Friday, 21 December 2018

Trung Cộng: Kỷ niệm 40 năm cải cách, Tập che bóng Đặng

Lễ kỷ niệm 40 năm cải cách và mở cửa của Trung Cộng, Bắc Kinh, 18/12/2018. (Ảnh: Reuters/Jason Lee)
Điểm báo Pháp về 40 năm cải cách của Trung Cộng:
Về thời sự châu Á, Le Figaro (18/12/2018) trên trang nhất có hàng tựa đáng chú ý “40 năm sau công cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình, Trung Cộng nhắm đến chiếm ưu thế công nghệ“.
Vào ngày này cách nay đúng 40 năm, ngày 18/12/1978, ông Đặng Tiểu Bình trong kỳ khai mạc đại hội Đảng Cộng Sản Tàu đã quyết định thay đổi dòng chảy lịch sử đất nước, khi cho tiến hành một loạt các cải cách triệt để về kinh tế.Sau bốn thập niên, Trung Cộng đã có một sự chuyển đổi vị thế ngoạn mục: đi từ nước nghèo thành một siêu cường. Lễ kỷ niệm đương nhiên là dịp để Bắc Kinh phô trương hình ảnh đoàn kết, những tràng pháo tay không dứt sau bài phát biểu của Tập Cận Bình. Nhưng ẩn sau hình ảnh đẹp đẽ đó, tờ Le Figaro cho rằng nội bộ đảng Cộng Sản Tàu đang có những chia rẽ sâu sắc giữa phe cải cách và phe bảo thủ.

Chỉ Trong Một Niệm ( Ngọc Bảo - Exryu SCA) và Du Ký Bhutan ( 5Cali )



Exryu Cuối Tuần đã upload bài mới nhất của chị Ngọc Bảo - Exryu SCA gởi về chia sẻ với gia đình Exryu tuần qua. 





và bài của anh Trương Hà Sanh đã chia sẻ trên WW

Du Ký Bhutan ( 5Cali - Trương Hà Sanh - Exryu Bắc Cali)

Mời các anh chị vào xem. Nếu không xem được trực tiếp trong mail xin mời vào trang nhà : http://www.ERCT.com

Chúc một ngày an bình - TGIF 

Exryu Cu i Tu n

Lần đầu tiên từ sau Thế chiến, Nhật sẽ có 2 hàng không mẫu hạm để đối phó Trung Cộng

Tàu DDH-184 Kaga lớp Izumo chở trực thăng (T) sẽ được nâng cấp thành hàng không mẫu hạm, tại cảng Yokohama, 22/03/2017. (Mandatory credit Kyodo/via REUTERS)
Lời người post: Nhật tăng cường quân sự một cách rất nhẹ nhàng và thông minh, không cần đóng hàng không mẫu hạm  tốn phí cả hằng chục tỉ USD,  chỉ cần thiết kế thêm tàu chở trực thăng để làm HKMH cho các chiến đấu cơ khi cần, đó là những chiến đấu cơ hạ cánh và cất cánh lên thẳng như trực thăng F-35 của Mỹ. Sự việc tăng cường quân sự này để đóng góp thiết thực vào chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương mà Mỹ-Ấn-Úc-Nhật đề xướng và thực hiện. Việc tăng cường quân sự cũng để chống lại quân Nga đang có những đe dọa vùng Bắc nước Nhật. Từ một nước sau Đệ II Thế Chiến không được có quân đội, không được trang bị vũ khí chiến tranh, nay đã trở thành một cường quốc quân sự ở châu Á thì phải nói là họ có cả một chiến lược giỏi.
Chính phủ Nhật Bản hôm nay 18/12/2018 thông qua kế hoạch quốc phòng cho 5 năm tới. Theo đó lần đầu tiên kể từ sau Đệ II Thế Chiến quân đội Nhật sở hữu hai hàng không mẫu hạm, mua thêm nhiều chiến đấu cơ tối tân, nhằm đối phó với sức mạnh quân sự của Trung Cộng trong khu vực.
Hai chiến hạm chở trực thăng Izumo và Kaga sẽ được thiết kế thêm thành hàng không mẫu hạm, để các phi cơ tiêm kích loại F-35 có thể hạ cánh và cất cánh. Tuy vậy, các chiến đấu cơ không đậu thường trực trên hai tàu sân bay này.

Văn Hóa Online-California 21 Dec 2018

-  Ngư lôi? dạt vào bờ biển Phú Yên VN.
-  Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ từ chức.
- Mục DIỄN ĐÀN / Ý KIẾN / VĂN HÓA.


