Saturday, 30 March 2019

Hạ màn hay chưa? - K‎ý Thiệt

image.png

Sau những đồn đoán kéo dài cả tuần, cuối cùng thì ông Robert Mueller, tham vấn đặc biệt, cũng đã chấm dứt cuộc điều tra kéo dài gần hai năm, hay chính xác là sáu trăm bảy mươi lăm ngày (17.5.2017- 22.3.2019), của ông ta và gửi bản phúc trình cuối cùng lên Bộ trưởng Tư pháp William Barr.

Image result for William Barr.

Thời điểm để chuyển tập phúc trình này chắc không phải là tình cờ khi nó xảy ra vào chiều muộn ngày thứ sáu, 22.3.2019, lúc công sở, tư sở, các công ty, hãng xưởng, kể cả một số báo, đã đóng cửa, nghỉ hai ngày cuối tuần. Rõ ràng là ông Robert Mueller muốn hãm bớt sức nổ của “quả bom” mà ông ta tung ra. Nhưng liền sau đó, trên màn ảnh tất cả các hệ thống truyền hình tại Mỹ đều loan tin giờ chót, rồi bình luận và bình luận, rồi phỏng vấn, rồi những biến chuyển mới…về phúc trình liên tục kéo dài suốt hai ngày thứ bảy và chủ nhật. Thủ đô nước Mỹ đã bị tràn ngập trong sự rối loạn và tiếng ồn sau khi phúc trình của ông Mueller được loan báo.

Tình Yêu Của“Cô Láng Giềng” - Đoàn Dự

THƯA QUÝ BẠN, cách đây khoảng 12 – 13 năm, khi nhạc sĩ Tô Vũ còn sống, bà Q.Việt “Nữ công gia chánh” ở bên Úc, hình như sang chơi bên Mỹ, có gửi cho tôi 200 đôla Mỹ nhờ tôi chuyển giùm cho nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý (tác giả bản nhạc Dư Âm chắc quý bạn vẫn còn nhớ) và nhạc sĩ Tô Vũ (tác giả bản nhạc Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa), mỗi người 100 đô la. Sau đó bà gọi điện thoại cho biết bà quen với hai vị nhạc sĩ này từ khi còn ít tuổi và vẫn nghe nhạc của họ.

Image result for nhạc sÄ© hoàng quý 
Nhạc sĩ Tô Vũ

Nhà nhạc sĩ Tô Vũ ở đường Lê Văn Sỹ tức đường Trương Minh Giảng cũ, Sài Gòn; còn nhà nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý ở đường Nguyễn Phi Khanh gần chợ Tân Định. Cả hai vị lúc tôi đến trao tiền đều đã ngoài 80 tuổi (NS Tô Vũ sinh năm 1923, lớn hơn NS Nguyễn VănTý 2 tuổi) nhưng rất vui tính, thích kể những kỷ niệm thời còn trẻ tuổi, nhất là các kỷ niệm về tình yêu khiến các vị viết nên những bản nhạc trữ tình mãi mãi đi sâu vào lòng người. 


Garden Grove chọn Tháng Tư là ‘Tháng Tư Đen’

Học sinh cầm cờ vàng Việt Nam Cộng Hòa diễn hành Tết 2019. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
GARDEN GROVE, California (NV) – Trong phiên họp tối 26 Tháng Ba, Hội Đồng Thành Phố Garden Grove đã bỏ phiếu thuận 7-0 để thông qua hai nghị quyết do hai Nghị Viên Phát Bùi và Thu-Hà Nguyễn đồng tác giả là tuyên bố ngày 29 Tháng Ba là Ngày Cựu Quân Nhân Chiến Tranh Việt Nam và tuyên bố (trọn) Tháng Tư là Tháng Tư Đen.
Trước đây Nghị Viên Phát Bùi đã đệ trình và Hội Đồng Thành Phố đã thông qua nghị quyết cấm cờ Việt Cộng trong khu vực của thành phố. Nghị quyết này, sau khi vinh danh chính nghĩa Việt Nam Cộng Hòa và lên án Việt Cộng đã xác định hai điểm rõ rệt.
Điểm thứ nhất, tái xác định lá cờ vàng Việt Nam Cộng Hòa là lá cờ di sản, lá cờ biểu tượng cho chính nghĩa tự do, và là lá cờ chính thức của cộng đồng gốc Việt tại thành phố Garden Grove. Lá Cờ Vàng được phép treo hay trưng bày tại các chương trình được thành phố bảo trợ hay tổ chức cũng như tại các chương trình của cộng đồng.
Điểm thứ nhì, cấm trưng bày lá cờ của Cộng Sản Việt Nam trong khu vực của thành phố. (ĐG)

