Wednesday, 14 November 2018

May còn có Trump đời còn Biển Đông - Tran Hung - Báo MAI

baomai.blogspot.com
Nếu bà Hillary Clinton làm tổng thống thứ 45 của Mỹ thì giờ này Biển Đông đã hoàn toàn rơi vào tay Trung cộng, Kissinger và gia đình Hillary kiếm khẳm USD rồi.

Còn nhớ cách đây hơn 06 năm, vào ngày 08/6/2012, khi tiếp tổng thống Philippines là ông Benigno Aquino tại Oval office - Phòng Bầu dục ở Tòa Bạch Ốc, cả tổng thống Obama và bà ngoại trưởng Hillary Clinton đều bày tỏ sự ủng hộ đối với nỗ lực của 10 nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN trong việc cùng Trung cộng sớm đạt được một Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông - COC (Code of Conduct).

Xin nói về COC một chút, hồi năm 2002, ASEAN và Trung cộng đã thông qua Tuyên bố về Ứng xử của Các bên tại Biển Đông - DOC. Tuy nhiên, chưa có nhiều tiến triển suốt từ đó đến nay, khi Trung cộng luôn muốn đàm phán với từng nước thay vì giải quyết các vấn đề với ASEAN. Đến tháng 8/2018, các nước ASEAN và Trung cộng tuyên bố họ đã đồng ý về "dự thảo khung" COC, tuy nhiên thực tiễn vẫn còn những khác biệt căn bản chưa được giải quyết. Trong bản "dự thảo khung" COC, Trung cộng lại chơi "bài điếm" bằng 02 đề xuất sau:

Cựu linh mục gốc Việt được Mỹ bổ nhiệm làm đặc sứ 6 quốc gia Châu Phi

Tiến Sĩ J. Peter Phạm. (Hình: africanarguments.org)
WASHINGTON, DC (NV) – Tiến Sĩ J. Peter Phạm, từng là một linh mục Công Giáo, một chuyên gia về Châu Phi, vừa được Ngoại Trưởng Mike Pompeo bổ nhiệm làm đặc sứ phụ trách vùng Great Lakes ở Châu Phi hôm Thứ Sáu, 9 Tháng Mười Một, theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại Giao.
Vùng Great Lakes bao gồm sáu quốc gia Burundi, Congo, Kenya, Rwanda, Tanzania, và Uganda.
Tiến Sĩ J. Peter Phạm sẽ chịu trách nhiệm phối hợp thực thi chính sách của Mỹ trong vấn đề an ninh, chính trị, và kinh tế, tại các quốc gia này, mà trong đó tập trung vào việc phát triển mạnh mẽ các cơ quan chính quyền và xã hội dân sự, cũng như chương trình tự nguyện hồi hương của người tị nạn và những người chạy loạn tại các quốc gia này.
Ông J. Peter Phạm hiện là phó chủ tịch kiêm giám đốc Africa Center trong Atlantic Council.
Bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết Tiến Sĩ J. Peter Phạm sẽ đóng góp nhiều cho chính sách ngoại giao của Mỹ qua kinh nghiệm về Châu Phi của ông vì trước đây ông từng là phó chủ tịch của Hiệp Hội Nghiên Cứu Trung Đông và Châu Phi (ASMEA), và chủ bút tạp chí Journal of the Middle East and Africa.
Ngoài ra, ông cũng từng là giáo sư Châu Phi Học tại đại học James Madison University, Harrisonburg, Virginia, nơi ông cũng là giám đốc viện Nelson Institute for International and Public Affairs, và là thành viên Nhóm Cố Vấn Cao Cấp của Mỹ về Châu Phi.
Tiến Sĩ J. Peter Phạm sẽ đảm nhận công việc của cựu Đại Sứ Larry Wohlers trong vùng Great Lakes.
Các đại sứ Mỹ ở những quốc gia này vẫn phụ trách quan hệ song phương, nhưng ông J. Peter Phạm sẽ làm việc chặt chẽ với họ và vị phụ tá ngoại trưởng đặc trách Châu Phi để thực hiện chính sách đem lại hòa bình, thịnh vượng, và ổn định trong khu vực.
Tiến Sĩ J. Peter Phạm là tác giả hơn 300 bài viết và thường xuyên bình luận trên các đài truyền hình và báo chí quốc gia.
Trước khi làm việc trong ngành ngoại giao, ông từng là một linh mục Công Giáo.
Theo Atlantic Council, Tiến Sĩ J. Peter Phạm sinh ra ở Paris, Pháp, trong một gia đình Việt Nam.
Sau khi tốt nghiệp đại học University of Chicago, ông trở thành linh mục, phục vụ tại Giáo Phận Peoria, Illinois, Hoa Kỳ, và từng tham gia thương thuyết hòa bình ở Liberia và Sierra Leon do Vatican chủ trương.
Sau này ông hoàn tục, tham gia Atlantic Council, và từng đảm nhận chức phụ tá ngoại trưởng Mỹ đặc trách Châu Phi Sự Vụ.
Tiến Sĩ J. Peter Phạm nói được nhiều thứ tiếng, bao gồm tiếng Anh, tiếng Pháp, và tiếng Ý. (Đ.D.)

