Friday, 4 January 2019

Tuổi già - Trần Văn Giang


Image result for tuổi già

Lời giới thiệu:

Tự dưng tôi nghĩ ngợi về tuổi già khi thấy bà mẹ vợ tôi ở tuổi 88 chỉ trong vòng vài tháng nay quên (do Bệnh Lú Lẫn - Dementia!?) không còn nhớ hay nhận ra con ruột của mình là ai? Tên gì?  Và tệ hơn nữa là Bà Cụ không biết chính mình là ai? Không thể nhớ tên mình là gì để ký tên trên “check books” trả bills; và không biết phải uống thuốc (medications) là gì để chữa đủ các bệnh già?

Bài viết này cố gắng trình bày 2 chuyện:
  • Các vấn đề chung quanh tuổi già.
  • Sự quan trọng của tuổi già.
Trần Văn Giang

*

Tôi nhớ lại lúc còn học lớp 12 (đệ nhất) trung học ở Sài gòn trước năm 1975, lớp triết học đầu tiên có dạy về sách suy luận gọi là “Tam Đoạn Luận.”  Trong đó ông Thầy dạy Triết đã cho một thí dụ rất “oái oăm” qua 3 câu ngắn liên quan đến cách suy diễn về sự chết của con người và dùng ngay tên cúng cơm của đại triết gia Hy lạp cổ Socrates:

“Mọi người đều phải chết
Socrates là người
Socrates phải chết…”

Đúng như ý nghĩa của “Tam Đoạn Luận” này!  Tuổi già (và sự chết) là chuyện tự nhiên không ai tránh khỏi.  Khi còn trẻ thì mọi người chúng ta sinh con; nuôi nấng cho lớn khôn, giúp đỡ con cái về  vật chất cũng như tinh thần từ lúc con sinh ra cho đến khi… mãn kiếp.  Nhưng con cái phần lớn không để ý (hay quên?! Mắc “Dementia” từ bé?) tới những cố gắng này của bố mẹ; kể cả khi con cái là những người rất thành công trên đường đời.  Người già đến khi kiệt sức là lúc cần sự giúp đỡ của con cái thì được con cái trả lời là: “Tui quá bận rộn với cuộc sống, không có thời giờ đâu mà v..v..

Mở đầu bài viết, để câu chuyện tuổi già và người già bớt nhàm chán vì có nhiều định luật về tuổi già mà quý vị cao niên đã biết quá rõ rồi, tôi xin kể hai câu chuyện để riêng các bạn trẻ, sồn sồn (chưa già) có dịp đọc và suy gẫm như sau.
                                                                                 

Bốn Đe Dọa Hàng Đầu Về Bảo Mật Dữ Liệu và An Ninh Mạng Trong Năm 2019

Chúng ta đang sống trong thời kỳ mà những dữ liệu về đời tư, dù muốn hay không, đều được thu thập và lưu giữ ở một nơi nào đó, đồng thời được chia xẻ với nhiều đối tượng ngoài sự hiểu biết của chúng ta. Có thể nói đây là sự vi phạm về quyền riêng tư. Thế nhưng, sự hiểu biết về đời tư của dân chúng (hay khách hàng) là điều cần thiết của sự phát triển kinh tế cũng như an ninh quốc gia. Ngoại trừ trường hợp kẻ gian xâm nhập vào các công ty tồn trữ dữ liệu để lấy dữ liệu của dân chúng và sử dụng một cách trái phép. Khi đó, luật pháp sẽ phải xen vào để buộc tội công ty đã không bảo mật được dữ liệu của khách hàng.
Đặc San Lâm Viên xin mời quý vị đọc bài chuyển ngữ của Nguyễn Thứ Dân về lãnh vực bảo vệ dữ liệu và an ninh mạng để hiểu thêm về tầm quan trọng trong lãnh vực này.

http://www.dslamvien.com/2019/01/bon-de-doa-hang-dau-ve-bao-mat-du-lieu.html


Đặc San Lâm Viên

Mỹ khuyến cáo du lịch tới Trung Cộng

Vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu đã làm Trung Quốc tức giận
Vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu đã làm Trung Cộng tức giận

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 3/1 cảnh báo công dân Mỹ đến Trung Cộng phải thận trọng bởi vì tình trạng ‘thực thi pháp luật tùy tiện’ ở nước này cũng như những hạn chế đặc biệt đối với công dân Mỹ gốc Hoa.