Mất Đà Nẵng!


Tống Viết Minh

Tình hình quân sự ngày càng có nhiều biến chuyển sau tết Ất Mão (1975). Trong khi Đà Nẵng cũng như mặt trận vùng hỏa tuyến vẫn không có triệu chứng gì xấu đi cả, tin thất thủ Ban Mê Thuột cùng với việc triệt thoái các lực lượng quân sự theo Tỉnh Lộ 7B nối liền các tỉnh cao nguyên trung phần Việt Nam: Pleiku, Kontum với Phú Yên đã đem đến cho người dân bao nhiêu bàng hoàng sửng sốt.

Cuộc triệt thoái không được phối hợp chặt chẽ và điều nghiên kỹ càng của cả một quân đoàn đi qua một tỉnh lộ bỏ hoang từ nhiều năm được báo chí, các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước tường thuật như là một sự thất bại nặng nề. Không những bao nhiêu lực lượng quân sự, mà còn cả đoàn dân chúng chạy nạn kéo theo sau đoàn quân đã làm cho cuộc triệt thoái rơi vào một tình trạng hỗn loạn gần như không người chỉ huy.

NGHẸT THỞ VỚI “ĐINH TRANG MỘNG”

(Rút từ facebook của Nguyễn Thị Tịnh Thy)

“Đinh Trang mộng” là tác phẩm mà nhà văn Diêm Liên Khoa (Trung Quốc) phải xin lỗi người đọc bởi vì đã trao cho họ một câu chuyện quá đỗi buồn thảm, một nỗi đau đớn thắt lòng, “một khối tuyệt vọng khổ đau”.
*
Không có mô tả ảnh.Người kể chuyện của “Đinh Trang mộng” là linh hồn của cậu bé Tiểu Cường mười hai tuổi. Đinh Thủy Dương, ông nội Tiểu Cường, đã thành công trong việc vận động dân Đinh Trang bán máu để thoát nghèo. Khốn thay, ông vừa khiến cho họ đổi đời, vừa khiến họ mất mạng. Ông vừa làm tái sinh Đinh Trang, vừa hủy diệt Đinh Trang. Kiếm tiền quá dễ, người dân Đinh Trang lao vào bán máu như điên. Trên đường làng dày đặc bông sát trùng, đầu kim tiêm và bình thủy tinh bị vỡ. Trạm thu mua máu lưu động mọc lên khắp nơi. Người ta có thể vừa ăn cơm, vừa giơ cánh tay lên để lấy máu; đang làm đồng, có thể nhảy lên bờ bán máu. Kim tiêm và bông băng dùng chung, rất nhanh và rất tiện. Máu trong cơ thể như nước trong giếng, càng múc càng đầy.
 Nhà cửa khang trang, tiện nghi đủ đầy, cuộc sống như mơ. Người phất lên nhanh nhất trong cơ cuộc này chính là Đinh Huy – con cả của Đinh Thủy Dương. Đinh Huy trở thành nậu máu, vua máu của một vùng.

