Tuesday, 19 March 2019
Lịch sử tưởng chừng như giấc mơ
Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà về những biến cố gần đây ở Tây Tạng
Chủ nhật này thế giới tưởng niệm 60 năm cuộc nổi dậy thất bại của nhân dân Tây Tạng chống lại ách đô hộ của Trung Quốc.
… Việt Nam Cộng Hòa cũng là một trong những nước chính thức lên án Trung Cộng xâm lăng và đô hộ Tây Tạng.
Sài Gòn, 16 tháng Tư, 1959
Theo sau bi kịch ở Hungary vào năm 1956, cuộc xâm lăng vũ trang Tây Tạng của Cộng sản Trung Quốc tiếp tục gây ra sự phẫn nộ trong giới chính quyền và trong dân chúng ở tất cả các quốc gia, nhưng cuộc xâm lăng này đồng thời cũng phủ nhận rõ ràng chính sách cùng tồn tại hòa bình mà Trung Cộng đã tuyên bố chính thức lần đầu tiên về Tây Tạng trong hiệp ước Trung Cộng ký với Ấn Độ vào ngày 29 tháng Tư, 1954.
Những thủ đoạn ngoại giao mở đường cho cho việc Trung Cộng thôn tính Tây Tạng hiện nay mà bắt đầu từ sự công nhận Tây Tạng là một phần của khu vực cộng sản Trung Quốc và kết thúc bằng sự công nhận Tây Tạng là phần không thể tách rời của Trung Cộng mà không có sự đồng ý của nhân dân Tây Tạng, thể hiện qua một loạt hành động trái với lịch sử và quyền tự quyết của các dân tộc. Chúng phơi bày chủ nghĩa đế quốc mới mà chính Hội nghị Bandung đã tố cáo.
Chúng tôi nhớ lại rằng ở hội nghị này, ông Chu Ân Lai, trường đoàn đại biểu Trung Quốc thời đó, để tránh bị lên án, đã cam kết chính thức rằng chính phủ Bác Kinh sẽ không tìm cách áp đặt bất kỳ chế độ chính trị nào lên Tây Tạng và lặp lại chính lời của ông, " phải mất năm mươi hay đúng hơn cả trăm năm Tây Tạng mới biến thành cộng sản".
REAL NEWS PRESIDENT TRUMP DOESN'T WANT YOU TO MISS
|
Sáp nhập bán đảo Crimée: Năm năm sau nước Nga vẫn phải trả giá
Cách nay đúng 5 năm, ngày 18/03/2014, sau một cuộc trưng cầu dân ý mà phương Tây mạnh mẽ chỉ trích và cho rằng đã bị thao túng, tổng thống Nga Vladimir Putin và lãnh đạo bán đảo Crimée, khi đó thuộc Ukraina, đã ký kết một hiệp định sáp nhập bán đảo vào lãnh thổ Nga. Năm năm sau, tuy có thêm vùng lãnh thổ ở vùng Biển Đen, nhưng nước Nga vẫn phải tiếp tục trả giá cho hành động này.
Chiến dịch sáp nhập Crimée vào Nga đã để lại những « tác động vừa có ích vừa tai hại ». Người dân Nga nói chung và bán đảo Crimée nói riêng bắt đầu đặt dấu hỏi về lợi ích của việc này. Trong khi đó, theo giới quan sát, tổng thống Vladimir Putin tiếp tục hứng chịu các hệ quả của quyết định trên, chí ít trong ba lĩnh vực.
Thứ nhất là về kinh tế. Các lệnh trừng phạt từ Mỹ và phương Tây, bao gồm cả Liên Hiệp Châu Âu, vốn dĩ không thừa nhận hiệp ước sáp nhập được ký kết giữa Nga với lãnh đạo bán đảo Crimée, đang đè nặng lên nền kinh tế đất nước. Theo một nghiên cứu của nhà phân tích Scott Johnson được hãng tin Bloomberg trích dẫn, trong năm 2018, kinh tế của Nga đã bị mất đến 10 điểm so với mức được dự báo vào cuối năm 2013. Trong đó, có đến 6 điểm bị mất là do các lệnh trừng phạt của phương Tây, phần còn lại là do giá dầu trên thế giới tụt giảm.
