RFI Việt ngữ đã đặt câu hỏi với nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở TPHCM về vấn đề này.
Ngày 14.03.2014 đài phát thanh VOA, tiếng nói chánh thức của chánh quyền Mỹ, dẩn dụ thông cáo của Dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, cho biết Dự luật này nói thẳng và rõ danh xưng là “Luật Chế Tài Nhân Quyền Việt Nam”. Đối tượng trừng phạt là những giới chức của nhà cầm quyền VNCS “đồng lõa trong những vụ vi phạm nhân quyền nhắm vào người dân Việt Nam”, như những viên chức chính phủ, công an, và những người khác vi phạm nhân quyền đối với những nhà bất đồng chính kiến ôn hòa. Biện pháp trừng phạt bao gồm những hạn chế du hành và trừng phạt về tài chính. VOA minh hoạ, “Cụ thể, những cá nhân có tên trong danh sách sẽ không được nhập cảnh hay quá cảnh ở Hoa Kỳ, không được cấp bất kỳ quy chế di trú hợp pháp nào, và cũng không được phép nộp đơn hay thỉnh nguyện liên quan đến những việc này. Về mặt tài chính, những cá nhân này sẽ bị phong tỏa tài sản, bị hạn chế hoặc bị cấm giao dịch tài chính và đưa tài sản vào hay ra khỏi Hoa Kỳ.”
Trong thông cáo của DB Dân biểu Ed Royce, Chủ Tich Uỷ Ban Đối Ngoại Hạ Viện minh thị nhận định giữa lúc chính quyền Việt Nam đang tăng cường đàn áp tiếng nói bất đồng và chính quyền Tổng thống Obama im lặng trước những vi phạm nhân quyền, dự luật này “cho người dân yêu tự do của Việt Nam biết rằng Quốc hội Mỹ đứng về phía họ.”Dự luật này “làm mạnh thêm tiếng nói của những người dũng cảm lên tiếng chống lại nhà cầm quyền Cộng sản ở Việt Nam.” Được biết Dân biểu Ed Royce là một trong những nhà lập pháp liên bang Mỹ dấn thân, nhập cuộc, vận động kiên quyết cho nhân quyền Việt Nam, liên tục nhiều pháp nhiệm. Ông là một Chủ Tịch Uỷ Ban Đối Ngoại của Hạ Viện nhiều năm. Ông là tác giả của dự luật H. Res.128 kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào lại danh sách CPC, những quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo. Ông cũng là người đồng bảo trợ chính cho Dự luật Nhân quyền Việt Nam được Hạ viện bỏ phiếu thông qua hồi năm 2013 nhưng bị chặn ở Thượng viện.
Với số dân biểu lưỡng đảng đồng tác giả và với thế của Uỷ Ban Đối Ngoại Hạ Viện ủng hộ dự luật và với tiền lệ pháp nhiệm nào của Hạ Viện cũng thông qua một dự luật Nhân Quyền VN,với thời gian pháp nhiệm này còn 9 tháng, hy vọng Hạ Viện nhiệm kỳ này có thể thông qua, hy vọng này rất lớn. Nhưng cái ải Thượng Viện cũng còn khó qua, dù TNS Kerry Chủ Tịch Uỷ Ban Đối Ngoại đã qua Hành Pháp làm Ngoại Trưởng. Ở Thượng Viện đa số thuộc Đảng Dân Chủ mà lập trường của đảng Dân Chủ không thiết tha nhiều với Nhân Quyền VN, tiêu biểu là sư im lặng và bất động của TT Obama trước những vi phạm nhân quyền ngày càng tăng về số vụ và mức trầm trọng.
Nhưng nội cái việc dự luật được dân biểu hai đảng ủng hộ làm tác giả và đồng đệ nạp cho Hạ Viện, có số hiệu hẵn hòi, với những trừng phạt cụ thể đụng vào quyền lợi riêng tư của những giới chức VNCS khi vi phạm nhân quyền- nội cái viếc ấy là một lời cảnh cáo đối với những tội đồ nhân quyền VN đang có quyền thế trong chế độ CSVN.
Hầu như người Mỹ, người Việt nào cũng biết, cũng không còn lạ gì, thực tế và thực sự không ít những cán bộ đảng viên chuyển tiền từ Việt Nam sang Hoa Kỳ để mua bất động sản, đầu tư vào các cơ sở thương mại dưới tên vợ con, thân nhân, thân hữu. Không có gì khó khi có luật để công lực Mỹ chứng minh là tài sản ấy thực sự là của ai, có dính líu đến tội trạng nhân quyền VN hay không, để phong toả chiếu theo luật Chế Tài Nhân Quyền Việt Nam H.R. 4254.
Và chắc chắn không ít người Việt hay người Mỹ gốc Việt giúp cho công lực Mỹ chỉ mặt, đặt tên những tội dồ của nhân quyền VN giáu dút tài sản bất chánh ơ Mỹ.
Tin cho biết nhiều tổ chức, đoàn thể, nhiều những dân cử Mỹ gốc Việt ở các tiểu bang và dặc biệt ở Little Saigon, thủ đô tinh thần của người Việt tỵ nạn CS d0ang mở chiến dịch vận dộng quí vi dân biểu, nghị sĩ liên bang ủng hộ dư luật này. Dư luật này được đệ nạp cho Hạ Viện Mỹ thật đúng thời cơ, vào mùa Quốc Hận của người Việt Quốc gia, trong đó hơn phân nửa định cư ơ Mỹ, phải gạt nước mắt bỏ nước ra đi tỵ nạn CS sau ngày 30- 4- 1975, bắt đầu cho một ‘cuộc chiến khác’, là đấu tranh cho tự do dân chủ nhân quyền VN. Một mẫu số chung chánh trị người Việt hải ngoại cảm thấy thuộc về nhau trong một thực thể mới Việt Nam Hải Ngoại như Pháp Quốc Hải Ngoại thời Đức Quốc Xả tạm chiếm nước Pháp. (Vi Anh)