Nguyễn Hiến Lê trong đời tôi - Nguyễn Mộng Giác

Văn Học Nghệ Thuật, số 8 & 9, tháng 12/85 & 1/86
Image result for nguyen hien le
Một sáng chủ nhật cuối năm 1984, có dịp ghé lại một hiệu sách ở quận Cam, giở tờ báo Đời số Xuân Ất Sửu tôi mới biết tin nhà văn Nguyễn Hiến Lê vừa qua đời tại Việt Nam hôm 22 tháng 12 năm 1984.
Tin đó khiến tôi lặng người bàng hoàng!
Đối với tôi, nhà văn Nguyễn Hiến Lê là một vị thầy uyên bác mà hơn một trăm cuốn sách ông đã xuất bản hướng dẫn tôi suốt các giai đoạn đời. Chẳng những thế, ông còn là một người cầm bút gương mẫu, mà dù cố gắng bao nhiêu đi nữa, tôi vẫn không bao giờ đạt được những thành quả như ông. Sự cần cù hiếu học, sự tôn trọng tinh thần khách quan và nhân bản, sự cẩn trọng đối với chữ nghĩa, đức kiên nhẫn và khiêm nhường…nói chung là những gì cao đẹp nhất ở một nhà trí thức, tôi đều tìm thấy nơi ông.

Trump nhắm tăng cường chế tài các công ty nước ngoài làm ăn với Venezuela

Cố văn An ninh Quốc gia John Bolton
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét áp đặt chế tài lên các công ty từ các quốc gia khác làm ăn với Venezuela để cắt đứt nguồn thu cho Tổng thống Nicolas Maduro, cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump, John Bolton, nói với Reuters TV hôm thứ Sáu.
“Chúng tôi đang nhắm đúng theo hướng đó,” ông Bolton nói khi được hỏi liệu ông Trump sẽ cân nhắc “các chế tài thứ cấp” hay không.
“Hiện tại, chúng tôi thậm chí đang xem xét một loạt các bước bổ sung mà chúng tôi có thể thực hiện,” ông nói.
Mỹ và hầu hết các nước phương Tây khác đã bày tỏ sự ủng hộ dành cho lãnh đạo đối lập Venezuela Juan Guaido, người đã viện dẫn Hiến pháp vào tháng 1 để tuyên bố mình là Tổng thống lâm thời. Ông lập luận rằng việc ông Maduro tái đắc cử vào năm 2018 là bất chính danh.
Dầu cung cấp 90 phần trăm nguồn thu xuất khẩu cho Venezuela, một nước thanh viên của OPEC. Mỹ áp đặt chế tài lên công ty dầu mỏ nhà nước Venezuela PDVSA vào tháng 1, ngăn cấm các công ty Mỹ giao dịch với công ty này trừ phi doanh thu chuyển tới một quỹ dành cho ông Guaido.
Chính quyền Trump chưa ban hành các chế tài đối với các công ty từ các quốc gia khác làm ăn với PDVSA - nhưng các quan chức Mỹ đã có những “cuộc trò chuyện” với các cơ sở giao dịch dầu mỏ và các chính phủ trên khắp thế giới để thuyết phục họ giảm bớt các giao dịch với ông Maduro, Đặc phái viên Venezuela của ông Trump, Elliott Abrams, nói trước đó trong ngày thứ Sáu, theo Reuters.
Nga và Trung Quốc ủng hộ ông Maduro, người đang nắm quyền kiểm soát các định chế nhà nước và vẫn duy trì được sự trung thành của quân đội.
Ông Bolton nói với Reuters rằng ông Trump đang xem xét các lựa chọn - bao gồm cả chế tài - để đáp lại sự hiện diện quân sự đang gia tăng của Nga tại Venezuela. Hai máy bay của không quân Nga chở gần 100 nhân viên quân sự đã hạ cánh bên ngoài thủ đô Caracas hôm thứ Bảy tuần trước.

Diễn đàn Facebook

''The third wife'': Bức tranh đẹp về phụ nữ Việt Nam thế kỷ XIX - Minh Anh

''The third wife'': Bức tranh đẹp về phụ nữ Việt Nam thế kỷ XIX
 
Một cảnh quay trong phim The Third Wife/Vợ ba của nữ đạo diễn Ash Mayfair trên màn ảnh giới thiệu Liên Hoan Quốc Tế Films des Femmes, Créteil, Pháp ngày 22/03/2019.RFI Tiếng Việt

Phim Việt Nam « The Third Wife » của nữ đạo diễn Ash Mayfair được khán giả Pháp khen ngợi ; Toutankhamon hội ngộ Paris lần cuối và Bức tượng Cậu bé « đứng tè » nổi tiếng của Bỉ bị cho là lãng phí nước. Đây là những chủ đề chính Tạp chí Thế giới Đó đây tuần này.