Cảnh báo được đưa ra sau vụ Trung Cộng bắt giữ hai công dân Canada hồi tháng trước với cáo buộc ‘làm hại an ninh Trung Cộng’. Những vụ bắt giữ này xảy ra sau khi cảnh sát Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính của Tập đoàn viễn thông Huawei hôm 1/12 ở Vancouver theo yêu cầu của Mỹ.

Khuyến cáo du lịch đang được đặt ở mức độ 2, tức là người du lịch tới Trung Cộng phải tăng cường cẩn trọng.


Nụ cười rạng rỡ - Phạm Khắc Trung


Hồi mới bước chân lên đại học, tôi lý tưởng hóa tình yêu và hung hăng con bọ xít lắm. Trong bài thuyết trình đầu tiên với chủ đề "Tình yêu qua thi ca", tôi đã hiên ngang chỉ trích nhà thơ tình lãng mạn bậc nhất trong làng văn học hiện đại là Xuân Diệu, rằng ông không có yêu.



Đầu tiên, tôi trưng bài thơ "Yêu" (1935) làm dẫn chứng, hỏi ông yêu kiểu gì mà đem tình yêu đặt lên bàn cân, cân đo đong đếm từng chút từng phân, phân vân cho nhiều - nhận ít, đắn đo thừa - thiếu, cân nhắc lỗ - lời...?


Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu.
Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu;
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết...
Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt.
Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu,
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu!

Rồi chính ông cũng nhận biết rằng bản thân mình quá bủn xỉn trong tình yêu, ai lại nỡ so đo mặc cả tình yêu như mua bán món hàng giữa chợ chiều? Nên ông vội vã thanh minh bằng bài thơ "Tình thứ nhất" (1937-1939), rằng tình cho không - biếu không. Khổ nỗi, ông càng cố thanh minh "Tình đã cho không lấy lại bao giờ", ông càng lộ rõ cái bản chất so đo cố hữu của mình, bởi nó đơn giản chứng tỏ rằng ông luôn ôm ấp trong lòng, cũng như người đau răng mới hay nhắc đến răng đau:

Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất,
Anh cho em, kèm với một lá thư.
Em không nhận, và tình anh đã mất.
Tình đã cho không lấy lại bao giờ.

Bằng cử chỉ dí dỏm, tôi thêm dấu phẩy và dấu nghi vấn vào trước và sau chữ "bao giờ" trong câu thơ trên bảng, làm thay đổi ý nghĩa của câu thơ, khiến cả lớp bật cười vang:

Tình đã cho không lấy lại, bao giờ?

DÂN TỘC...LƯU VONG - Ngọc Vinh

1- Trong lịch sử nhân loại, có hai dân tộc chịu số phận bi thảm hơn các dân tộc khác. Rất không may, một trong hai lại là dân tộc Việt chúng ta. Một trong hai còn lại là Do Thái.

Cái "lỗi" của dân tộc Do Thái là sinh ra Chúa rồi hành hình Chúa trên thập giá. Họ đã bị kỳ thị, xua đuổi, bị truy bức giết hại và lưu vong khắp nơi. Năm 1947, cái dân tộc rã rời nát vụn đó đã cùng nhau gom góp từng đồng tiền, từng mãnh đất để gầy dựng lại quốc gia của mình. Định mệnh bi thảm của dân tộc đã khiến họ gắn kết với nhau thành một khối, nhờ đó quốc gia Israel đã phát triển không ngừng. Một mình họ đã đánh bại quân đội của liên minh các nước Ả rập để bảo vệ sự tồn vong của đất nước. Và giờ, họ đã có bom nguyên tử...

