Tuesday, 4 December 2018

DECEMBER 1 – 2018

Diễn Đàn Trái Chiều

TIN BẦU CỬ CẬP NHẬT
Như dự đoán, bà Cindy Hyde-Smith của đảng CH đã chính thức đắc cử thượng nghị sĩ Mississippi, hạ ông Mike Espy của đảng DC với tỷ lệ 54%-46%, trong cuộc bầu nghị sĩ vòng hai tại đây.
Chiến thắng này là chiến thắng thứ hai của đảng CH chống lại những cố gắng lấn đất dành dân tại các tiểu bang miền nam của đảng DC. Chiến thắng đầu là việc bà DC Stacey Abrams đã thất bại không dành được ghế thống đốc Georgia.
Với chiến thắng của bà Hyde-Smith, phe CH đã có đa số 53-47 tại Thượng Viện, bảo đảm tất cả mọi dự luật của đảng DC đưa ra tại Hạ Viện sẽ khó được Thượng Viện thông qua, cũng như bảo đảm TT Trump không thể nào bị bãi nhiệm cho dù phe DC có thể đàn hặc ông để phá uy tín của ông.
Bà Hyde-Smith cũng là phụ nữ đầu tiên được bầu làm thượng nghị sĩ tại một tiểu bang miền nam, Mississippi, một sự kiện lịch sử mà TTDC không nhắc tới, chỉ vì bà này thuộc đảng CH. Nếu bà theo DC, bảo đảm thái độ của TTDC sẽ khác rất xa, ‘hồ hởi tung hô’ đến đinh tai nhức óc luôn về việc một phụ nữ phá trần nhà bằng kính -glass ceiling.
Chẳng những vậy mà TTDC còn cố bôi bác, gọi đây là cuộc bầu mang nặng tính kỳ thị, ý nói dân da trắng đổ xô đi bầu cho bà vì ông đối thủ DC là da đen. Điều mà TTDC cũng im re không nhắc là ông da đen đó, cựu bộ trưởng của TT Clinton, đã bị dính dáng vào nhiều cuộc thưa kiện, đàn hặc, vì tham nhũng, ăn hối lộ.
TTDC cũng tìm cách giảm giá trị của chiến thắng của bà Hyde-Smith khi loan tin bà đắc cử ‘khít nút’ trong khi bà thắng tới gần 8%.

Tiết lộ chiến lược "ăn cắp cả thế giới" của Trung cộng

baomai.blogspot.com  

Đó là một cách ví von của giới quân sự Trung Cộng trong chiến lược nắm lấy, kể cả ăn cắp công nghệ cao từ các nước phương Tây. Chiến lược đó được gắn cho một cái danh xưng hết sức thi vị là “ Picking flowers, making honey”. Đó cũng là tựa đề của một báo cáo của Alex Joske về sự xâm nhập của giới quân sự Tàu dưới vỏ bọc “nhà khoa học” trong các đại học Úc (1).

baomai.blogspot.com
Biểu tượng của chiến lược Picking flower, making honey.

Các nước phương Tây càng ngày càng quan tâm đến những hoạt động mang tính khoa học trá hình cho các âm mưu đánh cắp công nghệ của Trung cộng. Mấy tuần trước, tôi có điểm cuốn sách “Silent Invasion” của Giáo sư Clive Hamilton (2), trong đó ông cảnh báo Úc về viễn cảnh Tàu xâm nhập chính trường và kinh tế Úc. Thật ra, cuộc xâm lăng (có thể dùng chữ đó) đã diễn ra cả 20 năm nay. 

Văn Hóa Online-California 03 Dec 2018

- JAL.
- Chiến hạm Mỹ tự do qua lại vùngb iển quốc tế Hoàng Sa.
- Xác lập hải giới EEZ.
- Khủng hoảng Ukraina - Nga.
- Vụ Huỳnh Thục Vy sơn cờ đỏ.
- Cố TT G.W Bush.
- Bạo động ở Paris.
- Du Ca Giang Châu.
- Vài phút với Dana Winner...


Bấm vào đây: http://www.nhatbaovanhoa.com

Vui lòng forward báo Văn Hóa cho quý thân hữu.
Vui lòng delete bản tin VH khi thân hữu gởi nhầm đến  địa chỉ của bạn.
WEBSITE
WEBSITE
Copyright © 2018 Van Hoa Online-California, All rights reserved.
You are receiving this email because you expressed interest in keeping in touch with us.