Bấm vào đây: http://www.nhatbaovanhoa.com

50 Năm Tết Mậu Thân: Mở Hồ Sơ Mật CIA

Tai lieu Tet Mau Than_TT Johnson 04
Tổng Thống Hoa Kỳ Johnson (giữa) lắng nghe Tướng Greighton Abrams và Tư Lệnh Quân Đội Hoa Kỳ tại Việt Nam trong cuộc họp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia vào tháng 3 năm 1968, chỉ 4 ngày trước khi ông tuyên bố không tái tranh cử TT. (LBJ Library)

Tháng Giêng năm 2018 là thời điểm đánh dấu 50 năm biến cố Tết Mậu Thân 1968, khi mà Cộng Sản Bắc Việt cùng với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, một tổ chức bù nhìn do Hà Nội dựng lên để làm tay sai tuyên truyền và phá rối địa phương tại Miền Nam Việt Nam, đã mở cuộc tấn công trên nhiều thành phố khắp Miền Nam ngay trong giờ phút thiêng liêng của Lễ Giao Thừa đón Tết cổ truyền của dân tộc. 

Hệ quả của cuộc tấn công đầy dã tâm đó đã làm cho CS Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam thảm bại chua chát trước sự kháng cự và phản công oanh liệt của toàn quân dân Việt Nam Cộng Hòa và Đồng Minh Hoa Kỳ quyết giữ vững từng tấc đất tự do. Có tới 36,000 du kích của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và bộ đội CS Bắc Việt đã bị giết chết trong trận tấn công Tết Mậu Thân. Nhưng nạn nhân đau thương nhất vẫn là hàng ngàn người dân Miền Nam vô tội đã chết trong bom đạn của trận chiến, hoặc đã bị du kích Mặt Trận Giải Phóng và quân đội Miền Bắc thảm sát, kinh hoàng nhất là những vụ chôn sống người tập thể tại Thành Phố Huế. 

Bác Sĩ Ca Nhạc Sĩ Phạm Anh Dũng - Facebook Trần Việt Hải

Intro... NS. Phạm Anh Dũng.
Phạm Anh Dũng sinh năm 1949, là bác sĩ chuyên khoa gia đình tại Santa Maria, California. Anh có lẽ là người y sĩ sáng tác nhạc được nhiều người biết đến nhất, không những vì nhạc hay, sáng tác nhiều mà còn vì những hoạt động văn nghệ rất sinh động trên Internet.
Phạm Anh Dũng bắt đầu sáng tác nhạc từ lúc còn rất trẻ, năm 1965. Anh sở trường về Guitar và đây cũng là nhạc cụ anh đã dùng để sáng tác. Anh đã viết được hơn 350 ca khúc , khoảng 50 bài viết cả nhạc lẫn lời, 300 bài kia là thơ phổ nhạc.

Paris có gì lạ không em ? - Từ Thức (Paris)

Paris bẩn, đường phố đầy rác rưởi . Paris bất an, homeless ngủ đầy đường, đi đâu cũng đụng ăn mày, ăn xin, sểnh ra là bị móc túi. Paris đắt đỏ, nhìn thấy giá cả cũng đủ khiếp. Paris loạn, ngày nào cũng biểu tình, và có biểu tình là có đập phá, đốt xe, như một nước có chiến tranh.
Những nhận xét đó trên facebook của một thân hữu cũng là nhận xét của nhiều người.
Tại sao một thủ đô tự nhận và được coi là ‘’trung tâm ánh sáng ‘’lại tệ hại đến thế ?.
Nhiều bạn xúi tôi trả lời. Tôi ngần ngại, vì không muốn trở thành cái máy trả lời. Nhưng có vài phút rảnh, cũng bàn góp, cho vui .

Nhà thờ Đà Lạt mùa Giáng Sinh

Đà Lạt, một địa danh của miền Nam Cao Nguyên Trung Phần đã được văn, thơ và nhạc biến thành một thành phố của mộng mơ với thác Cam Ly, Hồ Xuân Hương, Hồ Than Thở, với hoa Mimosa vàng và hoa Đào hồng nở rộ mỗi độ xuân về. Đà Lạt đã là khung cảnh cho bao nhiêu cuộc tình thơ mộng cũng như dang dở. Với kiến trúc mang nặng hình thái của một Paris thu nhỏ, và như thế mùa lễ hội cuối năm mang đậm nét tây phương. Ngôi nhà thờ Con Gà của Đà Lạt vẫn đứng đấy từ bao năm lặng nhìn những cặp tình nhân sánh đôi trong ngày lễ hội... Bài thánh ca đêm Giáng Sinh ngày nào có thể là một kỷ niệm thân thương đáng nhớ, nhưng cũng có thể là một bản thánh ca buồn cho cuộc tình không trọn vẹn.

Đặc San Lâm Viên mời quý vị theo chân tác giả Tâm Minh Ngô Tằng Giao cùng những vần thơ mượt mà của nhiều tác giả để trở về Đà Lạt của những ngày tháng cũ, nơi đã để lại biết bao nhiêu kỷ niệm trong lòng người đã từng có một thời sinh sống tại thành phố sương mù này, nhất là trong tâm hồn những người xa xứ.

http://www.dslamvien.com/2018/12/nha-tho-da-lat-mua-giang-sinh.html


Đặc San Lâm Viên

Giải Ảo Thời Sự 20-12-2018 - KTG Nguyễn Xuân Nghĩa

Phần 1: Trump lại đánh trống bỏ dùi! 

