Saturday, 9 February 2019

FEBRUARY 9 - 2019 - Vũ Linh

  Diá»…n Đàn Trái Chiều
TRANH CỬ TỔNG THỐNG CẬP NHẬT
Trong tuần qua, lại đã có thêm hai chính khách DC nhẩy vào cuộc chạy đua. Đó là thượng nghị sĩ da đen của New Jersey, Cory Booker, và bà thượng nghị sĩ Amy Klobuchar của Minnesota.
Cả hai vị đều đã có dịp cố gắng biểu diễn tài nghệ mồm mép trước TV trong cuộc tra tấn thẩm phán Kavanaugh tại Thượng Viện mới đây. Cho đến nay, hy vọng đắc cử của hai vị này nhỏ hơn hạt tiêu, với tỷ lệ hậu thuẫn trong khối cử tri DC là xấp xỉ 2%-4%.


Dưới đây là bảng thăm dò mới nhất tại Iowa, là tiểu bang có bầu cử sơ bộ đầu tiên, khoảng cuối tháng Giêng năm 2019. Đại khái là TT Trump sẽ hạ tất cả, ngoại trừ đúng ông Biden, tuy tỷ lệ thắng của ông Biden rất nhỏ, 2%, nằm trong sai lầm xác xuất.

NĂM MỚI 2019 GIỞ LẠI HỒ SƠ CŨ… - Trần Kiêm Đoàn


NĂM MỚI 2019 GIỞ LẠI HỒ SƠ CŨ…

ĐANG ĐE DỌA TƯƠNG LAI CỦA HÀNG TRIỆU CON EM THẾ HỆ 
TRẺ VIỆT NAM


Tại sao hai ông Nghè bị ném đá

Nước Việt Nam ta tự hào có bốn nghìn năm văn hiến, nhưng mãi đến thế kỷ thứ 11, đời vua Lý Nhân Tông (1072-1076) mới có thi cử để chọn nhân tài với khoa thi đầu tiên gọi là Bác Học. Từ đó, khoa cử là con đường vinh hiển nhất để tiến thân. Bậc học cao nhất là Tiến sĩ. Người thi Đình để chính thức xếp hạng tiến sĩ được ngồi dưới mái “nghè” thường là văn phòng tứ bảo của Vua nên được vinh dự gọi là ông Nghè. Ông Nghè được vinh quy bái tổ có quyền chọn năm mẫu đất bất cứ nơi nào mình thích trong Tổng để làm nhà nên dân gian có câu: “Chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng Tổng”!

Việt Nam ta ngày nay có khoảng 120.000 ông bà Nghè (trung bình 800 người dân mới có một người có học vị tiến sĩ; so với Mỹ trung bình 130 người dân có một tiến sĩ). Nhưng chưa nghe ai sợ bị “đe hàng tổng” mà chỉ nghe tin các ông Nghè bị “ném đá”. Hai ông Nghè bị ném đá gần đây nhất là hai nhà giáo đã đưa sáng kiến “cải cách tiếng Việt” đang diễn ra trong nước.

Hai ông Nghè bị ném đá đó là hai vị Giáo sư Tiến sĩ Hồ Ngọc Đại và Phó giáo sư Phó tiến sĩ Bùi Hiền. Nhị vị nầy có chung niềm… thú vị là cùng tuổi đời 83, cùng tốt nghiệp đại học Liên Xô trong những năm đầu 1970 và cùng bỏ ra hơn 40 năm để nghiên cứu và trình làng công trình cải cách tiếng Việt mà theo sự thâm tín của hai ông là tối tân, khoa học, hợp lý cho sự “chuẩn hóa” tiếng Việt.
Xin lần lượt “vấn an” hai vị:

Đọc tiếp theo LINK sau



Venezuela : Maduro trúng ngư lôi nhưng chưa chìm - Tú Anh

media
Ông Nicolas Maduro đọc diễn văn trước những người ủng hộ tại Caracas.REUTERS/Carlos Barria

