Wednesday, 8 January 2014

Gordon H. Sato - Người đi trồng Cây - Trần Mộng Lâm

Gửi bọn «Phá Sơn Lâm» Việt Nam

Tiến sĩ Gordon H. Sato

Bài này được viết khi đọc được trên mạng tin tức cho biết là phân nửa những khu rừng tại nước Ai Lao đã được phá hoại để lấy gỗ bán cho các con buôn Viết Nam. Chuyện này sẽ bàn sau, nhưng trước hết xin nói về một nhân vật rất đặc biệt, tiến sĩ Gordon H. Sato.

Ông sinh ngày 17 tháng 12 năm 1927. Cha của ông là một di dân Mỹ gốc Nhật, đời thứ nhất. Mẹ ông cũng là người Mỹ gốc Nhật, đời thứ 2. Ông là một nhà khoa học, môn Biology . Ông đã khám phá ra chất polypeptide cần thiết cho việc cấy các tế bào ngoài cơ thể các động vật. Vì những công trình này, năm 1984, ông được bầu vào Viện Hàn Lâm Khoa Học Mỹ (United States National Academy of Sciences). 

Ông sanh ra tại California. Cha ông chuyên về đánh cá, trồng cây. Ông đã đươc cha truyền cho sự yêu thích đời sống trên đất liền cũng như dưới nước. Ông được đi học tại Terminal Island. San Pedro East, Khi Nhật tấn công Chân Châu Cảng , ông và gia đình cũng như những người Mỹ gốc Nhật khác, bị tập trung về  Manzanar, thuộc sa mạc Owen , California. 

Ông học trung học tại Manzanar high School, trong trại tập trung. Nơi đây, ông tham gia vào một ban nhạc Saxophone và chơi nhạc zazz. Trong trại tập trung này, ông học cách trồng trọt trong sa mạc. Vì sống trong cảnh khó khăn, ông rất có cảm tình với những người đồng cảnh ngộ. Tốt nghiệp Trung Học năm 1944, ông chuyển về Iowa, học tại Central College, Pella. Sau đó ông gia nhập quân đội. Trong Quân Đội, sau khi phục vụ tại Triều Tiên, ông chuyển về  đóng tại Hakata, Nhật Bổn và có dịp nhìn lại quê hương. 

Nhò ỏ đạo luật GI Bill. Ông có cơ hội tiếp tục học. Năm 1955, ông đậu được bằng Ph.D về Sinh Học tại California Institute of Technology, sau đó học tiếp về di truyền tại Đại Học Colorado, Denver. Từ 1970 đến 1983, ông dậy học tại Đại Học California, San Diego trong Departement of Biology. Từ 1983 đến 1992, ông làm Giám Đốc trung tâm  WAlton Jones Cell Science Center, Lake Placid, New York. Tại đây, ông thành lập Kế Hoạch Manzanar, lấy tên là địa danh nơi ông đã bị tập trung năm 1942. Ông tha thiết với Kế Hoạch này (The Manzanar Project) đến nỗi xin từ chức để dành toàn thời giờ cho Kế Hoạch của ông. Kế họach này nhằm tạo một loại rong có thể chống nước mặn và khí hậu nóng. Loại rong này dùng nuôi tôm và sau đó dùng tôm nuôi các cá lớn, tạo thành thực phẩm cho các nơi khan hiếm thực phẩm trên thế giới, nhất là tại các nước nghèo, tình hình khó khan như các xứ Chí Lợi, Sudan…v.v

Một trong những xứ nhỏ được Sato chú ý là Erithrea. Đây là một quốc gia nhỏ thuộc Phi Châu, lúc trước nằm trong nước Ethiopia. Sau này, người Eretria đòi độc lập. Sau 31 năm chiến đấu, sau cùng họ được quốc tế công nhận là một nước độc lập kể từ 1993. Nước này nghèo, lại chiến tranh liên miên với Ethiopia nên dân chúng khổ không bút nực nào tả siết. Phíá đông và đông bắc là các đảo nhỏ, nằm ven biển. Nước biển ngày một lấn vào nội địa, không trồng trọt gì được, và người dân ở đây cũng chẳng biết cấy, trồng một cách khoa học tuy 80% dân số sống bằng trồng trọt và chăn nuôi .

