Những Sai Lầm Trong Bài “TRƯỜNG HỢP VÕ PHIẾN” của Thu TỨ (2)
4) Trong phần “Tại sao chúng tôi trở nên bất đồng” cháu khoe đã mở cuộc điều tra về tình cảnh đồng bào sống dưới chế độ Cộng Sản, và kết luận: không thấy chuyện gì chứng tỏ chủ nghĩa Cộng sản ảnh hưởng cực xấu vào văn hóa Việt Nam , con người Việt Nam .
Nào, để xem thám tử Thu Tứ đi truy tầm “cái ảnh hưởng cực xấu” ra sao.
Cháu kể: Chúng tôi về nước rất nhiều lần, mỗi lần rất lâu, thăm thân rất ít, coi như toàn bộ thời gian ở trong nước dành cho việc đi tham quan, chủ yếu miền Bắc. Chúng tôi không ở khách sạn sang trọng, không đi tua, mà ở những nhà khách rẻ tiền, đi xe khách, xe ôm, xe xích-lô, có lần mua xe đạp đạp dạo quanh vùng ngoại ô Hà Nội kia thường xuyên đến nỗi có người ngồi chợ tưởng nhầm là dân buôn! (Chúng tôi vẫn có lối du lịch “bụi” như vậy từ trước chứ không phải đến khi về nước mới thế.)
Sau khi mở cuộc điều tra ở miền Bắc thì “thấy người Việt Nam ngoài Bắc vui vẻ, bình thản, vừa giữ được phần lớn nền nếp cũ, lại vừa có thêm cái phong cách “cách mạng”, mọi người bình đẳng, cũng rất hay.”
Cháu không nói đã gặp mấy chục, mấy trăm người Bắc?
Mà tại sao lại “mọi người bình đẳng, cũng rất hay?”. Văn quá bí hiểm, ý tứ không rõ. Dân bình đẳng với dân là chuyện thường, có gì đáng nói? Dân đen mà được bình đẳng với ông công an phường mới quý hóa, mới rất haychứ?
Điều tra sâu rộng chỉ ở miền Bắc, quan sát tính tình, sinh hoạt của tối đa là vài trăm người dân xong, Thu Tứ lập tức dõng dạc kết luận: “Đâu là cái ảnh hưởng cực xấu của chủ nghĩa Cộng sản đối với văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam!...”
Dựa vào sự quan sát một vùng đất, một nhóm người, để đưa ra kết luận về toàn thể gần một trăm triệu dân, một đất nước trải dài từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu... cháu có thấy mình quá vội vàng không?
Sự vội vàng ấy, chính cháu đã lên án gay gắt ở một đoạn khác. Cháu chỉ trích tất cả những người chống Cộng là dựa vào một số hiện tượng tiêu cực để chê Cộng Sản xấu, ngụ ý họ bất công, xuyên tạc vì thiên kiến, nhìn cục bộ suy ra đại thể. (Cháu cũng lớn tiếng dậy dỗ thân phụ: “thiết tưởng một người lên tiếng về đại cục như nhà văn Võ Phiến có trách nhiệm phải nhìn cho thật rộng, nhìn khắp cả nước...”. Quên rồi sao!)
Thế những đứa không nhìn khắp cả nước, chỉ dựa vào vài ba chuyện tích cực ở mấy địa phương nhỏ để hít hà, tâng bốc rằng chủ nghĩa Cộng sản trên toàn quốc hay lắm, đẹp lắm thì sao?
Câu này mới ngộ nghĩnh: “Bấy giờ miền Bắc cũng như cả nước, đang có một số hiện tượng xã hội tiêu cực do kinh tế trì trệ kéo dài, vật chất rất thiếu thốn, nhưng nhìn chung người tuy nghèo mà văn hóa tinh thần rất đáng hãnh diện.”
Ấy, chỗ này phải từ từ, không nói liến thoắng để lấp liếm được. Cho chú ngắt lời cháu, nêu tí thắc mắc: Đứa nàolàm cho kinh tế trì trệ kéo dài, vật chất rất thiếu thốn? Lúc đó là 1991, 16 năm sau “thống nhất đất nước” rồi, tàn dư Mỹ Ngụy không thể sống dai đến thế.
Lãnh đạo bất tài, làm kinh tế trì trệ, chủ nghĩa Cộng Sản tạo ảnh hưởng vào bát cơm, manh áo, cuộc sống của người dân, làm nẩy sinh thứ văn minh, văn hóa mánh mung, vật lộn, tranh sống khốc liệt, hiện ra lù lù trên nét mặt lo âu, trong sinh hoạt ngược xuôi, tất tả hàng ngày của những con người Việt Nam đói khổ, cùng quẫn... Thế là “cực xấu” hay chỉ hơi hơi xấu thôi?
Lại còn: “nghèo mà văn hóa tinh thần rất đáng hãnh diện”.
Những món văn hóa tinh thần (?) nào mà hay ho thế? Sao không kể ra cho độc giả nhờ. Một câu văn với những từ ngữ hoa hòe hoa sói nhưng mơ hồ không thực chất, không cơ sở, làm bà con nghĩ bể đầu chả hiểu tác giả định ngợi ca, tâng bốc cái gì! Lần sau, nên theo cách nói giản dị của tiền nhân, thí dụ như: “nghèo đói mà sạch sẽ, rách rưới mà thơm tho.” Đã có chữ là có nghĩa, ai cũng hiểu liền. Khỏi bị ngờ là bí quá, không biết khen cái gì cụ thể, đành“văn hóa tinh thần” một phát, cho nó kêu boong boong. Nó rỗng tuếch mặc xác nó!
Viết một đoạn văn ca tụng tài cai trị dân của Đảng loe ngoe có mấy dòng mà chỗ thì vô tình tố cáo Đảng bất tài,bất lực, chỗ thì ấp úng như âm thanh không thoát ra được từ cái miệng đầy bột của một con chó vừa ăn vụng. Thê thảm!