Khủng hoảng Venezuela, Binh pháp Hoa Vi của đảng Cộng sản Trung Quốc, Bắc Kinh trong mắt một nhà dân túy, Gián điệp quốc tế tái xuất, Hệ quả 40 năm cách mạng Hồi giáo Iran… những chủ đề trên các tuần báo Pháp hôm nay làm cuộc khủng hoảng Áo Vàng và đấu đá tại Pháp, chỉ là bão tố trong ly nước.
Như thường lệ, thời sự quốc tế dồi dào nhất vẫn là tuần báo Courrier International tổng hợp 1.500 bài báo quốc tế. Hồ sơ đặc biệt tuần này tổng kết 40 năm cách mạng Hồi giáo Iran và nhìn về tương lai không có tín hiệu khả quan. Cũng bất trắc không kém là cuộc khủng hoảng chính trị tại Venezuela, đối đầu hai vị tổng thống. Người đương nhiệm ngày càng yếu thế hơn so với vị lâm thời.

TÌM HIỂU VỀ MẠI DÂM Ở SÀI GÒN

LUẬN ÁN TIẾN SĨalt

VỀ MẠI DÂM 

Kimberly Hoàng, tốt nghiệp tiến sĩ Xã hội học tại UC Berkeley năm 2011, đã được Hội Xã hội học Mỹ trao giải “luận án hay nhất” cho luận án tiến sĩ về mại dâm tại Việt Nam.
Luận án tựa đề Tính kinh tế của tình dục và chăn gối tại Việt Nam, là công trình 15 tháng nghiên cứu về dân tộc học tại TP Saigon; tại đây TS Kimberly Hoàng đã làm việc như một chiêu đãi viên tại bốn quán bar phục vụ cho các nhóm khách hàng khác nhau. Theo giáo sư xã hội học Berkeley Raka Ray, chủ tịch ủy ban luận án, nghiên cứu của Kimberly Hoàng “không những chỉ làm nổi bật là cấu trúc và cách hành nghề mại dâm ở Việt Nam mà còn giải thích mại dâm giữ vai trò quan trọng như tiền mặt trong nền kinh tế chính trị của Việt Nam.”
Trong lá thư đề cử, GS. Ray gọi luận án “Tính kinh tế của tình dục và chăn gối tại Việt Nam” là “một tác phẩm tuyệt vời” của “một nhà tư tưởng can đảm và sáng tạo” và ông nói thêm rằng TS. Hoàng “nghiên cứu điền dã ít người dám thực hiện”.

Hoa Thủy Tiên trong nghệ thuật trắng đen - Hương Kiều Loan

F==IMG_7235.jpg==========.jpg
Z==IMG_7324.jpg= - Copy.jpg
Kinh gui toi quy vi webmaster va cac than huu ( bcc list)

Thưa qúy vị và thân hũu,
Xin  mời qúy vị xem một file hình trắng đen về hoa thuỷ tiên, tôi mới thự hiện.  Tôi mới gọt hoa năm thứ hai, còn nhiều khiếm khuyết, và cũng là tay ấm ớ về nhiếp ảnh, hy vọng qúy vị không thất vọng. Thì cuối tháng này sẽ gừi một file về ảnh mầu thuỷ tiên ( Hôm nay 6,7 bát hoa đã ở rộ, và HKL đã chụp được một số ảnh.)