Nguyễn Thanh Trang: Giới thiệu tác phẩm THAO THỨC CÙNG QUÊ HƯƠNG của BÙI TÍN

Nơi đây, Việt Báo trân trọng đăng bài viết của Giáo sư Nguyễn Thanh Trang -- bài này được đọc hôm Thứ Bảy 20/10/2018 trong Buổi Lễ Tưởng Niệm Nhạc Sỹ Tô Hải và Nhà Báo Bùi Tín, đồng thời ra mắt sách “Thao Thức Cùng Quê Hương” của nhà báo Bùi Tín tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Giáo Phận Orange, Santa Ana, California. Buổi Lễ Tưởng Niệm sẽ được tường thuật chi tiết với nhiều hình ảnh xúc động, trong một bản tin khác sẽ được Việt Báo viết sau.)
   
blank
Nhà báo Bùi Tín đã qua đời ngày 11/8/2018. Đó là một tin quan trọng đã được loan truyền nhanh chóng trong cộng đồng người Việt hải ngoại và trên bản tin nóng của các hảng thông tấn quốc tế. Nhưng các cơ quan ngôn luận tại Việt Nam đều đợi đến vài hôm sau mới loan tin nầy một cách sơ sài và nặng lời lên án, như báo Đảng đã có tiêu đề “Bùi Tín – Kẻ phản bội nhân dân Việt Nam đã qua đời nơi xứ người”. Đối với số đông người Việt hải ngoại, Bùi Tín là một chiến sĩ dân chủ, một cựu đảng viên CS cao cấp đã tỉnh ngộ và dứt khoát từ bỏ hàng ngũ Cộng Sản, lên án Hồ Chí Minh và Đảng CSVN một cách mạnh mẽ trong gần 30 năm qua.  

