Friday, 27 July 2018

Người Điền Chủ Và Những Người Con Của Ông

Con người ta từ xưa đến nay, từ u sang Á, bất kể văn hóa từ thô sơ cho đến khoa học không gian cũng đều quý trọng đất đai của tổ tiên đã dày công tạo dựng và bảo tồn. Thế cho nên, chuyện bán nước hay cho thuê đất dài hạn là điều không thể chấp nhận được. Quốc gia có thể bị ngoại bang dùng vũ lực để xâm chiếm, và rồi người dân sẽ hợp lực chống ngoại xâm giành lại đất đai, chủ quyền. Thế nhưng đã đem bán hay cho thuê dài hạn thì không còn cơ may để khôi phục lại. Truyện ngụ ngôn từ thời thượng cổ, hơn 600 năm trước Tây Lịch, đã được La Fontaine dùng thơ kể lại và trở thành một danh tác của nền văn chương Pháp, và đã được dịch qua nhiều thứ tiếng để con người lấy đó làm điều răn dạy về văn hóa và đức dục.
Đặc San Lâm Viên xin mời quý vị đọc bài thơ “Le Laboureur et ses Enfants” của La Fontaine ngụ ý khuyên người đời nên giữ gìn đất đai của tổ tiên truyền lại, như ông bà ta đã ví “một tấc đất một tấc vàng”, được Bùi Phạm Thành chuyển qua Việt Ngữ với nhan đề “Người Điền Chủ Và Những Người Con Của Ông" qua thể thơ lục bát.



Le Laboureur et ses Enfants

Travaillez, prenez de la peine:
C’est le fonds qui manque le moins.
Un riche Laboureur, sentant sa mort prochaine,
Fit venir ses enfants, leur parla sans témoins.
"Gardez-vous, leur dit-il, de vendre l’héritage
Que nous ont laissé nos parents:
Un trésor est caché dedans.
Je ne sais pas l’endroit; mais un peu de courage
Vous le fera trouver: vous en viendrez à bout.
Remuez votre champ dès qu’on aura fait l’août:
Creusez, fouillez, bêchez; ne laissez nulle place
Où la main ne passe et repasse."
Le père mort, les fils vous retournent le champ,
Deçà, delà, partout; si bien qu’au bout de l’an
Il en rapporta davantage.
D’argent, point de caché. Mais le père fut sage
De leur montrer, avant sa mort,
Que le travail est un trésor.

Jean de La Fontaine

Người Điền Chủ 
Và Những Người Con Của Ông


Làm lụng thì chỉ mệt thôi,
Phí tổn ít nhất mọi người ghi tâm.
Vị điền chủ sắp lìa trần,
Gọi con đến để một lần trối trăn.
Dặn con: "Ruộng chớ chia phân,
Vì cha ta đã có lần dặn khuyên,
Châu báu cùng với bạc tiền,
Chôn ở ngoài ruộng, ta quên chỗ rồi.
Các con hãy nhớ nghe lời,
Nếu mà tìm được thì đời ấm no.
Hãy nghe lời ta dặn dò,
Cùng nhau ra sức chăm lo bới, đào."
Thế là không chừa nơi nào,
Các con ra sức bới đào xuốt năm.
Châu báu thì vẫn biệt tăm,
Nhưng mà vườn, ruộng muôn phần tốt tươi.
Lợi nhuận thu về bằng mười,
Bây giờ mới hiểu những lời cha khuyên.
Ruộng đất chính là bạc, tiền,
Muốn tìm kho báu phải nên chuyên cần.

Bùi Phạm Thành
(Đặc San Lâm Viên)

Việt Nam-một nhà nước khủng bố! - Tác giả SONG CHI

Thông tin blogger Mẹ Nấm, tức tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, ngưng tuyệt thực ngày 23.7 sau chuyến viếng thăm của đại diện Đại sứ Quán Hoa Kỳ đến trại giam Yên Định, Thanh Hóa, khiến tất cả những ai quan tâm đến chị thở ra nhẹ nhõm.

Đợt tuyệt thực này của blogger Mẹ Nấm (được biết là lần tuyệt thực thứ ba của chị kể từ khi vào tù) kéo dài 16 ngày, bắt đầu từ ngày 6.7 để phản đối việc bị ngược đãi, khủng bố, đe dọa đến sinh mạng khi đang thụ án. Một phần nhỏ những chi tiết về sự ngược đãi, khủng bố trong tù cũng như sức chịu đựng của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, đã được người mẹ của chị, bà Nguyễn Tuyết Lan đưa lên facebook tố cáo, qua những lần viếng thăm con gái!

Nhưng ngay cả nếu không có sự tố cáo ấy thì thông qua những câu chuyện kể từ nhiều tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm khác từ trước đến nay, chúng ta cũng có thể đoán biết được ngục tù cộng sản VN khủng khiếp như thế nào, đặc biệt đối với tù nhân chính trị. Nếu chỉ là chế độ ăn uống cực khổ, thiếu thốn, tình trạng bẩn thỉu, chất chội, thiếu không khí, mất vệ sinh...là quá bình thường, nhưng nhà cầm quyền VN có muôn ngàn cách để hành hạ, khủng bố người tù chính trị.