Khác với dân tộc Do Thái lưu vong hơn ngàn năm trước, dân Việt chỉ bắt đầu lưu vong đại trà từ sau 30-4-1975. Dân tộc này không hành hình Chúa nhưng vẫn phải chịu một định mệnh bi thảm không kém. Cuộc chiến tranh giữa hai miền anh em với vũ khí bom đạn của ngoại bang kết thúc, đất nước được gom về một mối những tưởng sẽ bắt đầu một thời đại vàng son, nhưng không ngờ, thời đại đó biến thành một cuộc phân ly bi thảm. Vượt qua cả dân tộc Do Thái, người Việt " vươn lên" dẫn đầu lịch sử lưu vong của nhân loại bằng cuộc di cư chính trị quy mô nhất về mặt số lượng từ trước đến nay. Hàng triệu người đã lao ra biển trên những chiếc tàu đánh cá các loại để thoát khỏi đất mẹ của mình, chấp nhận cả cái chết để...lưu vong. Một phần của dân tộc đã làm mồi cho cướp biển cho cá mập và bị nhốt trong những trại tị nạn nghẹt thở ở các nước Đông Nam Á đồng liêu. 

Cuộc di cư khốc liệt của người Việt đã đưa họ đến khắp nơi trên thế giới, kể cả châu Phi, điều mà trước 1975, cả hai miền Nam Bắc đều không hề có.Tâm thức lưu vong kể từ mốc thời gian đó, đã phục kích trong các tầng lớp dân Việt, đóng đinh trong đầu họ cho đến tận ngày nay, không ngơi nghỉ và không có cơ hội để chấm dứt...



Huawei và an ninh quốc gia PETER SKURKISS - PHẠM NGUYÊN TRƯỜNG DỊCH

Quảng cáo công nghệ 5G của Hoa Vi (Huawei) tại triển lãm PT, Bắc Kinh, ngày 26/09/2018. Ảnh: Reuters
Huawei là một công ty viễn thông và thiết bị điện tử tiêu dùng khổng lồ đa quốc gia của Trung Quốc. Một số sự kiện cơ bản về công ty:
– Có hơn 170.000 nhân viên,
– Hiện là nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới,
– Do một kỹ sư từng phục vụ trong Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) thành lập năm 1987,
– Đầu tư rất nhiều vào nghiên cứu và phát triển (R & D), và
– Tên công ty có nghĩa là “Trung Quốc có thể”.
Gần đây Huawei xuất hiện nhiều trên các bản tin vì Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou), giám đốc tài chính và là con gái của người sáng lập công ty, đã bị bắt ngày 1 tháng 12 ở sân bay Vancouver. Canada thực hiện lệnh bắt theo yêu cầu của Mỹ, quốc gia đang tìm cách dẫn độ Mạnh Vãn Chu vì cáo buộc bà này là đã vi phạm các biện pháp trừng phạt Iran về kinh tế và tài chính..
Nhưng vi phạm những biện pháp trừng phạt Iran mà người ta cáo buộc chỉ là chuyện nhỏ so với rủi ro thực sự mà Huawei đặt ra cho an ninh quốc gia. Đấy chủ yếu là công nghệ 5G.

Lịch sử chữ Quốc ngữ

Có người cho rằng giáo sĩ Alexandre de Rhodes là người Pháp và liên quan tới thực dân Pháp xâm lược nước ta. Sự thật ông sinh ra ở Pháp nhưng sống và lấy quốc tịch Bồ Đào Nha, vì vậy ông đã soạn từ điền Việt-Bồ-La (Việt Nam, Bồ Đào Nha, Latin), chứ không phải từ điển Việt-Pháp-Latin). 

Ông rời khỏi VN gần 200 năm trước khi người Pháp đến VN. Thử tưởng tượng nếu VN còn dùng chữ Nôm thì có nhiều bất tiện ra sao. Một thí dụ nhỏ: các tên đường phố sẽ phải ghi 2 hàng chữ: tên bằng chữ Nôm và tên bằng chữ Latin. Giống như ở các nước không sử dụng chữ Latin như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Campuchia, Lào, Ấn Độ, Ả-rập, Nga v.v..