Our mailing address is:
Van Hoa Online-California
9353 Bolsa Ave. #M87
WestminsterCA 92683

Ngôi trường Tiểu học mang tên Junko

baomai.blogspot.com

Ở thôn Nhị Dinh 1, xã Điện Phước (TX Điện Bàn, Quảng Nam) có một ngôi trường nghe tên rất lạ lẫm: Trường Tiểu học Junko. 

Thầy Trần Công Trường giới thiệu quá trình thành lập trường: Xin thưa ngay, đó là tên của một người con gái Nhật Bản, và xung quanh đó có nhiều câu chuyện cảm động.

Ước muốn không dang dở

baomai.blogspot.com
  
Đầu năm học mới, chúng tôi tìm về Trường Tiểu học Junko để tìm lời giải cho cái tên lạ lẫm mà nhiều lần qua đây tôi nhìn thấy.

Thầy Hiệu trưởng Trần Công Trường cho biết, biết mấy hôm nữa có đoàn Nhật Bản sang thăm trường, trao quà và hỗ trợ những học sinh thuộc diện nghèo khó.

Từ ngày có trường Junko, năm nào cũng có đoàn Nhật Bản sang thăm. Họ đến giao lưu với các em học sinh, rồi về tận nhà phụ huynh xin ăn ở cùng để nắm bắt tình hình.

Sau khi thu thập xong, sang năm họ quay lại và mang đến những phần quà thiết thực.

Nước Trung Hoa Vào Thời Kỳ Đốc Quân (1916-28)

Vào đầu thế kỷ 20, sau khi triều đại Mãn Thanh bị lật đổ, rồi đến viên Tổng Thống sau khi chuyển sang Đại Đế là Viên Thế Khải bị vắn số, thì Trung Hoa lại chia năm xẻ bảy. Mỗi nơi lại có một đốc quân (warlord) hùng cứ.

Nhưng các vị đốc quân tại địa phương thường lại thiếu khả năng chính trị, do vậy họ vẫn phải dựa vào chính quyền trung ương, như một ông mù phải cõng một ông què mà mắt dù lòa nhưng vẫn còn nhìn được để hai bên cùng "tiến." Đó là hình ảnh của Trung Hoa thời đốc quân 1916-28.

Một đốc quân trẻ tuổi, có tài là Trương Học Lương, được mệnh danh là Young Marshal (Nguyên Soái Trẻ), nhưng đã không có được một mắt nhìn chính trị chính xác. Vì vậy, năm 1936, ông đã vô tình góp sức cho sự sống còn và, sau cùng là sự thành công, của Mao Trạch Đông. Sau đó ông bị Tưởng Giới Thạch giam lỏng từ thời 1936 cho đến 1989. Đến 1993, ông di dân sang Hawaii và chết tại đó vào năm 2001, được đúng 100 tuổi.

Một Lỗ Tấn, nhà văn nổi danh của Trung Hoa, đã "mô tả nước Trung Hoa của quá khứ là một xã hội ăn thịt người."  Và những nhân vật "vang bóng một thời" như Hồ Thích, Khang Hữu Vi, Trần Độc Tú (Tổng Bí Thư đầu tiên của đảng cộng sản Trung Hoa)..., tất cả đều có mặt trong thời kỳ này.

Đặc San Lâm Viên xin mời quý vị cùng duyệt lại thời kỳ lịch sử rối ren này của Trung Hoa qua bài viết của nhà biên khảo Phạm Văn Tuấn:  "Nước Trung Hoa Vào Thời Kỳ Đốc Quân (1916-28)." http://www.dslamvien.com/2018/12/nuoc-trung-hoa-vao-thoi-ky-doc-quan.html