Ngày thứ Sáu 22/03/2019, Liên hoan Phim Quốc tế dành cho các nữ đạo diễn (Festival Film des Femmes) lần thứ 41 chính thức khai mạc tại Creteil, ngoại ô phía đông Paris. « The Third Wife » (Cô vợ ba) của nữ đạo diễn người Việt Ash Mayfair đã được chọn mở màn cho cuộc tranh tài. Một bộ phim đẹp như bức tranh thêu là đánh giá chung của ban tổ chức và khán giả Pháp.
Nền nhạc chậm rãi, u u minh minh. Một đoàn thuyền xa xăm lặng lẽ khua chèo. Khung cảnh tĩnh lặng, bốn bề non nước. Cứ như thế từng thước phim « The Thrid Wife » của nữ đạo diễn người Việt Ash Mayfair đã đưa người xem trở về với Việt Nam của thế kỷ XIX. Một xã hội đậm chất nông thôn, với nhiều nét đẹp truyền thống và với cả những hủ tục nghiệt ngã đè nặng lên số phận con người, nhất là đối với phụ nữ.
Chuyện phim xoay quanh nữ nhân vật chính, cô Mây 14 tuổi, trở thành « vợ ba » của một điền chủ giầu có. Cô nhanh chóng hiểu ra rằng cô chỉ có thể có một vị thế trong nhà khi cho thấy khả năng có con trai. Mong mỏi này của Mây có hy vọng trở thành hiện thực khi cô bắt đầu có thai....
Nhân vật cô Mây như một sợi chỉ tơ dẫn dắt người xem từng bước khám phá cuộc sống thường nhật của những thân phận phụ nữ khác nhau trong một xã hội Việt Nam nặng tính truyền thống mà ở đó, bi kịch không chừa một giai cấp nào.
Đến với liên hoan phim lần này, The Third Wife tranh hạng mục phim hư cấu. Những tình tiết hư cấu nhưng được lấy cảm hứng từ một câu chuyện thật, như giải thích của đạo diễn Ash Mayfair trong một thông điệp video gởi đến người xem trong đêm khai mạc : « Đây là một câu chuyện có thật, chuyện về gia đình tôi, về những người phụ nữ trong gia đình. Những câu chuyện về cụ ngoại, bà ngoại và mẹ tôi. Chính họ đã mang lại cho tôi nguồn cảm hứng về các nhân vật cho bộ phim này. »
Với bà Jackie Buet, đồng sáng lập và là giám đốc Festival Film des Femmes, ngay từ những thước phim đầu tiên, đạo diễn Ash Mayfair đã chinh phục được cảm tình của khán giả : « Tôi nghĩ rằng đây là một bộ phim lớn, vừa trong cách dàn dựng, tức là cách thực hiện. Đây thật sự là công việc của một nhà điện ảnh.. Bởi vì nữ đạo diễn đã viết nên bộ phim này bằng những hình ảnh. Quả thật là chúng ta đã ở trong một thế giới điện ảnh.
Hai không gian, câu chuyện cá nhân và câu chuyện về một đất nước mang nặng tính truyền thống, được lồng vào nhau. Đây quả là một sự kết hợp tài tình. Chính vì vậy mà hình ảnh con tằm nhả tơ, vừa là sợi kéo thời gian, nhưng cũng vừa dệt nên thân phận của từng con người, một định mệnh một xã hội, những số phận hòa quyện vào nhau, nhưng không hẳn hài hòa. Đây thật sự là bộ phim đậm tính triết lý, siêu hình và giầu chất thơ, bởi vì hình ảnh rất đẹp ! »
Đối với những ai đã từng có dịp đến Việt Nam, hình ảnh non nước tại động Hoa Lư, Ninh Bình, Vịnh Hạ Long trên cạn, như cách gọi của hai nữ khán giả Pháp, The Third Wife đã thật sự gợi nhớ lại những kỷ niệm đẹp về những nơi họ đã đi qua tại Việt Nam.
« Ngay đúng chỗ này, tại Vịnh Hạ Long trên cạn năm 2017. Chúng tôi đã đến đúng địa điểm ở đó phụ nữ chèo thuyền bằng chân. Tôi hơi tiếc là họ không cho thấy rõ những hình ảnh đó, những người phụ nữ chèo thuyền bằng chân rất là đặc trưng, thật là tuyệt vời. Tiếc là hình ảnh này chỉ được chiếu ở một góc ảnh khá xa vào cuối phim».
Nhịp phim chậm rãi đều đều từ đầu đến cuối nhưng không vì thế mà The Third Wife không lôi cuốn khán giả. Một nữ khán giả Pháp thổ lộ : « Chúng tôi rất thích bộ phim này. Ánh sáng đẹp, phim quay rất hay. Người xem thấy rõ được hình ảnh của người phụ nữ. Quả thật đây là một câu chuyện hay về những thân phận khác nhau của người phụ nữ trong cùng một xã hội ở những vị trí khác nhau. Người xem có thể hình dung ra nhiều điều về các tập tục Việt Nam. »
Ngoài nội dung câu chuyện, kỹ thuật chọn cảnh quay, đôi khi khá táo bạo trong khung cảnh một xã hội Việt Nam nặng nề phong kiến, cho đến cả cách chọn ánh sáng và góc quay đã thật sự mê hoặc người xem. Một bộ phim đẹp, một câu chuyện hay, một chân dung rõ nét về thân phận người phụ nữ Việt Nam thế kỷ XIX là những nhận xét chung của khán giả Pháp dành cho The Third Wife.

