Tuesday, 12 March 2019

Phụ nữ và chất độc - Báo MAI

baomai.blogspot.com
”...Trong ngành công nghiệp lừa dối đàn ông (tên thông dụng là làm đẹp), một lượng rất nhỏ Botulinum được dùng để căng da mặt, xóa giảm nếp nhăn (do Botulinum làm các bó cơ ngưng hoạt động nên giảm nếp nhăn)...”

Lâu nay, khi nhắc đến chất độc người ta sẽ nghĩ đến các loại như xianua, thạch tín (Arsen) hay thủy ngân... Thậm chí là nghĩ đến chất độc thuộc dạng phóng xạ (như các tin đồn thanh trừng ở chóp bu nước nhà). Tuy nhiên các chất độc đó thuộc dạng vô cơ và chỉ là con cháu so với chất độc dạng hữu cơ. Dưới đây là 5 loại chất độc khủng khiếp nhất mà nhân loại từng biết và điều chế (tìm ra) được.

Châu Âu bắt đầu ý thức được tham vọng của Trung Quốc - Anh Vũ

mediaChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Thượng Đỉnh Diễn Đàn Hợp Tác Trung Quốc-Châu Phi 2018 ở Bắc Kinh, ngày 04/09/2018. Lintao Zhang/PoolReuters
Trung Quốc tiếp tục được các báo Pháp chú ý nhiều, từ khi nước này trở thành cường quốc kinh tế của thế giới cùng những tham vọng trên trường quốc tế. Châu Âu giờ mới bắt đầu ý thức được về những nguy cơ bành trướng của Trung Quốc. Nhật báo Le Monde hôm nay có bài xã luận mang tiêu đề : « Trung Quốc phô bày tham vọng ».




Le Monde ghi nhận, sau bốn thập kỷ mở cửa phát triển kinh tế làm đảo lộn khung cảnh thế giới, gần đây « trên trường quốc tế, Trung Quốc ngày càng thể hiện một bộ mặt đòi hỏi hống hách…». Thái độ đó khiến Hoa Kỳ khó chịu phải ra tay. Bằng chứng là các cuộc đối đầu giữa Washington và Bắc Kinh trên hồ sơ thương mại cũng như các vấn đề khác đang diễn ra.
Còn về phần châu Âu, xã luận của Le Monde nhận định : « Ở thế trên đe dưới búa, bản thân châu Âu cũng là mục tiêu của các tham vọng Trung Quốc ». Tờ báo phân tích, nếu như đầu tư của Trung Quốc vào châu Âu trong năm 2018 giảm, đó không phải là vì Bắc Kinh không quan tâm đến lục địa này mà là vì họ muốn ngăn chặn tình trạng chảy vốn ra nước ngoài, bên cạnh đó là còn do nỗ lực của EU nhằm bảo hộ các lĩnh vực kinh tế chiến lược. Cuối cùng thì các nước lớn của Liên Hiệp Châu Âu cũng đã lường được mối nguy hiểm. Ngay cả Đức là nước đến giờ vẫn giữ thái độ nước đôi với Trung Quốc thì hồi tháng Giêng vừa qua cũng một tổ chức giới chủ của nước này đã cho công bố một báo cáo nêu rõ các mục tiêu Trung Quốc nhắm tới ở châu Âu.
Xã luận Le Monde nhấn mạnh, « Liên Hiệp phải bày tỏ một chính sách chung đối với Trung Quốc, gắn lợi ích công nghiệp với vấn đề an ninh ». Trong khi đó để đối phó với Trung Quốc các nước thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu lại hành động tản mát. Trung Quốc nắm bắt sự chia rẽ đó. Một thí dụ mới nhất : Ý vừa trở thành nước đầu tiên trong nhóm G7 đã sẵn sàng chấp nhận dự án «con đường tơ lụa mới» của Trung Quốc khiến Bruxelles rất bực bội.
Le Monde kết luận : Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cuối tháng 3 tới châu Âu, đặc biệt ông sẽ qua Roma và Paris. Sẽ là đáng tiếc cho lợi ích của Châu Âu khi mà từ nay đến đó các nước thành viên của Liên Hiệp không thống nhất được với nhau để thể hiện một lập trường chung trước lãnh đạo Trung Quốc ».