image.png

-- 
Đặc San Lâm Viên

Vai trò lớn cho đảo nhỏ ở TBD trong kế hoạch Biển Đông của Mỹ, Úc

Đào Manus của Papua New Guinea, từng là một căn cứ hải quân do Mỹ lập chống lại Nhật Bản trong Thế Chiến II, đang được nâng cấp để kiềm hãm sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực.
Đào Manus của Papua New Guinea, từng là một căn cứ hải quân do Mỹ lập chống lại Nhật Bản trong Thế Chiến II, đang được nâng cấp để kiềm hãm sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực.
Vấn đề Biển Đông không được nêu ra trong cuộc họp giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây, nhưng trong hậu trường hai bên đã chuẩn bị để ứng phó với những vụ chạm trán khó tránh khỏi trong tương lai. Từng là một căn cứ của đồng minh trong cuộc chiến chống lại Nhật Bản ở Thái Bình Dương, căn cứ hải quân Lombrum trên đảo Manus nhỏ bé của Papua New Guinea đang được Úc và Mỹ nâng cấp, và có thể đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực của Mỹ và các đồng minh nhằm đẩy lùi ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
Báo chí quốc tế trong thời gian gần đây đề cập tới ‘mối nguy bẫy nợ’ Trung Quốc, đơn cử trường hợp 5 quốc gia đã rơi vào bẫy như Sri Lanka, Pakistan, Montenegro, Maldives, Djibouti, chưa kể một số nước Châu Phi … giữa lúc Trung Quốc ve vãn các nước nhỏ, nghèo túng, với những khoản viện trợ tưởng như hào phóng để xây những dự án quy mô -đôi khi không cần thiết, nhắm phục vụ các lợi ích lâu dài của Bắc Kinh.

Hồi ký của cố đại tá Nguyễn-hữu-Duệ, một Phật tử thuần thành, về gia đình nhà Ngô

nhanvat bantho ttdiem

Nguyễn Hữu Duệ  - Ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu đã bị hạ sát vì chống lại việc Hoa Kỳ muốn can thiệp trực tiếp vào miền Nam Việt Nam.

Đại Sứ Ngô Đình Luyện

Nhân dịp ông Ngô Đình Luyện từ Pháp qua Mỹ thăm Đức Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục đang nghỉ ở dòng Đồng Công tại Missouri, lúc ấy gần ngày giỗ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, nên anh Nguyễn Văn Nghi và tôi mời ông đến San Diego dự lễ giỗ ngày 1 tháng 11, sau đó đến Orange County dự lễ vào ngày 2 tháng 11. Ông đến San Diego sớm, nên ở chơi với tôi hơn một tuần.
Khi ở nhà tôi, tối nào ông và tôi cũng nói chuyện đến khuya, có khi đến 2, 3 giờ sáng. Tôi đã hỏi ông được nhiều chuyện của gia đình, và nhiều việc quốc gia nữa, mà tôi chưa được đọc ở sách nào. Tôi xin kể ra đây để các sử gia có thêm tài liệu về Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và nền Đệ Nhất Cộng Hoà do ông thành lập.

Tại sao Ông Diệm nhận lời về làm Thủ Tướng năm 1954?

Theo lời ông Luyện kể, trước đó, mỗi lần muốn thay đổi Thủ Tướng, Quốc Trưởng Bảo Đại đều mời ông Luyện đến, để nhờ thuyết phục Ông Diệm lập nội các. Nhưng Ông Diệm đều từ chối, vì biết nếu về mà còn người Pháp chỉ huy, thì cũng chả làm được gì, chẳng khác gì khi ông được mời làm thượng thư Bộ Lại ngày Bảo Đại mới lên ngôi.

Ông Luyện và Bảo Đại là bạn thân từ thuở nhỏ, cùng học với nhau thời thơ ấu ở Pháp, vì vậy hai người thân thiết với nhau như anh em ruột. Bảo Đại có nhiều người bạn Pháp cũng như ông Luyện, nhưng đối với ông Luyện thì Bảo Đại thân hơn, vì hai người cùng học một thầy người Việt Nam do triều đình cử sang dạy về lễ nghi, lịch sử và cách xưng hô cùng luật lệ của triều đình Việt Nam, hầu khi Hoàng Đế về chấp chánh thì đã sẵn sàng.

Vị thượng thư mà triều đình cử sang là người cao lớn, đen, và mắt trông hơi dữ dằn. Triều đình hy vọng nhờ vị thầy học này, Hoàng Đế sẽ nể nang hơn. Ông Luyện có nói tên vị thượng thư này cho tôi nghe, nhưng nay tôi quên mất rồi (hình như là cụ thượng Thứ thì phải)

Biển Đông: Mỹ Tiến, TC Lùi - Vi Anh

Trong tuần lễ trước, Mỹ ba mặt giáp công TC. Đúng vào lúc Chủ tịch Trung Quốc ghé thăm Philippines, một đồng minh của Washington nhưng lại đang xoay trục hướng về Bắc Kinh, Lực Lượng Không Quân Thái Bình Dương của Mỹ cho hai oanh tạc cơ chiến lược B-52 bay gần Biển Đông, gọi là tham gia một công việc «huấn luyện thường kỳ» ở khu vực «lân cận Biển Đông», gần các đảo tranh chấp. Thông báo của Không Quân Mỹ còn lập lại các từ ngữ mà Trung Quốc rất ghét. Đó là phi vụ của hai chiếc B-52 «phù hợp với luật quốc tế và cam kết lâu dài của Mỹ về một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở».