Từ việc cô lập họ với thế giới bên ngoài, với người thân để làm họ bất an, tinh thần xuống thấp; luân chuyển những tù nhân sống trong Nam ra các trại giam phía Bắc và ngược lại để gia đình họ gặp khó khăn hơn trong việc thăm nuôi; tìm mọi cớ biệt giam tù nhân chính trị, có khi hàng tháng trời, trong những điều kiện tăm tối, cô lập hơn nữa; giam chung tù chính trị với tù hình sự và khuyến khích tù hình sự tìm cách gây chuyện, khủng bố tinh thần, thậm chí đánh đập tù nhân chính trị để đổi lấy những «đặc ân» khác từ ban quản giáo, cán bộ trại giam; đầu độc sức khỏe người tù lâu dài bằng thức ăn bẩn, thậm chí bỏ những thứ độc hại vào thức ăn, nước uống, bằng việc thiếu không khí, ánh sáng v.v...

Hãy tìm đọc lại những câu chuyện, những bài phỏng vấn của các tù nhân chính trị hoặc gia đình, người thân của họ. Từ các cựu quân nhân VNCH, những người bị cáo buộc «âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng» hay những người bất đồng chính kiến bị bắt từ những năm 70-80 của thế kỷ XX như Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Giáo sư Đoàn Viết Hoạt... bị bắt từ 1977, 78 và người nào cũng ở tù trên 20 năm; cho tới các thế hệ tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm sau này như luật sư Lê Thị Công Nhân, luật sư Nguyễn Văn Đài, kỹ sư-doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, luật sư Lê Công Định, blogger Điếu Cày tức nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, kỹ sư Phạm Văn Trội, nhà hoạt động Trần Thị Nga, mục sư Nguyễn Công Chính, blogger Phạm Thanh Nghiên, ba nhà hoạt động Đỗ Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng (trong đó Minh Hạnh và Huy Chương đã ra tù, Quốc Hùng vẫn còn trong trại giam) v.v...

Không chỉ hành hạ, ngược đãi tinh thần, thể xác người tù, nhà cầm quyền còn khủng bố tinh thần gia đình, người thân của họ bằng nhiều cách, gia đình nào có cha, mẹ, anh em, con cái...là tù nhân chính trị thì mọi con đường mưu sinh, mọi cánh cửa tương lai coi như đóng sập trước mắt. Chẳng phải sau này mà ngay từ những năm 50, 60 của thế kỷ trước, những gia đình tù chính trị như gia đình ông Vũ Đình Huỳnh-từng là thư ký riêng của ông Hồ Chí Minh và con trai là nhà văn Vũ Thư Hiên, gia đình nhà bất đồng chính kiến Hoàng Minh Chính..., đã từng có những «trải nghiệm» rất thấm thía về chuyện này.

Trong một chế độ tù ngục phi nhân, mọi rợ như vậy, để phản ứng lại mọi sự ngược đãi, đe đọa đến sinh mạng, tù nhân chính trị chỉ có mỗi một cách là tuyệt thực. Có nhiều người không chỉ tuyệt thực một lần mà nhiều lần. Việc tuyệt thực nhiều ngày luôn để lại những hậu quả tổn thương lâu dài về nội tạng, sức khỏe,và cả trí óc, sự minh mẫn của người tù. Những người tù chính trị cũng biết như vậy, kể cả việc phải đánh đổi bằng mạng sống, nhưng họ không có con đường nào khác.

Đảng và nhà nước VN là một tập đoàn khủng bố. Ngay từ khi bắt đầu cướp chính quyền vào tháng Tám năm 1945 cho tới bây giờ, đã hơn bảy thập niên trôi qua, «bản chất» khủng bố đó vẫn không hề thay đổi! Khủng bố nhân dân nói chung bằng sự sợ hãi, bằng một nền giáo dục tuyên truyền, ngu dân và lạc hậu, nhưng đặc biệt là khủng bố tất cả những ai dám lên tiếng phản đối, chỉ trích đảng, hoặc đòi hỏi tự do, dân chủ, cải cách chính trị.

Người lên tiếng sẽ bị gây khó dễ, hành hạ đủ kiểu từ việc mưu sinh, học hành, cho tới những trò bẩn như sai người khóa trái cửa bên ngoài khiến người bên trong không đi ra được, đây chẳng khác nào âm mưu giết người vì nếu lỡ xảy ra hỏa hoạn chẳng hạn thì sao (gia đình cựu luật sư, tù nhân lương tâm Lê Thị Công Nhân hay blogger, cựu tù nhân lương tâm Điếu Cảy-Nguyễn Văn Hải... có khá nhiều «kinh nghiệm» về chuyện này); cho người ném chất bẩn, ném gạch đá, cả chất nổ vào nhà (mới đây nhất, gia đình blogger Đỗ Thị Minh Hạnh đã phải trải qua những ngày giờ kinh hoàng như vậy và đỉnh điểm là đêm 26.6. 2018, hàng chục viên đá lớn nhỏ đã được ném vào nhà, thậm chí có cả những quả pháo lớn hay bom tự tạo! Và ngày 27.6 khi anh Đinh Văn Hải, một người khuyết tật hoạt động xã hội, đến thăm gia đình Minh Hạnh, trên đường về đã bị một nhóm côn đồ giả danh đánh gãy xương bàn tay phải và xương đòn vai trái, phải nhập viện).