Cố vấn an ninh Mỹ: Không để Trung Quốc biến Biển Đông thành tỉnh mới - Trọng Nghĩa

mediaCố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn trên đài Fox News. Ảnh tại Washington, 5/03/2019.REUTERS/Leah Millis
Trong bài trả lời đài truyền hình Mỹ Fox News hôm 10/03/2019, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton đã tuyên bố rằng các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông là điều « hoàn toàn không thể chấp nhận được ». Hoa Kỳ, theo ông Bolton, sẽ tiếp tục có những hoạt động nhằm ngăn Bắc Kinh biến Biển Đông thành « một tỉnh mới của Trung Quốc ».




Theo hãng tin Mỹ AP, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ đã khẳng định với phóng viên Maria Bartiromo của đài Fox News rằng « vấn đề an ninh mang tính chất hiện sinh của thế kỷ 21 » đối với Mỹ là làm sao xử sự với Trung Quốc.
Ông Bolton xác định : « Trái ngược với mọi cam kết mà trước đây họ đã đưa ra, theo đó họ sẽ giải quyết các yêu sách lãnh thổ bằng đàm phán hòa bình, (Trung Quốc) đang chiếm lấy các bãi đá, rạn san hô và đảo (ở Biển Đông) và xây dựng các căn cứ quân sự trên đó ».
Đối với cố vấn an ninh Mỹ, đó là điều "hoàn toàn không thể chấp nhận được". Và đó là lý do tại sao chúng ta (tức là Mỹ) tiếp tục thực hiện các chiến dịch tự do hàng hải và xem xét những cách khác để ngăn chặn có hiệu quả nỗ lực tạo ra một tỉnh mới của Trung Quốc ».
Theo ghi nhận của AP, dưới thời tổng thống Mỹ Donald Trump, Washington đã tăng gia nhịp độ của các chiến dịch tuần tra vì tự do hàng hải ở Biển Đông, nhằm thách thức các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc và khẳng định quyền của quân đội Mỹ được cho phi cơ và tàu thuyền đến hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế, theo cách lý giải của Mỹ, cho phép.
Ông John Bolton là một người nổi tiếng « diều hâu » trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông được cử làm Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ sau khi tướng HR McMaster từ chức vào tháng 4/2018.

Giải Ảo Thời Sự 12-3-2019 - KTG Nguyễn Xuân Nghĩa

Phần 1: Nỗi niềm Theresa May trong trận Brexit

Phần 2: Đầu tư vào Mỹ theo diện EB-5

NẠN ĐÓI NĂM 1945

NẠN ĐÓI NĂM 1945 LÀ MỘT THẢM HỌA CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM, XẢY RA CÁCH ĐÂY ĐÃ HƠN 60 NĂM. NGÀY NAY NẠN ĐÓI ĐÓ ĐÃ TRỞ THÀNH QUÁ KHƯ NHƯNG NHÂN DÂN LAO ĐỘNG VIỆT NAM VẪN CÒN SỐNG LẦM THAN CƠ CỰC. CHÚNG TÔI CHO ĐĂNG LẠI BÀI KÝ SỰ NÀY. 
 
Cả miền Bắc Việt-Nam lúc bấy giờ, khoảng cuối năm 1944 đến giữa tháng 5 năm 1945, đã phải gánh chịu quốc nạn nầy. Số người chết đói ước độ trên dưới hai triệu người, so với khoảng gần hai mươi lăm triệu đồng bào lúc bấy giờ, tức gần một phần mười dân số.
 
Thi sĩ Bàng Bá Lân đã ghi lại cảnh chết đói kinh hoàng đó như sau: 
 
“Năm Ất Dậu tháng ba còn nhớ mãi 
Giống Lạc Hồng cực trải lắm đau thương! 
Những thây ma thất thểu đầy đường, 
Rồi ngã gục không đứng lên vì…đói!” 
*

 

Đau tim? Mổ tim? Nhức Nhối Con Tim - Tràm Cà Mau

H01.jpg


Nhiều người tưởng rằng, đau tim là bệnh của ai khác, chứ không phải họ. Lầm to, ai cũng có thể chết bất thần vì đau tim, mà không có một triệu chứng nào báo trước cả. Đau tim, một trong những bệnh giết chết nhiều người nhất tại nước Mỹ. Nhờ khoa học tiến bộ, biết đích danh chết vì bệnh tim. Chứ bên Việt Nam mình thì cứ gọi là "trúng gió", trúng gió mà chết, nhiều lắm. Bị trúng gió, thì cạo gió, và xoa bóp huyệt đạo lung tung, cũng cứu được rất nhiều người. Đó cũng là một cách kích động cho trái tim đập lại, cho máu lưu thông, mà thoát chết. Cái gì cũng là "trúng gió" cả.
 