Không chỉ thị uy trên không, Mỹ còn phô trương sức mạnh trên biển. Hãng tin Mỹ AP còn xác nhận việc Hải Quân Mỹ quyết định cử hai HKMH vào Biển Đông. Đó là các hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan và USS John C. Stennis. Hai hàng không mẫu hạm này vừa tập trận trên vùng Biển Philippines, sẽ chuyển hướng đi vào Biển Đông. Trước đó, hôm 17/11, đô đốc Philip Davidson, Tư lệnh Bộ Chỉ Huy Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, trong một phát biểu tại Canada đã tố cáo Trung Quốc biến các đá ngầm và rạn san hô trên Biển Đông thành một «vạn lý trường thành» hỏa tiễn, đe dọa quyền tự do hàng không và hàng hải trong khu vực.


Những truyện động trời tại khu người Việt ở Warsaw, Ba Lan

LCH chuyển ngữ
Một bài báo về những truyện động trời xẩy ra tại khu dân cư người Việt Nam ở phố nghèo Warsaw Ba Lan
Chủ Nhật vừa qua chương trình Đài truyền hình Đức có truyền phát một phóng sự về cộng động người Việt tại Ba Lan. Đây là một trong hai Đài truyền hình (quốc gia) có thể nói là đứng đắn. Phóng sự nói về sinh hoạt của cộng đồng người Việt tại Ba Lan, hầu hết là di dân từ Miền Bắc. Cách sống và cách xử sự với nhau thật kinh khủng. Những bí mật mà các nhà báo Ba Lan thuật lại thật khó mà tin rằng chúng đã xẩy ra như vậy… những chuyện động trời!

Trump để ngỏ khả năng triển hạn hưu chiến thương mại

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một cuộc họp song phương, ngày 1 tháng 12, 2018 ở Buenos Aires, Argentina.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Ba nêu ra khả năng triển hạn thỏa thuận hưu chiến thương mại 90 ngày với Trung Quốc nhưng cảnh báo ông sẽ quay lại đánh thuế nếu hai bên không thể giải quyết được những khác biệt của mình.
Ông Trump nói nhóm các cố vấn thương mại của ông do Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer dẫn đầu sẽ xác định liệu một "thỏa thuận THỰC SỰ" với Bắc Kinh có khả dĩ hay không.
"Nếu có, chúng tôi sẽ hoàn tất nó," ông Trump viết trong những dòng tin đăng trên Twitter. "Nhưng nếu không hãy nhớ rằng tôi là ‘Tariff Man’" (ý nói ông sẽ không ngần ngại áp đặt thuế quan).
Mối đe dọa chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã phủ bóng lên thị trường tài chính và nền kinh tế toàn cầu phần nhiều suốt cả năm nay, và các nhà đầu tư ban đầu hoan nghênh thỏa thuận hưu chiến mà ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đạt được vào cuối tuần.
Tuy nhiên, sau khi khởi sắc hôm thứ Hai, các thị trường hôm thứ Ba đã sụt giảm mạnh giữa những nghi ngờ về điều gì có thể thực sự đạt được giữa cơ hội đàm phán hạn hẹp. Điều này càng gia tăng những lo ngại về tăng trưởng toàn cầu đang yếu dần.
Chỉ số Công nghiệp Dow Jones giảm hơn 3 phần trăm, chỉ số S&P 500 mất 3,2 phần trăm và chỉ số Nasdaq Composite giảm 3,8 phần trăm.
Tổng thống Đảng Cộng hòa dường như lên tiếng về một trong những mối lo ngại này bằng cách cho thấy ông sẽ không phản đối việc kéo dài thời hạn hưu chiến 90 ngày.
Ông Trump và ông Tập cho biết họ sẽ đình chỉ áp đặt thêm thuế quan trong khoảng thời gian 90 ngày kể từ ngày 1 tháng 12 trong khi họ tìm cách giải quyết những tranh chấp thương mại. Dòng chảy hàng trăm tỉ đôla giá trị hàng hóa đã bị xáo trộn bởi thuế quan của đôi bên.
Ông Trump nói Trung Quốc có nghĩa vụ phải bắt đầu mua sản phẩm nông nghiệp của Mỹ ngay lập tức và cắt giảm 40 phần trăm thuế nhập khẩu xe hơi của Mỹ.