Giải Ảo Thời Sự 14-11-2018 - KTG Nguyễn Xuân Nghĩa

Phần 1: Nguyên nhân cháy rừng tại California

Phần 2 - Tình yêu trong chiến tranh ngục tù

Nước Đức lên tiếng về bản án 14 năm tù dành cho Hoàng Đức Bình

Bà Bärbel Kofler đặc trách về nhân quyền \Đức tuyên bố về việc tuyên án nhà hoạt động nhân quyền Hoàng Đức Bình 14 năm tù giam
Về việc nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam Hoàng Đức Bình bị tuyên án 14 năm tù, quan chức đặc trách về nhân quyền của Chính phủ Liên bang Đức bà Bärbel Kofler tuyên bố ngày hôm nay (07.02) như sau:
„Tại Việt Nam lại thêm một nhà hoạt động đấu tranh một cách hòa bình cho những nhà bảo vệ nhân quyền đang bị tù, cho bảo vệ môi trường và cho hoạt động công đoàn độc lập bị tuyên án tù giam nhiều năm. Như vậy Chính phủ Việt Nam tiếp tục đường lối kìm hãm xã hội dân sự, tự do chính kiến và tự do biểu tình – nhất là khi nhìn nhận về hình phạt tù giam nặng nề chưa có tiền lệ đối với những tội như „Lợi dụng các quyền tự do dân chủ“ và „Chống lại quyền lực nhà nước“. 

Như vậy Việt Nam đã vi phạm các công ước quốc tế mà chính Việt Nam đã ký kết. Nhưng trước hết chính Hiến pháp Việt Nam bảo đảm quyền tự do chính kiến và tự do biểu tình. Vì thế không thể hiểu được việc công dân vì hoạt động một cách hòa bình đấu tranh cũng cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước lại bị tuyên án dựa trên viện dẫn cho rằng họ lợi dụng chính những quyền cơ bản đó. 

Ngoài ra với trường hợp Hoàng Đức Bình thì lại thêm một nhà hoạt động nữa trở thành nạn nhân của nền tư pháp hình sự chính trị khi ông đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của người dân ở miền Trung Việt Nam. Sau một thảm họa môi trường do nước thải công nghiệp gây ra, nhiều ngư dân và nông dân đã mất đi cơ sở sinh tồn của họ. Theo quan điểm của tôi, tích cực đấu tranh một cách hòa bình cho quyền lợi của họ không thể bị đánh giá là phạm pháp được.

Việc tuyên án 2 năm tù giam đối với Nguyễn Nam Phong lái xe của một linh mục, vì bị cho rằng trong một cuộc biểu tình đã chống lại lệnh của cảnh sát, cũng đặt ra nhiều câu hỏi. Tôi kêu gọi Chính phủ Việt Nam không bắt giam những công dân vì họ nhận thức được các quyền của mình, thả tự do cho các tù nhân chính trị và kết nối xã hội dân sự với những yêu cầu chính đáng của mình vào các quá trình ra quyết định chính trị.“

Thông tin chi tiết: 
Hoàng Đức Bình tích cực đấu tranh cho các tổ chức công đoàn tự do và độc lập và cho các tù nhân chính trị. Sau một thảm họa môi trường do nước thải công nghiệp gây ra làm cá chết hàng loạt trước bờ biển miền Trung Việt Nam đầu năm 2016, ông đã tham gia phản đối và ủng hộ người dân yêu cầu được đền bù đúng mức vì bị mất đi cơ sở sinh tồn của mình.

Tòa án tại Nghệ An, một tỉnh miền Trung Việt Nam đã đánh giá hành động của ông là lợi dụng các quyền tự do dân chủ. Ông và Nguyễn Nam Phong lái xe của một linh mục công giáo cũng đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của người dân, đã bị tuyên xử còn vì tội chống lại người thi hành công vụ.
http://t1p.de/vpqw

C'EST P A R I S ? ??? Migrants với Paris Mơ Mộng, vì sao ra nông nỗi !!!

Image result for migrants in paris today

Đảng Dân Chủ đả dành được Hạ Viện, nếu theo đúng đường lối, chủ trương của đảng nầy thì trong tương lai rất gần California, Minnesota s là những Paris tiếp theo...Có bạn hỏi tại sao Minnesota lần bầu cử kỳ nầy có 2 phụ nử Hồi giáo đắc cử trở thành Hạ nghị sỉ.....Đó là chuyện của dân Minnesota chỉ biết rõ một điều Minnesota là thủ đô, thánh địa của dân tỵ nạn Somalia, nơi mà ông dân biểu Hồi giáo đầu tiên người Hồi giáo Kieth Ellison trở thành phó ch tịch đảng Dân Chủ, cũng là người đánh cô bồ tơi bời, bị cô nầy tố cáo vi thương tích trên mặt, mà không ai có thể làm gì , vì đảng Dân Chủ bênh vực che chở tối đa, ông nầy cũng vừa đắc c Chánh Biên Lý tiểu bang Minnesota nắm tất cả luật pháp, cảnh sát, tòa án trong tay.....Cầu mong Minessota s an lành vì đây là thành phố thật yên bình, quê hương thứ 2 của tôi , nơi tôi đã sống trên 30 năm trước khi dọn về miền nắng ấm......HHOA...

