Saturday, 30 March 2019

Hạ màn hay chưa? - K‎ý Thiệt

image.png

Sau những đồn đoán kéo dài cả tuần, cuối cùng thì ông Robert Mueller, tham vấn đặc biệt, cũng đã chấm dứt cuộc điều tra kéo dài gần hai năm, hay chính xác là sáu trăm bảy mươi lăm ngày (17.5.2017- 22.3.2019), của ông ta và gửi bản phúc trình cuối cùng lên Bộ trưởng Tư pháp William Barr.

Image result for William Barr.

Thời điểm để chuyển tập phúc trình này chắc không phải là tình cờ khi nó xảy ra vào chiều muộn ngày thứ sáu, 22.3.2019, lúc công sở, tư sở, các công ty, hãng xưởng, kể cả một số báo, đã đóng cửa, nghỉ hai ngày cuối tuần. Rõ ràng là ông Robert Mueller muốn hãm bớt sức nổ của “quả bom” mà ông ta tung ra. Nhưng liền sau đó, trên màn ảnh tất cả các hệ thống truyền hình tại Mỹ đều loan tin giờ chót, rồi bình luận và bình luận, rồi phỏng vấn, rồi những biến chuyển mới…về phúc trình liên tục kéo dài suốt hai ngày thứ bảy và chủ nhật. Thủ đô nước Mỹ đã bị tràn ngập trong sự rối loạn và tiếng ồn sau khi phúc trình của ông Mueller được loan báo.

Tình Yêu Của“Cô Láng Giềng” - Đoàn Dự

THƯA QUÝ BẠN, cách đây khoảng 12 – 13 năm, khi nhạc sĩ Tô Vũ còn sống, bà Q.Việt “Nữ công gia chánh” ở bên Úc, hình như sang chơi bên Mỹ, có gửi cho tôi 200 đôla Mỹ nhờ tôi chuyển giùm cho nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý (tác giả bản nhạc Dư Âm chắc quý bạn vẫn còn nhớ) và nhạc sĩ Tô Vũ (tác giả bản nhạc Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa), mỗi người 100 đô la. Sau đó bà gọi điện thoại cho biết bà quen với hai vị nhạc sĩ này từ khi còn ít tuổi và vẫn nghe nhạc của họ.

Image result for nhạc sÄ© hoàng quý 
Nhạc sĩ Tô Vũ

Nhà nhạc sĩ Tô Vũ ở đường Lê Văn Sỹ tức đường Trương Minh Giảng cũ, Sài Gòn; còn nhà nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý ở đường Nguyễn Phi Khanh gần chợ Tân Định. Cả hai vị lúc tôi đến trao tiền đều đã ngoài 80 tuổi (NS Tô Vũ sinh năm 1923, lớn hơn NS Nguyễn VănTý 2 tuổi) nhưng rất vui tính, thích kể những kỷ niệm thời còn trẻ tuổi, nhất là các kỷ niệm về tình yêu khiến các vị viết nên những bản nhạc trữ tình mãi mãi đi sâu vào lòng người. 


Garden Grove chọn Tháng Tư là ‘Tháng Tư Đen’

Học sinh cầm cờ vàng Việt Nam Cộng Hòa diễn hành Tết 2019. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
GARDEN GROVE, California (NV) – Trong phiên họp tối 26 Tháng Ba, Hội Đồng Thành Phố Garden Grove đã bỏ phiếu thuận 7-0 để thông qua hai nghị quyết do hai Nghị Viên Phát Bùi và Thu-Hà Nguyễn đồng tác giả là tuyên bố ngày 29 Tháng Ba là Ngày Cựu Quân Nhân Chiến Tranh Việt Nam và tuyên bố (trọn) Tháng Tư là Tháng Tư Đen.
Trước đây Nghị Viên Phát Bùi đã đệ trình và Hội Đồng Thành Phố đã thông qua nghị quyết cấm cờ Việt Cộng trong khu vực của thành phố. Nghị quyết này, sau khi vinh danh chính nghĩa Việt Nam Cộng Hòa và lên án Việt Cộng đã xác định hai điểm rõ rệt.
Điểm thứ nhất, tái xác định lá cờ vàng Việt Nam Cộng Hòa là lá cờ di sản, lá cờ biểu tượng cho chính nghĩa tự do, và là lá cờ chính thức của cộng đồng gốc Việt tại thành phố Garden Grove. Lá Cờ Vàng được phép treo hay trưng bày tại các chương trình được thành phố bảo trợ hay tổ chức cũng như tại các chương trình của cộng đồng.
Điểm thứ nhì, cấm trưng bày lá cờ của Cộng Sản Việt Nam trong khu vực của thành phố. (ĐG)

Mất Đà Nẵng!