Những trò sai người giả dạng côn đồ để hành hung, hay đạp té xe gây tai nạn cho những người hoạt động, đã xảy ra từ nhiều năm nay. Nạn nhân bất kể là ai, nam hay nữ, già hay trẻ, kể cả linh mục, mục sư cũng từng bị đánh đập dã man. Tổ chức Human Right Watch (HRW) ở New York từng đưa ra báo cáo ngày 19.6.2017, về tình trạng nhà nước VN sử dụng côn đồ để “dạy dỗ” những người không tuân theo «đường lối, chỉ thị» của chính quyền. Bản báo cáo có tựa đề «No Country for Human Right Activitists. Assaults on Bloggers and Democracy Campaigners in Vietnam”.

Và sau những vụ hành hung này là nhà tù, là những bản án nặng nề, phi lý, đổ xuống đầu những người yêu nước!
Ngày CN 10.6, trước việc làn sóng người đổ xuống đường biểu tình tại Sài Gòn và một số thành phố khác để phản đối hai dự luật Đăc khu cho nước ngoài thuê đất với thời hạn lên đến 99 năm và dự luật An ninh mạng, trong đó ở Sài Gỏn lên đến hàng trăm ngàn người, đông nhất từ trước đến nay, nhà cầm quyền vô cùng hoảng hốt.

Sau ngày CN đó, người ta chứng kiến một chiến dịch vừa ngăn chặn vừa càn quét, đàn áp dữ dội của nhà cầm quyền, nhất là tại Sài Gòn. Không khí chẳng khác nào thời chiến. Ngột ngạt. Bức bối, đầy đe dọa. Vào những ngày cuối tuần, thành phố dày đặc dây kẽm gai rào chắn khắp nơi, với sự hiện diện đông đảo các sắc phục công an, an ninh, dân phòng…được triển khai tại các khu vực trung tâm. Hàng trăm người đã bị bắt đưa về đồn công an, bị trao khảo, đánh đập, ngay cả những người không hề có ý định biểu tình mà chỉ tình cờ xuất hiện tại các điểm trung tâm.

(Đọc “Tao Đàn 17/6, Khủng bố tại Sài Gòn?”, RFA, “Sau ‘tổng biểu tình,’ hàng trăm người bị bắt, ‘phạt hành chính’, báo Người-Việt, “Bản lên tiếng về việc công an nhà nước cộng sản đàn áp người dân Sài Gòn Chúa nhật 17-06-2018”, Tiếng Dân…và rất nhiều câu chuyện do chính người trong cuộc kể lại, trên facebook).

Việc bắt người, đánh người một cách tùy tiện đó thể hiện “bản chất” man rợ, khủng bố của đảng và nhà nước cộng sản VN.

Không chỉ chà đạp lên luật pháp trong nước, nhà cầm quyền VN còn ngang nhiên chà đạp lên luật pháp quốc tế và luật pháp của nước khác mà vụ bắt cóc cựu quan chức ngành dầu khí Trịnh Xuân Thanh ngay giữa Berlin vào tháng 7.2017 là một bằng chứng. Trong công văn của Văn phòng Bộ Ngoại giao Đức về quan hệ Việt Nam - Đức, công bố ngày 2.8.2017, đã phải tuyên bố: đây là một “hành động vi phạm luật pháp Đức và luật pháp quốc tế một cách trắng trợn và chưa từng có tiền lệ.” (“Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Đức về vụ Trịnh Xuân Thanh”, BBC).

Vụ bắt cóc đã gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng giữa hai quốc gia. Chính phủ Đức đã cho điều tra và nắm được những bằng chứng rõ ràng không thể chối cãi, với sự tham gia của bao nhiêu nhân vật trong giới công an, tình báo, lãnh sự quán VN tại Đức….mà nổi bật là Trung tướng Đường Minh Hưng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an, người được cho là chỉ huy vụ bắt cóc, Tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam cũng bị coi là dính líu tới vụ việc.

Ông Lubomir Zaoralek, trong cương vị Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Czech, tại một buổi tranh luận của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Czech hôm 21.6, đã phát biểu: "Việt Nam là tội phạm có tổ chức và trở thành mối đe dọa an ninh quốc gia hàng đầu" của nước này. Czech là quốc gia “vô tình” bị dính líu vào vụ bắt cóc, khi tin tức cho biết Trịnh Xuân Thanh được chở từ Berlin sang Prague, thủ đô cộng hòa Czech, sau đó được đưa lên máy bay chở về VN. Chính phủ Đức đã đựa ông Nguyễn Hải Long, một người Việt cư ngụ tại Cộng Hòa Czech, bị cáo buộc có liên quan tới vụ việc và các hoạt động gián điệp, ra xét xử từ ngày 24.4 tại Berlin. Sau gần 3 tháng xét xử, ông Nguyễn Hải Long đã nhận tội tham gia trợ giúp mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và bị Tòa án Đức tuyên án 3 năm 10 tháng tù vào ngày 25.7 vừa qua.