Câu chuyện "trúng gió" tại Mỹ cũng rất nhiều. Trong sở tôi, có một ông chưa được 60 tuổi, buổi trưa gục đầu trên bàn và chết mà không ai biết. Ông bạn ngồi bên cạnh đến lay nhẹ và nói: "Dậy, dậy, trong giờ làm việc mà ngủ, người ta thấy kỳ lắm". Ông nầy chết trong khi đang làm việc. Đâu phải công việc khó khăn, mệt nhọc và căng thẳng thần kinh lắm cho cam. Công việc cũng nhàn nhã, thong dong, không ai thúc hối, thế mà vẫn chết.
 
Một ông khác, tuổi trên 50, còn độc thân, đi ăn trưa về, vừa buớc vào thang máy, thì quỵ xuống. Bạn đồng nghiệp kêu xe cấp cứu, đến bệnh viện thì đã chết rồi. Nhiều người ngạc nhiên, vì ông nầy trông trẻ trung, dáng vóc khỏe mạnh, lanh lẹ và độc thân, không có ai mè nheo, cằn nhằn đến độ bực mình mà chết.
 

Chuyện trong Spa - CTT

Image result for spa in california

Chừng hơn thập niên trở lại đây, phong trào đi Spa với các bậc trung niên, lão niên đã phát triển rầm rộ đến nỗi mà khi tới mấy hồ ngâm nước nóng, phòng xông hơi khô hay ướt của các trung tâm Spa gần cộng đồng Việt, nhất là gần khu Bolsa, Nam California, người ta tưởng đó là khu thể dục, thể thao do người Việt lập ra, vì chỉ nghe thấy toàn tiếng Việt líu lo. 

Sáu tui, cũng là dân đi “spa” thường xuyên, thắc mắc quá, bèn tìm đến Thầy Tư Bolsa thỉnh ý.


Gặp Thầy Tư Bolsa trong quán cháo cá, Sáu tui phỏng vấn liền, “Chào Thầy Tư! Cho tui hỏi một câu có hơi đụng chạm nhe. Tui thấy mấy cái trung tâm spa này dần dần ít người Mỹ. Tại sao vậy? Kỳ thị hả?”


Thầy Tư cười hì hì, “Đâu có kỳ thị gì, chỉ tại người mình thôi.”


“Sao lạ vậy? Sao lại là người mình?”


