Monday, 22 April 2019
Khủng bố ngày lễ Phục Sinh : Thủ phạm là một tổ chức Hồi Giáo cực đoan Sri Lanka - Thanh Phương
Sri Lanka : Cảnh sát trước nhà thờ Saint-Antoine, thủ đô Colombo, sau vụ tấn công tự sát. Ảnh 22/04/2019.REUTERS / Athit Perawongmetha
Hôm nay, 22/04/2019, phát ngôn chính phủ Sri Lanka thông báo một tổ chức Hồi Giáo của Sri Lanka, mang tên National Thowheeth Jama'ath (NTJ), chính là thủ phạm loạt khủng bố tự sát vào ngày Chủ nhật Phục Sinh, khiến tổng cộng 290 người chết và 500 người bị thương, tính đến hôm nay.
Trong khi đó văn phòng phủ tổng thống Sri Lanka thông báo là tổng thống Maithripala Sirisena sẽ nhờ các nước trợ giúp truy tìm các mối liên hệ quốc tế của tổ chức đã gây ra các vụ khủng bố. Tổng thống Sri Lanka cũng sẽ ban hành tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, có hiệu lực kể từ nửa đêm nay.
Chiều trên phố Bolsa ở California USA - Babui
Chiều Bolsa, đi ngang qua khu Phước-Lộc-Thọ
Nghe vang lên bài hát Chiều Tây Đô của Nhạc Sĩ Lam Phương
"Gió ra khơi đưa người vượt biển"…
Mới đó mà đã 44 năm ròng rã
Mới ngày nào tóc vẫn còn xanh, mà nay đã muối tiêu, muối ớt
Nghe cay nồng nỗi nhớ niềm đau
Nhớ Vũ đình Trường của quân trường Thủ Đức
Nhớ bãi Nhà Sập, nhớ đồi Tăng Nhơn Phú
Nhớ nghĩa trang Quân Đội Biên Hoà
Nhớ tượng Thương Tiếc của một thuở VNCH
Tự nhiên nước mắt lăn dài trên má
Nghe vang lên bài hát Chiều Tây Đô của Nhạc Sĩ Lam Phương
"Gió ra khơi đưa người vượt biển"…
Mới đó mà đã 44 năm ròng rã
Mới ngày nào tóc vẫn còn xanh, mà nay đã muối tiêu, muối ớt
Nghe cay nồng nỗi nhớ niềm đau
Nhớ Vũ đình Trường của quân trường Thủ Đức
Nhớ bãi Nhà Sập, nhớ đồi Tăng Nhơn Phú
Nhớ nghĩa trang Quân Đội Biên Hoà
Nhớ tượng Thương Tiếc của một thuở VNCH
Tự nhiên nước mắt lăn dài trên má
Người lính già trên chuyến tàu đêm
Sau bao nhiên năm sống đời viễn xứ, người lính cũ trở lại quê nhà để thăm mẹ già đang cơn bệnh hoạn, một lần có thể là lần cuối. Ngồi trên toa tàu từ Nam ra Trung, người lính năm xưa lại đi qua và nhìn thấy những địa danh của chiến trận ngày xưa cũng như những nơi có "trại cải tạo" đã vùi dập, đày đọa hàng trăm ngàn binh sĩ của "phe thua cuộc", và biết bao nhiêu nấm mộ vùi đắp sơ sài của những người lính đã chết bởi đói và cực hình dã man của những "kẻ thắng cuộc".
Đặc San Lâm Viên mời quý vị cùng Nguyên Nhung theo chân "Người Lính Già Trên Chuyến Tàu Đêm" để hồi tưởng lại những đau thương của những tháng năm sau 30 tháng Tư năm 1975, qua những vùng kỷ niệm trên quê hương như vết thương một lần nữa lại mở ra, rỉ máu.
HÃY BẮT TÔI, NẾU CÓ THỂ - Phạm Đoan Trang
Như tin đã đưa, vào ngày 27/3/2019, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an, phối hợp với an ninh TP. Hà Nội, đã bắt giữ, câu lưu, thẩm vấn Cao Vĩnh Thịnh - thành viên nhóm Green Trees (Cây Xanh) - suốt một ngày. Trong lúc giam Thịnh ở đồn, công an cũng kéo đến nhà riêng của cô đòi khám nhà, lừa gia đình rằng “chị Thịnh đã hợp tác và chỉ chỗ giấu sách của Đoan Trang”. Tuy nhiên, gia đình cảnh giác cao nên đã từ chối, không bị lừa khám xét gì.