‘Bâng Khuâng’ – Cuốn sách thứ ba của tác giả Ngọc Cường, sắp ra mắt - Tâm An/Người Việt

Tác giả Ngọc Cường, tác giả của cuốn “Bèo Giạt”, “Hệ Lụy” và cuốn sắp ra mắt “Bâng Khuâng”. (Hình: Tác giả Ngọc Cường cung cấp).
WESTMINSTER, California (NV) – Nếu như ai đã từng biết đến nhà văn Ngọc Cường hẳn sẽ quan tâm tới tác phẩm thứ ba sắp ra mắt của ông. Sau khi xuất bản hai  tác phẩm đầu tay là “Bèo Giạt” (năm 2014) và “Hệ Lụy” (năm 2016) được nhiều bạn bè thân hữu, các tạp chí, nguyệt san đón nhận, ông tiếp tục cho ra đời cuốn sách thứ ba, có tựa là “Bâng Khuâng” cũng do Nhà Xuất Bản Người Việt ấn bản và phát hành.
Tác giả Ngọc Cường tên thật là Nguyễn Tường Cường, sinh năm 1947 tại Hà Nội nhưng theo gia đình di cư vào Nam năm 1951. Ông từng tình nguyện nhập ngũ trường Võ Bị Thủ Đức, sau đó phục vụ trong các đơn vị Quân Ðội VNCH. Cũng như bao chiến sĩ VNCH khác, sau năm 1975 ông bị Cộng Sản bắt đi tù, ông đã lần lượt bị giam trong 6 trại tù khác nhau tại phía Bắc Việt Nam. Năm 1981 ông vượt biên và định cư ở Ohio.

Thư Mời / Invitations : 70 năm Ngày Quốc-Tế Nhân-Quyền / 70è Journée Internationale des Droits de l'Homme - Lễ Tưởng Niệm - Commémoảtion "Trần Văn Bá"


QTNQ2018_BRX_WEBSITE

TVB_2019_600
08.12.2018 : BERLIN
Ngày Quốc-Tế Nhân-Quyền
Liên-Hội Người Việt Tỵ-Nạn Cộng-Sản tại CHLB Ðức
13g00-15g00 : Biểu-Tình tại Brandenburger Tor-Berlin
16g00-17g00 : Thánh-Lễ Cầu-Nguyện cho Quê-Hương Việt-Nam
St Aloysius, Schwyserstr. 1, D-13349
18g30-23g00 : Hội-Thảo - Văn-Nghệ tại Hội-Trường

08.12.2018 : PARIS
70è Journée Internationale des Droits de l'Homme
Droits de l'Homme au Vietnam ? Parlons-en !
Salle de l'Association Médecins du Vietnam,
rue du Disque, 7, F-75013 Paris

09.12.2018 : TORONTO
70 năm Ngày Quốc-Tế Nhân-Quyền
13g00 : Đài Chiến-Sĩ Trận-Vong Canada (OCH Cenotaph)
60 Queen St. West, Toronto, ON

10.12.2018 : BRUXELLES
70 năm Ngày Quốc-Tế Nhân-Quyền
Cộng-Đồng Việt-Nam Tự-Do tại VQB
13g00-15g00 : Rond-point Schuman, B-1000 Bruxelles

10.12.2018 : PARIS
70 năm Ngày Quốc-Tế Nhân-Quyền
Hát cho Nhân quyền : " Ánh sáng và Hy-vọng"
18g30 : Tour Eiffel, Paris

16.12.2018 : PARIS
70 năm Ngày Quốc-Tế Nhân-Quyền
Đêm Thắp Nến
14g30-18g00 : Studio Raspail, Boulevard Raspail, 216, F-75014 Paris

09.12.2018 : NOISIEL
Nhạc Hội Cùng Ca Hát và Khiêu-Vũ
Hội Tương-Trợ Phụ-Nữ và Bảo-Vệ Trẻ Em Mồ-Côi Trên Thế-Giới
Restaurant Royal Noisiel, Cour du Buisson, F77186- Noisiel

15.12.2018 : MÖNCHENGLADBACH
Thánh-Lễ & Văn-Nghệ Giáng-Sinh 2018
Hội Bác Ái Vinh Sơn Phao Lô
Nhà Thờ Heilig Geist, Stapperweg, 335, D- 41199 Mönchengladbach

08.01.2019 : LIEGE
Lễ Tưởng Niệm "Trần Văn Bá"
Cộng-Đồng Việt-Nam tại Liège
18g00-19g00 : Parc de la Boverie, B-4020 Liège