2 DÒNG NHẠC DƯỚI THỜI VNCH và XHCN - Lê Dinh

Việt Nam hiện nay không có nền tân nhạc mà chỉ có “nhạc nói và nhạc chạy đua” nghĩa là ” nhạc Việt Nam bây giờ toàn là những lời nói khi thì chậm, khi thì thật nhanh như chạy đua” chẳng có cung điệu trầm bổng du dương gì cả, và nhạc sĩ chỉ việc theo lời nói lên xuống hay mau chậm này mà viết nốt nhạc vào đấy là thành một bản nhạc, cho nên chẳng có một bản nhạc nào ra hồn cả, do dó không có ai thèm nhớ dù chỉ một câu.
Từ 38 năm nay Việt Nam không có một tình khúc nào làm cho người Việt hải ngoại cảm thông, nói huỵch toẹt ra là ngửi được cả. Sau khi Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 phê bình “Gào sĩ” Đàm Vĩnh Hưng không biết diễn tả bài hát mà chỉ biết gào hét để câu khách, nay thì Nhạc sĩ Lê Dình lên tiếng về hiện tình tân nhạc Việt Nam mời các bạn xem dưới đây. Đừng có nói rằng vì người Việt hải ngoại ghét cộng sản mà cho rằng cái gì cũng xấu, mà thực tế là chế độ nào sinh ra con người đó, nhạc Việt dưới chế độ bất nhân bán nước thì làm gì có tình cảm như Việt Nam Cộng Hòa trước đây.
Nhạc sĩ Lê Dinh viết về 2 dòng nhạc VN dưới thời VNCH và nhạc XHCN
Nhạc sĩ Lê Dinh
Nhạc sĩ Lê Dinh
Về âm nhạc, từ 38 năm nay, thành thật và công bình mà nói, chúng ta có thấy sự tiến triển nào trong bộ môn này không, hay là một sự tụt lùi tệ hại từ năm 1975 đến nay, hay nói một cách khác, CSVN đã giết chết âm nhạc Việt Nam.
Nhìn lại ngày khởi đầu của nền âm nhạc Việt Nam, từ những ca khúc đầu tiên mà những bậc tiên liệt của nền âm nhạc để lại – được gọi là nhạc cải cách – như Một kiếp hoa (Nguyễn văn Tuyên & Nguyễn văn Cổn), Khúc yêu đương (Thẩm Oánh) Bình minh (Nguyễn Xuân Khoát), Bản đàn xuân (Lê Thương), Tâm hồn anh tìm em (Dương Thiệu Tước), Bóng ai qua thềm (Văn Chung), Cùng nhau đi Hồng Binh (Đinh Nhu), Thu trên đảo Kinh Châu (Lê Thương)…, chúng ta thấy, dù đã ra đời hơn 80 năm nay, còn phôi thai, nhưng âm nhạc VN thuở đó nghe rất có hồn nhạc, lời lẽ tuy không trau chuốt văn chương, nhưng không khó nghe và lai căng như bây giờ. Chẳng hạn như bài “Thu trên đảo Kinh Châu” của Lê Thương, một bài âm hưởng nhạc Nhật thời đó, tuy được sọan sau, nhưng cũng được coi như là một trong những ca khúc đầu tiên của gia tài âm nhạc Việt Nam.

LÀM SAO ĐỂ BIẾT MÌNH GIÀ… - Nguyễn Hồng Phúc

H01.jpg


Cảm nghiệm đầu tiên của tuổi già là nhớ thì ít mà quên thì nhiều. Thế nên con cháu bắt đầu chê mình là "ông già lẩm cẩm!". Rõ ràng cái người đứng trước mặt mình là người mình gặp hàng ngày, hàng tuần, mà sao tự nhiên mình quên hẳn tên của họ. Tìm moi óc mãi vẫn không nhớ ra…
 
Bà xã vừa ở trên nhà xuống dưới bếp định lấy cái gì, mà khi tới bếp lại quên bẵng đi, không biết đến đó làm gì. Đứng một hồi mới nhớ được: “À, thì ra định xuống bếp lấy cái ly uống nước!”. Rõ ràng tay đang cầm chùm chìa khóa. Thế mà cứ lồng lộn đi tìm chìa khóa!. Rõ là mình đã già…
 
Giới trẻ không thích người già nói chuyện đâu đâu, vì mình có cái tật nói đi nói lại một sự kiện tới 3, 4 lần. Vừa nói rồi mà tưởng chưa nói, lặp đi lặp lại, khiến cho người nghe phát ngán. Mà chính mình thì không biết như vậy. Ngay trong việc sở. Mỗi khi ai hỏi  mình một đề tài, tôi trả lời ít nhất hai lần để make sure là đối tác hiểu tường tận. Đồng nghiệp vội trả lời “hiểu rồi ông bạn ạ, đừng lập lại nhiều lần…”. Ngày xưa lúc còn trẻ, kể chuyện gì thì ngắn gọn, đâu ra đó. Còn bây giờ, nói vòng vo Tam quốc,  nói mãi mà chưa vào đề, khiến con cái sinh ra bực mình:

Đứa nào ăn cháo đái bát ? - BS Lê Nhàn

BBT : Dựa theo nội dung của bài viết dưới đây thì tác giả là một nữ bác sĩ được đào tạo tại Miền Bắc Việt Nam trước năm 1975 tên Lê Nhàn. Bài viết nhằm trả lời cho cáo buộc rằng bà bác sĩ này đã không biết ơn dưởng dục của nhà nước CS miền Bắc khi bà viết lên những nhận định về sự hư hỏng thối nát của chế độ CS .