Nội dung mà công an thẩm vấn Cao Vĩnh Thịnh hôm ấy xoay quanh nhiều vấn đề, trong đó có phần liên quan đến bộ phim tài liệu “Đừng sợ” của nhóm Green Trees. Tuy nhiên, điều có thể đặt Cao Vĩnh Thịnh vào rủi ro lớn nhất là việc cô đang tìm cách in cuốn sách “Phản kháng phi bạo lực” (bìa như trong hình).
Những ngày qua, công an tiếp tục theo dõi Cao Vĩnh Thịnh, thẩm vấn, đe dọa các nhà in và hăm he sẽ khởi tố vụ án về tội in cuốn sách này.
Anh Vũ: Người con gái Huế
Bài thơ này ra đời mùa hè cuối năm học 1955-56, lúc tác giả rời trường Quốc Học, mang theo nhiều hình ảnh đẹp của tuổi đôi mươi. Năm 1958, thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã chọn bài thơ để khai mạc mục “Thơ và Thi Nhân” trên báo Tự Do do ông Phạm Việt Tuyền chủ trương, và Chu Tử sau đó có in lại trong một số báo “Sống” đặc biệt về Huế. Với thời gian, và qua các biến cố lịch sử, Huế và người Huế đã đổi thay, và chắc không còn cứ mãi “xuôi bên cạnh cuộc đời” nữa, nhưng chắc nét kín đáo “phong trong một dãy thành” và giấc mơ êm đềm của Ngự Bình “gối đầu trên bến lặng” thì vẫn còn; và đó mới chính là cái đẹp của “Người Con Gái Huế”.
Cầu Trường Tiền. Hình: Internet |
Năm xưa có một người... xưa lắm
Sách vở chưa tròn mộng thủy chung,
Bóng lẻ kinh thành men lối học,
Trăng mùa cổ độ sáng mông lung.
Tháng chín vàng trên vạn ngả đường,
Ngạt ngào suối tóc chảy thành hương;
Một đàn chim trắng nghiêng đôi cánh
Chở bút hoa về tự bốn phương.
Âm thanh mùa ấy nghẹn lưng trời,
Ngói mới nằm ôm gạch đỏ tươi;
Tâm sự chưa nhòa trang giấy trắng,
Chuyện đời chưa ố tuổi hai mươi.
Đã gặp Người trên một chuyến đò,
Nắng chiều xuyên nửa nón bài thơ,
Nửa vòng quai trắng cài môi phượng,
Nửa nụ cười hoa... thuyền cập bờ.
Lòng kín phong trong một dãy thành
Lạnh lùng che khuất ngọn cau xanh;
Ánh vàng còn đọng trên tà áo
Đã cánh mây Tần vội khép nhanh.
Sông Hương mấy độ vàng hanh nắng
Gió chẳng se lòng lụa Trữ La,
Núi vẫn gối đầu trên bến lặng
Trọn đời mơ mãi giấc hoàng hoa.
Nhớ lần khăn gói đưa theo gió,
Cửa lớp đìu hiu phượng cuối mùa,
Một nẻo Trường An sương kín ngõ
Tâm tình còn nặng chuyến đò xưa.
Nghìn sau vẫn một thuyền muôn trước,
Người vẫn xuôi bên cạnh cuộc đời
Ngắm mãi bóng mình trên sóng nước
Quyện vành môi thắm lững lờ trôi?
Anh Vũ, 1956
Little Saigon: Tiễn đưa ‘Ó Đen’ Lý Tống lần cuối trước khi ‘hạ cánh’ về lòng đất
Ngọc Lan/Người Việt
WESTMINSTER, California (NV) – Được nhiều người coi là “anh hùng của những anh hùng” nên đám tang của “Ó Đen” Lý Tống cũng là đám tang có một không hai diễn ra tại Little Saigon, đặc biệt với những gì diễn ra trong thời khắc trước khi ông thực sự về với đất vào lúc 1 giờ 30 trưa Chủ Nhật, 21 Tháng Tư, đúng ngày lễ Phục Sinh.
