THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc
Các bài viết hàng tuần của Nhà Báo Bùi Bảo Trúc trong mục Thư Gửi Bạn Ta
Ngày 28 tháng 7 năm 2014
Bạn ta,
Những thói quen cũ có từ lâu ngày khi đã trở thành một phần của con người ý
thức của chúng ta sẽ khó mà có thể một sớm một chiều bỏ đi được. Người Anh có
một câu tục ngữ nói đúng điều đó: old habit dies hard. Thói quen cũ khó
mà dứt được.
Thỉnh thoảng đọc những tờ báo trong nước người ta thấy rõ điều đó. Một học sinh
viết thư cho nhà trường xin được nghỉ học vì tự xét thấy không thích đi học mà
cũng thấy học khó quá, có cố học rồi cũng sẽ chẳng đi tới đâu, lại chỉ tạo trở
ngại cho các bạn cùng lớp. Một phụ nữ viết một bức thư cho uỷ ban nhân dân
xin chứng nhận là thành phần nghèo để được trợ cấp. Một người viết bản tự khai
tại đồn công an về những hành động không hợp pháp của mình. Một gia đình nhờ
công an giúp chặn đứng những vụ trộm chó vì gia đình của ông vừa bị trộm mất con
chó.
Toàn là những chuyện mà mức độ quan trọng không có được bao nhiêu, nhưng thói
quen mà mấy chục năm nay họ được dậy để viết những lá thư như thế đã khiến họ
ngồi xuống viết thư là phải viết ngay những chữ nghĩa đúng theo một khuôn mẫu
không suy suyển.
Thói quen đó khiến lá thư nào họ viết cũng phải có những chữ Cộng Hòa Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc.
Không nói chuyện độc lập và tự do khi mà khắp nước đâu cũng thấy người Tầu, phố
Tầu, hàng hóa của Tầu, công trình xây cất của Tầu, phim ảnh của Tầu, thái thú
Tầu ra vào, chỉ thị, ra lệnh cho nhà nước, ngoài biển thì thuyền đánh cá của ngư
dân bị phá, người Việt đánh cá trong hải phận Việt Nam bị bọn Tầu khốn nạn bắt
giữ để đòi tiền chuộc…Độc lập và tự do ở đâu mà nói.
Nhưng chuyện học hành quá dốt, không học tiếp nổi, mất con chó, xin cái giấy
chứng nhận nghèo, vi phạm luật pháp gây tội ác mà cũng phải lôi chuyện hạnh phúc
ra nói thì kỳ quá.
Trong trại giam tù nhân bị bắt viết bản tự khai sau những trận đòn thù cũng vẫn
phải xác nhận không gian trại tù là không gian hạnh phúc, tự do. Nhà nghèo không
cơm ăn áo mặc muốn có cái giấy cho nghèo luôn may ra khá hơn công dân
Bangladesh, Congo…cũng phải nhận là đang sống trong một nước hạnh phúc. Thấy mấy
anh công an quá mất dậy chỉ biết làm tiền lẻ, không biết làm tiền lớn, lại không
có bằng cử nhân luật rừng như thủ tướng Ba Ếch nên khiếu nại chơi thì cũng phải
coi mình là công dân của một quốc gia hạnh phúc…
Tại sao sau bằng ấy năm sống trong cái nước khốn khổ khốn nạn ấy người ta vẫn
cứ tiếp tục viết những hàng chữ vô nghĩa lý ấy? Có thể vì thói quen cứ mở mồm ra
là nhờ ơn bác và đảng, đặt bút xuống là phải viết Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc nên
ngồi viết cái đơn xin nghỉ học ở trong bếp, viết cái đơn cớ cảnh sát, công an
vừa viết vừa chửi thề đù cha đéo mẹ các cậu Dũng, Duẩn, Phiêu, Minh…cũng vẫn
viết cho đủ bằng ấy chữ ngớ ngẩn như vậy.
Hay cũng có thể là một hình thức mỉa mai, khôi hài đen để chửi cha nhà nước lên
nên viết mới viết lách như thế?
Chứ người tử tế, con nhà có học, sống trong vòng lễ giáo ai lại viết lách như
vậy bao giờ.
Độc lập gì cái xứ sở nô dịch ô nhục ấy. Tự do gì cái nhà tù khốn nạn ấy. Và hạnh
phúc gì cái cuộc đời chó đẻ đó!
Ngày 29 tháng 7 năm 2014
Bạn ta,
Cô chủ nhỏ của tôi chắc là rất khó chịu về cái bàn làm việc của tôi. Cô biết tôi
không leo lầu được sau lần mổ by-pass cách đây mấy năm nên đã đặc biệt
làm cho tôi một căn phòng ở tầng dưới.