Thêm vào đó, cuộc điều tra nghi án Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 còn có nguy cơ làm cho tình hình kinh tế Nga thêm tồi tệ, dập tắt hy vọng Mỹ và phương Tây sớm dỡ bỏ các trừng. Vẫn theo Bloomberg, hơn 700 doanh nghiệp và các cá nhân Nga bị đưa vào danh sách trừng phạt của Mỹ, tức là tăng gấp bốn lần, tính từ năm 2014.
Kinh tế rơi vào suy thoái từ hai năm qua, mức thu nhập bình quân đầu người cũng giảm, dẫn đến hệ quả thứ hai là sự bất mãn của người dân Nga và bán đảo Crimée. Năm năm nhiệt tình ủng hộ trở về với Nga, người dân trên bán đảo vẫn chưa được gì. Đầu tư nước ngoài không còn, mức sống tụt giảm, cơ sở hạ tầng bị xuống cấp. Cảm giác hồ hởi năm xưa nay được thay bằng nỗi lo ngại bị Kremlin bỏ rơi.
Chưa có lúc nào điểm tín nhiệm của tổng thống Nga rơi xuống đến mức thấp nhất như lúc này, nhất là kể từ khi ông Putin thông báo chương trình cải cách hưu trí. Nếu như cách nay năm năm, 88% số người dân Nga được hỏi ủng hộ việc sáp nhập bán đảo Crimée thì nay tỷ lệ này chỉ còn ở mức có 64%. Và 55% người Nga cho rằng cá nhân tổng thống Putin phải « chịu trách nhiệm » về những vấn đề của đất nước, theo như một phóng sự điều tra của báo Le Figaro.
Cuối cùng là trên bình diện chính trị. Với quyết định sáp nhập bán đảo Crimée vào Nga, tổng thống Vladimir Putin không ngừng bị chỉ trích là đã làm thay đổi bản đồ thế giới, được thiết lập từ sau Đệ Nhị Thế Chiến. Lời cáo buộc này còn mạnh mẽ và có giá trị hơn bao giờ hết khi nước Nga bị quy trách nhiệm trong cuộc xung đột Ukraina giữa phe chính phủ và phe đòi ly khai, thân Nga ở vùng Donbass, Đông Ukraina.
Dù vậy, theo giới quan sát, bất chấp áp lực kinh tế ngày càng đè nặng lên đời sống thường nhật của người dân Nga, khó có thể hy vọng rằng ông Vladimir Putin sẽ chấp nhận trao trả Crimée cho Ukraina để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
Theo RFI
“Nữ hoàng làng voi” đã vượt qua hàng trăm tay săn ngà, để trở thành chú voi đặc biệt nhất thế giới
Bộ ảnh ghi lại khoảnh khắc cuối đời của chú voi được mệnh danh là “nữ hoàng” của loài voi cùng chiếc “siêu ngà” cực quý hiếm. Đây được xem là những thước ảnh vô cùng quý giá, vì không phải ai muốn chụp là chụp được.
F_MU1 là tên gọi của chú voi đã có tuổi đời hơn 60 năm, điều đặc biệt là chú voi này còn được mệnh danh là “nữ hoàng” của loài voi vì dù đã già nhưng cô nàng voi vẫn còn ra dáng của một người chủ rừng xanh và tạo nên sự thu hút không nhỏ với chiếc ngà quá khổ của mình.
Nữ hoàng voi với chiếc ngà dài chạm đất siêu quý hiếm
Được biết chú voi quý hiếm nàyđã từng đi lang thang khắp vùng đồng bằng Kenya ở Tsavo trong hơn 60 năm. Nữ hoàng voi đã sống một cuộc đời yên bình và được chăm sóc rất tốt. Điều đặc biết khiến chú voi trở thành “báu vật” đó chính là chiếc “siêu ngà” dài chạm đất của nó. Nhiều người đã không khỏi tò mò không biết bằng năng lực siêu nhiên gì mà cặp ngà đắt giá kia lại còn trường tồn theo năm tháng mà không bị lũ thợ săn dòm ngó.
Kumbhalgarh - Vạn Lý Trường Thành của Ấn Độ
Nằm phía tây Ấn Độ, pháo đài Kumbhalgarh là thành trì quan trọng thứ hai dưới triều đại Mewar, được xây dựng từ thế kỷ 15 và mất cả trăm năm để hoàn thành.
