Thursday, 9 May 2019
LIỆU NGƯỜI TA CÓ THỂ CHẾT VÌ BUỒN? - T.Vấn
Kiếp khác – Tranh: Thanh Châu
Buồn như ly rượu cạn,
Không còn rượu cho say.
Buồn như ly rượu đầy,
Không còn một người bạn.
Không còn rượu cho say.
Buồn như ly rượu đầy,
Không còn một người bạn.
(Buồn – Tạ Ký)
1.
Tháng Hai, tháng ngắn nhất trong năm, đã qua đi. Rồi tháng Ba cũng qua đi. Nhưng mùa đông vẫn còn ở lại. Những ngày lạnh cao điểm vẫn còn chờ phía trước. Một buổi chiều, ngồi cô đơn trong quán cà phê Starbucks vắng người, nhìn ra bên ngoài những cụm tuyết trắng xoá bay lả tả, tôi chợt cảm thấy buồn… muốn khóc. Kể cũng lạ, đã mấy chục năm nay, bận rộn với bao vất vả lo toan của cuộc sống, tôi ít khi mang cảm giác buồn, cái cảm giác của những ngày trai trẻ, ngồi trong quán cà phê – khi vỉa hè, khi sang trọng lịch lãm – nhìn những mảng nắng xiên qua ô cửa kính, hay những giọt mưa từ cơn mưa vội vã làm ướt cả người từ đầu đến chân, nghĩ đến hiện tại vô vọng không lối thoát, nghĩ đến tương lai chết ngộp trong cuộc chiến khốc liệt, nghĩ đến những mối tình không có ngày mai, tôi đã biết buồn. Nỗi buồn của thế kỷ. Nỗi buồn của thế hệ. Buồn đến độ chỉ… muốn chết.
Ngày ấy, thanh niên thế hệ chúng tôi, buồn thì có buồn thật, buồn đến nẫu người, buồn da diết cả não trạng, buồn phờ phạc cả thân xác, buồn chín rục trái tim, buồn vàng cả ngón tay vì khói thuốc, và như đã nói, buồn đến độ chỉ muốn chết, nhưng trong trí nhớ còm cõi của mình, tôi không thể moi ra được xem trong đám bạn bè của mình, có ai chết vì buồn không. Nhiều người đã nằm xuống, vì bom đạn chiến tranh, vì tù đày thiếu ăn thiếu thuốc men, vì bệnh tật hiểm nghèo, vì lao mình vào biển cả vượt biên, nhưng hình như không có ai chết vì buồn, kể cả buồn vì thất tình.
Exryu Cuối Tuần
Exryu Cuối Tuần đã upload 2 bài mới nhất của anh Vũ Đăng Khuê - Exryu Japan và 1 bài của chị Ngọc Bảo - Exryu USA gởi về chia sẻ với gia đình Exryu hôm qua.
* Dư hương cay đắng ( Vũ Đăng Khuê - Exryu Japan )
* SƠ LƯỢC VỀ ĐẶC TẬP “40 NĂM VĂN HỌC VIỆT NAM TẠI NHẬT” ( Vũ Đăng Khuê - Exryu Japan )
* SƠ LƯỢC VỀ ĐẶC TẬP “40 NĂM VĂN HỌC VIỆT NAM TẠI NHẬT” ( Vũ Đăng Khuê - Exryu Japan )
Mời các anh chị vào xem. Nếu không xem được trực tiếp trong mail xin mời vào trang nhà : *** www.ERCT.com ***
Exryu Cuối Tuần
Tham nhũng trên đường - Jan Rybnik
Một con người với đầy đủ lý trí luôn có quyền lựa chọn làm hay không làm một việc nào đó. Trong nghiên cứu tội phạm học, lý thuyết lựa chọn hợp lý (rational choice theory) đã góp phần giải thích điều này. Khi đứng trước lựa chọn hành động hay không hành động, con người sẽ cân đo đong đếm giữa được và mất ở từng trường hợp.
Vấn đề là trong xã hội Việt Nam hiện nay, cái mất của việc thực hiện một hành động sai lại có thể thay đổi hoặc dàn xếp được. Vì có "cơ hội" đó, nên đứng trước các lựa chọn liên quan đến luật pháp, con người dường như có khả năng cao trong việc chọn "vi phạm", vì cái được trước mắt thay vì sợ bị trừng phạt. Nếu bị phạt, họ tin rằng họ có thể thỏa hiệp. Đó chính là những trường hợp vi phạm luật giao thông tôi thấy trong nhiều năm sống ở đây.