Đừng buồn, lỗi không phải ở cháu. Cháu rất thông minh, nghệ thuật nâng bi cũng khá rồi đấy, nhưng thất bại vì lỗi ở... mấy hòn bi.
Chúng nó nặng quá, khó nâng quá!
Nâng bi Cộng sản bây giờ là một công tác cực kỳ khó khăn, gian khổ, một loại mission impossible. Đội ngũ bồi bút của Đảng, tài nghệ siêu quần bạt chúng, kinh nghiệm đầy mình, cả đời nỗ lực nâng đến nỗi lưng còng xuống, rồi gẫy gập, khiến việc di chuyển khó khăn, phải dùng thêm cả hai tay... mà giờ này cũng ê càng hết rồi. Cháu đừng dại dột tranh nghề của họ.
“Người Việt Nam ngoài Bắc ... bình thản” Lại mơ hồ, bình thản theo kiểu gì, trong hoàn cảnh nào? Bình tĩnh trước nghịch cảnh? Thản nhiên trước những đau thương của đồng loại? Hay chỉ là bình thản khi gặp một Việt Kiều?
Nếu cái “bình thản” thứ ba đúng thì chú đồng ý hoàn toàn. Năm 1991 phong trào du lịch Việt Nam chưa rầm rộ, đồng bào chưa biết vồn vã, tưng bừng chào mừng du khách. Bây giờ khác rồi, nhiều đồng bào ta gặp du khách mừng như bắt được đô la.
Muốn tìm lại những nét mặt bình thản thân thương thủa nào, cháu chỉ có cách tiếp tục làm Tây Ba lô vừa nghèo, vừa kẹo. Bớt tưng bừng tíu tít ngay, bình thản ra rít, có khi còn tiu nghỉu nữa.
“vừa giữ được phần lớn nền nếp cũ, lại vừa có thêm cái phong cách “cách mạng”.
Câu khen người Bắc này khiến chú cảm động, và hãnh diện, vì mình dân Bắc kỳ. Mặc dầu là Bắc kỳ Chín nút (54= 5 + 4 = Chín nút – theo cách nói hiện nay của đồng bào miền Nam ), nghe ai khen Bắc kỳ Hai nút (75= 7 + 5 = Hainút ) cũng phổng mũi. Nhất là được khen có “phong cách Cách mạng”, vừa đẹp vừa hùng.
Đó là nhóm từ ngữ cao quý dành cho những con người bất khuất, sẵn sàng vùng lên chống lại cường quyền, dẹp bất công xã hội, thay đổi thế giới, làm nó đẹp hơn. Dân Bắc kỳ không di cư, ai cũng có cái phong cách, cái tinh thần cao quý ấy, Thu Tứ đã nức nở khen như thế.
Vừa cảm động vừa hãnh diện, chú nghĩ tới những bà mẹ liệt sĩ, những người xứng đáng nhất với lời ca ngợi của cháu.
Các bà mẹ Gio Linh, mang nặng đẻ đau sinh ra những chiến sĩ can trường, tất nhiên trong tim đã luân lưu dòng máu anh hùng, những mầm “phong cách cách mạng.” Khi con thành liệt sĩ, để lại cho mẹ lũ cháu mồ côi, tất nhiên mẹ lại tất tả ngược xuôi bán buôn nuôi lũ cháu, đã cách mạng lại còn rất kiên cường.
Các bà thường có những gánh quà rong, thơm ngào ngạt những món quốc hồn quốc túy. Những món quà do mẹ nấu đã từng đi vào văn học sử. Đám du khách nặng lòng với quê hương như cháu đã từng viết hàng trăm, hàng ngàn bài tùy bút ngợi ca từng cọng rau, sợi bún, miếng cá, con cua v.v...
Thế mà cái vỉa hè thơm lừng, tràn ngập hương vị quê hương, thắm đượm tình tự dân tộc ấy thỉnh thoảng, trong chớp mắt, bị náo loạn, teng beng vì bóng của một chú Công an.
Tin lời ngợi ca của cháu, độc giả sẽ hình dung một cảnh tượng hào hùng: bà mẹ liệt sĩ, đúng phong cách cách mạng truyền thống, hiên ngang đứng lên, giơ cao đòn gánh, sẵn sàng nghênh chiến, đánh đuổi thằng phá thối. Và khách hàng của mẹ, cũng phong cách Cách mạng cùng mình, chắc chắn có người lập tức xăn tay áo trợ chiến, bênh vực mẹ chống kẻ ác!
Nhưng “ôi chỉ là giấc mơ thôi”, giống hệt những người nghèo khổ bán quà rong, bà mẹ liệt sĩ cũng đành vắt giò lên cổ chạy tóe khói. Nhiều khi cuống quýt gánh gồng xiêu đổ, bát đĩa rơi vỡ, guốc dép và phong cách cách mạng văng hết ra đường, mỗi cái mỗi nơi! Tội nghiệp vô cùng!
Quen thói đùa cợt, mô tả thảm cảnh của các bà mẹ liệt sĩ bằng văn chương chữ nghĩa thiếu nghiêm trang , khiến có độc giả tuy ứa lệ mà vẫn phì cười, chú thấy mình thật cũng không phải.
Nhưng so với những đứa vừa phát bằng khen cho mẹ, vừa sai công an tịch thu cơ nghiệp, nguồn sống của cả bà lẫn cháu, hay những đứa về thăm quê hương, có mắt như mù, trút lên đầu mẹ những danh từ hào nhoáng, đao to búa lớn, xát muối vào vết thương trong tim mẹ, làm mẹ thêm đau đớn, nhục nhã, tủi thân... thì tội của chú chẳng có kí lô nào.