Nằm gọn trong phạm vi vùng núi Aravali và bao quanh bởi 13 đỉnh núi cao, công trình này được xây dựng từ thế kỷ 15 bởi Maharana Kumbha và là một trong 32 pháo đài do hoàng tộc Rajput của vương quốc Mewar xây dựng. Nó nằm cách thành phố Udaipur 84 km về phía bắc, ở bang Rajasthan.
Chết Dưới Tay Trung Quốc
|
Chết Dưới Tay Trung Quốc (1/2)
Chương trình “Quê Nhà Quê Người” kỳ này nói về đề tài “Chết Dưới Tay Trung Quốc,” cuốn sách của hai giáo sư Peter Navarro và Greg Autry, được viết ra với lời kêu gọi thực tế mạnh mẽ đến thế giới. Thật tình, Trung Quốc tàn bạo, nguy hiểm hơn là những gì chúng ta đã được biết. Mời quý vị cùng theo dõi.
Chết Dưới Tay Trung Quốc (2/2)
Chương trình “Quê Nhà Quê Người” kỳ này nói về đề tài “Chết Dưới Tay Trung Quốc,” cuốn sách của hai giáo sư Peter Navarro và Greg Autry, được viết ra với lời kêu gọi thực tế mạnh mẽ đến thế giới. Thật tình, Trung Quốc tàn bạo, nguy hiểm hơn là những gì chúng ta đã được biết. Mời quý vị cùng theo dõi.
USC ngưng lớp học có các sinh viên bị nghi hối lộ để vào trường
Mời quý vị xem phần “Tin Trong Ngày” do Đỗ Dzũng thực hiện với các tin:
-USC ngưng lớp học có các sinh viên bị nghi hối lộ để vào trường
-Ngũ Giác Đài nói sẽ phải hoãn một số dự án để có tiền cho TT Trump xây tường
-Chim bồ câu tên Armando bán đấu giá được $1.4 triệu
Rào kẽm gai bảo vệ biên giới bị dân Mexico cắt, bán chợ trời
Các hàng rào kẽm gai, được chính phủ Trump dựng lên để bảo vệ biên giới với Mexico bị cắt và đem đi bán lại cho cư dân thành phố Tijuana của Mexico, gần thành phố San Diego của Mỹ. Mời quý vị cùng nghe bản tin chi tiết.
Khủng hoảng Venezuela 19/3: Tổng thống Trump kêu gọi quân đội Maduro hãy ‘giải phóng nhân dân’
Khoảng 1000 quân nhân Venezuela đã đào thoát chính quyền của Tổng thống Nicolas Maduro sang Colombia kể từ tháng 2 tới nay.
“Tôi không phải là kẻ phản bội, tôi là người trung thành với Tổ quốc”, tướng quân đội Carlos Rotondaro nói với đài tin tức Colombia NTN24 sau khi rời khỏi Venezuela. “Lời thề của tôi (về nghĩa vụ quân sự) không bao gồm việc bảo vệ một chính phủ tham nhũng và bất tài”.
Sau nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Maduro (2013-2019), quốc gia từng thịnh vượng nhất Nam Mỹ đã trở nên nghèo đói nhanh chóng, siêu lạm phát dự kiến lên tới 10 triệu phần trăm trong năm nay, theo cảnh báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Coi chừng những cú đá sau lời khen của Tổng thống Donald Trump
1. Mở bài
Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong chiến lược Biển Đông của Mỹ, cho nên chính quyền của Tổng thống Donald Trump ra sức thuyết phục Việt Nam hợp tác quân sự với Hoa Kỳ và đồng minh.
Tổng thống Donald Trump hết lời ca ngợi Cộng Sản Việt Nam: “Việt Nam là một đất nước mạnh mẽ, Từ những năm 40 sau công nguyên, Hai Bà Trưng đã khởi dậy tinh thần dân tộc của đất nước nầy. Các sinh viên Việt Nam nằm trong số những sinh viên giỏi nhất thế giới. Điều đó rất ấn tượng! Đó là sự chuyển mình rất ấn tượng của Việt Nam”.
