Tuesday, 20 August 2013

Nhận định về sau chuyến đi của Trương Tấn Sang

Linh Nguyen - Sau chuyến đi của Sang có 3 sự kiện đã xảy ra rất đặc biệt mà chúng ta cần quan tâm: sự kiện Tuyệt Thực của anh Điếu Cày được chấm dứt vào ngày 27/7/2013, sự kiện Phương Uyên được thả, và sự kiện Lê Hiếu Đằng đòi đa đảng. Muốn tìm hiểu tại sao có 3 sự kiện này xảy ra, chúng ta cũng cần tìm hiểu thêm về chuyến đi Tàu và chuyến đi Hoa Kỳ của ông Trương Tấn Sang, cùng bài viết "Phải Biết Hổ Thẹn Với Tiền Nhân" mà ông Sang đã viết vào ngày 2/9/2012, được trích đoạn trên báo Tuổi Trẻ như sau:

(Có những việc tưởng như đơn giản, tưởng như dễ giải quyết, không phải là khó khăn, nhưng khi thực hiện thì đụng đâu cũng vướng vì nó không phải là một bài toán trên lý thuyết đơn thuần mà là xã hội với đủ sắc màu, với những cách nghĩ, những quyền lợi, những ứng xử khác nhau, chằng chịt, cái này níu bám và kìm giữ cái kia; cái “chăn ấm” vô tình kéo sang bên này thì bên kia bị “lạnh”... Xuất hiện những người có tư tưởng xa lạ, chỉ luôn luôn rình rập mọi sơ hở để chống đối, để “chọc gậy bánh xe" thậm chí để “cõng rắn cắn gà nhà".)

Ông Sang đã ám chỉ nhân vật nào đã "cõng rắn cắn gà nhà"? Chúng ta hoàn toàn không biết ông Sang đã ám chỉ Dũng, Trọng, hay bất cứ ai? Nhưng qua điều này, chúng ta có thể khẳng định "rắn" ở đây ám chỉ vào giặc Tàu đang giết hại ngư dân (gà nhà) và đang cướp những vùng biển đảo của Việt Nam. Từ đó, chúng ta có thể suy luận chính xác: "Ông Sang chống giặc Tàu Xâm Lược". Cũng xin nhắc lại rằng, từ khi nhậm chức Chủ tịch nước, Sang chưa từng qua Tàu để trình diện như theo thủ tục thông thường của một nước đàn em. Ngược lại, Sang còn qua Ấn Độ, được thủ tướng Ấn là Manmohan Singh tiếp đón niềm nỡ với 21 phát đại bác, và đồng ý ký kết cho Ấn khai thác dầu khí ở thềm lục địa VN, kể cả những ký kết về an ninh và quốc phòng. Những điều này đã làm bọn cầm quyền Tàu rất tức giận.

Nhắc lại chuyến đi Tàu của Sang từ ngày 19/6 - 21/6/2013, phải nhắc đến chuyến đi Tàu của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, cầm đầu một phái đoàn đại biểu cao cấp của Bộ Quốc Phòng tham dự Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Trung lần thứ tư vào ngày 5/6/2013 tại Bắc Kinh. Chuyến đi của Vịnh với mục đích hoàn tất một Hiệp Định Song Phương, nhưng vẫn còn một số điều kiện chưa thỏa thuận xong, để dành cho Sang, khi qua Tàu gặp Tập Cận Bình sẽ cùng ký kết sau. Lẽ dĩ nhiên, một người có khuynh hướng chống giặc Tàu như Sang không dễ gì đồng ý những điều chưa thỏa thuận xong. Nhưng rồi Sang và Bình cũng hoàn tất việc ký kết 10 văn kiện trong Hiệp Định, mà đa số những nhà bình luận chính trị cho rằng vô cùng bất lợi cho VN. Nhiều người cho rằng chuyến đi Tàu của Sang sẽ đầy sóng gío, nhưng rồi, mọi việc cũng xong với kết qủa một tấm hình, trong đó Sang cuối đầu qúa mức bình thường mà nhiều người cho rằng rất nhục nhã, nhưng đằng sau tấm hình đó, chẳng ai biết những bí mật gì đã xảy ra đối với Sang. Hàn Tín khi xưa cũng phải luồn trôn mà. Chúng ta chẳng lạ gì trong vai trò đàn anh, vai trò của kẻ có tiền. Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu cũng đã từng là nạn nhân khi đặt bút ký vào Hiệp Định Paris, mà chẳng bao giờ muốn ký. Ngày hôm nay, có thể lịch sử lại tái diễn một lần nữa, đối với trường hợp của Sang?