Tống Viết Minh

Tình hình quân sự ngày càng có nhiều biến chuyển sau tết Ất Mão (1975). Trong khi Đà Nẵng cũng như mặt trận vùng hỏa tuyến vẫn không có triệu chứng gì xấu đi cả, tin thất thủ Ban Mê Thuột cùng với việc triệt thoái các lực lượng quân sự theo Tỉnh Lộ 7B nối liền các tỉnh cao nguyên trung phần Việt Nam: Pleiku, Kontum với Phú Yên đã đem đến cho người dân bao nhiêu bàng hoàng sửng sốt.

Cuộc triệt thoái không được phối hợp chặt chẽ và điều nghiên kỹ càng của cả một quân đoàn đi qua một tỉnh lộ bỏ hoang từ nhiều năm được báo chí, các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước tường thuật như là một sự thất bại nặng nề. Không những bao nhiêu lực lượng quân sự, mà còn cả đoàn dân chúng chạy nạn kéo theo sau đoàn quân đã làm cho cuộc triệt thoái rơi vào một tình trạng hỗn loạn gần như không người chỉ huy.

NGHẸT THỞ VỚI “ĐINH TRANG MỘNG”

(Rút từ facebook của Nguyễn Thị Tịnh Thy)

“Đinh Trang mộng” là tác phẩm mà nhà văn Diêm Liên Khoa (Trung Quốc) phải xin lỗi người đọc bởi vì đã trao cho họ một câu chuyện quá đỗi buồn thảm, một nỗi đau đớn thắt lòng, “một khối tuyệt vọng khổ đau”.
*
Không có mô tả ảnh.Người kể chuyện của “Đinh Trang mộng” là linh hồn của cậu bé Tiểu Cường mười hai tuổi. Đinh Thủy Dương, ông nội Tiểu Cường, đã thành công trong việc vận động dân Đinh Trang bán máu để thoát nghèo. Khốn thay, ông vừa khiến cho họ đổi đời, vừa khiến họ mất mạng. Ông vừa làm tái sinh Đinh Trang, vừa hủy diệt Đinh Trang. Kiếm tiền quá dễ, người dân Đinh Trang lao vào bán máu như điên. Trên đường làng dày đặc bông sát trùng, đầu kim tiêm và bình thủy tinh bị vỡ. Trạm thu mua máu lưu động mọc lên khắp nơi. Người ta có thể vừa ăn cơm, vừa giơ cánh tay lên để lấy máu; đang làm đồng, có thể nhảy lên bờ bán máu. Kim tiêm và bông băng dùng chung, rất nhanh và rất tiện. Máu trong cơ thể như nước trong giếng, càng múc càng đầy.
 Nhà cửa khang trang, tiện nghi đủ đầy, cuộc sống như mơ. Người phất lên nhanh nhất trong cơ cuộc này chính là Đinh Huy – con cả của Đinh Thủy Dương. Đinh Huy trở thành nậu máu, vua máu của một vùng.

Nguyễn Hiến Lê trong đời tôi - Nguyễn Mộng Giác

Văn Học Nghệ Thuật, số 8 & 9, tháng 12/85 & 1/86
Image result for nguyen hien le
Một sáng chủ nhật cuối năm 1984, có dịp ghé lại một hiệu sách ở quận Cam, giở tờ báo Đời số Xuân Ất Sửu tôi mới biết tin nhà văn Nguyễn Hiến Lê vừa qua đời tại Việt Nam hôm 22 tháng 12 năm 1984.
Tin đó khiến tôi lặng người bàng hoàng!
Đối với tôi, nhà văn Nguyễn Hiến Lê là một vị thầy uyên bác mà hơn một trăm cuốn sách ông đã xuất bản hướng dẫn tôi suốt các giai đoạn đời. Chẳng những thế, ông còn là một người cầm bút gương mẫu, mà dù cố gắng bao nhiêu đi nữa, tôi vẫn không bao giờ đạt được những thành quả như ông. Sự cần cù hiếu học, sự tôn trọng tinh thần khách quan và nhân bản, sự cẩn trọng đối với chữ nghĩa, đức kiên nhẫn và khiêm nhường…nói chung là những gì cao đẹp nhất ở một nhà trí thức, tôi đều tìm thấy nơi ông.