Việc Nguyễn Hải Long nhận tội chẳng khác nào một cái tát vào mặt nhà cầm quyền VN khi họ cứ leo lẻo chối rằng không hề có vụ bắt cóc, mà Trịnh Xuân Thanh đã tự giác về nước đầu thú!

Bộ mặt khủng bố của nhà cầm quyền VN bị lột trần trước công luận thế giới. Có lẽ sau vụ này, nhà cầm quyền sẽ “rút kinh nghiệm” với bên ngoài, nếu có làm những vụ tương tự thi sẽ kỹ lưỡng, cẩn trọng hơn (?!) nhưng còn với nhân dân trong nước thì họ vẫn sẽ tiếp tục ngang nhiên sử dụng bạo lực và mọi biện pháp tàn bạo, hèn hạ khác mà thôi!

Zzz... Đại nạn Trung Hoa: Bí mật thành đô....!!!!!!!!! - Trần Gia Phụng

Thumbnail

- Tình hình các nước cộng sản (CS) trên thế giới xoay chuyển mạnh vào cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90. Các chế độ CS ở Đông Âu như Poland (Ba Lan), Hungary (Hung Gia Lợi), Bulgaria (Bảo Gia Lợi),Tchecoslovaquia (Tiệp Khắc), German Democratic Republic (Cộng Hòa Dân Chủ Đức) hay East Germany (Đông Đức), Yugoslavia (Nam Tư) lần lượt tan rã vào các năm 1989 và 1990. Sau đó, cộng sản Liên Xô, chế độ hậu thuẫn vững vàng cho Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), cũng sụp đổ năm 1991.

Ngay khi nhận được tin tức phong trào CS Đông Âu yếu thế, lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) liền quay qua làm thân trở lại với Trung Cộng, nhượng bộ Bắc Kinh, ra lệnh cho bộ đội CSVN không được nổ súng khi quân Trung Cộng đến chiếm Gạc-Ma (trong quần đảo Trường Sa) năm 1988.

Đang là đồng chí với nhau, còn được Trung Cộng viện trợ tối đa để thành công trong hai cuộc chiến từ 1946 đến 1975, lại phủi tay, bỏ chạy theo Liên Xô, hy vọng vỗ nợ (xù nợ), nên CHXHCNVN bị Trung Cộng dạy cho một bài học nhớ đời năm 1979, rồi đả kích nhau thậm tệ trên chính trường quốc tế, mà nay CSVN phải nhẫn nhục quay lại cầu thân, thì chỉ còn cách xuống nước, nhượng bộ. Năm 1990. bầu đoàn chóp bu CSVN dẫn nhau qua tham dự hội nghị Thành Đô do Trung Cộng triệu tập.

Thử Tìm Hiểu Về Một Cuộc Chiến Tranh Lạnh - Nguyễn Thứ Dân

Chiến Tranh Lạnh (Cold War) là tình trạng căng thẳng chính trị giữa các quốc gia. Trong lịch sử cận đại, sau Thế Chiến II có cuộc Chiến Tranh Lạnh giữa khối Đông Âu (Liên Xô và các quốc gia thuộc quyền) và khối Tây Âu (Hoa Kỳ, các đồng minh NATO, Pháp và Anh), kéo dài hơn bốn mươi năm, từ 1947 đến cuối năm 1991 là ngày Liên Bang Xô Viết sụp đổ.
Chữ "lạnh" được dùng bởi vì không có chiến tranh quy mô lớn trực tiếp giữa hai bên, nhưng cả hai phía đều hỗ trợ các cuộc chiến tranh ở một vài khu vực chính yếu để thử sức nhau về vũ khí, chiến thuật, chiến lược và được gọi là chiến tranh ủy nhiệm (proxy war).
Sau khi tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump, mở đầu cuộc chiến tranh thương mại nhắm vào Trung cộng thì quan hệ chính trị giữa Trung cộng và Hoa Kỳ đã trở nên căng thẳng hơn. Mấy hôm vừa qua, một vài phương tiện truyền thông trên thế giới đã gợi ý rằng TC đang âm thầm chuẩn bị cho một Chiến Tranh Lạnh với Hoa Kỳ.
Đặc San Lâm Viên mời quý vị đọc bài bình luận của Nguyễn Thứ Dân về cuộc Chiến Tranh Lạnh có thể xảy ra giữa Hoa Kỳ và TC cùng với hậu quả của nó, dựa vào những nhận xét liên quan đến lịch và dân tộc tính của hai quốc gia HK và TC. Nếu lịch sử tái diễn thì đây là cuộc chiến tranh để chấm dứt chế độ cộng sản trên toàn thế giới.