Những lời khen ngợi đó có tính cách dụ khị, thuyết phục, lời lẽ ngon ngọt, tâng bốc. Đồng thời đưa tiền bạc ra mua chuộc qua những dự án tẩy chất độc da cam (Dioxin), rà phá bom mìn…Viện trợ cho Việt Nam 7 chiếc tàu tuần tra cao tốc…
Được khen ngợi đừng vội mừng. Hãy nhớ lại những lời của Tổng Trump khen ngợi Tập Cận Bình, khi trả lời phỏng vấn của Wall Stret Journal như sau: “Trung Quốc không hề phá giá đồng tiền của họ. Ông ca ngợi “Tập Cận Bình là người tốt, người yêu nước thương dân. Ông ấy rất thông minh, phu nhân ông ấy rất tuyệt vời. Chúng tôi rất thích nhau. Tôi rất thích ông ấy”.
Cháu ngoại của Tổng thống Trump được dạy một bài hát tiếng Tàu để đón chào Tập Cận Bình.
Sau những lời lẽ ca ngợi đó, chúng ta đã thấy những gì mà Tổng thống Trump thực hiện đối với người mà “ông rất thích”. Tập Cận Bình.
Có nhận xét về Tổng thống Donald Trump, như sau:
"Cả cuộc đời làm kinh doanh, Trump đã đối phó với bao nhiêu loại người, lúc thì hợp tác, lúc thì đối đầu hoặc sẵn sàng tiêu diệt. Các giám đốc ngân hàng, các nhà thầu xây cất, và bao nhiêu công nhân, ai cũng có thể là cộng sự, rồi bỗng thành đối nghịch, ông Trump không sợ đứa nào cả".
Được ông Trump khen ngợi, đừng vội mừng.
Hãy coi chừng những cú đá sau những lời khen ngợi đó.
Người Uyghur dưới gót giày toàn trị Trung Quốc
Tóm tắt - Dưới chiêu bài phòng chống và tiêu diệt khủng bố Hồi Giáo cực đoan và đồng thời để bảo vệ an ninh cho các hành lang kinh tế trong đề án Một Vòng Đai Một Con Đường, nhà nước Trung Quốc đang tiến hành một quy trình rất khắc nghiệt nhằm dàn áp các người dân tộc Uyghur tại Vùng Tự Trị Tân Cương. Các khâu chính trong quy trình này là:
1) đưa người Hán đến sinh sống tại các hộ người Uyghur để theo dõi và uốn nắn lối sống của các người này theo lối sống của người Hán,
2) buộc người Uyghur nhất là trẻ em phải nói tiếng Trung trong học tập và sinh hoạt,
3) thiết kế và cập nhật liên tục 24/7 một hay nhiều cơ sở dữ liệu chứa các số liệu sinh trắc học và các chi tiết cá nhân của từng người Uyghur,
4) theo dõi từng hành vi và bước đi của các người Uyghur 24/7 qua một hệ thống may ảnh/máy quay phim số cố định và di động được cài đặt cùng khắp Tân Cương,
5) tập trung cải tạo lâu dài để “trừ khử mọi hình thái cực đoan Hồi Giáo” và “chủ nghĩa quốc gia ly khai” của bất cứ người Uyghur có thái độ chống đối dù rất nhỏ nhặt, và
6) buộc mọi người Uyghur chưa bị tập trung cải tạo phải tham gia những khóa học tập cải tạo vào ban ngày hay ban đêm. Để thi hành và số hóa quy trình trên Trung Quốc đã học và áp dụng được các công nghệ hàng đầu của Hoa Kỳ về ngành thu tập và phân tích các số liệu về gen và DNA. Các kinh nghiệm thu hoạch được tại Tân Cương chắc chắn sẽ được nhà nước Trung Quốc dùng vào hai việc. Một là bổ sung cho những biện pháp đang được dùng để quản lý người Trung Quốc ngay trên lục địa Trung Quốc và hai là xuất khẩu kiếm lời hay dành ưu thế chính trị/kinh tế tại các nước độc tài hay các nước đang đi lên. Vì hai lý do này, nguy cơ là đa số các nước trên thế giới sẽ sống dưới một chế độ toàn trị ngàn vạn lần tàn độc hơn những gì đã được mô tả trong tác phẩm khoa học giả tưởng “1984”của George Orwell sẽ hình thành và sẽ gia tăng.