Xin bấm theo LINK sau

https://www.dropbox.com/s/y70wrghf99arrlt/C%27est%20beau%20Paris1.pps?dl=0

LÀM YÊU? LÀM TÌNH? - người lính già oregon

Lời phi lộĐể thay đổi không khí, và theo yêu cầu của một số thân hữu, xin gửi lại một bài viết đã cũ. Đó là một bài phiếm luận đọc cho vui, hay không vui, nhưng để xả stress vào đầu tuần, không phải là một bài nghiên cứu thâm sâu về ngôn ngữ hay văn chương, hoặc, ngược lại, bình dân tục tĩu. Xin quý vị và quý bạn xem qua, góp thêm ý kiến, nếu muốn, cũng cho vui, nghĩa là không tranh luận một cách nghiêm chỉnh, gay cấn.

      Để làm cái chuyện đó, người Mỹ có kiểu nói lịch sự, văn vẻ,  to make love (= to engage in sexual intercourse), người Pháp, faire l’amour (= accomplir l’acte sexuel). Người Việt mình, cũng rất lịch sự, quen nói làm tình, mặc dù chữ “tình”, trong Việt ngữ, đứng một mình khơi khơi giữa trời, chưa diễn tả hết nghĩa của “to love” hay “aimer” dưới dạng động từ, vì có bao giờ ai (dám) viết “Anh tình em” (I love you, je t’aime)? Nghe được không chứ? Giở tự điển Việt Nam, thấy chữ làm tình (= đàn ông đàn bà ăn nằm với nhau) và ngoài ra không có chữ nào khác tương đương với kiểu nói lịch sự Anh và Pháp. Như vậy, ba kiểu nói, Việt Anh Pháp, giống y chang nhau. Nhưng chả biết mèo nào bắt (chước) mỉu nào?

      1) Riêng tiện nhân, từ hai năm nay, lại dùng, và mãi mãi khoái dùng, từ ngữ làm yêu. Khiến một ông bạn vàng còn bên Phú Nhuận rất ư là thắc mắc, tưởng tiện nhân ở Mỹ lâu năm quên cả tiếng Việt (hoặc làm bộ quên tiếng Việt như mấy thằng cha Việt Kiều, gốc nhà quê, áo gấm về làng, trưởng giả học làm sang, nổ còn hơn kho đạn Long Bình) và nhắc, “ông ơi, làm ơn thay nó bằng làm tình đi”. Tiện nhân bèn cười cười, dĩ nhiên trên mail, “OK, thì chữ nào cũng được, miễn là có làm chuyện đó một cách 'hoành tráng', 'chất lượng' là được, cứu cánh biện minh cho phương tiện mà, Machiavel đã chẳng nói như vậy ru?”.

      Nguyên do cũng tại thế này: Số là tiện nhân nghỉ hưu đã mấy năm. Một hôm, Sở Y tế Quận, qua trung gian của một người bạn, nhờ tiện nhân đến làm giám khảo, có trả lương, cho một buổi tuyển lựa thông dịch viên Anh-Việt, cùng với hai nhân viên của Sở, một Mỹ, một Việt. Một nữ thí sinh trẻ đẹp, cha mẹ gốc Tàu, sinh ra tại Chợ Lớn và lớn lên tại Mỹ, dĩ nhiên tiếng Anh rất giỏi, còn tiếng Việt lơ lớ, giọng Tàu rặt. Khi được yêu cầu dịch một câu về bệnh Aids ra tiếng Việt, gặp chữ make love khó quá cô không biết nói sao, quýnh lên bèn dịch đại: “ờ à… khi hai đứa làm yêu (make love) mà không có bảo trọng (protection) thì ờ à… hai đứa nó dám (they risk) có cái dịp may (to have the chance) ờ à… chụp (to catch) cái bệnh Aids”.