Diễn Đàn Trái Chiều - BÀI 71: CÁC TỔNG THỐNG MỸ VÀ VN (Phần III)
Tiếp theo hai bài viết về các tổng thống Mỹ trong chiến tranh VN, diễn đàn này đã nhận được vài yêu cầu viết về các tổng thống Mỹ với chính quyền CSVN sau 75. Bài này sẽ viết qua về đề tài này.
Vì các tổng thống Mỹ trong thời kỳ này ít chú tâm đến vấn đề VN, nên không có nhiều chuyện để bàn, do đó, DĐTC sẽ bàn rộng hơn nhưng ngắn gọn thành tích chung của các vị này.
1. TT Ford. Cộng Hòa 1974 – 1976
TT Ford chủ trì việc thu dọn chiến trường VN sau chiến thắng của VC. Ông bị TTDC mô tả như một tổng thống cà đụt, ‘không thể vừa đi bộ vừa nhai kẹo cao su’. Nhưng thực tế, ông đã chủ trì một cách hoàn hảo một trong những thời kỳ khó khăn nhất của lịch sử cận đại Mỹ, phải đối phó với khủng hoảng Watergate đưa đến sự từ chức hiếm hoi của một tổng thống, xã hội Mỹ phân hóa cực độ, rồi sau đó phải chấp nhận việc lần đầu tiên Mỹ thua một trận chiến tốn bạc tỷ và hơn 58.000 thanh niên Mỹ bỏ mạng, và hàng trăm ngàn người khác thương tật.
Sau những cố gắng tuyệt vọng để cứu miền Nam VN thất bại, TT Ford dành mọi nỗ lực vào việc đón nhận và định cư dân Việt tỵ nạn. Đợt đầu, gần 150.000 người hầu hết là dân đã ra khơi khoảng ngày 30/4, được đón nhận vào bốn trại tỵ nạn tại Cali, Arkansas, Florida và Pennsylvania. Ông kêu gọi dân Mỹ giúp đỡ và cả ngàn gia đình Mỹ đã mở cửa đón mời các gia đình tỵ nạn vào sống với họ, giúp họ làm quen với cuộc sống mới.
TT Ford ban hành ngay lệnh cấm vận gắt gao nhất chống CSVN. Sau đó, không nhắc nhở gì tới chuyện VN nữa.
Năm 1976, ông ra tranh cử tổng thống nhưng thất cử, vì dân Mỹ quá mệt mỏi với chiến tranh VN cũng như quá chán ngán với xì-căng-đan Watergate, nên muốn qua trang, dứt khoát với đảng CH. Họ cũng trách TT Ford đã ân xá TT Nixon.
Vua Hàm Nghi: Đi đày châu Phi vẫn áo dài khăn đống An Nam, an nghỉ trong nắng ấm miền Tây Nam nước Pháp
Tỉnh Dordogne thuộc vùng Aquitaine, miền Tây Nam nước Pháp được phủ kín bởi màu xanh mát của rừng, của đồng ngô, của dòng sông uốn lượn và bầu trời cao thẳm… Phong cảnh nơi đây nổi tiếng với những lâu đài cổ kính, đồi núi cây xanh, nắng hạ ấm áp, tiện lợi cho việc tĩnh dưỡng nghỉ ngơi.
Với riêng người Việt Nam, Dordogne còn gợi lên một nỗi u hoài khi về tới Château de Losse (Lâu đài Losse) của hoàng tộc An Nam xưa kia, và cách đó không xa là nơi hoàng đế Hàm Nghi an nghỉ sau một cuộc đời mất nước đau thương và đi đày biệt xứ.
Hàm Nghi (1871 – 1944), tên thật Nguyễn Phúc Ưng Lịch, là vị hoàng đế thứ tám của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ưng Lịch từ nhỏ sống trong cảnh bần hàn, dân dã với mẹ chứ không như hai người anh ruột ở trong cung. Ngày 2 tháng 8 năm 1884 ở điện Thái Hoà, ông được các phụ chính đại thần chủ trương chống Pháp là Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi ở tuổi 13.
Bùi Viện và giấc mộng cường quốc Đại Nam dang dở
Hoàng đế Quang Trung mất sớm năm 39 tuổi trong bao niềm tiếc nuối khi giấc mộng đưa Đại Việt trở thành cường quốc hàng hải đành dang dở. Hơn 47 năm sau, nước Nam thời Nguyễn trước hiểm hoạ ngoại xâm đã xuất hiện một vị hào kiệt vô cùng giống với Quang Trung Hoàng đế về tài năng thống lĩnh và tầm nhìn đối với hải quân. Vị hào kiệt đó chính là Bùi Viện – Đô đốc hàng hải thương mại của tuần dương quân hiện đại duy nhất thời phong kiến trong lịch sử Việt Nam.