*
Tháng ba gãy súng - Tháng tư buồn Ngồi hát - Nguyễn Nhơn
Anh là người lính chiếnGác bên bờ vĩ tuyếnĐêm về u tối mênh môngLòng căm nghe gió Thăng Long thổi về...
Không phải hát nhạc trịnh Nối vòng tay lớn
Mà Hát lời hát rap Nah Sơn;
” Thù trong giặc ngoài bọn Trung Cộng cũng đang đói
Muốn đuổi được nó thì phải thay đổi trong nhà nước
Xử bọn tham nhũng và bán nước ở trong nhà trước.”
Mà hát Lời hát Việt Khang tra vấn cường quyền
Việt Nam tôi đâu? Ai đem bán cho Tàu
Anh là ai? Mà đánh tôi đau
Chỉ vì tôi hát lên bài ca yêu nước
Trên bờ biển Tiên Sa cùng anh hải quân Mỹ cất cao lời hát
"Tôi không thấy có gì khác hơn chỉ khi các bạn ĐỨNG LÊN "
" Nothin' I can see but you when you stand, stand, stand ..."
Tôi chỉ nhìn thấy Anh đứng lên
Anh đứng lên...đứng lên...
“Răng Cỏ” - Nha sĩ Vũ Quốc Bảo
Cậu học trò Quốc Bảo chỉ kém tôi 3 tuổi, là nha sĩ. Ngày 26 tháng 12 năm 2018 hội ngộ tại nhà thầy hiệu trưởng Thành ở Toronto. Trong lúc “trà dư tửu hậu” chúng tôi “khai thác” Bảo để biết thêm về răng mà gìn giữ. . Hôm nay Nha sĩ Vũ Quốc Bảo viết thêm, ai cũng comment: “Giá đọc trước vài chục năm thì đâu có mất răng.” Thôi thì muộn còn hơn không. Xin chia sẻ bài viết “Răng Cỏ” của Nha sĩ Vũ Quốc Bảo đang hành nghề tại Bắc Cali. (Hồng Thư.) .
(Thầy Thành áo trắng đứng giữa. Vũ Quốc Bảo thứ 3 từ phải.) ... Người ta có 32 cái răng và chia làm 4 loại: răng cửa hay incisor để cắt thức ăn, răng nanh canine để xé, răng tiền hàm premolar và răng hàm molar để nhai. Có hai bệnh răng phổ biến mà hầu như ai cũng bị là sâu răng và viêm nha chu. .
Chưa Thu 1 Giọt Dầu: Hoa Hồng Nửa Tỷ Đô
HANOI -- Hơn nửa tỷ đôla tiền hoa hồng? Chưa bao giờ chúng at nghe nói tới tiền bôi trơn hơn nửa tỷ đôla... nhưng bây giờ đã có chuyện bùng nổ ra: 584 triệu USD là tiền hoa hồng khi ngành dầu Việt Nam nhảy vào Dự án dầu khí tỉ đô ở Venezuela.
Số tiền hoa hồng khổng lồ đó cũng làm kinh ngạc cả “một nguyên lãnh đạo Bộ KH-ĐT”... vì ông chưa từng nghe chuyện bô trơn khổng lồ như thế.
Có phải chuyển tiền hoa hồng ra nước ngoài như thế để rồi quốc tế sẽ phù phép tiền đó vào túi các quan chức Hà Nội?
Có phải các quan chức ngành dầu VN giả vờ thương lượng hớ hênh để bơmt iền ào ạt ra ngoài nước cho người khác rửa tiền?
Số tiền hoa hồng khổng lồ đó cũng làm kinh ngạc cả “một nguyên lãnh đạo Bộ KH-ĐT”... vì ông chưa từng nghe chuyện bô trơn khổng lồ như thế.
Có phải chuyển tiền hoa hồng ra nước ngoài như thế để rồi quốc tế sẽ phù phép tiền đó vào túi các quan chức Hà Nội?
Có phải các quan chức ngành dầu VN giả vờ thương lượng hớ hênh để bơmt iền ào ạt ra ngoài nước cho người khác rửa tiền?