Những tin tức trên thế giới trong vài tuần qua đều chú trọng vào các cuộc hội nghị của tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump, hướng về Âu Châu và vùng Đại Tây Dương. Thế nhưng nhìn về phương Đông, vùng biển Thái Bình Dương cũng không yên tĩnh. Đây là điều dĩ nhiên vì Trung Cộng (TC) vẫn âm thầm bành trướng vũ trang, đe dọa nền an ninh của các quốc gia nhỏ bé và yếu thế trong vùng. Gần đây, chúng ta được nghe những lời "đe dọa" là TC đang âm thầm tiến hành một cuộc "Chiến Tranh Lạnh - Cold War" với Hoa Kỳ. Chúng ta hãy thử tìm hiểu về cuộc chiến tranh lạnh qua lịch sử cận đại để nhận định thực trạng và hậu quả của loại tranh chấp này.

Samsung bỏ Trung Quốc sang Ấn Độ xây dựng nhà máy lớn nhất thế giới

Ngày 09/7, nhà máy điện thoại di động lớn nhất thế giới của Samsung ở Ấn Độ đã chính thức khánh thành, buổi khánh thành có tham dự của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Thủ tướng Ấn Độ Modi.

sam sung                                                                                                                                                    Tổng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jea-in  (trái) và Thủ tướng Ấn Độ Modi (phải) cắt băng khánh thành nhà máy sản xuất điện thoại di động của Samsung tại Ấn Độ (Ảnh: Indian Express)

Theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, trong bài phát biểu Tổng thống Moon Jae-in cho biết, các sản phẩm được sản xuất ở đây được tích hợp từ những nỗ lực và công nghệ của hơn 50 nhà sản xuất linh kiện của Hàn Quốc và Ấn Độ. Việc hoàn thành nhà máy của Samsung ở Noida này sẽ cung cấp cho các công ty linh kiện vừa và nhỏ có thêm nhiều cơ hội hơn trong tạo việc làm và xuất khẩu.

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung giai đoạn hai có gì lạ?

Công nhân Trung Quốc may cờ Mỹ tại một nhà máy gia công ở tỉnh An Huy, TQBản quyền hình ảnhAFP/GETTY IMAGESImage caption
Công nhân Trung Quốc may cờ Mỹ tại một nhà máy gia công ở tỉnh An Huy, TQ

Cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung đã bước vào giai đoạn hai - cuộc chiến tiền tệ. Điều này có tác động ra sao đến thị trường và kinh tế Việt Nam?

BBC News Tiếng Việt phỏng vấn Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí từ Florida, Hoa Kỳ, từng là chuyên gia tài chính cao cấp của IMF trong gần 30 năm.

BBC: Câu hỏi đầu tiên là đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã phá giá 8% để đối phó với thuế Mỹ trên hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ, vậy xu hướng này liệu có còn tiếp tục thưa ông?

CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ LỜI TIÊN TRI VỚI TIỀN ĐỒ VIỆT NAM - Chu Tất Tiến

Một sự thực phũ phàng là hiện nay, trước tình hình bi tráng của đất nước, số người ưu tư đến vận mệnh Viêt Nam cũng như số người vẫn kiên trì chống Cộng và bảo vệ Dân Oan, trong nước cũng như ngoài nước, đã giảm đi, trong khi số những kẻ thờ ơ đến việc giang sơn bị băm nhỏ cho Tầu Cộng thì lại tăng lên. 

Một số người mới đi về thăm quê cho biết là những cuộc biểu tình chống Cộng Sản bán nước vẫn xẩy ra tại nhiều nơi, nhưng chỉ thu hẹp trong phạm vi tỉnh lỵ, thành phố nào đó, và tại một thời điểm nào đó, còn đa số những người dân khác thì thờ ơ, vô cảm vì chỉ biết lo đến việc kiếm tiền. Người nghèo thì cố vặn mình để kiếm tiền đắp đổi qua ngày, người giầu thì lo giầu thêm để cạnh tranh với những người giầu khác hầu hưởng thụ tối đa những tiện nghi vật chất mà chế độ “treo đầu dê, bán thịt chó”, giả dạng Xã Hội Chủ Nghĩa này, đem lại. 

Còn ngay tại các cộng đồng người Việt di tản, đặc biệt là tại Thủ Đô Tị Nạn Cộng Sản là Little Saigon, miền Nam California này, tinh thần chống Cộng cũng không mạnh mẽ hơn trong nước. Nhiều, rất nhiều những người từng đến Mỹ theo diện cựu tù cải tạo cũng như đến Mỹ theo diện H.O. đã lần lượt trở về quê, cúi đầu “vâng, dạ” với các những kẻ từng đẩy mình vô tù, nơi ranh giới sống chết chỉ là sợi chỉ. 

"Hội Nghị Thống Nhất Chính Tả Tiếng Việt"

Kính thăm quý Thầy, Cô Hiệu Trưởng, quý Thầy Cô dạy Việt Ngữ và quý Thân Hữu,

Chỉ còn vài tuần nữa là đến ngày tổ chức "Hội Nghị Thống Nhất Chính Tả Tiếng Việt", xin mời quý thầy cô, quý thân hữu click vào website của hội nghị Hội Nghị Thống Nhất Chính Tả Tiếng Việt   để tìm hiểu và ghi danh. 