Gần 6 năm trước, nếu đám tang nhạc sĩ Việt Dzũng được xem là lớn nhất tại hải ngoại khi dòng người tham dự từ nhà quàn đến nhà thờ, ra tận nghĩa trang lên đến con số gần hai ngàn người, thì hôm nay, cũng tại Little Saigon, đám tang của “người anh hùng chống Cộng không mệt mỏi” Lý Tống được xem là “hoành tráng nhất” về mặt hình thức (chữ dùng của ông Lê Xuân Nhuận, anh trai của ông Lý Tống phát biểu trước giờ hạ huyệt).
Từ 8 giờ sáng, các nghi thức chuẩn bị cho lễ di quan đã được những người thương yêu ông chuẩn bị bằng tất cả sự cung kính và cẩn trọng từ phòng số 5 nhà quàn Peek Funeral Home.
Nữ hoàng phản chiến Jane Fonda không muốn ảnh bên pháo cao xạ HN?
Cuộc đời diễn viên Hollywood Jane Fonda nổi tiếng với sự nghiệp điện ảnh và bức hình bà ngồi trên mâm pháo cao xạ gần Hà Nội năm 1972.
Là một trong những nhân vật phản chiến nổi bật nhất ở Hoa Kỳ, Jane Fonda, sinh năm 1937, đã được phép bay vào Bắc Việt Nam, quốc gia thù địch của Mỹ.
Bức hình đem lại cho Jane Fonda cái tên 'Hanoi Jane' và đó cũng đúng với quan điểm chống chiến tranh, ủng hộ Hà Nội của bà nhiều năm liền.
Nhưng đây vẫn là chủ đề gây tranh cãi trong dư luận Mỹ, cho tới ngày hôm nay.
Thậm chí một trang web của Hoa Kỳ trong tháng này còn đăng lại nguyên bài 'ngày này năm xưa' về nội dung hôm 13/04/1973 từ trang Synapse, báo sinh viên trường UCSF về cuộc vận động chống chiến tranh tại đó của Jane Fonda.
Trung Tướng NCThi, Đại tá DHNghĩa và Thiếu Tá NVNhung
Hồi ký "Một Trời Tâm Sự" của Nguyễn Chánh Thi, cựu Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn I đề cập về một số nhân vật liên quan đến trường hợp thảm sát Tổng Thống VNCH, Ngô Đình Diệm và bào đệ là cố vấn Ngô Đình Nhu, né tránh không nêu danh nhân vật chỉ huy trực tiếp tại hiện trường là Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân, nhưng lại viết là Tướng Thu (QLVNCH không có vị tướng lãnh nào tên Thu).
Những sĩ quan trên đoàn xe Jeep hướng dẫn hoặc theo sau đoàn xe thiêt giáp đến nhà thờ Cha Tam ở Cholon và trở về Bộ Tổng Tham Mưu gồm có: Đại tá Dương Ngọc Lắm, Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa và Đại úy Phan Hòa Hiệp.
CỘT CỜ ĐẦU TIÊN TẠI LITTLE SAIGON - Lê Giang Trần
Vài lời nói trước: Người viết về câu chuyện này may mắn là bạn của 3 người trong nhóm vận động dựng cột cờ, nên đã được biết khá rõ ràng. Trong phạm vi giới hạn một bài viết, người viết chỉ vắn tắt, cốt yếu nhấn mạnh về ý nghĩa của cột cờ đầu tiên do chính người Việt Nam Tỵ Nạn dựng lên, hơn là chi tiết chính xác sử liệu. Rất mong độc giả chia sẻ, cũng như các nhân vật trong cuộc cảm thông bỏ qua những thiếu sót. Bài viết này được viết riêng cho chuyên mục “Người Việt, 30 Năm Tỵ Nạn và Định Cư” như một đóng góp nhỏ bé trong việc ghi lại quá trình thành hình và phát triển của cộng đồng Việt Nam tại Little Saigon.