Exryu Cuối Tuần đã upload bài mới nhất của anh Trần Trí Năng - Exryu USA, anh Vũ Đăng Khuê - Exryu Japan và anh Ngô Khôn Trí - Exryu Canada

Exryu Cuối Tuần đã upload bài mới nhất của anh Trần Trí Năng - Exryu USA, anh Vũ Đăng Khuê - Exryu Japan và anh Ngô Khôn Trí - Exryu Canada gởi về chia sẻ với gia ìình Exryu tuần qua.

* A series of articles on “Nobel Prizes in Science & Technology” - Part 19 : Tản mạn về giải thưởng Nobel   ( Trần Trí Năng - Exryu USA) 

Bún Riêu Vũ Đăng Khuê - Exryu Japan) 

Lời Xin Lỗi  Ngô Khôn Trí - Exryu Canada)
Thoát Khỏi Cô Đơn   ( Ngô Khôn Trí - Exryu Canada)
Mời các anh chị vào xem. Nếu không xem được trực tiếp trong mail xin mời vào trang nhà : http://www.ERCT.com

Chúc những ngày cuối tuần vui vẻ


Friday, 29 March 2019

XỨ CỜ LÁ PHONG QUÊ TÔI CUỐI ĐỜI

Xin mời qúy thân hữu đọc tiếp Chương 40 nói về hai địa hạt miền bắc cực: Northwest Territory và Yukon với rất nhiều sự lạ không thấy tại các vùng khác trên trái đất.

Image result for Northwest Territory and Yukon

Xin bấm theo LINK sau
https://www.dropbox.com/s/uhjj5u621av3p8y/CH%C6%AF%C6%A0NG%2040%20-%20X%E1%BB%A8%20C%E1%BB%9C%20L%C3%81%20PHONG%20QU%C3%8A%20T%C3%94I%20CU%E1%BB%90I%20%C4%90%E1%BB%9CI.docx?dl=0

Hashimoto’s Food Pharmacology - Izabella Wentz

Theo Dr. Izabella Wentz thì  “When I was in pharmacy school, I discovered that food has a profound impact on our healing and that what we put in our bodies will either heal us or make us sicker. In the same way that we use pharmaceuticals to impact our biology, we can use food as our medicine. I call this concept food pharmacology. Food is one of the most powerful tools in your healing journey.”