Trump nhắm tăng cường chế tài các công ty nước ngoài làm ăn với Venezuela

Cố văn An ninh Quốc gia John Bolton
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét áp đặt chế tài lên các công ty từ các quốc gia khác làm ăn với Venezuela để cắt đứt nguồn thu cho Tổng thống Nicolas Maduro, cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump, John Bolton, nói với Reuters TV hôm thứ Sáu.
“Chúng tôi đang nhắm đúng theo hướng đó,” ông Bolton nói khi được hỏi liệu ông Trump sẽ cân nhắc “các chế tài thứ cấp” hay không.
“Hiện tại, chúng tôi thậm chí đang xem xét một loạt các bước bổ sung mà chúng tôi có thể thực hiện,” ông nói.
Mỹ và hầu hết các nước phương Tây khác đã bày tỏ sự ủng hộ dành cho lãnh đạo đối lập Venezuela Juan Guaido, người đã viện dẫn Hiến pháp vào tháng 1 để tuyên bố mình là Tổng thống lâm thời. Ông lập luận rằng việc ông Maduro tái đắc cử vào năm 2018 là bất chính danh.
Dầu cung cấp 90 phần trăm nguồn thu xuất khẩu cho Venezuela, một nước thanh viên của OPEC. Mỹ áp đặt chế tài lên công ty dầu mỏ nhà nước Venezuela PDVSA vào tháng 1, ngăn cấm các công ty Mỹ giao dịch với công ty này trừ phi doanh thu chuyển tới một quỹ dành cho ông Guaido.
Chính quyền Trump chưa ban hành các chế tài đối với các công ty từ các quốc gia khác làm ăn với PDVSA - nhưng các quan chức Mỹ đã có những “cuộc trò chuyện” với các cơ sở giao dịch dầu mỏ và các chính phủ trên khắp thế giới để thuyết phục họ giảm bớt các giao dịch với ông Maduro, Đặc phái viên Venezuela của ông Trump, Elliott Abrams, nói trước đó trong ngày thứ Sáu, theo Reuters.
Nga và Trung Quốc ủng hộ ông Maduro, người đang nắm quyền kiểm soát các định chế nhà nước và vẫn duy trì được sự trung thành của quân đội.
Ông Bolton nói với Reuters rằng ông Trump đang xem xét các lựa chọn - bao gồm cả chế tài - để đáp lại sự hiện diện quân sự đang gia tăng của Nga tại Venezuela. Hai máy bay của không quân Nga chở gần 100 nhân viên quân sự đã hạ cánh bên ngoài thủ đô Caracas hôm thứ Bảy tuần trước.

Diễn đàn Facebook

''The third wife'': Bức tranh đẹp về phụ nữ Việt Nam thế kỷ XIX - Minh Anh

''The third wife'': Bức tranh đẹp về phụ nữ Việt Nam thế kỷ XIX
 
Một cảnh quay trong phim The Third Wife/Vợ ba của nữ đạo diễn Ash Mayfair trên màn ảnh giới thiệu Liên Hoan Quốc Tế Films des Femmes, Créteil, Pháp ngày 22/03/2019.RFI Tiếng Việt

Phim Việt Nam « The Third Wife » của nữ đạo diễn Ash Mayfair được khán giả Pháp khen ngợi ; Toutankhamon hội ngộ Paris lần cuối và Bức tượng Cậu bé « đứng tè » nổi tiếng của Bỉ bị cho là lãng phí nước. Đây là những chủ đề chính Tạp chí Thế giới Đó đây tuần này.