Mặc dù khi tham dự, quý vị mất 2 ngày cuối tuần, trả $55 cho các bữa ăn: sáng, trưa, chiều, tiệc văn nghệ đầy màu sắc văn hoá, và nhận các tài liệu hội nghị, nhưng sẽ rất vui và điều quan trọng nữa là, giúp quý vị có những hiểu biết cần thiết về Tiếng Việt. Và chính quý vị còn đóng góp sự hiểu biết của mình cho Tiếng Việt thêm tốt đẹp. Đó là tinh thần của Hội Nghị Thống Nhất Chính Tả Tiếng Việt. 

Rành rẽ tiếng Việt là cách nuôi dưỡng khí phách của con dân đất Việt, là gìn giữ được nền độc lập dân tộc. Xin nhớ rằng lịch sử Việt Nam cho thấy, chúng ta đã từng bị giặc phương Bắc đô hộ 1000 năm, nhưng với ý chí kiên định, biết gìn giữ tiếng nói, văn hoá trong dân gian, ông cha ta vẫn giành lại đưọc Đất Nước. Quả đúng vậy, Tiếng Việt Còn, Nước Việt Còn.
Trân trọng kính mời.

Nguyễn Song Thuận
Vũ Hoàng
Đặng Ngọc Sinh
Bùi Đức Uyên
Phạm Thị Huê
Cao Văn Hở
Nguyễn Văn Khoa

Chuyện Thiệt... Tình!

Nói theo kiểu hơi màu mè một chút, thì trong hành trang kỷ niệm của một đời người, kỷ vật khó bị phai nhòa nhất vẫn là những nụ cười có được ở thời còn trẻ với những bạn bè hay gây ra những "dấu ấn" của nghịch ngợm.
Rồi cũng vẫn những tay hay nghịch ngợm đó, cũng vẫn những tiếng cười hay chọc phá đó, có những lúc lại bị trêu ngươi, và chà đạp chết lên chết xuống bởi những nụ cười đen nghiệt ngã.
Điều khổ tâm nhất của những anh có máu hài hước là khi nhìn vào chung quanh chỉ toàn thấy khổ não đến độ không làm sao có thể vắt ra được một nụ cười. Dù rằng những cái cười hài hước đó không thể nào có được chỗ đứng "an toàn" trong một xã hội của những loại con hát luôn luôn hãnh tiến với câu vè "yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội."
Vận nước nổi trôi, rồi bạn bè cũng trôi nổi. Đứa còn, đứa mất. Thằng ở, thằng đi. Nhưng thời gian thì, vẫn như lệ thường, chẳng bao giờ đứng lại để chờ đợi bất cứ ai. Đến lúc bạn bè gặp lại, thì kỷ niệm xưa, như người tình cũ không rủ cũng đến. Còn gì cho bằng khi được gặp lại bằng hữu của những năm tháng đã qua mà dù thời gian có bào mòn, vẫn thấy còn để lại nơi bạn ta một con người cũ của thuở xa xưa. Xin mời quý vị đọc câu "Chuyện Thiệt... Tình!"

Đọc tác phẩm mới "42 Năm Sống Ở Mỹ: Được Gì Mất Gì ?", GS. Lê Thanh Hoàng Dân.

GS. Lê Thanh Hoàng Dân là tác giả của rất nhiều sách với nhiều thể loại văn chương, trong đó có văn du ký. Có lẽ còn rất nhiều người nhớ đến ông giáo dáng cao, điển trai, giọng nói truyền cảm và lịch lãm, tức TV host "manger photo" aussi bien que (kiêm) "manger micro".

Trước năm 1975 ông đã từng điều khiển 2 chương trình "ăn khách" trên đài TV số 9 Sài Gòn là Đố Vui Để Học và Quê Hương Mến Yêu. Trờ về thuở xa xưa ấy hoài niệm có thừa... tôi nhớ khi đi chơi hướng về Thảo Cầm viên (Sở Thú), ngang qua đài Truyền Hình Việt Nam ở số 9 đường Hồng Thập Tự, Sài Gòn. Đài Truyền hình Việt Nam số 9, tức con số hên 9 nút. Thời lượng phát hình vào đầu thập niên 1970 của Đài Truyền hình Việt Nam là sáu giờ mỗi ngày vào buổi chiều. 80% dân chúng ở Miền Nam có thể bắt sóng xem được. Tính trung bình cứ mỗi 50 người dân thì có một ti vi màu hynos thôi.

TOKYO MỘT THOÁNG MƯA BAY - Nguyễn Quý Đại

Image result for kyoto japan


Sau thế chiến thứ hai kinh tế Nhật Bản phục hồi và phát triển nhanh chóng trở thành cường quốc số 1 Á Châu.  Dân tộc Nhậtđã làm thế giới phải kính phục. HHơn 40 năm ở Đức chúng tôiđã có cơ hội đi nhiều quốc gia nhưng cuối tháng tư vừa qua chúng tôi mới có dịp đến SEOUL- TOKYO – KYOTO – OSAKA. 

