tra khả năng, bằng cấp, hay lý lịch.