-----------------------------------------------------
Nhiều qúy vị hẳn đã xem hình mầu về hoa thuỷ tiên ở đâu đó hay xem vài file về thuỷ tiên do HKL gọt , tiả và chụp hình năm ngoái ( 2018 ).HKl mới lao vào thú chơi này và đã bị nghiền.  Nên năm nay gọt hoa nữa.
Tôi rất thích loại hoa này khi 15 năm trước đuợc xem một file ảnh hoa thuỷ tiên, do mọi người chuyển lên internet :” Thú chơi hoa của người Hà Nội” Sau naỳ được biết đó là những bát hoa của ông Nguyễn Phú Cường gọt và tiả, người đã có gần 30 năm kinh nghiệm gọt hoa này.
Tôi rất muốn chụp ảnh loại này, nhưng kiếm đâu ra bây giờ? vì hoa thuỷ tiên không như các loại hoa khác, ta có thể mua ở chợ hay các nhà uơm cây. Muốn có hoa để chụp ảnh thì phải tự mình mua củ để gọt, và gọt có thành công thì mới có hoa…v..v…Nơi tôi ở không đâu bán loại củ này, nên đã phải nhờ bạn bè mua chúng từ TX hay CA.
Xin mời qúy vị đọc một bài của ông Nguyên Xuân Phác, do bạn bè sư tầm trên mạng đã gửi cho tôi, để thấy vụ gọt hoa ra sao. !
Và nếu qúy vị có thêm thì giờ, thì đọc luôn bài cuả HKL viết về gọt hoa năm 2018. Có một số ảnh mầu.
Trân trọng,

Các rạp hát của Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định trước và sau năm 1975 (TM tổng hợp và bổ túc)

Mục đích chính của bài này là để ghi nhớ lại các cơ sở di tích lịch sử liên hệ đến nghệ thuật thứ bẩy và nghệ thuật cải lương của người Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định trước năm 1975. Đó là các rạp hát (chiếu bóng-ciné) và các rạp ca cải lương hoặc cả hai.
Từ những sưu tầm các tài liệu trên Internet (gọi là tài liệu Internet), một tổng hợp đã được thực hiện để cấu tạo bài này. Trong số những tài liệu Internet, đánh số (1-29) và liệt kê ở phần cuối của bài này, các tài liệu số (1-9) viết về rạp hát và (13-15) về rạp ca cải lương là những tài liệu được tham khảo và trích dẫn nhiều nhất.
Với một địa bàn rộng lớn của thủ đô Sài Gòn, Chợ Lớn và tỉnh Gia Định, cộng thêm phần đa dạng của mỗi môi trường của từng khu vực địa bàn kinh doanh và sinh hoạt của các rạp hát, có lẽ không người Sài Gòn nào, kể cả những người kỳ cựu, dám tự hào, đã đi xem tất cả các rạp hát, để có thể sống, thấy, nghe và ghi lại tất cả các khía cạnh như là địa điểm, kiến trúc xây cất của từng rạp hát ở từng vùng như cũng như những khía cạnh về dân gian, ngôn ngữ, sinh sống, tập tục,buôn bán và làm ăn của các cửa hàng, tiệm ăn nổi tiếng một thời chung quanh các rạp hát này, mà ngày nay tên tuổi còn thấy xuất hiện hay bị mượn đỡ (mượn nhầm) ở hải ngoại. Tất cả sự kiện này đã góp lại thành những cái cá biệt duy nhất của mỗi rạp hát. Chính vì vậy, khó có thể tìm được hết tất cả các chỉ tiết tường tận của từng rạp hát trên đất phồn hoa đô hội này trong những tài liệu Internet kể trên.

Giai Phẩm Xuân Kỷ Hợi 2019-Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại thực hiện

Xin kính gởi quý vị cuốn Giai Phẩm Xuân Kỷ Hợi 2019, do Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam thực hiện - như một món quà tinh thần nho nhỏ trong dịp đầu Xuân. 

Xin bấm vào đường dây sau đây để tải cuốn báo 201 trang về đọc. Nếu tải xuống không được, có thể mở cuốn báo dạng PDF đính kèm (file attached - nhưng hình ảnh sẽ không được rõ)


Mục đích của Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại là kết hợp trong và ngoài nước, để tạo nội lực của toàn dân - Đấu tranh cho một quốc gia Việt Nam Tự Do Dân Chủ, xây dựng đất nước, hòa bình, thịnh vượng và vẹn toàn lãnh thổ.