Hoa Anh Đào không còn nở rộ như những tuần trước ở Seoul. Từ Seoul đến Narita International Airport đường hàng không dài 1275 km, máy bay đáp xuống đường băng chính từ đó chạy vào bãi đậu với tốc độ 25 km/giờ phải mất hơn 20 phút, phi trường rộng mênh mông ánh đèn sáng rực. Thủ tục nhập cảnh rất nhanh vì nhiều cửa kiểm soát, không cần xếp hàng lâu, Narita cách Tokyo 60 km. 

Hệ thống tàu điện ngầm (Tokyo Subway) có nhiều tầng, có các bảng chỉ dẫn bằng tiếng Nhật, tiếng Anh. Du khách có thể đi tàu điện nhanh Narita Express từ tầng hầm sân bay Narita, vào trung tâm mất khoảng một tiếng. Du khách nên vào Internet in bản đồ tàu điện ngầm và tìm hiểu trước, tránh đi lạc, do các trạm luôn đông vào giờ cao điểm: (sáng từ 7giờ -9 giờ, buối chiều từ 17 giờ đến 19 giờ). 

Tiện lợi nhất cần mua Simcard xử dụng Google Maps dễ tìm.Đi tự túc chúng ta có thì giờ xem rỏ từng con đường phố nhỏ hẹp, cái cột, cánh cửa cổ của Chùa, Đền, rất thỏa mái thưởng thức cùng mây bay gió thoảng, đến nơi nào mình thích không phụ thuộc vào chương trình của người hướng dẫn nếu đi theo đoàn.

Đọc tiếp theo LINK sau

https://www.dropbox.com/s/wo14mj3e60915h8/TOKYO%20%20M%E1%BB%98T%20THO%C3%81NG%20M%C6%AFA%20BAY.docx?dl=0

Cuộc hội ngộ sau 47 năm của gia đình Mỹ với người con Việt Nam chưa một lần biết mặt


http://cuocsongomy.com/wp-content/uploads/2018/06/25/cuoc-hoi-ngo-sau-47-nam-cua-gia-dinh-my-voi-nguoi-con-viet-nam-chua-mot-lan-biet-mat-cuocsongomy-com-thumb.jpg

Một gia đình Mỹ vừa may mắn tìm được một thành viên của gia đình ở Việt Nam. Họ không hề biết về người anh ruột thịt của mình trong suốt 40 năm. Chỉ cho đến khi cuộc hội ngộ kỳ diệu diễn ra, tất cả mới có thể tin điều đó là sự thật.
Trang Loves What Matters vừa đăng tải những bức ảnh hội ngộ của một gia đinh Mỹ với lời dẫn truyện của Cara, người em gái út của gia đình. Cara có bố và cậu cùng là quân nhân trong chiến tranh Việt Nam. Cả hai đều trở về quê hương nguyên vẹn sau khi cuộc chiến kết thúc. Tuy nhiên cả hai người đều không biết rằng, cha của Cara đã để lại một phần máu thịt của mình trên dải đất hình chữ S xa xôi đó.
Bản xét nghiệm kì diệu

Chỉ cho đến gần đây, khi một trong những người anh trai của cô thực hiện xét nghiệm ADN 23andMe, họ mới biết rằng ở bên kia đại dương có một ai đó cũng mang cùng dòng máu với mình. ADN 23andMe là chương trình xét nghiệm gen cho phép kết nối và tìm ra những người có cùng huyết thống. Ban đầu khi biết tin, cả gia đình cô đều sốc, họ hồi hộp theo dõi các tính toán, thực hiện một vài cuộc điều tra nhỏ để xác định xem người có cùng huyết thống đang ở nơi xa xôi đó rốt cuộc là ai. Và họ đã nhận ra người ấy chính là anh em trai cùng cha khác mẹ của mình, người con trai mà cha họ không bao giờ biết đến sự tồn tại của anh trên cuộc đời và trong cuộc sống của ông.

Báo Nga: Bắc Kinh bắt đầu rối loạn trong cuộc chiến thương mại

Cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ đang nóng lên, sau khi Mỹ tuyên bố sẽ tiến hành thu thuế 2 lần đối với sản phẩm Trung Quốc, mới đây Mỹ đã nói về kế hoạch thu thuế các sản phẩm Trung Quốc tổng trị giá 500 tỉ Đô la Mỹ (USD). Truyền thông Nga bình luận cho rằng, Bắc Kinh hiện đang rối loạn.

Hãng tin RIA Novosti (Nga) mới đây có đăng một bài phân tích dài có tiêu đề “Đừng chỉ nghe những gì Bắc Kinh nói”, mới đầu Bắc Kinh kiên quyết phản kích một cách có trật tự, nhưng giờ đây đã bắt đầu rối loạn.