Về nước xong, Sang vô cùng vội vã xin được yết kiến Obama vì khi Sang tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh OPEC tại Hawaii vào tháng 11/2011, Sang đã từng được Obama mời. Đây là một chuyến đi bất bình thường, chẳng kèn trống, chẳng 21 phát đại bác, chẳng quốc yến, chẳng được sử dụng nĩa muỗng bằng vàng của White House, đối với một chủ tịch nước. Tại sao lại có một chuyến đi bất thường và vội vã này? Chẳng lẽ Sang đại diện cho ĐCSVN mong muốn được vào TPP đến như thế? Chẳng lẽ Sang mong muốn được mua vũ khí sát thương đến như thế? Vô lý qúa, nếu Sang muốn vào TPP phải biết lo từ trước, các quốc gia khác người ta bàn thảo cả một năm, hai năm, rồi ba năm, như Nhật Bản, đến giờ còn chưa gia nhập. Giờ Sang chỉ còn lại 3,4 tháng trước cuối năm, lại xin được gia nhập. Chưa kể đến rất nhiều luật lệ trói buộc, nếu không nói là tử huyệt cho ĐCSVN như phải chấp nhận Công Đoàn Độc Lập, bảo vệ lao động, bồi thường tai nạn lao động, hàng hóa xuất cảng phải là sản phẩm gốc. Còn mua-vũ-khí-sát-thương, tiền bạc đâu mua, bao nhiêu tỉ bạc USD mới bảo vệ được đất nước? Chi phí quốc phòng của nước CHXHCNVN chỉ vào khoảng 2 tỉ (2012), trong khi Tàu cộng khoảng 102 tỉ (2012), mua thêm vũ khí HK với vài tỉ USD nữa, bảo vệ được đất nước sao? Chúng ta có thể kết luận không sai: hai món hàng TPP và Vũ Khí Sát Thương chỉ là màn trình diễn, mang kịch tính, không phải là chủ đích của chuyến đi.

Vậy mục đích chuyến đi của Sang là gì? Sự thật không khó hiểu đâu, nó nằm ở bức thư HCM gởi cho TT Truman 67 năm về trước. Rất đơn giản, trong bức thư, HCM kêu gọi sự giúp đỡ của TT Truman để VN được độc lập khỏi sự đô hộ của Pháp, và TT Truman đã bỏ lỡ một cơ hội. Và hôm nay, Sang cũng đến HK với sứ mạng như thế, mong muốn TT Obama, hãy giúp đỡ VN để thoát khỏi sự xâm lược của giặc Tàu. Ai cho rằng Sang đánh bóng HCM, có lẽ không đúng. Một bức thư xin cầu cứu, đâu có vinh dự gì, mà gọi là đánh bóng tên tuổi HCM. Lẽ dĩ nhiên, Trước sức đấu tranh quyết liệt của đồng bào VN trong và ngoài nước trong suốt 38 năm qua, TT Obama không nói "yes" liền vì biết rõ những tên CS như Sang không thể nào tin được, mà: "Sang ơi, từ đây đến cuối năm, mày về dẹp bỏ ĐCSVN, dân chủ hóa đất nước đi, tao (HK) sẽ giúp cho, hãy bắt chước nước Miến Điện kìa.". HK chưa từng có truyền thống giúp đỡ những quốc gia CS nào để chống lại một quốc gia khác.