 Tính không trả lời câu hỏi này vì không có thời gian, bởi tuần này đổi thời khóa biểu nên suốt từ 7g tối qua đến 12g trưa nay tôi làm việc liên tục. Về nhà ngủ được một giấc rồi lại phải đi làm, đến giờ mới vừa ăn cơm xong.
Nhưng thôi, trả lời cho thỏa lòng người hỏi.
**
Nếu như có người hỏi là “Tại sao Nhàn Lê sinh ra lớn lên, học hành ở miền Bắc nhưng bây giờ lại nói người Bắc chúng tôi làm hỏng hết, rồi lại thích miền Nam, lại thích luôn cái chế độ miền Nam trước 1975 nữa… Nhàn Lê đã ăn cháo, đá bát”… nói chung là phụ bạc nơi nuôi mình khôn lớn, vậy Nhàn Lê trả lời sao ?
*
Thưa các anh chị!
Thưa các bạn và các em!
Chính vì tôi đã nhìn quá rõ, tôi hiểu quá thấu nên tôi biết nó hỏng, và tôi nói ra sự thật là nó hỏng.

Vợ Lính thời Chinh chiến... - Thôn Nữ Bàu Trai

Lời Giới Thiệu:  Tác giả bài viết này là một phụ nữ sinh trưởng ở Bàu Trai, miền Đông Nam Phần.  Đây là một địa danh mà các quân nhân từng hành quân ở vùng 3 chiến thuật đều quen biết. Từ câu chuyện tình đơn sơ, một thiếu nữ hiền lành trở thành người vợ lính thời chiến. Đời sống gia binh, người chồng chuẩn bị đi hành quân, tiếng khóc của góa phụ nhà kế bên, tiếng xe Jeep của chàng trở về chạy trên sân sỏi, tiếng súng đêm đêm vọng lại, những lần từ biệt vội vàng, các chuyến về thăm nhà bất chợt giữa các trận đánh.

Người vợ lính với 20 năm khắc khoải, hạnh phúc đếm từng ngày để đến lúc tan hàng lại tiếp tục lo cho chồng đi tù "cải tạo". Chúng ta đã từng đọc các trang sử chiến tranh của nam nhi thời binh lửa. Bây giờ xin một lần đọc để thông cảm cho những giọt lệ của phụ nữ VN trong vai trò vợ lính thời chinh chiến.

Trong các chị em gái của gia đình, tôi là đứa con gái nhút nhát nhất. Tôi không thích xem phim chiến tranh, sợ nghe tiếng súng nổ, nên tôi không mong muốn lấy chồng nhà binh như phần đông các cô gái khác thích những chàng trai trong bộ quân phục oai hùng. Có lẽ tôi chịu ảnh hưởng của Ba tôi. Ba tôi là viên chức hành chánh, ông thường than phiền một số sĩ quan trẻ ngang tàng và lái xe ẩu.
Một đêm khuya sau Tết Mậu Thân năm 1968, chúng tôi nghe tiếng gõ cửa, Ba tôi cẩn thận đuổi chị em tôi vào phòng, đóng cửa kỹ lại. Ông bỏ cây súng nhỏ vào túi quần và ra mở cửa. Một sĩ quan trẻ tuổi mặc rằn ri vào xin cho binh sĩ đóng quân trong khu vườn nhà tôi và cho cấp chỉ huy của họ ở tạm trong phòng khách. Lúc đó Ba tôi mới yên tâm biết là đơn vị đi hành quân về đến đây tìm chỗ nghỉ quân.

Lính ở đầy trong khu vườn nhà tôi nhưng không phá phách gì như một số người đồn đại. Riêng vị sĩ quan ở trong phòng khách nhà tôi với cái ghế bố nhà binh nhỏ bé, nằm khiêm nhượng ở một góc phòng. Cuộc sống gia đình tôi không có gì thay đổi khi có mặt vị sĩ quan này. Chúng tôi lịch sự không đi tới lui trong phòng khách. Ban đêm thỉnh thoảng chúng tôi nghe những câu hát vu vơ hoặc vài câu vọng cổ của các người lính trẻ than thở nhớ gia đình và người yêu. Chúng tôi thông cảm và thương mến họ hơn.