Nhật Bản và Mao Trạch Đông ở Trung Quốc đã cố gắng chuyển chữ viết bằng chữ Latin nhưng thất bại. Các giáo sĩ Thiên Chúa giáo (Công giáo và Tin Lành) đều tìm cách học tiếng địa phương để truyền đạo và các vị này thích chuyển ngôn ngữ địa phương ra chữ Latin. 

Khoảng thập niên 1950, các giáo sĩ truyền đạo ở vùng Cao nguyên trung phần (nay gọi là Tây Nguyên) đã chuyển ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số ở đây (vốn chỉ có tiếng nói mà không có chữ viết thành có chữ viết và chữ viết bằng chữ Latin). Bây giờ tôi thấy chữ này không còn duy trì nữa mà thay bằng chữ Quốc ngữ của người Kinh. 

Nghĩa là các chính quyền sau này đã triệt tiêu chữ viết của họ để thống nhất chữ viết cả nước. Thời Alexandre de Rhodes viết: Đức Chúa Blời đã dựng lên blời và đớt (Đức Chúa trời đã dựng lên trời và đất).

Thời các vua chúa, lối văn diễn đạt rất dài dòng, không khúc chiết ngắn gọn như ngày nay và có những từ ngữ ngày nay không dùng nữa, như: song le (nhưng mà), cầm bằng (cho dù), mà chớ (như vậy), lắm ru (lắm sao), mọi sự (tất cả), hết thảy (tất cả), kẻ (kẻ nào phạm tội), hết thảy (tất cả) v.v.. 

Thời Hồ Chí Minh viết cuốn sách ghi tựa đề là “Đường Kách Mệnh” (Đường Cách Mạng)

Trước 1975, những từ ngữ kép thường có gạch nối, kể cả tên họ. Thí dụ: Phan-thanh-Giản (chữ “thanh” không viết hoa), và đoạn văn dưới đây: 

Tổ-tiên chúng ta đã từng phải sống qua một quá-trình đô-hộ lâu-dài của Trung-Hoa, với âm-mưu hủy-diệt nền văn-hóa Việt-Nam chúng đã bắt dân ta dùng chữ Hán để bức tử, tuyệt-diệtvới chữ Việt cổ, với mục-đích đồng-hoá dân-tộc. Chữ viết tiếng Việt (bộ chữ Khoa đẩu) thời bấy giờ là đối-tượng bị Trung-Hoa hủy-diệt trước nhất, bởi nó phản-ánh tư-tưởnglinh-hồn,văn-hóa của dân-tộc Việt. Hịch khởi-nghĩa của Hai Bà Trưng kêu-gọi toàn dân đứng lên chống Tàu được viết bằng chữ Khoa đẩu, chữ Việt cổ. Trong sách Hậu-Hán-thư (後漢書), quyển 14 ghi: "Dân Giao-Chỉ có linh-vật là trống đồng, nghe đánh lên họ rất hăng lúc lâm trận.... " Sách này còn viết rằng: "Mã-Viện sau khi dập tắt cuộc nổi-dậy của Hai Bà Trưng, đã tịch-thu các trống đồng của các thủ-lĩnh địa-phương, một phần đem tặng, phần nấu chảy để đúc ngựa và đúc cột đồng Mã-Viện."

Sở dĩ hồi đó người ta phải dùng gạch nối cho những từ ngữ kép là bởi vì nếu từng từ đứng riêng thì không có nghĩa, chẳng hạn nếu từ ngữ “tịch thu” mà trong đó chữ “tịch” đứng một mình thì không có nghĩa gì cả. 