Tự miễn dịch (autoimmune disorder ) là hệ thống đáp ứng miễn dịch của một sinh vật chống lại các tế bào và mô lành mạnh của chính mình. Bất kỳ bệnh nào xuất phát từ đáp ứng miễn dịch dị thường được gọi là "bệnh tự miễn", trong đó có Viêm tuyến giáp Hashimoto.

Viêm tuyến giáp Hashimoto là tình trạng hệ thống miễn dịch tấn công tuyến giáp, một tuyến nhỏ tại các cơ quan ở cổ và bên dưới yết hầu. Tuyến giáp là một phần của hệ thống nội tiết, sản xuất hormone có vai trò phối hợp nhiều chức năng của cơ thể. Viêm từ bệnh Hashimoto, còn được gọi là viêm tuyến giáp mạn tính, thường khiến cho tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp)

Ngoại trưởng Mỹ: Vành đai con đường và đảo nhân tạo của Trung Quốc là giống nhau - RFA

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (trái) và Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh, Hà Nội, 2/2019.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (trái) và Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh, Hà Nội, 2/2019.
 AFP

Dự án gọi là ‘Sáng kiến Vành đai- Con đường’ của Trung Quốc giống hệt chuyện họ bồi lấp xây đảo nhân tạo trên Biển Đông.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu như vậy vào hôm thứ năm 28/3 tại Washington DC.
Ông nhấn mạnh rằng người Trung Quốc xây đảo nhân tạo chẳng phải vì họ muốn tự do hàng hải, họ nỗ lực xây dựng các cảng khắp thế giới chẳng phải để trở thành nhà đóng tàu bè giỏi phục vụ các tuyến đường biển, mà tất cả cũng để triển khai chiến lược an ninh quốc gia của họ thôi.

Đảng Dân Chủ trả thù VNCH Nguyên nhân và hậu quả - Trọng Đạt

Giữa tháng 4-1975 miền nam Việt Nam kiệt quệ tiếp liệu đạn dược, Quốc hội Dân chủ Mỹ đã bác bỏ khoản viện trợ khẩn cấp 722 triệu do TT Ford đưa ra để giúp Việt Nam Cộng Hòa, quyết định đã khiến Cộng sản Bắc Việt tiến vào Sài gòn y như vào chỗ không người. Biến cố lịch sử này mọi người đều biết cả, hành động cạn tầu ráo máng của họ đã có nguyên nhân. Có người cho vì trong cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ năm 1968, ông Thiệu đã nghe lời khuyên của ứng cử viên Nixon (Cộng Hòa) không tham gia cuộc Hòa đàm Paris tháng 11-1968 khiến Dân Chủ thất cử năm đó. (1)
Xin sơ lược vấn đề: năm 1965 Tổng thống Johnson đưa quân ồ ạt vào bảo vệ miền nam VN chống Cộng Sản xâm lược, tới cuối năm quân số Mỹ lên tới gần 200,000 người. Johnson tiếp tục tăng quân cho tới 1968 tổng số đã lên tới hơn nửa triệu. Cuộc chiến kéo dài, số lính Mỹ chết trận tính tới năm 1968 tổng cộng trên ba mươi ngàn khiên phong trào phản chiến lên cao dữ dội. Tháng 3-1968 CS Hà Nội chịu thương thuyết tại Paris sau khi thảm bại trận Mậu Thân tết 1968, Johnson tuyên bố không ra tranh cử nhiệm kỳ hai (tháng 11-1968) vì biết trước cử tri sẽ không bầu cho ông.