Francisco Pizarro (1471-1541) Nhà Chinh Phục Xứ Peru

Ở thế kỷ thứ 16, có thể nói nước Tây Ban Nha là quốc gia giàu có và hùng mạnh nhất về phương diện hàng hải ở châu Âu. Các nhà thám hiểm của Tây Ban Nha được yểm trợ bởi vua hoặc một số người giàu có để đi tìm vàng ở các quốc gia Nam Mỹ vì những lời đồn đãi về sự giàu có, nhất là về các trang sức và vật dụng thờ phượng bằng vàng của dân Nam Mỹ. Các nhà thám hiểm của Tây Ban Nha là những người can đảm, nhưng chỉ biết theo đuổi tham vọng là chiếm đoạt tài sản, quyền lực và danh vọng. Họ đã cướp phá và hủy hoại nhiều nền văn minh và biến các quốc gia mà họ chiếm đoạt thành những vùng đất nô lệ, như Hernando Cortes xâm chiếm đế quốc Aztec của Montezuma tại Mễ Tây cơ và Francisco Pizarro xâm chiếm Peru ở Nam Mỹ.

Đặc San Lâm Viên xin mời quý vị đọc bài biên khảo của tác giả Phạm Văn Tuấn về Francisco Pizarro khám phá, hay nói đúng ra, xâm chiếm và hủy hoại cả một nền văn minh của Peru ở Nam Mỹ.



Đặc San Lâm Viên

Lễ giỗ Hai Bà tại Philadelphia

Hội Nghị Diên Hồng - Đoàn Trống La San

Ngày Lễ Tôn Vinh Trưng Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam

Mỹ sẽ ‘hạn chế tin tình báo’ nếu Đức dùng linh kiện Huawei

image.png

Hoa Kỳ hôm thứ Hai (11/3) đã cảnh báo Đức về việc sẽ “hạn chế chia sẻ thông tin trong tương lai”, nếu họ mua thiết bị 5G của “các nhà cung cấp không tin cậy” như Huawei của Trung Quốc, theo SCMP.

Tạp chí WSJ cho hay, Đại sứ Hoa Kỳ Richard Grenell đã gửi thư cho Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức Peter Altmaier hôm thứ Sáu tuần trước, cảnh báo rằng trong trường hợp Đức hợp tác với Huawei, Hoa Kỳ có thể giới hạn việc chia sẻ thông tin tình báo và các trao đổi thông tin khác.

Birds Captured in a Photo Booth

Birds are a symbol of freedom. Because of their ability to fly they seem unreachable and mysterious. Thankfully, we can admire their beauty face to face, without scaring them off or causing them harm. Lisa, who  who goes by the name Ostdrossel on her social media, has always been fascinated by nature and birds, so when following her love to Macomb County in Michigan from Germany, she had an urge to get a little closer to the birds in her yard that are uncommon in her homeland. As a result, she started to see how to make it possible, and has now captured thousands of images of different gorgeous bird species, complete with funny expressions, majestic poses and at times, crazy behavior. Take a look into the life of these beautiful birds: 
 
birds

Có một trí thức như thế trong nước - Mặc Lâm

Tiến Sĩ Trần Đức Anh Sơn. (Hình: rfa.org)

Sau Giáo Sư Chu Hảo, bây giờ tới lượt nhà nghiên cứu Biển Đông, Tiến Sĩ Trần Đức Anh Sơn bị khai trừ đảng. Bản tin từ báo chí trong nước cho biết Tiến Sĩ Trần Đức Anh Sơn, phó viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế-Xã Hội Đà Nẵng, vừa bị Thành Ủy Đà Nẵng khai trừ khỏi Đảng hôm 7 Tháng Ba, 2019. Đặc biệt là tin này không làm cho ai ngạc nhiên mà thậm chí rất nhiều người tỏ ra phấn khởi, vui mừng.
Trên trang facebook riêng của mình, Tiến Sĩ Trần Đức Anh Sơn bình thản cám ơn người hâm mộ, bạn bè trong và ngoài nước của ông khi nghe tin. Không một lời biện bạch, phân giải hay xúc động, ông chỉ bình thản cho rằng mình đang hạnh phúc, hạnh phúc vì được trở về với chính mình.

TỪ HỒ CHÍ MINH ĐẾN BERNIE SANDERS - Tôn Nữ Hoàng Hoa

Sau khi Hồ Chí Minh dọn sạch sẽ sân chơi Kháng Chiến Chống Pháp để xây dựng một XÃ HỘI CHỦ NGHĨA thì những người  Việt vì lòng ái quốc tham gia vào kháng chiến đã ngở ngàng khi biết mình bị bọn VIỆT MINH lừa phỉnh qua tên tay sai cộng sản quốc tế Hồ Chí Minh. Từ đó dân tộc Việt Nam đã trải qua không biết bao nhiêu cảnh huống thương đau trước dã tâm làm tay sai của tên tội đồ Hồ tặc.