Tôi thấy văn phong báo chí miền Nam trước 1975 và ở một số (không phải tất cả) người Việt ở nước ngoài hơi rườm rà, đôi khi sáo rỗng. Văn phong báo chí trong nước ngày nay viết gọn gàng hơn. Tuy nhiên, ngày càng xuất hiện những từ ngữ lạ lùng mà người Việt ở nước ngoài không hiểu nổi, thí dụ “cháy vé” (hết vé), “đi phượt” (tự đi du lịch không theo tour), “chảnh” (tự đề cao), “ô sin” (người giúp việc nhà, lấy theo tên gọi của một bộ phim Nhật Bản) v.v.. chưa kể chen tiếng Anh một cách bừa bãi (chắc để “hội nhập” với thế giới???), dù cho từ ngữ đó có thể viết hoàn toàn bằng tiếng Việt. 

Tôi công nhận là ngày nay với sự phát triển khoa học công nghệ như vũ bão, mà hầu hết những từ ngữ này lại bằng tiếng Anh nên tiếng Việt không thể dịch được hoặc nếu dịch được thì rất dài, thí dụ những từ ngữ sau đây làm sao dịch sang tiếng Việt: internet, facebook, facetime, menu (trong nhà hàng ăn thì gọi là “thực đơn” vì “thực” có nghĩa là “ăn”, nhưng trong máy vi tính mà gọi “thực đơn” thì không ổn, vì có ăn uống gì đâu), vân vân…


Quân đội Đài Loan bày trận chờ Trung Quốc - Tú Anh

media

Một lính hải quân trên khu trục hạm Cơ Long (Kee Lung DDG-1801) trong cuộc tập trận gần căn cứ hải quân Nghi Lan (Yilan) của Đài Loan ngày 13/04/2018.13, 2018.REUTERS/Tyrone Siu