 
Phần 2: Làm sao thể hiện lòng dân?

Lịch sử “Bài thánh ca buồn” của Nguyên Vũ

Image result for nhà thờ con gà đà lạt

Nhà thờ lớn nhất thành phố Đà Lạt là ngôi giáo đường ở gần khách sạn Palace được gọi là nhà thờ “Chánh Tòa”, hay còn cái tên dân gian là nhà thờ “Con Gà” vì trên đỉnh tháp chuông có tượng một con gà lớn. Nhà thờ được xây dựng từ 1931 đến 1942, là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất của Đà Lạt. Một bản nhạc nổi tiếng được gợi hứng từ nhà thờ Con Gà là bản: “Bài thánh ca buồn” của Nguyên Vũ. (qua tiếng hát của Pat Lâm)
    
Nhạc sĩ NGUYÊN VŨ tên thật là Nguyễn Tuấn Khanh, sinh năm 1944 tại Hà Nội nhưng suốt thời thơ ấu ông sống ở Đà Lạt. Những năm tháng tuổi thơ sống ở thành phố sương mù đã tác động nhiều đến bước đường nghệ thuật của ông trong đó có “Bài thánh ca buồn”. Bài hát này là một trong những ca khúc pop-ballad được nhiều người Việt ưa chuộng vào mỗi dịp Giáng sinh.

Nhạc sĩ Nguyên Vũ cho biết:

Tôi không nghĩ ca khúc này lại được nhiều khán giả yêu mến đến thế. Khi viết ca khúc ấy, đơn giản tôi đang hoài niệm quãng thời gian trai trẻ của mình. Cái thời mà tôi chỉ dám ngắm nhìn người tôi mến, không dám mở lời làm quen…    

Thuở tôi là một cậu bé 14 tuổi ngày đi lễ ở nhà thờ Con gà (TP. Đà Lạt), sở dĩ tôi “chịu khó” đi lễ bởi vì phát hiện ra một cô gái rất xinh và ngoan đạo mỗi ngày vẫn đi ngang qua ngõ nhà tôi để đến nhà thờ. Trái tim vụng dại của thằng con trai mới lớn đập loạn nhịp trước bóng hình thiếu nữ tóc bồng bềnh trong gió cao nguyên. Ngày qua ngày, suốt hơn ba tháng trời, tôi âm thầm, lầm lũi làm “cái đuôi” của cô ấy. Kẻ trước người sau, mỗi bận đi lễ về phải đi bộ hơn 3km đường đèo nhưng một lời bẻ đôi tôi không dám thốt. Lòng thành của tôi chỉ được hưởng một ân huệ cỏn con: Tôi được biết cô ấy tên Th., lớn hơn tôi 2 tuổi…    

Thế rồi một buổi chiều gần lễ Giáng Sinh, tan lễ thì trời đổ mưa to, cô ấy nép vào một mái hiên trú mưa, tôi cũng… trú tạm bên cạnh, hai người đứng cách nhau độ một gang tay. Lẫn trong tiếng mưa vang lên giai điệu quen thuộc của bản thánh ca “Đêm thánh vô cùng” (Silent Night) vẳng ra từ ngôi nhà gần đấy: “Đêm Thánh vô cùng / Giây phút tưng bừng / Đất với trời, se chữ đồng… Cô ấy đưa tay hứng những giọt nước mưa và khe khẽ hát theo. Tôi lặng người. Giọng hát cô ấy buồn da diết. Tự dưng tôi cảm thấy run, khẽ đưa tay vuốt nhẹ những hạt mưa bụi li ti bám bên ngoài chiếc áo của cô ấy. Cô ấy bất chợt quay sang tôi nhoẻn miệng cười: “Cảm ơn nghen!”. Mưa tạnh, “người trong mộng” đã khuất dạng tự bao giờ mà thằng con trai 14 tuổi vẫn còn đứng ngẩn ngơ vì “Người đi một nửa hồn tôi mất / Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ”.

Ba ngày sau, gia đình tôi chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Tâm trạng tôi lúc đó y như người vừa đánh mất một vật quý giá. Từ đó, mỗi khi chợt nghe bài “Đêm thánh vô cùng” lòng tôi lại tái tê với ánh mắt, nụ cười hồn nhiên, thánh thiện tựa thiên thần của “người ấy… Ôm hình bóng ấy cho đến mãi 14 năm sau, tình cờ nghe lại “Đêm thánh vô cùng” từ chiếc máy đĩa, bỗng dưng cảm xúc từ một mối tình thánh thiện, hồn nhiên như trẻ thơ – tưởng như đã vùi sâu dưới lớp bụi trần thời gian – chợt ùa về trong ký ức, thôi thúc tôi và “Bài thánh ca buồn” ra đời.