Cộng Sản đối với dân Việt Nam là một bi kich thê thảm đã trải qua biết bao thế hệ gần một thế kỷ. Chỉ vì yêu nước mà dân Việt mình nghe lý thuyết CS tưởng rằng sẽ đưa đất nước vào văn minh độc lập tự do hạnh phúc. Cho đến bây giờ, thế kỷ 21 người dân VN chưa bao giờ được hưởng tự do dân chủ hạnh phúc như Hồ Chí Minh đã rao giảng
Hôm nay trên đất nước tự do. Một nhân vật đang tranh cử chức tổng thồng cũng đang tái diễn lại màn Xã Hội Chủ Nghĩa trên đất nước này.

Thông Cáo Báo Chí của BPSOS Họp báo về cuộc kiểm điểm Việt Nam về quyền dân sự và chính trị

 
Mạch Sống - Thông Tin Bổ Ích, Thiết Thực về Sinh Hoạt Xây Dựng Cộng Đồng và Thúc Đẩy Dân Chủ tại Việt Nam

Mar 12, 2019
 
Thông Cáo Báo Chí của BPSOS
Họp báo về cuộc kiểm điểm Việt Nam về quyền dân sự và chính trị
 
Lúc 2pm - 4pm ngày 12 tháng 3, 2019
 
Tại Câu Lạc Bộ Báo Chí Thuỵ Sĩ
 
Hôm nay, lúc 2pm - 4pm giờ Thuỵ Sĩ (tức 8pm - 10pm giờ Việt Nam), BPSOS sẽ tổ chức buổi họp báo để tường trình về cuộc kiểm điểm 2 ngày sẽ chấm dứt lúc 1pm.  
 
Trong số người được mời phát biểu có:
  • Hoà Thượng Thích Như Điển, Đệ Nhị Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Âu Châu, từ Đức
  • Linh Mục Lê Quốc Thăng, thành viên của Uỷ Ban Công Lý và Hoà Bình, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, từ Việt Nam
  • Mục Sư Vàng Chí Mình, Chủ Tịch tổ chức Người Hmong Đoàn Kết Cho Công Lý (Hmong United for Justice), từ Hoa Kỳ
  • Cô Lữ Thị Tường Uyên, Thành Viên của tổ chức Stitching Vietnam Human Rights Foundation, từ Hoà Lan
  • Cô Nguyễn Mỹ-Hạnh, Điều Hợp Viên Liên Minh Chống Tra Tấn - Việt Nam, từ Hoa Kỳ
  • Cô Đinh Thị Ngọc Tuyết, Đại Diện Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam, từ Hoa Kỳ
Ban tổ chức sẽ mời thêm một số người tham gia trong phái đoàn do BPSOS phối hợp chia sẻ nhận xét về cuộc kiểm điểm.
 
Buổi họp báo sẽ được trực tiếp tường thuật tại 2 trang Facebook:
 
 
Liên lạc: bpsos@bpsos.org
 
BPSOS, 6066 Leesburg Pike, Ste. 100, Falls Church, VA 22041

PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ GIỮA NGƯỜI THỐNG TRỊ VÀ KẺ BỊ TRỊ TRONG LÃNH VỰC Y TẾ - Bs Đỗ Hồng Ngọc

Tôi không có dịp đi nước ngoài nhiều, nên không biết ở ngoài, người ta có hệ thống chăm sóc sức khỏe cho lãnh đạo hay không.

Nhưng, nhìn từ góc độ y đức, tôi thấy chuyện dành ra một tài khoản và ban bệ, chỉ để lo chuyện sức khỏe cho lãnh đạo thật là vô minh.

Thời còn làm trong bệnh viện nhà nước, tôi chứng kiến nhiều cảnh đau lòng. Thường dân không có thuốc phải nằm chờ chết. Cán bộ cao cấp thì được lệnh mua thuốc ngoại, giá bao nhiêu cũng được duyệt.


Thường dân nằm la liệt hành lang bệnh viện. Cán bộ nằm trong phòng có máy lạnh. Đó là thời 79-85. Nhưng, thời nay cũng chẳng có gì khác.


Cũng như giữa giàu và nghèo, khoảng cách giữa dân và quan càng ngày càng lớn. Quan thì càng giàu, dân thì càng nghèo.