Tôi rất thích cái phòng làm việc nhỏ ấy. Nó có chỗ trên tường cho hai cô
Marilyn Monroe và Audrey Hepburn ngự trị. Nó có cái bàn cho cái computer,
cái tủ sách cho những cuốn tự điển yêu quí, lại có đủ chỗ cho một cái
recliner cho cái thân già ngả người lơ mơ nghe nhạc từ cái i-Pod.
Khỏi phải về nhà (ngay).
Và cũng vì thế mà cô đâm ghét cái phòng cô tốn bao nhiêu tiền làm cho tôi.
Càng ngày nó càng bừa bộn thêm. Sách trên bàn, trên những chiếc giá của cái tủ
sách từ từ nhẩy xuống đất nằm lăn lộn khắp nơi. Các ông Mai Thảo, Võ Phiến, Nhật
Tiến, Tô Thùy Yên, Nguyên Sa, Đinh Hùng… nằm bên nhau vui vẻ. Hai ba cuốn từ
điển mở ra những trang khác nhau, đánh dấu bằng đủ mọi cách. Mấy ly café
Starbucks uống hết từ mấy tháng trước vẫn trang hoàng cho cái bàn làm việc.
Những bức ảnh của mấy đứa cháu nội ngoại nằm sau đống báo cao nghều nghễu.
Tại sao nó lại ra cái nông nỗi ấy?
Là vì có thể đang đọc tới trang sách ấy, đang tìm một chữ nào trong từ điển thì
một người bạn điện thoại, đang cầm tờ báo thì có người bước vào… Bỏ mọi thứ
xuống bàn, xuống đất, xuống ghế … nên cái bàn, cái bàn giấy, cái sàn nhà mới
thành ra như thế.
Làm thế nào nó ngăn nắp, ngay hàng thẳng lối được như những cái tủ sách để
biểu diễn cho đẹp và oai. Những cái tủ sách ngay ngắn, những cuốn sách đóng gáy
da mới tinh làm background cho những bức chân dung của các ông tòa tối
cao pháp viện, các nhà làm luật, các luật sư… mà tôi nghĩ chính các ông cũng
chẳng bao giờ đọc tới huống chi…
Cô chủ nhỏ đã lắc đầu mấy lần sau những chuyến mạo hiểm ghé mắt ngó vào cái
phòng làm việc của tôi. Tôi biết cô chán nó lắm nhưng không nỡ nói ra.
Còn tôi, tôi cũng không nói gì. Tôi nghĩ cô càng chán cái phòng và cái bàn làm
việc của tôi sau khi xem đoạn video thu hình văn phòng của người đàn ông
nọ. Chắc cô muốn cái phòng của tôi, cái bàn , cái tủ sách cũng phải đẹp, ngăn
nắp như của ông ấy.
Nhưng cái phòng cô làm cho tôi là cái phòng làm việc, thực sự làm việc. Những
cuốn sách ngổn ngang dưới đất là những cuốn tôi có đọc thật.
Nên tôi có … hơi bừa bộn thật.
Tôi công nhận là có bừa bộn và mất trật tự thật. Nhưng rằng quen mất nết đi
rồi. Tôi sẽ không bao giờ có thể có một cái phòng và cái bàn giấy chỉ để biểu
diễn như vậy được. Tôi đành để nguyên như cũ để cho cô muốn chán ghét tôi thế
nào cũng được. Chứ có cái bàn ngăn nắp và cái tủ sách toàn những cuốn sách ác
hiểm khó đọc bầy thật đẹp để hù dọa mọi người thì nhất định là không có tôi.
Tuần trước, tức quá, tôi mang cái tượng thạch cao mua được ở chợ trời mấy năm
trước có một hình người đàn ông gần như bị chôn ngập trong đống sách vở, báo
chí và giấy tờ ngổn ngang trên cái bàn giấy của chàng và hàng chữ ghi lại câu
nói này của Albert Einstein: A neat desk is a sign of a sick mind, một
chiếc bàn giấy ngăn nắp gọn gàng là dấu hiệu của một tâm hồn bệnh hoạn.
Tôi thích cái bàn giấy và tủ sách rất ngổn ngang bừa bộn sau lưng của Andy
Rooney nhiều hơn. Chàng nói rằng cái tủ sách bừa bộn của chàng là cái tủ sách
của một người làm việc, có làm việc, không để bầy chơi để dọa mọi người
Cái phòng làm việc, cái tủ sách và cái bàn giấy rất bừa bộn (toàn những sách cũ
đọc đã nát ra) của tôi cũng vậy.
Ai muốn ghét thì cứ việc.