Độc ác, tàn nhẫn do cố tình, hay vì ngu dốt, ngớ ngẩn, tội ấy mới to. Kết quả như nhau, cùng dẫn tới những hành vibất nhân, bất nghĩa.
Với đồng bào, với đồng loại.
Những Sai Lầm Trong Bài “TRƯỜNG HỢP VÕ PHIẾN” của Thu TỨ (3)
Đi tìm hiểu về sự hà khắc của một chế độ mà không bén mảng tới những cơ quan, bộ phận của guồng máy đang đè đầu, bóp cổ dân, không “tham quan” nơi dân bị nhà nước cưỡng chiếm đất đai, nhà cửa ruộng vườn… mà lại cứ đạp xe vòng vòng nơi chợ búa, đè lũ dân đen ra nghiên cứu, xét nghiệm… cuộc điều tra của cháu khôi hài!
Hãy tưởng tượng: một ông thanh tra của Liên Hiệp Quốc được phái đi điều tra tình trạng hành hạ tù nhân trong trại cải tạo, và ông ta “tác nghiệp” giống hệt Thu Tứ.
Ông ta không thăm viếng phòng “làm việc” vào giờ cao điểm của đấm đá, không tham quan hầm biệt giam để thấy những thân người dở sống dở chết, ngay cả nơi tù nhân lao động nhọc nhằn, với cái bụng lép kẹp, cũng bỏ qua luôn…
Rồi ngài thanh tra kết luận: “Tù nhân khi buồn, khi vui, thậm chí có lúc còn cười toe toét. Ở tù lâu cũng quen, nghe cán bộ quản giáo bốc phét hay chửi mắng, sỉ nhục, nét mặt vẫn bình thản. Vì nghĩ cùng chung thân phận tù, sĩ quan Ngụy quên hết cấp bậc, đối xử với nhau bình đẳng, cũng rất hay v.v… Không thấy bằng cớ tù nhân bị hành hạ”!
Không điều tra tội ác đã hoặc đang xảy ra, không tìm hiểu tính tình, tác phong, hành động, thói quen độc ác của cai tù mà nhất định chỉ nghiên cứu tính tình, tâm trạng tù nhân… nếu ngừng lại ở đó, cuộc điều tra hài hước, tiếu lâm này chỉ phản ảnh sự thiếu khả năng, kém thông minh của viên thanh tra.
Không điều tra tội ác đã hoặc đang xảy ra, không tìm hiểu tính tình, tác phong, hành động, thói quen độc ác của cai tù mà nhất định chỉ nghiên cứu tính tình, tâm trạng tù nhân… nếu ngừng lại ở đó, cuộc điều tra hài hước, tiếu lâm này chỉ phản ảnh sự thiếu khả năng, kém thông minh của viên thanh tra.
Nhưng nếu anh ta thêm vào bản báo cáo một câu đại khái thế này: “Tù nhân đã thấm nhuần chủ nghĩa Cộng Sản, đã một lòng trung với Đảng, hiếu với Bác Hồ…” thì anh ta bịa chuyện để nói tốt cho bọn cai tù, nêu cao một thành tích “cải tạo thành công” chúng không hề có.
Anh thanh tra, ngoài bất tài, bất lực, thêm tội bất lương.
Bản tường trình của cháu cũng có sự thêm thắt không lương thiện kiểu ấy: cái món “phong cách cách mạng.”
Món ấy, nếu có, ít nhất cũng thể hiện trong hai tập thể: chiến sĩ và mẹ chiến sĩ, những người gián tiếp hoặc trực tiếp đóng góp máu xương cho cuộc chiến.
Ở mẹ liệt sĩ – hay kém vinh quang một tí nhưng may mắn hơn: mẹ chiến sĩ – tinh thần, phong cách cách mạng e rằng đã biến mất từ lâu.
Các ông bố giữ tinh thần cách mạng bền hơn, cao hơn, tương đối ít khó khăn, nhờ bản chất cứng rắn, hoàn cảnh sống thường khác xa các bà mẹ. Bản thân nhiều ông cũng đang giang hồ, phiêu bạt, có dịp về thăm nhà, nhiều khi thấy con mà tưởng trẻ hàng xóm. Tình đồng đội, đồng chí nặng hơn tình gia đình…
Các bà khác hẳn. Đứa con từ lúc lọt lòng cho đến tuổi bị gọi đi làm “nghĩa vụ” thường quanh quẩn bên bà. Mất nó, đau hơn mất một phần thân thể. Cũng có bà nghe tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, thấy cái vẫy tay ưu ái của bác Hồ nhắm vào con mình thì hãnh diện, cảm động, mà quên đau. Nhưng như thuốc tê, chỉ hiệu nghiệm một thời gian ngắn. Muốn hết đau lâu dài, phải có ý chí sắt đá của những bậc anh hùng hào kiệt, đủ sức tự hủy diệt một phần nhân tính của mình.
Thế nên, thuốc tê người ta bơm vào tâm trí các bà mẹ tiêu tan nhanh lắm.
Thủa xa xưa lúc khởi đầu cuộc chiến, Bác Đảng còn tổ chức lễ tiễn đưa chiến sĩ lên đường khá xôm tụ. Lớn thì kèn trống ỏm tỏi, nghi lễ hoành tráng, nhỏ thì cũng có nhi đồng quàng khăn đỏ ca múa, có những thanh nữ nhìn các anh thiết tha ngưỡng mộ, ngầm hứa hẹn sẽ chờ ngày các anh chiến thắng trở về.
Và trong “lễ hội” kiểu này, dù lớn hay nhỏ, đều có lời phủ dụ của Bác và diễn văn “động viên” hùng tráng, nẩy lửa của các quan chức. Vừa bơm thật nhiều “tiết vịt” vào con, vừa tống thêm thuốc tê cho mẹ.