Trong thông điệp đầu năm 2019, một lần nữa chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đe dọa « sử dụng mọi biện pháp, kể cả vũ lực » để thống nhất Đài Loan. Đài Bắc, qua tuyên bố của tổng thống Thái Anh Văn, phản ứng dứt khoát : không bao giờ chấp nhận đề xuất « một quốc gia hai chế độ » của Bắc Kinh. Nếu tuyên chiến, Trung Quốc sẽ đụng với nhiều bất ngờ.
Theo các tài liệu học tập của Trung Quốc mà các chuyên gia Tây phương có được, khi tấn công Đài Loan, quân đội Trung Quốc dự trù sử dụng hỏa lực tên lửa áp đảo, trên không, trên biển để nhanh chóng hủy diệt các công sự phòng thủ của đối phương, vô hiệu hóa các đại đơn vị ngay từ phút đầu tiên. Cùng lúc, gián điệp đặc công xâm nhập từ trước sẽ ra tay ám sát tổng thống Thái Anh Văn, phá hoại hệ thống truyền tin và giao thông, biến tàn quân thành rắn mất đầu.
Giai đoạn hai sẽ là chiến dịch vượt eo biển với hàng chục ngàn tàu lội nước, thương thuyền của tư nhân chở một triệu quân đổ bộ. Cũng theo dự kiến, trong vòng một tuần lễ Đài Bắc sẽ thất thủ. Tuần thứ hai, ban hành thiết quân luật, biến hải đảo thành tiền đồn đối phó với cuộc phản công của quân đội Mỹ và Nhật Bản.
Tuy nhiên, nếu đánh thật, quân đội Trung Quốc sẽ gặp một kịch bản khác vì ba yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa không hội đủ.
Theo chuyên gia địa chính trị Đông Á Tanner Green trên mạng Slate.fr, trở ngại đầu tiên là Trung Quốc không thể ra tay bất ngờ. Bởi vì để vượt eo biển, mỗi năm chỉ có tháng Tư và tháng Mười là sóng yên gió lặng. Chuyên gia Mỹ Ian Easton, (tác giả quyển sách The Chinese Invasion Threat : Taiwan’s Defense and American Strategy in Asia) nhận định Mỹ, Nhật và Đài Loan biết quân đội Trung Quốc chuẩn bị động binh trước đến 60 ngày và biết nơi nào là mục tiêu của tên lửa trước 30 ngày.
Như vậy, Đài Loan có đủ thời giờ di dời các cơ quan chỉ huy trọng yếu, tăng cường phòng thủ, bắt nhốt gián điệp, gài thủy lôi và mìn, phân tán mỏng lực lượng võ trang và phân phát vũ khí cho 2,5 triệu quân trừ bị. Chưa hết, hàng triệu công nhân Trung Quốc làm việc ở các công ty Đài Loan sẽ bị sa thải và mất lương. Nhân viên hoạt động tại Đài Loan bị cấm gửi tiền về quê khi Trung Quốc khai hỏa.
Ở mặt tây của Đài Loan, 13 bãi biển thuận tiện cho đối phương đổ bộ đã được chuẩn bị phòng thủ từ lâu. Tuy trong thời bình, hàng loạt đường hầm kiên cố đã được xây dựng nối kết với những kho vũ khí, kho lương thực dưới mặt đất. Trên các mỏm núi là rừng cây gai. Hầu hết các nhà máy hóa học của Đài Loan tập trung ở vùng duyên hải sẽ là những lò phun hơi ngạt khi cần.
Những tàu đổ bộ nào không bị tiêu diệt trên biển sẽ đưa lính vào « mê hồn trận» tân thời : hàng hàng cây số lưới sắt bén như dao cạo, những móc câu, dây kẽm gai, chông sắt, tường thép chống tăng cùng với trùng trùng container và xe phế thải.
Tất cả các con đường và địa điểm đổ bộ, chuyển quân đã được ghi tọa độ. Mỗi tòa cao ốc, mỗi khu phố sẽ biến thành một « quần đảo trên bộ » kéo quân Hoa lục vào chiến tranh thành phố.
Thiên thời và địa lợi không có, Trung Quốc còn bị thiếu yếu tố nhân hòa. Hơn ai hết, ban lãnh đạo Bắc Kinh xem Đài Loan là cái gai phải nhổ, vì hải đảo là một nền dân chủ đúng nghĩa và xứng đáng ở châu Á, theo Mathieu Duchatel, chuyên gia Pháp thuộc viện ECFR. Trung Quốc biết rõ phe muốn thống nhất với Hoa Lục không bao giờ đủ đa số để lên cầm quyền. Một kết quả thăm dò ý dân công bố ngày hôm nay, ba ngày sau lời đe dọa của Tập Cận Bình, cho thấy 84% dân Đài Loan khước từ sống chung với chế độ Hoa lục.
Điều mà Đài Bắc cần được trấn an để không mất tinh thần là sự hỗ trợ của Mỹ về chiến lược và vũ khí. Điều này vừa được tổng thống Donald Trump đáp ứng. Với John Bolton làm cố vấn an ninh quốc gia Mỹ , Đài Loan có người bạn vô giá. Ngay sau khi Tập Cận Bình đọc xong « thông điệp gửi đồng bào Đài Loan », chủ nhân Nhà Trắng ký đạo luật « Sáng kiến Tái Bảo đảm Châu Á » (ARIA) đã được Quốc Hội biểu quyết một tháng trước : cho phép bán vũ khí cho Trung Hoa Dân Quốc để đối phó với các đe dọa hiện tại và tương lai từ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.

XỨ CỜ LÁ PHONG QUÊ TÔI CUỐI ĐỜI - Hoàng Xuân Thảo

Một độc giả tại Montreal, ông Lâm Văn Bé khi đọc tập XỨ CỜ LÁ PHONG QUÊ TÔI CUỐI ĐỜI nhận thấy đây là một tài liệu đáng lưu giữ nên đã ra công trình bày lại cho đẹp, gọn, dễ đọc nên chúng tôi mạn phép forward để qúy vị nào thích thú thì giữ lại dễ dàng. Ông Lâm Văn Bé mới hoàn thành TẬP I từ chương I tới chương XIX; khi nào có các tập kế tiếp chúng tôi sẽ gửi sau. Nhân dịp này, xin đa tạ thịnh tình của ông Lâm Văn Bé. Trân trọng, Từ Uyên và Hoàng Ngọc Khôi