Danh Sách Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam:

Hội Đồng Cố Vấn:
Linh mục Nguyễn Văn Lý - Việt Nam
Hòa Thượng Thích Minh Tuyên - Hoa Kỳ
Ông Phan Kỳ Nhơn - Hoa Kỳ

Các Đồng Chủ Tịch - Quốc Nội:

Hòa Thượng Thích Không Tánh (Đại diện Đồng Chủ Tịch Quốc Nội)
Linh Mục Phan Văn Lợi
Chánh Trị Sự Hứa Phi
Đạo Huynh Lê Văn Sóc
Mục Sư Nguyễn Hoàng Hoa

Các Đồng Chủ Tịch - Hải Ngoại:

Bác Sĩ Võ Đình Hữu - Hoa Kỳ (Đại diện Đồng Chủ Tịch Hải Ngoại)
Bác Sĩ Đỗ Văn Hội - Hoa Kỳ
Nhân Sĩ Lưu Văn Tươi - Hoa Kỳ
Nhân Sĩ Nguyễn Văn Tánh - Hoa Kỳ
Nhân Sĩ Cao Xuân Khải - Hoa Kỳ
Nhân Sĩ Phạm Trần Anh - Hoa Kỳ
Nhân Sĩ Nguyện Trung Châu - Hoa Kỳ
Nhân Sĩ Đoàn Hữu Định - Hoa Kỳ
Nhân Sĩ Trần Văn Đông - Canada
Bác Sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm - Đức
Giáo Sư Phan Văn Song - Pháp
Nhân Sĩ Đặng Thị Danh - Canada
Bác Sĩ Lê Thuần Kiên - Canada

Tổng Thư Ký: 
Nhà biên khảo Phạm Trần Anh

Ban Điều Hành:

Trưởng Ban Điều Hành:  Bác Sĩ Đỗ Văn Hội
Phó Ban Điều Hành Quốc Nội:  Linh Mục Phan Văn Lợi
Phó Ban Điều Hành Hải Ngoại:  Nhân Sĩ Trần Văn Đông
Ủy Viên Vận Động Quốc Tế:  Bác Sĩ Nguyễn Quốc Nam
Ủy Viên Thông Tin:  Nhân Sĩ Đào Hiếu Thảo
Ủy Viên Văn Hóa:  Nguyễn Ngọc Duy Hân (Nhà Thơ Trịnh Tây Ninh)
Ủy Viên Nhân Quyền:  Nhân Sĩ Lê Văn Đạo 
Ủy Viên Yểm Trợ Quốc Nội: Nhân Sĩ Nguyễn Văn Tấn 
Ủy Viên Thông Dịch kiêm Thư Ký Hải Ngoại:  Nhân Sĩ Lê Hoàng Châu
Thư Ký Quốc Nội:  Đạo Huynh Lê Quanh Hiển
Thủ Quỹ Hải Ngoại:  John Nguyễn
Thủ Quỹ Quốc Nội:  Chánh Trị Sự Nguyễn Bạch Phụng

Ban Giám Sát:

Chánh Trị Sự Hứa Phi
Nhân Sĩ Nguyễn Văn Tánh
Nhân Sĩ Lưu Văn Tươi

Ban Đại Diện:

Ban Đại Diện tại New York:  Luật Sư Nguyễn Thanh Phong
Ban Đại Diện tại DC:  Nhân Sĩ Đoàn Hữu Định
Ban Đại Diện tại Florida:  Nhân Sĩ Lê Thanh Liêm

cover.jpg

Tôi Đi Lính Mỹ - SPC Phạm Minh Đức

Quý Vị nào có thời giờ cũng nên đọc bài tường thuật này để biết thêm về cách huấn luyện một quân nhân trên đất nước Hoa Kỳ về cả 2 mặt “đức dục & trí dục” mà có lẽ những tên bộ đội, công an của Việt cộng không bao giờ được đào tạo như vậy, nên chúng biến thành những tên côn đồ chỉ biết hại dân mà khiếp nhược trước kẻ thù xâm lấn quê hương.