1981, năm Con Gà, trong một bài phóng sự của tờ LA Times do một nữ phóng viên gốc Trung Hoa viết về nơi phố thị Bolsa, bà đã ví von nơi này như là một “Little bit Saigon”. Dần dà người ta bỏ đi chữ bit, “Little Saigon” định danh từ đó. Nhìn lại, 24 năm, sang năm 2005 Ất Dậu là 3 con gà. Chợt nhớ Ất Dậu 1945 ngày xưa ở Việt Nam…
Tháng 4 buồn
Bài viết :
- Những người ngoại-quốc gốc Việt : Ước mơ sao người Việt tha-hương chúng ta và những thế-hệ sau đừng quên mình... gốc Việt.
http://phu-tran.blogspot.com/2017/04/nhung-nguoi-ngoai-quoc-goc-viet.html
- Đi tìm Tự-Do (Thuỵ Uyên) : nguyên bản
http://phu-tran.blogspot.com/2016/04/i-tim-tu-do-nguyen-ban.html
- Những người ngoại-quốc gốc Việt : Ước mơ sao người Việt tha-hương chúng ta và những thế-hệ sau đừng quên mình... gốc Việt.
http://phu-tran.blogspot.com/2017/04/nhung-nguoi-ngoai-quoc-goc-viet.html
- Đi tìm Tự-Do (Thuỵ Uyên) : nguyên bản
http://phu-tran.blogspot.com/2016/04/i-tim-tu-do-nguyen-ban.html
- Những "người Việt Phong Lan" (Yên Hà): Phong lan là loài lan không mọc dưới đất mà bám vào cành những cây khác để sống gửi, sống phụ, nhưng không mất gốc, mất rễ...
Tôi gọi những người Việt tha-hương chúng ta là những "người Việt phong lan".
Tôi gọi những người Việt tha-hương chúng ta là những "người Việt phong lan".
- Còn ai thương dân tôi (Yên Hà) :
- Thiên đàng đã mất (Yên Hà)
http://phu-tran.blogspot.com/2011/04/thien-ang-mat.html
Nhạc :
- Ai trở về xứ Việt
Thơ : Minh Đức Hoài Trinh ; Nhạc : Phan Văn Hưng ; Thanh Tuyền trình bày và đệm nhạc
http://phu-tran.blogspot.com/2017/04/ai-tro-ve-xu-viet.html
- Sài-Gòn ơi, vĩnh biệt (Nam Lộc, Ngọc Phú trình bày, Thanh Tuyền đệm đàn)
- Ai trở về xứ Việt
Thơ : Minh Đức Hoài Trinh ; Nhạc : Phan Văn Hưng ; Thanh Tuyền trình bày và đệm nhạc
http://phu-tran.blogspot.com/2017/04/ai-tro-ve-xu-viet.html
- Sài-Gòn ơi, vĩnh biệt (Nam Lộc, Ngọc Phú trình bày, Thanh Tuyền đệm đàn)
- Biết bao giờ trở lại (Ngô Thuỵ Miên, Ngọc Phú trình bày, Thanh Tuyền đệm đàn)
- Thương đôi bờ quê hương (Lời Miên Du Dalat, Nhạc Văn Sơn Trường, Thanh Tuyền trình bày) http://phu-tran.blogspot.com/2013/04/thuong-oi-bo-que-huong.html
- Adieu mon pays (Enrico Macias, Ngọc Phú trình bày)
Ảnh :
- Sài-Gòn thân yêu : một số hình ảnh lượm lặt trên Mạng để thương nhớ Sài-Thành của những ngày tháng cũ.
Đọc và cổ-động Artshare
Ngày tàn của cuộc chiến - Lê Nguyên Bình
(Trích Ðặc san Nguyễn Khoa Nam Tiểu đề do tòa soạn đặt)
LTS: Tác giả bài dưới đây, Ðại tá Lê Nguyên Bình, là một chiến hữu nguyên là sĩ quan trong Bộ Tham Mưu của cố Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam. Ở phương vị này, Ðại tá Bình đã có dịp được chứng kiến nhiều sự kiện đã xảy ra trong và ngoài khuôn viên của Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn IV trong ngày cuối cùng của cuộc chiến đấu cho tự do.