Bây giờ xét về 3 sự kiện xảy ra: sự kiện anh Điếu Cày chấm dứt tuyệt thực, sự kiện Phương Uyên được thả, sự kiện Lê Hiếu Đằng đòi thành lập đảng, ngụ ý đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp. Dũng, con anh ĐC, khi trả lời phỏng vấn báo, đài, đã nêu đích danh Trương Tấn Sang có gọi hỏi thăm. Còn Đằng tiết lộ với anh Huỳnh Ngọc Chênh như sau: "Chiều hôm qua anh Tư Sang có gởi đến anh một món qùa cùng lời thăm hỏi chân tình" Anh Chênh hỏi qùa gì, Đằng nói: "Một loại thuốc chữa bệnh rất qúy chỉ dành riêng cho các vị lãnh đạo." Riêng vụ xử án Uyên và Kha cũng vô cùng lạ, bà chánh án chủ tọa Trương Thị Minh Thơ tỏ ra rất bối rối khi đưa ra những lý do để thả Uyên. Riêng Kha, vì đã nhận tội nên không thể thả được, 95% có bàn tay của Trương Tấn Sang đằng sau vụ xử án này, chưa kể có nhiều tín hiệu khác như việc các nhà dân chủ đi thăm Uyên, Kha, và Uy rất thoải mái ngay trại tù, và còn đi biểu tình tuần hành khắp Long An mà không bị công an chống đối. Tất cả những sự kiện này, cộng với việc khẩn cấp gia nhập TPP, đều nằm trong tiến trình Dân Chủ Hóa Đất Nước VN.

Trước sự sụp đổ của nhiều chế độ cộng sản vào năm 1989, và hiện nay chỉ còn lại 4 quốc gia Cuba, Bắc Hàn, Trung Quốc, Việt Nam, rồi Quốc Hội Âu Châu ra nghị quyết 1481 cho rằng chủ nghĩa CS là một chủ nghĩa tội ác đối với nhân loại, rồi HK dựng Tượng Tưởng Niệm trên 100 triệu nạn nhân của chế độ CS tại Washington DC. Tập Cận Bình khi lên cầm quyền hiểu rằng chủ nghĩa CS là sai trái nhưng vẫn không biết giải quyết ra sao với cái tên "ĐCS Trung Quốc". ĐCSVN cũng thế, hàng chục năm qua, họ nghĩ đủ cách để làm thế nào có một sự "hạ cánh an toàn" trong việc đổi tên ĐCSVN vì danh có chính, ngôn mới thuận. Chẳng lẽ 2 đảng này tiếp tục việc "treo đầu dê bán thịt chó"? vì 2 đảng này không còn áp dụng nền tảng của chủ nghĩa CS nữa. Người ta thường gọi 2 đảng này là đảng Mafia thì chính xác hơn. Hãy nhìn biểu đồ của cổ phiếu ENRON bị sụp đổ, từ cao điểm 90 USD rớt xuống chỉ còn vài chục xu, rồi lên lại khoảng 1 USD-2 USD một thời gian, rồi tụt xuống tận đáy 0USD, và chủ nghĩa CS cũng bị sụp đổ giống như thế thôi, và đây có thể là thời điểm triệt tiêu của ĐCSVN và ĐCSTQ, và ĐCSVN đang bước đi trước. Đặc biệt ông Sang đã lên tiếng rất mạnh mẻ phản đối Đường Lưỡi Bò 9 Điểm của giặc Tàu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Hoa Kỳ.

Tất cả những sự kiện trên, chuyến đi qua Mỹ của Sang là một chuyến đi đầu hàng. Đầu hàng ở đây là Sang chấp nhận việc dân chủ hóa đất nước, từ nay đến cuối năm. Đây cũng là thời điểm mà tất cả chúng ta trong và ngoài nước phải quyết liệt đấu tranh mạnh thêm nữa, để triệt tiêu nhanh ĐCSVN, đừng để chúng cầm cự, ngóc đầu sống trở lại bởi những tên cuồng tín lo bảo vệ quyền lực và tài sản. 

Ngày 19/8/2013

gửi Danlambao