Thưa hai Anh,
Hôm nay là ngày đầu năm Tây, tôi kính chúc hai anh sức khỏe để tiếp tục viết, vừa tìm thú vui tao nhã lúc tuổi già, vừa đem kiến thức giúp độc giả. Như tôi có trình bày với hai anh, tôi biết thêm được rất nhiều điều  qua Xứ Cờ Lá Phong của hai anh. Anh Khôi đã bỏ công nghiên cứu, tổng hợp nhiều tài liệu để viết thành một bộ sử Canada pha với những vần thơ điêu luyện  làm người đọc sử mà không chán. Anh Từ Uyên cũng đồng tài động điệu với sự đóng góp những tham luận sâu sắc, khéo léo theo sát đề tài để bổ túc  nhiều điều hay. đặc biệt về Québec. Bởi cảm kích văn tài và kiến thức của hai anh, tôi cảm thấy cần «gò» lại cái hình thức để giữ cho tôi làm tài liệu mà cũng để các anh đọc lại dễ dàng hơn. Tôi đã đồng nhất hóa cách trình bày, sửa  nhiều fautes de frappe, ponctuations, majuscules, minuscules, nhưng chắc chắn vẫn còn phải đọc kỹ hơn để tu chính thêm nữa (nhất là chuẩn hóa  chữ hoa về tên người, tên địa danh) khi cần phổ biến rộng rãi mà theo tôi nghĩ là rất cần, bởi chẳng lẽ hai anh cố công viết  với tim óc chỉ cho một số ít người đọc. Tôi tình nguyện giúp hai anh làm cái version finale. Và đây là cái version très préliminaire, v.1 gởi đến hai Anh 

Xin bấm theo LINK sau

Thống kê của Now! Campaign: Việt Nam đang giam giữ 244 tù nhân lương tâm

Thông cáo báo chí, ngày 3 tháng 1 năm 2019 
(Bản dịch Việt ngữ của Vũ Quốc Ngữ) 
LTS: Chiến Dịch NOW!, do BPSOS khởi xướng tháng 11 năm 2017 với sự tham gia của 14 tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế, thường xuyên theo dõi tình trạng bắt bớ, giam giữ và xử tù các người đấu tranh cho và bảo vệ nhân quyền. Mỗi 3 tháng, chúng tôi có bản báo cáo cập nhật gửi các cơ quan Liên Hiệp Quốc, các cơ quan chính quyền của các quốc gia dân chủ, và các tổ chức nhân quyền khu vực và quốc tế. Dưới đây là bản báo cáo cập nhật về tình trạng tù nhân lương tâm ở Việt Nam trong năm 2018. Thông tin của Chiến Dịch NOW! còn được sử dụng cho các nỗ lực liên quan, như xin trợ cấp khẩn cấp cho các tù nhân lương tâm, đóng góp cho các cuộc kiểm điểm Việt Nam gởi LHQ về thực thi các cam kết về nhân quyền, và quốc tế vận ở Hoa Kỳ và một số quốc gia khác. Chúng tôi kêu gọi những tổ chức và cá nhân người Việt ở trong và ngoài nước giúp phổ biến thật rộng rãi bản báo cáo năm 2018 tiếng Việt ở dưới đây và bản tiếng Anh ở: http://dvov.org/wp-content/uploads/2019/01/NOW-Campaign-Press-Release-01-03-19.pdf 
*****
Theo Now! Campaign, một chiến dịch nhằm vận động trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm ở Việt Nam của 14 tổ chức xã hội dân sự quốc tế và Việt Nam, chính phủ Việt Nam đang giam giữ ít nhất 244 tù nhân lương tâm so với 165 tù nhân lương tâm vào tháng 11 năm 2017, khi chiến dịch được phát động. Điều này biến Việt Nam trở thành nơi giam giữ người bất đồng chính kiến lớn thứ hai ở Đông Nam Á, chỉ sau Myanmar.