Nhưng ngay cả trong giờ phút vinh quang “đỉnh điểm” ấy, đại đa số các bà mẹ vẫn đứt ruột, nát gan, chịu đựng niềm đau không thuốc nào làm dịu được. Và trong lúc lũ con hồ hởi, phấn khởi, tinh thần cách mạng, yêu nước cao vút, nhai ngấu nghiến đống bánh vẽ Bác Đảng ban cho, thì các bà mẹ cũng âm thầm nuốt những giọt lệ. Phải kín đáo, giả bộ tươi tỉnh để sau cái họa mất con, khỏi lãnh thêm búa rìu kiểm thảo của làng xóm, khóm phường.
Nhưng những buổi lễ long trọng đầy tiết vịt và thuốc tê biến lâu rồi, đã thành cổ tích rồi. Lò lửa chiến tranh lanrộng, cần cung cấp nhiên liệu nhiều và nhanh. Ném bao nhiêu nhân mạng vào cũng không đủ.
Đảng và nhà nước quá bận rộn, lễ tiễn đưa long trọng không còn mà lời “động viên” của Bác Đảng cũng hết văn hoa, bay bướm. Không có quan chức nào đến gặp mẹ con các chuẩn chiến sĩ để đọc diễn văn. Trọng trách “động viên” giao hết cho Công an phường.
Nhiều khi Công an phường lười biếng, sai anh dân phòng đi thay. Phẩm chất cuộc động viên cũng không suy giảm mấy. Bởi vì bài diễn văn tiễn đưa chiến sĩ chỉ ngắn ngủn, cộc lốc thế này:
“Chị kia! Thằng con chị mà trốn nghĩa vụ là cả nhà chị mất hộ khẩu. Đói nhăn răng ra cả lũ.”
Dòng lệ thương con, thương thân của các bà mẹ miền Bắc chảy dài suốt thời binh lửa, hòa bình đến, nếu chẳng may lên chức mẹ liệt sĩ, sẽ tiếp tục chảy hoài tới phút lâm chung. Lời phủ dụ đường mật, ngọt ngào của Bác, những khẩu hiệu cách mạng, yêu nước hùng hồn, tinh thần này, phong cách nọ… Đảng tống vào tai bà chỉ như những cọng rơm, cọng rác rơi trên dòng nước lũ, vừa chạm mặt nước là trôi tuột đi biền biệt, mất tăm.
Khó thấy phong cách cách mạng ở các bà mẹ, ta tìm cái phong cách quý hóa ấy nơi các cựu chiến sĩ xem sao.
Chuyện này dễ ợt. Sẵn xe đạp, cháu đạp ra đầu đường là thấy ngay một vị cựu Đại Tá, chủ nhân một cơ sở thương mại chuyên ngành công nghệ vá xe. Nếu khó tính, muốn gặp một cựu chiến sĩ chủ nhân một cơ xưởng sản xuất hoành tráng hơn thì quá bộ tới cuối đường, vừa truy tầm “phong cách cách mạng” vừa thưởng thức món chè đậu đen của ông Trung Tá.
Bảo rằng hồi xưa, trong chiến tranh, Đại Tá tác phong cách mạng cùng mình thì đúng rồi, nhưng giờ ngồi vá lốp xe độ nhật ở đầu đường, chỉ cần kiên cường bào mỏng cao su và bôi keo, rồi dán rồi ép, thì cần gì tới cái món oai phong lẫm liệt ấy.
Nếu cháu nói: Đại Tá thường rất “phấn khởi” thì bà con chịu liền. Đang ế khách, ngồi vêu ra mà thấy một đứa mồ hôi mồ kê nhễ nhại, thất thểu dắt cái xe xì lốp đến nộp mạng, thì phấn khởi quá đi chớ. Một ngày cần phấn khởi năm bảy phát như thế thì mới đỡ đói.
Không phải Đại Tá nào cũng hành nghề vá xe đẹp và thơ mộng như trong ca dao. Không phải mẹ liệt sĩ, chiến sĩ nào cũng buôn thúng bán mẹt, hay xui xẻo “tác nghiệp” trên những đường phố đang được giải tỏa, làm sạch, nên thường bị đuổi chạy có cờ. Nhưng trong tình trạng cả nước “kinh tế trì trệ kéo dài, vật chất rất thiếu thốn” thì đại đa số cựu chiến binh cũng phải sinh nhai bằng những nghề phẩm chất ngang tầm nghề của Đại Tá. Thiếu tá bán kem, Đại úy thổi kèn đám ma, Thượng úy buôn gà, Trung úy về nhà bám đít con trâu v.v…
Những bà mẹ liệt sĩ tất tả ngược xuôi trên đường phố hay dầm mưa dãi nắng trên ruộng đồng… mức nhọc nhằn gian khổ chẳng khác gì nhau.
Trong tình cảnh ấy mà có đứa xuất hiện giữa chợ, đánh trống thổi kèn om xòm ca tụng họ giầu “phong cách cách mạng” thì họ tưởng thằng ấy đang mỉa mai, xỏ xiên mình. Ông Đại Tá vá xe có thể nổi đóa.
Vậy ta nên dẹp bỏ cuộc điều tra chiến sĩ và mẹ chiến sĩ, vừa vô duyên, vừa nguy hiểm. Ta nhắm vào một mục tiêu lớn hơn: toàn dân.
Ta chọn một ngày đẹp trời, toàn dân Việt từ Bắc chí Nam đều no ấm, nhất là no. Người nào ra đường cũng đầy một bụng bo bo, no lâu ghê lắm.
Rồi cháu mở cuộc điều tra sâu rộng xem có thấy ai lộ ra “phong cách cách mạng” thì chỉ cho chú, ta chụp hình, quay video làm bằng cớ cho những người chống Cộng trắng mắt ra.