LTS: Tác giả bài dưới đây, Ðại tá Lê Nguyên Bình, là một chiến hữu nguyên là sĩ quan trong Bộ Tham Mưu của cố Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam. Ở phương vị này, Ðại tá Bình đã có dịp được chứng kiến nhiều sự kiện đã xảy ra trong và ngoài khuôn viên của Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn IV trong ngày cuối cùng của cuộc chiến đấu cho tự do.
Ðọc những lời tường thuật của một nhân chứng trong cuộc, và đặc biệt những lời tường thuật chưa hề được tiết lộ trên báo chí, người đọc, nhất là những cựu quân nhân chúng ta, không khỏi bồi hồi, xúc động nghĩ rằng chúng ta đã có những vị tướng, tá như thế mà đành phải thất trận, không cứu vãn nổi tự do thì âu cũng là tại lòng Trời còn muốn đày đọa dân Việt vậy.
Những tràng đại liên chính xác từ bốn chiếc trực thăng võ trang thuộc Sư đoàn 4 Không quân đổ trên đầu toán tuần thám thuộc Trung đoàn Cộng Sản D1 miền Tây Nam Bộ, đang vượt kinh Thác Lác với ý đồ mở đường cho Trung đoàn này xâm nhập vòng đai Alpha bao quanh thị trấn Cần Thơ và phi trường Trà Nóc. Tiếng gào thét rợn trời, từng xác người tung lên khỏi mặt nước như xé tan bầu trời, sau đó trả lại cho màn đêm dần dần phủ kín lớp sông dài.
Hội Cao Niên Á Mỹ và Ðại Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2019: "Cây có cội, nước có nguồn"
Kính gửi quý vị và các anh chị bài phóng sự của KG Lâm Hoài Thạch về Đại Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương do Hội Cao Niên Á Mỹ tổ chức. Đây là một chương trình rất có ý nghĩa được Hội Cao Niên Á Mỹ tổ chức hàng năm nhằm duy trì và nhắc nhở thế hệ trẻ ở hải ngoại về truyền thống lịch sử và văn hoá tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Hội Cao Niên Á Mỹ và Ðại Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2019: "Cây có cội, nước có nguồn"
Việt Nam Hùng Sử Ca (Ban Thiếu Nhi CLB TNS trình diễn trong Đại Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Saigon Performing Art Center)
Áo Dài Việt Nam (Ban Múa CLB TNS trình diễn trong Đại Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Saigon Performing Art Center)
Thân kính,
Cao Minh Hưng
Cộng Đồng Việt Nam vùng Washington, D.C., Maryland và Virginia - Thư Mời tham dự Tưởng Niệm Quốc Hận Năm Thứ 44....
Thư Mời Lễ Tưởng Niệm lần thứ 44 Ngày Quốc Hận 30 - 4 tại HTĐ sẽ do
Cộng Đồng Việt Nam vùng Washington, D.C., Maryland và Virginia,
phối hợp với Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa vùng HTĐ và Phụ cận,
tổ chức tại Kỳ Đài Trung Tâm Thương Mại Eden, Falls Church, Virginia , vào hai ngày 27 và 28 tháng 4, 2019..
Xin mời Quý Vị xem video clips Thư Mời do anhNguyễn Phúc và Chị Bạch Mai, Truyền hình Việt Nam - HTĐ thực hiện...
Xin click vào links ở dưới:
You tube : https://youtu.be/TAbeMec939w
THVNHTĐ
Hơn 200 người thiệt mạng ở Sri Lanka
Nhân viên an ninh Sri Lanka bên ngoài nhà thờ Thánh Anthony
Ít nhất 207 người bị ghi nhận thiệt mạng và hàng trăm người bị thương trong vụ nổ xảy ra tại các nhà thờ và khách sạn ở Sri Lanka.
Ít nhất tám vụ nổ đã được ghi nhận. Ba nhà thờ ở Kochchikade, Negombo và Batticaloa bị nhắm mục tiêu trong lễ Phục sinh.
Các khách sạn Shangri La, Cinnamon Grand và Kingsbury, tất cả đều ở thủ đô Colombo, cũng bị tấn công.