Tác giả Phạm, Minh-Đức sinh năm 1984 tại Việt Nam, tới Hoa Kỳ lúc 7 tuổi. Tốt nghiệp trường Bộ-Binh Fort Sill ở OK ngày 3/10/2002. Trình diện Sư-Đoàn 3 BB. Từ Kuwait vượt sa mạc 15 ngày đêm, chiếm Phi-Trường và Thủ Đô Bá-Đa. Đã trở về đơn vị tại căn cứ Savannah ở Gorgia. Ngày 13 tháng 8 sắp tới sẽ là sinh nhật thứ 20 của Phạm Minh Đức. Mong Đức sẽ viết tiếp hồi ký của chàng cựu chiến binh khi vào 20.


CÓ ĐÊM NÀO BUỒN BẰNG ĐÊM BA MƯƠI - Dư Thị Diễm Buồn

image.png
Trong ngôi nhà nhỏ nằm trên ven bờ sông dài xa tít mù xa. Không biết con sông này bắt nguồn từ đâu và đi về đâu mà dài ngút ngàn, và quanh năm nước ngọt, trong xanh như dòng nước Sông Cửu Long nơi quê nhà. Mười mấy năm rồi sống ở đây, nhưng ba người họ không thấy trên sông có sóng to gió lớn. Về mùa giông bão thì mặt nước sông chỉ chao động, sóng dập dồn để rồi sau cơn mưa gió thì mặt sông trở lại hiền lành bình bình, yên yên trơ gan cùng thời tiết bốn mùa xuân, hạ, thu, đông của xứ này.
Ngoài xóm xa nhà họ ở, có chợ làng nằm trên mấy con đường cái (xa lộ) xuyên qua các tỉnh (tiểu bang) xe cộ chạy qua lại không ngớt. Chung quanh nhà họ, có trồng nhiều loại hoa, như là: đỗ quyên, thược dược, bông bụp, huỳnh cúc, vạn thọ... cùng các giống hồng bông to, thơm ngát vào sáng tinh sương, màu sắc rực rỡ kiêu sa đài các.

Bài thơ chúc Xuân – (Như Nhiên – Thích Tánh Tuệ)


Xuân gửi tặng nhau một chữ Thương
Để sau bù đắp cuộc vô thường
– Ân cần, trân quý khi còn gặp
Biết vẫn còn chung một đoạn đường!
 
Xuân, chúc người thương một chữ Hòa
Đời không thuận ý hãy cho qua
Phiền giận, riêng mình ôm mối khổ
Thanh thản khi lòng niệm thứ tha.
 
Xuân, chúc mọi người nhớ chữ Tâm
Để cùng sống đẹp đến trăm năm
Thiên đàng, địa ngục.. từ Tâm tạo
Hỷ, Xả, Từ, Bi, xóa lỗi lầm.
 
Xuân, chúc mọi người một chữ An
Giữa đời luôn biến động, gian nan..
– Bình an khó gặp nơi trần cảnh
Về kiếm trong ta, sống nhẹ nhàng..
 
Xuân, chúc mọi nhà một chữ Vui
Đời trăm yến tiệc cũng trôi xuôi
Vui trong đạo lý, nơi điều thiện
Vĩnh viễn hồn ta thắp nụ cười..
 
Xuân, chúc cho nhau một chữ Thành
Thành công, thành tựu với thành nhân
– Hướng về phụng sự vun Tài Đức
Hạnh phúc miên trường.. Xuân mãi Xuân.. 
 

Résultat de recherche d'images pour "chú tiểu đẹp dáng yêu"

Như Nhiên – Thích Tánh Tuệ

Khai Bút Đầu Năm Kỷ Hợi - Trần Văn Lương

Mùng Một Tết, xin kính chúc quý anh chị một năm Kỷ Hợi an khang như ý.