Ngày thứ Sáu 22/03/2019, Liên hoan Phim Quốc tế dành cho các nữ đạo diễn (Festival Film des Femmes) lần thứ 41 chính thức khai mạc tại Creteil, ngoại ô phía đông Paris. « The Third Wife » (Cô vợ ba) của nữ đạo diễn người Việt Ash Mayfair đã được chọn mở màn cho cuộc tranh tài. Một bộ phim đẹp như bức tranh thêu là đánh giá chung của ban tổ chức và khán giả Pháp.
Nền nhạc chậm rãi, u u minh minh. Một đoàn thuyền xa xăm lặng lẽ khua chèo. Khung cảnh tĩnh lặng, bốn bề non nước. Cứ như thế từng thước phim « The Thrid Wife » của nữ đạo diễn người Việt Ash Mayfair đã đưa người xem trở về với Việt Nam của thế kỷ XIX. Một xã hội đậm chất nông thôn, với nhiều nét đẹp truyền thống và với cả những hủ tục nghiệt ngã đè nặng lên số phận con người, nhất là đối với phụ nữ.
Chuyện phim xoay quanh nữ nhân vật chính, cô Mây 14 tuổi, trở thành « vợ ba » của một điền chủ giầu có. Cô nhanh chóng hiểu ra rằng cô chỉ có thể có một vị thế trong nhà khi cho thấy khả năng có con trai. Mong mỏi này của Mây có hy vọng trở thành hiện thực khi cô bắt đầu có thai....
Nhân vật cô Mây như một sợi chỉ tơ dẫn dắt người xem từng bước khám phá cuộc sống thường nhật của những thân phận phụ nữ khác nhau trong một xã hội Việt Nam nặng tính truyền thống mà ở đó, bi kịch không chừa một giai cấp nào.
Đến với liên hoan phim lần này, The Third Wife tranh hạng mục phim hư cấu. Những tình tiết hư cấu nhưng được lấy cảm hứng từ một câu chuyện thật, như giải thích của đạo diễn Ash Mayfair trong một thông điệp video gởi đến người xem trong đêm khai mạc : « Đây là một câu chuyện có thật, chuyện về gia đình tôi, về những người phụ nữ trong gia đình. Những câu chuyện về cụ ngoại, bà ngoại và mẹ tôi. Chính họ đã mang lại cho tôi nguồn cảm hứng về các nhân vật cho bộ phim này. »
Với bà Jackie Buet, đồng sáng lập và là giám đốc Festival Film des Femmes, ngay từ những thước phim đầu tiên, đạo diễn Ash Mayfair đã chinh phục được cảm tình của khán giả : « Tôi nghĩ rằng đây là một bộ phim lớn, vừa trong cách dàn dựng, tức là cách thực hiện. Đây thật sự là công việc của một nhà điện ảnh.. Bởi vì nữ đạo diễn đã viết nên bộ phim này bằng những hình ảnh. Quả thật là chúng ta đã ở trong một thế giới điện ảnh.
Hai không gian, câu chuyện cá nhân và câu chuyện về một đất nước mang nặng tính truyền thống, được lồng vào nhau. Đây quả là một sự kết hợp tài tình. Chính vì vậy mà hình ảnh con tằm nhả tơ, vừa là sợi kéo thời gian, nhưng cũng vừa dệt nên thân phận của từng con người, một định mệnh một xã hội, những số phận hòa quyện vào nhau, nhưng không hẳn hài hòa. Đây thật sự là bộ phim đậm tính triết lý, siêu hình và giầu chất thơ, bởi vì hình ảnh rất đẹp ! »
Đối với những ai đã từng có dịp đến Việt Nam, hình ảnh non nước tại động Hoa Lư, Ninh Bình, Vịnh Hạ Long trên cạn, như cách gọi của hai nữ khán giả Pháp, The Third Wife đã thật sự gợi nhớ lại những kỷ niệm đẹp về những nơi họ đã đi qua tại Việt Nam.
« Ngay đúng chỗ này, tại Vịnh Hạ Long trên cạn năm 2017. Chúng tôi đã đến đúng địa điểm ở đó phụ nữ chèo thuyền bằng chân. Tôi hơi tiếc là họ không cho thấy rõ những hình ảnh đó, những người phụ nữ chèo thuyền bằng chân rất là đặc trưng, thật là tuyệt vời. Tiếc là hình ảnh này chỉ được chiếu ở một góc ảnh khá xa vào cuối phim».
Nhịp phim chậm rãi đều đều từ đầu đến cuối nhưng không vì thế mà The Third Wife không lôi cuốn khán giả. Một nữ khán giả Pháp thổ lộ : « Chúng tôi rất thích bộ phim này. Ánh sáng đẹp, phim quay rất hay. Người xem thấy rõ được hình ảnh của người phụ nữ. Quả thật đây là một câu chuyện hay về những thân phận khác nhau của người phụ nữ trong cùng một xã hội ở những vị trí khác nhau. Người xem có thể hình dung ra nhiều điều về các tập tục Việt Nam. »
Ngoài nội dung câu chuyện, kỹ thuật chọn cảnh quay, đôi khi khá táo bạo trong khung cảnh một xã hội Việt Nam nặng nề phong kiến, cho đến cả cách chọn ánh sáng và góc quay đã thật sự mê hoặc người xem. Một bộ phim đẹp, một câu chuyện hay, một chân dung rõ nét về thân phận người phụ nữ Việt Nam thế kỷ XIX là những nhận xét chung của khán giả Pháp dành cho The Third Wife.

Exryu Cuối Tuần đã upload bài mới nhất của anh Trần Trí Năng - Exryu USA, anh Vũ Đăng Khuê - Exryu Japan và anh Ngô Khôn Trí - Exryu Canada

Exryu Cuối Tuần đã upload bài mới nhất của anh Trần Trí Năng - Exryu USA, anh Vũ Đăng Khuê - Exryu Japan và anh Ngô Khôn Trí - Exryu Canada gởi về chia sẻ với gia ìình Exryu tuần qua.

* A series of articles on “Nobel Prizes in Science & Technology” - Part 19 : Tản mạn về giải thưởng Nobel   ( Trần Trí Năng - Exryu USA) 

Bún Riêu Vũ Đăng Khuê - Exryu Japan) 

Lời Xin Lỗi  Ngô Khôn Trí - Exryu Canada)
Thoát Khỏi Cô Đơn   ( Ngô Khôn Trí - Exryu Canada)
Mời các anh chị vào xem. Nếu không xem được trực tiếp trong mail xin mời vào trang nhà : http://www.ERCT.com

Chúc những ngày cuối tuần vui vẻ