Chú thì bi quan, không tin cái món quý hóa đó còn tồn tại nơi những người dân khốn khổ. Nó cũng biến mất trong giới lãnh đạo. Nhìn đám quan chức Việt Nam bây giờ thấy nhan nhản những phong cách tư bản đỏ, phong cách cửa quyền, đại gia, phong cách tôn thờ thủ tục “đầu tiên”!
Vậy ta hãy tìm một loại phong cách khác, thực sự do chủ nghĩa Cộng Sản đem đến cho dân tộc, cái phong cách đặc biệt khác hẳn phong cách của người Việt Nam xưa nay: đó là phong cách của những người thấm nhuần chủ nghĩa Cộng Sản. Nói gọn là “phong cách Cộng Sản”. Món này rất dễ kiếm.
Chắc cháu nhớ nhà văn Vũ Hạnh.
Sống giữa thủ đô Việt Nam Cộng Hòa, ông Vũ thân Cộng ra mặt, ông công khai biểu lộ lập trường yêu kính Bác, ủng hộ Đảng trong lời nói, trong văn chương. Ông viết truyện cổ tích, truyền kỳ dùng rất nhiều ẩn dụ trong truyện ngắn, truyện dài để tôn vinh chủ nghĩa xã hội, con người Cộng sản. Những viên chức kiểm duyệt ngu gì mà không biết, nhưng họ không làm phiền ông. Sáng tác Vũ Hạnh được đăng báo, in thành sách lu bù.
Còn các văn hữu? Họ chỉ thấy ông là một nhà văn. Võ Phiến, Vũ Hạnh là hai người có lập trường trái ngược, như nước với lửa. Nhưng gặp nhau ở tòa soạn tạp chí Bách Khoa, hai ông vẫn chuyện trò thân mật vui vẻ.
Hãy tưởng tượng có một Vũ Hạnh ở miền Bắc, giữ lập trường “thân Quốc gia”. Số phận ông ta sẽ ra sao? Đời ông sẽ khốn khổ khốn nạn hơn những người trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm. “Nhân Văn” chỉ mới phạm tội chê Bác Đảng, muốn xin tí ti tự do. Họ không ca tụng, hợp tác với kẻ thù, như Vũ Hạnh.
Sẽ có hàng hàng lớp lớp những Thu Tứ xông lên, lôi văn chương ông ra phân tích để buộc tội “làm hại nước”, nói nôm na là “phản quốc”. Bạn văn của ông sẽ đua nhau đấu tố ông. Những bạn thân nhất, dù thương ông cách mấy, cũng sẽ cắt đứt “liên hệ” để khỏi bị vạ lây.
Nhưng Vũ Hạnh không ở miền Bắc, dưới chế độ ông mơ tưởng, mà đang tạm gồng mình sống trong cái chế độ mà ông chê bai, thù ghét nên gia đình ông được an toàn, và bản thân ông được hưởng sự nể trọng xã hội dành cho những nhà văn, nhà thơ.
Cho đến khi Vũ Hạnh thừa thắng xông lên, nhảy vọt từ văn chương sang hành động, ông mới bị bắt. (Sau này, theo chính những bài báo kể công trạng của “chiến sĩ hoạt động trong vùng địch” thì ông chỉ huy một cái “thành đoàn” gì đó có liên quan đến những vụ khủng bố, ám sát – không nghe ông cải chính.)
Đến nước ấy thì các nhà văn, nhà thơ miền Nam đã nhìn rõ chân dung một người – nói theo kiểu Thu Tứ – “làm hại nước” và nên mặc cho cơ quan công lực đối phó với tên phản nghịch.
Nhưng không, văn giới miền Nam, vì không có tí tẹo phong cách Cộng sản nào, cứ xúm xít bênh Vũ Hạnh. Linh mục Thanh Lãng, chủ tịch Trung Tâm văn bút, dẫn đầu một phái đoàn vào tận dinh Độc Lập nói chuyện với Tổng Thống. Và thế là kẻ không những chỉ viết mà còn hành động “làm hại nước” được ra về thư thới hân hoan để tiếp tục nằm vùng, “hoạt động nội thành”.
Sau 75, như tất cả những người miền Nam có công phục vụ Bác Đảng, Vũ Hạnh cũng được hưởng ân huệ, được ban cho tí quyền hành để vênh váo, bắt nạt văn giới, mạt sát những đứa xưa kia đã khờ khạo cứu ông… nghĩa là thể hiện phong cách Cộng Sản một cách bình thường thôi.
Phải gần bốn thập niên sau, cái phong cách quý hóa ấy mới bùng nở rực rỡ, to tướng, vượt lên cao vút, ngang tầm những đỉnh cao trí tuệ loài người khác của đất nước Việt Nam hôm nay. Dù muộn, loài hoa “phong cách” có cơ hội vẫn nở được. Thời cơ vừa đến, cụ Vũ Hạnh chớp liền.
Số là mới đây, một nhà xuất bản trong nước được cho phép tái bản sách của các nhà văn của miền Nam xưa, trong số có một cuốn của Dương Nghiễm Mậu.
Sách của văn hữu DNM vừa trình làng, cụ Vũ Hạnh viết bài đánh liền, đại khái thì cũng là nội dung sách phản động, thiếu phẩm chất cách mạng, có hại cho tinh thần độc giả trẻ v.v… giống hệt những bài bọn bồi bút của Đảng sỉ vả văn chương văn hóa miền Nam cách đây gần nửa thế kỷ.
“Chỉ điểm” “mách bu” để mong Đảng ra tay triệt hạ sự nghiệp văn chương của một văn hữu đã từng ký tên vào kiến nghị cứu mình thoát cảnh tù tội, phong cách Cộng Sản của cụ Vũ to quá. Chắc chắn to hơn những nhà văn nhà thơ miền Bắc thời đấu tố Nhân Văn Giai Phẩm. Mấy vị này phải sỉ vả, chửi bới các văn hữu nạn nhân vì con dao đao phủ của Bác Đảng kề vào cổ họ, dọa chặt đứt luôn nguồn sống của gia đình họ. Còn Vũ Hạnh không bị ai đe dọa, xúi dục. Cụ tự nguyện làm việc ấy để tỏ lòng trung thành với Đảng chơi vậy thôi.