Phần 1: “Chí tang bồng hồ thỉ dạ nào khuây, phải hăm hở ra tài kinh tế”
Thành Ninh Bình với 1.700 binh lính hạ vũ khí đầu hàng một toán quân Pháp chỉ có bảy người. Muốn thoát khỏi cảnh đô hộ, chỉ còn cách duy tân và tự lực tự cường. Đây cũng là thời điểm mà quân đội quốc gia cần một người tài năng như Bùi Viện.
Hoàng đế Quang Trung từng được xem là chúa tể của tất cả hải tặc Đông Nam Á, là vua của hải tặc. Phát kiến sử dụng hải tặc làm nòng cốt trong lực lượng hải quân của ông không những tạo ra một hạm đội lừng lẫy trong khu vực, lập nên những chiến công lớn mà còn làm cho an ninh hải lộ của nước ta không bị ảnh hưởng bởi nạn cướp biển. Quang Trung mất sớm năm 39 tuổi trong bao niềm tiếc nuối khi giấc mộng đưa Đại Việt trở thành cường quốc hàng hải đành dang dở.
Trang Web phản động - Báo MAI
Những nhà độc tài thì nhìn đâu cũng thấy kẻ thù; đến nỗi gian hùng Tào Tháo đang ngủ vung kiếm chém kẻ thù trong giấc mơ hay giết cả gia đình ân nhân mổ heo đãi mình.
Với bản chất độc tài, mặc dù đảng Cộng sản độc quyền quản lý nhà nước và xã hội nhưng họ nhìn đâu cũng thấy thế lực thù địch; đến nỗi xu thế phát triển xã hội bất bạo động, diễn ra một cách hòa bình cũng bị thù địch hóa thành “thế lực diễn biến hòa bình” vô hình. Thậm chí những “khẩu hiệu”, “trang web” cũng trở thành phản động.
Nguyễn Ngọc Chính's ~ Hồi Ức Một Đời Người ~
Singapore’s Jewel
Có thể nói, nổi bật nhất trong năm 2019 tại Singapore là trung tâm
nua sắm Jewel nằm trong một chuỗi tiện nghi của phi trường
Changi. Jewel có nghĩa là đá quý, đồ trang sức và cũng là tên gọi
“chân kính” trong đồng hồ, được làm từ các loại ngọc, đá. Cổng vào
Jewel Changi Airport Chính thức...
Thứ Ba, 7 tháng 5, 2019
Singapore CBD
CBD là chữ viết tắt của Central Business District, tạm dịch là Khu
Trung tâm Thương mại. Tại những thành phố mà tôi có dịp đi qua
như ở Úc và Singapore đều có những CBD. Trong khi đó, ở Anh,
Mỹ, Canada… người ta chỉ dùng City Center/Centre hay đơn giản
hơn là Downtown để chỉ những CBD Tại Sài Gòn, Quận 1 được
coi là một CBD, nơi...
Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2019
Singapore: Day #1
Tôi đã từng đến Đảo quốc Sư tử nhiều lần, kể từ năm 1995, mỗi
lần đều có những lý do riêng. Năm nay, trở lại Singapore vì một lý
do phải nói là rất riêng tư và tế nhị, đúng vào dịp 30/4, ngày Sài
Gòn đổi chủ và cũng sau một Tháng 4 gia đình tôi gặp nhiều
chuyện không được may mắn cho lắm. Để giải tỏa sự xui xẻo,
con gái út đề nghị tôi...
sổ tay thường dân Tưởng Năng Tiến
Nhà Nước & Nhà Thổ
Đưa người cửa trước rước người cửa sau.
Kiều
Tôi không rõ năm sinh hay ngày qua đời của thi sĩ Bùi Giáng nhưng vẫn nhớ hoài hai câu thơ (ngơ ngác) mà ông viết từ cuối thế kỷ trước, sau khi tầu vũ trụ Soyuz 37 được phóng lên không gian, vào hôm 23 tháng 7 năm 1980:
Tôi không rõ năm sinh hay ngày qua đời của thi sĩ Bùi Giáng nhưng vẫn nhớ hoài hai câu thơ (ngơ ngác) mà ông viết từ cuối thế kỷ trước, sau khi tầu vũ trụ Soyuz 37 được phóng lên không gian, vào hôm 23 tháng 7 năm 1980:
Hoan hô đồng chí Phạm Tuân
Khi không anh bỗng nhẩy tưng lên trời!