12.01.2019 : PARIS
Lễ Tưởng Niệm "Trần Văn Bá"
Phong-Trào "Tinh-Thần Trần Văn Bá"
11g30-18g00 : Espace MAS, rue Terres au Curé, 10, F-75013 Paris

21-22.01.2019 : GENEVE
Kiểm-Điểm Định-Kỳ Phổ-Quát - Vietnam
Palais des Nations, Place des Nations
avenue de la Paix, 17, CH-1202 Genève
08.12.2018 : BERLIN
70è Journée Internationale des Droits de l'Homme
Fédération des Réfugiés Vietnamiens de R.F.A.
13h00-15g00 : Manifestation à Brandenburger Tor-Berlin
16h00-17h00 : Messe pour le Vietnam
St Aloysius, Schwyserstr. 1, D-13349
18h30-23h00 : Débat - Spectacle

08.12.2018 : PARIS
70è Journée Internationale des Droits de l'Homme
Droits de l'Homme au Vietnam ? Parlons-en !
Salle de l'Association Médecins du Vietnam,
rue du Disque, 7, F-75013 Paris

09.12.2018 : TORONTO
70è Journée Internationale des Droits de l'Homme
13h00 : Đài Chiến-Sĩ Trận-Vong Canada (OCH Cenotaph)
60 Queen St. West, Toronto, ON

10.12.2018 : BRUXELLES
70è Journée Internationale des Droits de l'Homme
Communauté Vietnamienne Libre de Belgique
13h00-15h00 : Rond-point Schuman, B-1000 Bruxelles

10.12.2018 : PARIS
70è Journée Internationale des Droits de l'Homme
Concert : " Les Voix de l'Espoir"
18h30 : Tour Eiffel, Paris

16.12.2018 : PARIS
70è Journée Internationale des Droits de l'Homme
Veillée aux bougies : "Lumières pour les 70 ans Droits de l'homme"
14h30-18h00 : Studio Raspail, Boulevard Raspail, 216, F-75014 Paris

09.12.2018 : NOISIEL
Festival Dîner Dansant
Association Aide Aux Femmes et aux Orphelins du Monde
Restaurant Royal Noisiel, Cour du Buisson, F77186- Noisiel

15.12.2018 : MÖNCHENGLADBACH
Messe de Noël et Spectacle
Hội Bác Ái Vinh Sơn Phao Lô
Eglise Heilig Geist, Stapperweg, 335, D- 41199 Mönchengladbach

08.01.2019 : LIEGE
Commémoration "Trần Văn Bá"
Communauté Vietnamienne de Liège
18h00-19h00 : Parc de la Boverie, B-4020 Liège

12.01.2019 : PARIS
Commémoration "Trần Văn Bá"
Mouvement " Tinh-Thần Trần Văn Bá"
11h30-18h00 : Espace MAS, rue Terres au Curé, 10, F-75013 Paris

21-22.01.2019 : GENEVE
UPR (Universel Periodic Review) - Vietnam
Palais des Nations, Place des Nations
avenue de la Paix, 17, CH-1202 Genève

Lê Hữu Đào
www.dao-liege.org
http://www.youtube.com/user/daoliege/videos?flow=grid&view=0
"Ce qui m'effraie, ce n'est pas l'oppression des méchants; c'est l'indifférence des bons"
Martin Luther King

CHIẾN TƯỚNG ROBERT LIGHTHIZER PHÁ VỠ CẤU TRÚC CHÍNH TRỊ CỦA TRUNG CỘNG

image.png

Trong bữa ăn tối giữa Trump với Tập, Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã ủy quyền cho "sát cộng" Peter Navarro tham dự, nhưng nay ông lại được Trump ủy thác sứ mạng dẫn đầu phái bộ Mỹ tại các cuộc đàm phán với Trung cộng diễn ra trong vòng 90 ngày hưu chiến thương mại. Đây là một tin dữ mà phía Trung cộng phải đối diện.

Nói sơ về ông Robert Lighthizer, ông là một luật sư đã từng học ngành luật cùng Bill Clinton, thời ông Reagan làm tổng thống Mỹ, ông Robert Lighthizer được chỉ định làm phó đại diện thương mại Mỹ và đã dẫn đầu các cuộc đàm phán với Tokyo nhằm giảm thâm hụt thương mại lớn với Nhật Bản. Ông Lighthizer được xem là một  người đầy kinh nghiệm có đủ phẩm chất của một nhà thương thuyết cao cấp.