Đến nơi mới biết

Mỗi quốc gia trên thế giới cho dù có cùng tiếng nói, nhưng địa thế, phong tục của dân gian và phương pháp cai trị của chính phủ đã tạo nên khác biệt. Bởi vậy, mỗi quốc gia đều có những điều khác lạ mà, đôi khi, chỉ đến nơi mới biết. Ngày xưa ông bà ta vẫn nói "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn." Ngày nay với phương tiện truyền thông điện tử, chúng ta có thể biết được nhiều chuyện lạ mà không cần phải đến tận nơi.
Đặc San Lâm Viên mời quý vị đọc bài thơ "Đến Nơi Mới Biết" của tác giả Vương Khẩu Nghiệp viết theo những tin nhận được qua Internet về những khác lạ của vài nơi trên thế giới, trong đó có điều lạ ở Việt Nam, nhưng có lẽ không lạ gì với những quốc gia dưới ách cai trị của cộng sản.

http://www.dslamvien.com/2019/03/den-noi-moi-biet.html


Đặc San Lâm Viên

Đông Tàn Xuân Đến - Bạch Liên

dongtanxuanden

Thời tiết trong toàn quốc Hoa Kỳ ở hai hoàn cảnh khác nhau vì tùy thuộc vào miền đất ở vùng nào.  Các tiểu bang ở miền đông có ngày tuyết trắng phủ kín, xóa nhòa không gian.  Còn ở miền tây như California nắng ấm nồng nàn là chuyện thường tình.
Một năm có bốn mùa xoay quanh trục quay vô hình của trái đất.  Nắng thủy tinh hân hoan trải sợi khi mùa hè rực sáng không gian. Tuyết phất phơ bay bay lãng mạn khi mùa đông lắp đầy vạn vật bởi lớp chăn mền bông gòn bồng bềnh nhẹ tênh.  Mùa thu quyến rũ lòng người với biết bao bức tranh lộng lẫy nổi tiếng mà không bàn tay nhân tạo nào có thể tô phết vẻ đẹp thiên nhiên, với lằn nét quyến rũ của nàng Thu.  Lá vàng chiếm ngự vòm cây và luôn luôn rực rỡ với muôn sắc kiêu sa.  Nhưng sau một thời vang bóng ngắn ngủi thì dung nhan lá úa tàn tạ lốm đốm sắc nâu vàng héo hắt, tô đậm nét chân chim già cỗi

ANH ĐÃ VỀ - DTDB


Viết sau khi được tin anh hùng
Lý Tống cướp máy bay về rải truyền đơn
ở Sài Gòn, năm 1992”   DTDB


Tuyết rơi trắng trên nẻo đường cuối phố
Tết đến rồi đông còn đọng quanh đây
Loài di điểu chưa tìm bay về tổ
Lạnh vào tim và lạnh buốt vai gầy

Mặt trời hồng trở mình tuôn nắng ấm
Gió rét căm căm, phòng họp đông người
Các bằng hữu đứa lặng yên suy gẫm
Đứa ồn ào kể lại những buồn vui

Ở cuối phòng một dáng gầy yên lặng
Khói thuốc suy tư vàng xám ngón tay
Môi dốc cạn dần vơi ly rượu đắng
Mắt đăm chiêu hằn đậm nét u hoài

Từ xa xôi anh về đây họp mặt
Phút tưởng niệm những chiến sĩ trận vong
Lặng cúi đầu vai rung lời nguyện khắc
Gác tình nhà thề trở lại non sông...

Tin đưa về, tôi bàng hoàng tự hỏi
Đã đi rồi sao, chỉ một mình anh?
Quê hương ta đang ngập tràn bóng tối
Truyền đơn tung bay mở lối trời xanh

Anh thật sự đã về cùng dân Việt
Về quê hương đang quằn quại tả tơi
Chí sắt đá, anh không hề hối tiếc
Chỉ một mình anh, anh Lý Tống ơi!


Xin cho tôi được nghiêng mình ngưỡng mộ
Những người đi làm rạng rỡ sử xanh
Ở trong tôi, anh lưu phương vạn cổ
Xin vinh danh người chiến sĩ hùng anh

Anh sẽ sống trong lòng dân muôn thuở
Trong tâm hồn kẻ dõi bóng cờ vàng
Cho tim tôi bao bông hoa bừng nở
Để chờ ngày lịch sử lật sang trang
                

Trích trong thi tập “Những Ngày xưa Thân Ái”
Xuất bản năm 1998.

DƯ THỊ DIỄM BUỒN

Email: dtdbuon@hotmail.com