Sato thấy rằng để giúp đỡ nước này, phải trồng cho bằng được ngoài ven biển một rừng cây mangrove (Mangrove Forest). Cây mangrove là một loại cây trong họ các cây Đước của Việt Nam, vùng Cà Mau. Cây đước có thể sống trong vùng nước mặn. Nếu trồng được các rừng Đước, thì dân chúng sẽ có nhà ở, và nuôi được các súc vật. Các rừng cây mới này ngoài việc nâng cao đời sống dân địa phương, lại có tác dụng làm giảm thiểu những hậu quả gây ra vì nạn phá rừng ở các nước khác trên thế giới, như tại Á Châu hay tại các quốc gia Trung và Nam Mỹ.

Rừng đước

Việc này ông Sato làm, không phải vì lợi ích cá nhân mà vì Nhân Loại

Ông đã bỏ tiền túi ra 400.000 Mỹ Kim, đã đi đến các làng nhỏ và nghèo khốn của xứ Eritrea, những người dân thiểu số bị chính quyền bỏ rơi, giúp họ nuôi cá và trồng các rừng mangrove mà tôi tạm dịch là cây đước. Mỗi năm, Sato làm việc tại đây từ sáu đến 8 tháng. Kế Hoạch của ông giúp nuôi sống khoảng 2000 người. Tại Massawa nơi ông làm việc, dân chúng có lợi tức hang năm chưa tới 200 đô la và mực nước mưa chưa đến 2cm/năm.

Chỉ có Gordon H. Sato, với các sự hiểu biết của ông trong việc trồng các loại cây có thể sống trong nước mặn, mới có thể giúp đỡ nhửng người dân khốn khổ này.

Và ông đã, cùng với dân địa phương, từng cây, từng cây, đến nay trồng được khoảng một triệu cây mangrove (đước) tai ven biển Hồng Hải.

Cây cối rất cần cho đời sống trên quả địa cầu. Mỗi một cái cây bị cắt đi một cách không kế hoạch (trồng cây thay thế), là thêm một ít thán khí trên bầu khí quyển. Việc này gây hậu quả cho cả nhân loại. Nếu nạn phá rừng như ở Ai Lao, Việt Nam, hay các rừng  núi vùng Amazone không ngưng lại, thì trái đất sẽ bị hủy diệt.

Vùng Quebec, nhất là miền Bắc, nếu muốn ăn xổi, ở thì như những xứ Á Châu, thì  người dân Quebec gìàu lắm, không kém các nước Ả Rập. Nhưng người dân Quebec chống đối hết mình những dự án đào mỏ, hay tìm hơi đốt nơi các núi đá, đó là vì họ sợ con cháu sẽ hết đất sống, trong vài thế hệ nữa.

Trong khi đó, tại Việt Nam, người ta "phá sơn lâm", "đâm hà bá", lại đào sới vùng cao nguyên, giao cho bọn tầu chệt làm mọi điều phi pháp, vô trách nhiệm, chỉ vì những con số trong chương mục bọn cán bộ tham nhũng. Chúng không bao giờ nghĩ tới tương lai của dân tộc.

Hãy nhìn lại những việc làm của những cá nhân như ông Gordon H. Sato, và việc làm của các người CS hiện đang lãnh đạo đất nước.

Thực là đáng  hổ thẹn, và cũng thực là  ngao ngán.


Dân trí của người dân vùng Đông Nam Á, còn lâu mới đạt được hai chữ Văn Minh !!

Trần Mộng Lâm