Mới đầu, Bắc Kinh mạnh dạn tuyên bố: tính sách lược trong cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ sẽ tấn công Mỹ và “giành chiến thắng đầu tiên”“đáp trả cùng lực độ, cùng quy mô để đánh lại ông Trump”“Mỹ tự nhặt đá ném chân mình”“Trung Quốc sẽ có phản công một cách tất yếu”, “nhắm trúng vào điểm yếu của ông Trump, liên quan đến nông sản, xe ô tô, sản phẩm hóa chất công nghiệp”, v.v.

Bài phân tích nói, đừng chỉ có nghe những gì Bắc Kinh nói, hãy nhìn vào những biện pháp phản kích cụ thể, cuộc chiến thương mại giống như cuộc quyết đấu trong thời kỳ trung cổ, một thương trả một thương, cho đến khi có một bên ngã xuống. Tuy nhiên, lúc mới bắt đầu, sau khi Bắc Kinh tấn công lại, phản ứng của Bắc Kinh đã bắt đầu loạn thế trận, không có trình tự.

Liêu Truong et Phan Nhât Nam présentent "Un été embrasé" aux éditions l'Harmattan

Thân gởi Cô Giáo Trương T. Liễu

Trong hoàn cảnh đất nước đang trên đống lửa, nói chuyện sách vở quả là một điều bất cập. Nhưng tôi xin được ngõ lời chân thành cám ơn ĐẾN CÔ GIÁO TRƯƠNG T. LIỄU sau một thời gian dài nhiều năm, tháng làm việc trong lặng lẽ, cách biệt toàn diện, Cô Giáo đã hoàn thành bản dịch cuốn sách mà quả thật bản thân tôi ( cũng có thể đối với nhiều người dân Miền Nam ) hầu như đã quên đi trong khổ nạn chung quá lớn của Miền Nam/Của cả VN sau 1975 (Càng cụ thể tại hôm nay, qua thế Kỷ 21) - Một bản dịch tuyệt hảo mà ban tuyển chọn của L'Harmattan đã hoàn toàn đồng thuận, không phải sửa một lỗi nhỏ nào về văn phong( bản dịch thuật) và văn ý (nội dung nguyên bản). Cụ thể nay Nhà Xuất Bản đã có lời giới thiệu trang trọng trên hệ thống net toàn cầu - MỘT CUỐN SÁCH ĐẦU TIÊN CỦA MỘT NGƯỜI LÍNH MIỀN NAM ĐƯỢC LƯU TRỮ NHƯ TÀI LIỆU LỊCH SỬ CỦA  THÊ KỶ 2O - SAU  HƠN MỘT THẾ KỶ SÁCH BÁO CỘNG SẢN, THIÊN TẢ ĐỘC CHIẾM DIỄN TRƯỜNG VĂN HÓA TÂY ÂU , CỤ THỂ Ở PHÁP.  

Xin được phép thay mặt Người Lính Miền Nam, những người Miền Nam đã hứng đủ khổ nạn chiến tranh trong Mùa Hè 1972 gởi đến cô Lời Cám Ơn Chân Thực. Nhờ cô chuyển tới NHà Xuất Bản L'Harmattan lời cám ơn nầy do không phải đã in , phổ biến một cuốn sách - NHưng chuyển đến độc giả Pháp, người nơi Tây Âu, trên thế giới nhận biết, hiểu thấu khổ nạn của Người Việt Nam-Người dân VNCH. 

Kính thư, 
Người Lính QLVNCH Phan Nhật Nam.  

Image
Facebook TwitterYouTubeInstagramLinkedin
 
Vient de paraître
Chers lecteurs,
Nous sommes heureux de vous présenter cet ouvrage.
Bonne lecture.
ÉTÉ EMBRASÉ (UN)
Mémoire de guerre d'un officier de l'armée - de la République du Viet Nam
L’effondrement du Sud, marqua la fin de la guerre du Viêt Nam. Auparavant avaient eu lieu des batailles d’une grande ampleur et d’une atrocité poignante. Un été embrasé est le témoignage d’un officier sud-vietnamien, Phan Nhât Nam, qui relate les grandes batailles de l’été 1972, celle de Charlie-Kontum, d'An Lôc et de Tri-Thiên. Ce témoignage révèle un monde d’horreurs et de souffrances et rend hommage au sacrifice et à l’héroïsme de soldats qui croyaient en leur idéal.
264 pages • 26 €
EAN : 9782343143200

L'Auteur
Phan Nhât Nam est né en 1943, au Centre Viêt Nam. Officier de l'Armée de la République du Viêt Nam, il sert dans le corps de parachutistes. Sa carrière militaire de 14 années est suivie d'une captivité de 14 années dans les camps de rééducation communistes. Libéré, il choisit le chemin de l'exil et arrive aux États-Unis en 1993. Auteur d'une quinzaine d'ouvrages, il continue à consacrer son temps à l'écriture, animé par le désir de témoigner de la souffrance du peuple vietnamien à l'époque contemporaine.
Vous pouvez commander cet ouvrage à votre libraire habituel
ou directement en ligne :

 
Editions-Diffusion L'Harmattan
5-7, rue de L’Ecole Polytechnique 75005 Paris
Téléphone  : 01 40 46 79 20
www.editions-harmattan.fr