Phong cách Cộng Sản của Vũ Hạnh, như bông hoa nở muộn lúc cuối đời, như thế là to lắm, nhưng không to nhất.
Muốn thấy cái nhất, cháu chỉ việc đứng trước gương, chiêm ngưỡng phong cách Cộng sản của chàng Thu Tứ.
Thoạt nhìn, tưởng phong cách hai người to đẹp bằng nhau. Cũng lôi văn hữu ra đấu tố, cũng muốn chôn văn nghiệp của kẻ dám xúc phạm Bác Đảng. Một già một trẻ, mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười. Rất xứng đôi vừa lứa.Lại tiếc cháu sinh lầm nhà, bị mang tiếng bất hiếu. Nếu thuộc dòng dõi cụ Vũ Hạnh mà viết bài mạt sát Võ Phiến hay ho, uyên bác thế này thì hai bố con đã được đời trầm trồ khen ngợi: “Cha nào con nấy”.
Riêng cháu lại được khen thêm: “Hậu sinh khả úy” vì nhìn kỹ, thấy phong cách Cộng sản của Thu Tứ vượt xa Vũ Hạnh. Ngày trước, trong CCRĐ, con đấu tố cha mẹ, đều do cán bộ mớm, hoặc “ép tố”. Nay Thu Tứ không có ai mớm hay ép, đúng là khá hơn người xưa. Hơn tiền bối lại hơn cả tiền nhân, “khả úy” dễ sợ.
Cụ Vũ, nếu lời nói còn được Đảng coi trọng, thì chỉ làm nhà văn Dương Nghiễm Mậu từ nay mất toi cơ hội kiếm tí tiền còm nhờ sách tái bản. Thu Tứ “đánh” nhà văn Võ Phiến ác hơn, hiểm độc hơn. Cậu nghiên cứu “tội lỗi” của cha hàng mấy năm trời, từ tội lỗi trong văn chương đến tinh thần phản động trong lời nói riêng tư giữa cha con, Thu Tứ thành khẩn khai báo tuốt luốt.
Sợ Công an không tin, cậu còn luôn luôn nhấn mạnh: “Tôi ở cùng nhà với VP, tôi hiểu (tội phản động của) Võ Phiến hơn ai hết”. Thu Tứ kết tội thẳng thừng: văn chương Võ Phiến làm hại tình đoàn kết dân tộc (tội đại hình, vi phạm điều 87 luật hình sự), đả kích, nói xấu Cách Mạng, “làm hại nước” nghĩa là “chống nhà nước” (tội đại hình, vi phạm điều 88).
Cụ Võ mà kẹt ở Việt Nam như Dương Nghiễm Mậu thì phen này ngồi tù mút mùa.
Việt Cộng già Vũ Hạnh thua xa Việt Cộng trẻ Thu Tứ. Sự thật ấy có thể làm cụ Vũ Hạnh khó chịu. Những con người bạc ác, tâm địa phản phúc, thường hay có thêm tật xấu là ganh ghét kẻ tài giỏi hơn mình, nhất là trên địa hạt nâng bi kiếm điểm. Cháu nên coi chừng chuyện bị cụ Vũ ghen tức.
Bị Vũ Hạnh ghen mà chắc chắn cũng bị Bác Hồ ghen tị luôn.
Thành tích đấu tố thời Cải Cách Ruộng đất của Bác cũng siêu lắm. Bác đeo râu, ngụy trang (Trần Đĩnh) đi xem lũlâu la hành hạ, sát hại một đại ân nhân của mình. Nhưng thành tích vĩ đại này vẫn có vài chỗ hơi yếu, khiến nó mất chức vô địch. Bài văn đánh địa chủ của Bác ngắn ngủn, lại có cái tiêu đề không giầu “tính văn chương” là: “Địa chủ ác ghê!”, so thế nào được với bài văn tố cha tràng giang đại hải, đầy công phu nghiên cứu của Thu Tứ.
Nhất là thêm cái chỗ nhược làm Bác kém điểm Thu Tứ, thua bét tĩ: Bà Cát Hanh Long không đẻ ra Bác!
***
Chú thắc mắc và hẳn cháu cũng ưu tư: Hành động của Vũ Hạnh có được đồng bào trong nước “hoan nghênh” không?
Ngay sau khi bài đánh Dương Nghiễm Mậu xuất hiện, chú đọc báo, đọc mạng để xem phản ứng. Kết quả không mấy vui. Giới văn chương, báo chí, đa số là những cây viết trẻ, phản đối, sỉ vả cụ ghê quá. Coi bộ hành động “chỉ điểm”, “mách bu” không được nhiều người ái mộ, nhất là những người sống dưới chế độ độc tài, đang là nạn nhân của guồng máy đàn áp vĩ đại, tinh vi.
Có một độc giả trẻ nhận xét: “Tố cáo một nhà văn khác để nhà nước trù dập người ta, Vũ Hạnh không giữ đúng tư cách của một nhà văn!”
Hóa ra văn giới ở Việt Nam bây giờ, cả già lẫn trẻ, đã hiểu rất rõ về cái chế độ ngồi trên đầu họ. Những hoang mang kinh hãi đã hết, những ảo vọng, kỳ vọng lúc đầu đã tan, người Việt miền Nam chê phong cách Cộng Sản và, như người Bắc, nhất định “giữ lại phần lớn nền nếp cũ”, nghĩa là sống có luân thường đạo lý, hành xử có ơn trả, nghĩa đền, suốt đời mang nặng nghĩa mẹ, công cha. Họ lại tiếp tục truyền cho các thế hệ sau câu ca dao bình dị mà họ đã học từ tiền nhân: “Công cha như núi Thái Sơn…”
Được thêm phong cách Cộng sản, cụ Vụ Hạnh mất tư cách nhà văn!