        Khai Bút
  Đầu Năm Kỷ Hợi

Thoáng đà qua bốn Hợi, (*)
Ngơ ngác nhìn năm mới.
Hiện tại mãi lang thang,
Tương lai càng chới với.
Hồn xưa ới thiết tha,
Lối cũ xa vời vợi.
Dân tức tưởi chờ mong,
Mà Xuân không chịu tới!
         Trần Văn Lương
     Mùng Một Tết Kỷ Hợi
           Cali,  2/2019

(*) Kỷ Hợi 2019, Đinh Hợi 2007, Ất Hợi 1995, Quý Hợi 1983

Tự do & Hạnh phúc - Ngô Nhân Dụng

Chữ “Phúc” trong năm mới Kỷ Hợi. (Hình: Getty Images)

Thế nào trong mấy ngày qua quý vị cũng được nghe người chung quanh chúc Hạnh Phúc.

Đối với mỗi cá nhân, có thể biết khi nào mình thật là hạnh phúc, do đó có thể tu thân dần dần để tìm ra lối sống hạnh phúc. Trong lòng không âu lo, không thèm muốn cái gì quá sức, không thù ghét, hờn giận ai cả; biết vui hưởng những gì mình đang có, thí dụ như không khí đang thở, nước lạnh uống cho đỡ khát; nhìn mọi người chung quanh chỉ thấy phát khởi tình thương yêu; đó là những giây phút sống hạnh phúc. Cảm thấy hạnh phúc vì mình được tự do, không bị lòng tham, giận dữ hoặc lòng ganh tị trói buộc.

Chúc Mừng Năm Mới - Đặc san Tết Kỷ Hợi

Đặc San Tết Kỷ Hợi 2019

Nhớ nhà  - Thơ C.T.T.K.S - Exryu USA
Tết Tha Hương ( Dạ Lan - Exryu Canada)
Xuân Về ( Dạ Lan - Exryu Canada)
Tản mạn về ngày Tết Nguyên Đán (MN - Exryu USA)
Chuyện heo năm Hợi (Ngọc Bảo - Exryu USA)
Chiều 30 Tết (Cô Ba Tokai - Exryu USA)
Xuân này nhớ Xuân xưa ( 4 Austin - Exryu Texas )
Tết Kỷ Hợi: Nói chuyện tình yêuTrần Trí Năng - Exryu USA)
Những sân ga trong tình ca Nhật Bản (Thụ Ân - Exryu USA)
Nắng (Thơ Thụ Ân - Exryu USA)
Giữa dây đời mong manh (Thơ Thụ Ân - Exryu USA)
Sự kiện ông Ghosn của công ty Nissan: Suy nghĩ về văn hóa kinh doanh Trần Văn Thọ - Exryu Japan)
Mẹ ơi, giã từ sao lại thành biệt ly & Vài ký ức về Mẹ  - Tùy bút Lưu An - Vũ Ngọc Ruẩn (Exryu Thụy Sĩ)
Xuyên qua Miến Điện xứ sở vạn đền, hyền bí : Bagan, Madalay, Inlelake, Naypyidaw, Yangon (Lê Thị Hàn - Exryu USA)
Về thăm cố đô Kyoto Huỳnh Văn Ba - Exryu USA)
Thằng bé “ice boy”  ( Huỳnh Văn Ba - Exryu USA)
Truyện Ngắn Trong Lòng Bàn Tay : Tập I & II  -  Tập III  -  Tập IV Nguyên Tác: Kawabata Yasunari -Nguyễn Nam Trân (Exryu Japan)
Hãy già một cách khôn ngoan  ( BS Nguyễn Ý Đức )
Xuân này xem hình ảnh Xưa
Trường Kokusai Ngày Nay - Pdf ( Đặng Hữu Thạnh - Exryu USA)

- Giải trí ngày Tết

Vô cùng cám ơn các anh chị trong, ngoài gia đình Exryu đã ủng hộ, đóng góp, khích lệ trang nhà Exryu Cuối Tuần trong suốt một năm qua.

Trước thềm năm mới ERCT xin kính chúc các anh chị và gia quyến một năm mới 
AN KHANG & THỊNH VƯỢNG
Anh em Exryu Cuối Tuần