Sao mà (khi khổng) khi không được, cha nội? Ðây là một cú “nhẩy” lịch sử, được chuẩn bị rất kỹ càng và chu đáo, chớ bộ – theo như lời của chính phi hành gia Phạm Tuân:
“Khi đi tôi mang theo Tuyên ngôn Độc lập, bản Di chúc của Bác Hồ, một nắm đất Ba Đình, một lá cờ Tổ quốc, hai Huy hiệu của Bác Hồ và ảnh của Bác. Tất cả những ảnh, cờ và sách đều được đóng dấu trong vũ trụ. Nắm đất Ba Đình, lá cờ Tổ quốc, Tuyên ngôn Độc lập, Di chúc của Bác và ảnh của đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn đều thể hiện chủ quyền độc lập dân tộc Việt Nam đưa lên vũ trụ, đóng dấu ở trên vũ trụ cũng là khẳng định người Việt Nam sánh vai cùng với quốc tế và đã có mặt trên vũ trụ.”
Cách “thể hiện chủ quyền độc lập dân tộc Việt Nam” của Phạm Tuân, dường như, không được dân Việt tận tình chia sẻ. Họ nhìn vấn đề, ngó bộ, hơi sai:
Cơm ăn một gạo hai mì
Mày vào vũ trụ làm gì hở Tuân?
Cặp vợ chồng Canada dành 30 năm ở Trung Quốc nhưng về nước ngay sau khi bị bắt giam
Julia và Kevin Garratt, hai công dân Canada từng bị chính quyền Trung Quốc giam giữ. Gần đây, họ đã nhận lời mời phỏng vấn của tờ Vancouver Sun và kể lại trải nghiệm bản thân ở trại giam Trung Quốc.
Năm 2014, Trung Quốc vì để trả thù cảnh sát Canada bắt giữ doanh nhân Trung Quốc Tô Bân (Su Bin), họ đột nhiên viện lý do điều tra gián điệp bắt giữ hai vợ chồng Julia và Kevin Garratt.
Bà Julia được thả ra sau khi bị giam cầm trong 6 tháng, còn người chồng là ông Kevin Garratt bị giam giữ đến 2 năm mới được thả. Sau khi được trả tự do, họ định cư ở New Westminster, Canada.
Thách thức Trung Quốc, Mỹ tập trận ở Biển Đông cùng 3 nước
Hải quân Hoa Kỳ hôm thứ Năm (9/5) cho biết tàu khu trục tên lửa dẫn đường của Mỹ, tàu sân bay Nhật Bản, 2 tàu hải quân Ấn Độ và tàu tuần tra Philippines vừa kết thúc cuộc tập trận chung kéo dài một tuần tại Biển Đông.
Mặc dù các cuộc tập trận chung tương tự ở Biển Đông đã từng được tổ chức trước đây, nhưng đây là lần đầu tiên 4 nước tập trận chung, một động thái nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của Trung Quốc trong khu vực.
“Sự phối hợp chuyên nghiệp với các đồng minh, đối tác và bạn bè trong khu vực là những cơ hội để xây dựng các mối quan hệ bền chặt hiện có của chúng tôi”, Chỉ huy Andrew J. Klug của tàu khu trục USS William P. Lawrence cho biết.
Đề Đốc Trần Văn Chơn, cựu tư lệnh Hải Quân VNCH, qua đời
SAN JOSE, California (NV) – Đề Đốc Trần Văn Chơn, người từng làm tư lệnh Hải Quân VNCH hai lần, vừa qua đời lúc 10 giờ 48 phút tối Thứ Năm, 2 Tháng Năm, tại San Jose Regional Medical Center, California, hưởng đại thọ 99 tuổi.
Ông Hà Quang Trung, hiện sống ở Westminster, là chồng cô Trần Minh Thanh Thảo, cháu nội ông Chơn, xác nhận tin này với nhật báo Người Việt sáng Thứ Sáu.
Ông kể: “Ông nội được đưa vào bệnh viện cách đây mấy hôm, vì có máu trong não. Thông thường thì sẽ mổ, nhưng bác sĩ e rằng ông không đủ sức, và gia đình cũng đồng ý là không mổ, hy vọng có một phép lạ nào đó giúp ông bình phục.”
“Thế rồi đến ngày Thứ Năm, tôi đang sắp xếp để lên thăm ông, thì đến 6 giờ chiều gia đình cho biết ông yếu lắm, thế là đến tối thì ông đi,” ông Trung kể tiếp. “Tôi tuy chỉ là cháu rể nội, nhưng được ông rất quý. Lần nào về Orange County ông cũng đến nghỉ ở nhà tôi. Thành ra, ông cháu thân tình lắm. Bây giờ tôi đang sắp xếp bay lên San Jose đây.”