Cháu có thể lý luận: “tư cách” của Vũ Hạnh to, còn “tư cách nhà văn” của mình bé xíu, mất thì thôi nhằm nhò gì.
Cháu lầm, không chỉ mất ít thế đâu. Cái phong cách Cộng Sản to lớn cồng kềnh trên người cháu đã chiếm hết chỗ của những phong cách, tư cách rất cần thiết cho một con người.
Những phong cách làm nổi bật những khác biệt giữa ta và loài muông thú
Kiều Phong
Bài số 1:
http://nsvietnam.blogspot.ca/2014/09/kieu-phong-nhung-sai-lam-trong-bai.html
Kiều Phong: Góp ý với nhà văn Phạm Thị Hoài về những từ "đấu tố", "bất hiếu"...
Bài “Ngày về” của cô có quá nhiều “vấn đề” cần thảo luận. Thì giờ eo hẹp, tôi chỉ tập trung vào những lập luận, lý lẽ của cô trong đoạn này:
“Tôi không coi việc làm của con trai nhà văn Võ Phiến là hành động „đấu tố cha“ hay „bất hiếu“, như phần lớn phía dư luận đang phẫn nộ, đặc biệt ở hải ngoại. Máu mủ không phải là tiêu chuẩn để xác định đúng sai thiện ác. Chẳng lẽ chúng ta phải ca ngợi từ Kim Chính Nhật đến Kim Chính Ân, những người con trung thành nhất với cha ông? Lịch sử quá nhiều điên đảo và phân cực của Việt Nam tất yếu chia cắt và chia rẽ, thậm chí con người này đả đảo con người kia ngay trong một con người. Con cái Phạm Quỳnh bất hiếu chăng, khi tận trung phục vụ cho chế độ đã giết cha mình? Cù Huy Hà Vũ là một nghịch tử chăng, khi chống lại cái chế độ mà cha mình là một trong những công thần khai quốc? Chúng ta lấy quyền gì mà đem những quả tạ đạo đức ra đặt ùm ùm, lúc thì lên cán cân bên này, lúc thì lên cán cân bên kia, chỉ để lẩy cho được cái kết quả trọng lượng đang cần cho sổ sách trong những trường hợp như thế? „Trường hợp Thu Tứ“ chỉ là điển hình cho những xung đột đã và đang giằng xé người Việt trong mọi quan hệ và trên mọi bình diện. Nạn nhân là tất cả mọi thứ, riêng gì đâu tình phụ tử”.
Là một trong những người dùng từ “đấu tố”, “bất hiếu” cho hành động của con trai nhà văn Võ Phiến, tôi xin thưa với cô thế này:
Từ “đấu tố” hay “tố khổ” (thường được dùng với ý nhẹ nhàng hơn, sau này trở nên thông dụng,) là sản phầm của Bác và Đảng. Nó chào đời mang một ý nghĩa tốt đẹp, đầy vinh dự là sẽ góp phần vào sự nghiệp đưa vùng đất bị Công sản chiếm đóng tiến mau tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa. Nó là “quốc sách” của Bác trong giai đoạn ấy.
Nó chỉ bị mang ý nghĩa xấu xa sau khi hành động “đấu tố” trình ra trước mắt thiên hạ những màn “tố điêu”, “mớm tố”, “ép tố”, thuần túy là những vụ giết người mà nạn nhân bị sỉ nhục hành hạ rất lâu trước khi chết, hầu hết chết oan.
Đây là cảnh con tố cha tiêu biểu: Người cha bị trói quỳ giữa pháp trường, nhân dân vây quanh chờ phiên xông vào chửi bới, đánh đập. Anh con xuất trận đầu tiên, chỉ vào mặt cha mà kể tội... Sau cùng là cán bộ Cải Cách Ruộng Đất quyền bao gồm luôn lập pháp, tư pháp, hành pháp. Luật thì nếu cần, bịa thêm ngay tại chỗ, bằng cớ nếu thiếu thì bổ túc tại trận, rồi kết án, rồi thi hành án.
Hành động của anh con được cả hai phe Quốc Gia, Cộng Sản gọi là “đấu tố” cha. Một bên chê là bất nhân, bất hiếu, một bên ca tụng là hy sinh tình gia đình để phục vụ Tổ Quốc.
Anh Thu Tứ, con trai nhà văn Võ Phiến đã có những hành động giống hệt như thế. Anh đọc kỹ sách bố, đàm đạo, phỏng vấn để điều tra thêm tư tưởng, thâu thập bằng cớ kết tội, rồi viết bài đăng báo ở Việt Nam, nghĩa là mời tất cả cán bộ Tuyên giáo, Công an văn hóa đến ngồi quanh “đấu trường”, nghe anh dõng dạc kể tội “ông bố phản động”, anh trưng ra thật nhiều chứng cớ buộc tội, rồi đề nghị luôn bản án: chặt bớt chân tay, xẻo tai cắt mũi tên này (gọt Võ Phiến cho vừa khuôn Thu Tứ - PTH) để từ nay hắn khỏi “làm hại nước” (cô rành chuyện ngụy trang, có thấy anh ta ngụy trang hai chữ “phản quốc” khéo không?). Rồi anh ta tiết lộ thêm là đã mạn phép cán bộ Tuyên giáo cắt xén thân thể văn chương của bố tơi bời hoa lá rồi.