16 công trình điêu khắc kỳ ảo

Những tác phẩm nghệ thuật này dường như đã phá bỏ mọi nguyên tắc vật lý và khiến cho người xem bị thu hút về cả mặt thị giác và tư duy.

Mỗi một nơi trên thế giới đều có ít nhất một công trình điêu khắc mang tính biểu tượng. Nhiều trong số chúng có giá trị nghệ thuật và cách thể hiện vô cùng đặc sắc, chẳng hạn như ý tưởng bẻ cong và làm biến mất đi lực hấp dẫn của Trái Đất đầy ảo diệu. 
Dưới đây là những công trình sáng tạo thu hút cả thị giác và tư duy cho người xem.

1. Tác phẩm "Sức mạnh của thiên nhiên" của Lorenzo Quinn.16 công trình điêu khắc ảo diệu khiến bạn tưởng lực hấp dẫn không còn tồn tại - Ảnh 1.

2. Những thiên thần làm từ dây thép là công trình kỳ công của Robin Wight
16 công trình điêu khắc ảo diệu khiến bạn tưởng lực hấp dẫn không còn tồn tại - Ảnh 2.

John Bolton, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ, Lưu Ý Khối ASEAN

Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á Châu (ASEAN - Association of Southeast Asian Nations) hiện đang họp hội nghị lần thứ 33 tại Singapore từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 11, 2018.

Trong khi Tổng Thống Nga Vladimir Putin, Thủ Tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe đều hiện diện tham dự, thì lại vắng bóng Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ Tịch Trung Hoa Tập Cận Bình mà thay vào đó là Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Mike Pence, và Thủ Tướng Trung Hoa Lý Khắc Cường.  

Hiện thời là lúc Trung Hoa đang tìm đủ mọi cách để tạo thêm vây cánh để đối phó với Hoa Kỳ. Và chắc chắn rằng những con mồi béo bở và dễ nuốt nhất của Trung Hoa vẫn là các quốc gia trong khối ASEAN. Bởi đó, bên lề hôi nghị của ASEAN lần thứ 33, vị Cố Vấn An Ninh Quốc Gia của Hoa Kỳ, ông John Bolton đã lên tiếng cảnh báo các vị nguyên thủ ASEAN trước những manh tâm của Trung Hoa về việc độc chiếm Biển Đông.

Đặc San Lâm Viên xin mời quý vị theo dõi tường trình của The Wall Street Journal đăng ngày 13/11/18 qua bài "Bolton Warns China Against Limiting Free Passage in South China Sea" qua phần chuyển ngữ của Huỳnh Thạnh: "John Bolton, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ, Lưu Ý Khối ASEAN" 



Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á Châu (ASEAN - Association of Southeast Asian Nations) hiện đang có hội nghị lần thứ 33 tại Singapore, từ ngày 11-15/11/2108. Ngoài các quốc gia hội viên còn có sự tham dự của Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Mike Pence, Thủ Tướng Trung Hoa Lý Khắc Cường, Tổng Thống Nga Vladimir Putin, Thủ Tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Đặc San Lâm Viên xin giới thiệu phần chuyển ngữ của bài báo Bolton Warns China Against Limiting Free Passage in South China Sea (1) của Jake Maxwell Watts đã đăng trên tờ The Wall Street Journal ngày 13/11/2018 phúc trình về lời cảnh báo của Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ, ông John Bolton, gửi đến các nhà lãnh đạo của ASEAN về sự tự do vận chuyển trên Biển Đông.