Tóm tắt, anh ta tạo ra một khung cảnh có đủ yếu tố cần thiết xứng danh “đấu tố”. Cũng có nạn nhân đứng giữa pháp trường, cũng có tập đoàn cán bộ, ở đây là những quan chức ngành Tuyên giáo được anh khẩn khoản mời đến làm chủ tọa, cũng có đám đông nhân dân là độc giả trong và ngoài nước vây quanh, nhiều người sẵn sàng tiếp tay anh chỉ mặt nạn nhân, kể thêm tội lỗi mà đấu tố viên Thu Tứ bỏ sót. Rồi Tuyên án, rồi thi hành án lệnh (có cái anh đã nhanh tay thi hành trước rồi.)
Không gọi là “đấu tố” thì gọi là gì?
Kiều Phong: Góp ý với nhà văn Phạm Thị Hoài về những từ "đấu tố", "bất hiếu"...
“Tôi không coi việc làm của con trai nhà văn Võ Phiến là hành động „đấu tố cha“ hay „bất hiếu“, như phần lớn phía dư luận đang phẫn nộ, đặc biệt ở hải ngoại. Máu mủ không phải là tiêu chuẩn để xác định đúng sai thiện ác. Chẳng lẽ chúng ta phải ca ngợi từ Kim Chính Nhật đến Kim Chính Ân, những người con trung thành nhất với cha ông? Lịch sử quá nhiều điên đảo và phân cực của Việt Nam tất yếu chia cắt và chia rẽ, thậm chí con người này đả đảo con người kia ngay trong một con người. Con cái Phạm Quỳnh bất hiếu chăng, khi tận trung phục vụ cho chế độ đã giết cha mình? Cù Huy Hà Vũ là một nghịch tử chăng, khi chống lại cái chế độ mà cha mình là một trong những công thần khai quốc? Chúng ta lấy quyền gì mà đem những quả tạ đạo đức ra đặt ùm ùm, lúc thì lên cán cân bên này, lúc thì lên cán cân bên kia, chỉ để lẩy cho được cái kết quả trọng lượng đang cần cho sổ sách trong những trường hợp như thế? „Trường hợp Thu Tứ“ chỉ là điển hình cho những xung đột đã và đang giằng xé người Việt trong mọi quan hệ và trên mọi bình diện. Nạn nhân là tất cả mọi thứ, riêng gì đâu tình phụ tử”.
Là một trong những người dùng từ “đấu tố”, “bất hiếu” cho hành động của con trai nhà văn Võ Phiến, tôi xin thưa với cô thế này:
Từ “đấu tố” hay “tố khổ” (thường được dùng với ý nhẹ nhàng hơn, sau này trở nên thông dụng,) là sản phầm của Bác và Đảng. Nó chào đời mang một ý nghĩa tốt đẹp, đầy vinh dự là sẽ góp phần vào sự nghiệp đưa vùng đất bị Công sản chiếm đóng tiến mau tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa. Nó là “quốc sách” của Bác trong giai đoạn ấy.
Nó chỉ bị mang ý nghĩa xấu xa sau khi hành động “đấu tố” trình ra trước mắt thiên hạ những màn “tố điêu”, “mớm tố”, “ép tố”, thuần túy là những vụ giết người mà nạn nhân bị sỉ nhục hành hạ rất lâu trước khi chết, hầu hết chết oan.
Đây là cảnh con tố cha tiêu biểu: Người cha bị trói quỳ giữa pháp trường, nhân dân vây quanh chờ phiên xông vào chửi bới, đánh đập. Anh con xuất trận đầu tiên, chỉ vào mặt cha mà kể tội... Sau cùng là cán bộ Cải Cách Ruộng Đất quyền bao gồm luôn lập pháp, tư pháp, hành pháp. Luật thì nếu cần, bịa thêm ngay tại chỗ, bằng cớ nếu thiếu thì bổ túc tại trận, rồi kết án, rồi thi hành án.
Hành động của anh con được cả hai phe Quốc Gia, Cộng Sản gọi là “đấu tố” cha. Một bên chê là bất nhân, bất hiếu, một bên ca tụng là hy sinh tình gia đình để phục vụ Tổ Quốc.
Anh Thu Tứ, con trai nhà văn Võ Phiến đã có những hành động giống hệt như thế. Anh đọc kỹ sách bố, đàm đạo, phỏng vấn để điều tra thêm tư tưởng, thâu thập bằng cớ kết tội, rồi viết bài đăng báo ở Việt Nam, nghĩa là mời tất cả cán bộ Tuyên giáo, Công an văn hóa đến ngồi quanh “đấu trường”, nghe anh dõng dạc kể tội “ông bố phản động”, anh trưng ra thật nhiều chứng cớ buộc tội, rồi đề nghị luôn bản án: chặt bớt chân tay, xẻo tai cắt mũi tên này (gọt Võ Phiến cho vừa khuôn Thu Tứ - PTH) để từ nay hắn khỏi “làm hại nước” (cô rành chuyện ngụy trang, có thấy anh ta ngụy trang hai chữ “phản quốc” khéo không?). Rồi anh ta tiết lộ thêm là đã mạn phép cán bộ Tuyên giáo cắt xén thân thể văn chương của bố tơi bời hoa lá rồi.
Tóm tắt, anh ta tạo ra một khung cảnh có đủ yếu tố cần thiết xứng danh “đấu tố”. Cũng có nạn nhân đứng giữa pháp trường, cũng có tập đoàn cán bộ, ở đây là những quan chức ngành Tuyên giáo được anh khẩn khoản mời đến làm chủ tọa, cũng có đám đông nhân dân là độc giả trong và ngoài nước vây quanh, nhiều người sẵn sàng tiếp tay anh chỉ mặt nạn nhân, kể thêm tội lỗi mà đấu tố viên Thu Tứ bỏ sót. Rồi Tuyên án, rồi thi hành án lệnh (có cái anh đã nhanh tay thi hành trước rồi.)
Không gọi là “đấu tố” thì gọi là gì?