Trước
hết, xin cảm ơn các người bạn tại Paris, OB Nguyễn Hữu đã gửi cho tôi bài báo đăng trong L’Expresse,
số ra ngày 24 septembre 2014.
Tôi
học Y Khoa tại Đại Học Y Khoa Sài Gòn vào những năm 1960.
Sau
đây là những gì tôi được học về Trung Khu Broca, một vùng của não bộ mà người tìm
ra nó, nhà bác học Broca, cho là vùng của ngôn ngữ. Broca có một bệnh nhân tên
là M.Thorne, biệt danh là «tan tan». Ông này bị câm. Sau khi bệnh nhân chết,
Broca mổ khám nghiệm tử thi và xác định được nơi bị tổn thương trong não bộ của
M.Thorne. Paul Broca cho nơi đây là
trung tâm duy nhất liên quan đến ngôn ngữ. Sau Broca, các nhà bác học khác tìm
thêm ra nhiều vùng khác cũng có liên quan đến tiếng nói, điển hình là nhà bác học
Đức có tên là Carl Wernicke, người đã khám phá ra trung tâm Wernike 10 năm sau
.
Broca
chia vùng vỏ của não bộ ra làm 52 vùng. Trung khu Broca nằm đè lên vùng 44 và
45. Quan niệm này vẫn được những y sĩ chúng tôi cho là đúng. Một cách nôm na, có
thể so sánh bản đồ vỏ não bộ với một bản đồ một nước có khoảng 52 thành phố. Có
nơi liên quan đến các cử động của cơ thể, có nơi liên quan đến trí nhớ, đến tiếng
nói, đến thị giác…v.v.
Vấn
đề chính là người ta quan niệm là cái bản đồ này chính xác, và không thay đổi. Đó
là ngày xưa, hồi khoa học chưa tiến bộ như ngày nay.
Khám Phá Mới Nhất: Nhà Giải Phẫu Thần Kinh
Hugues Duffau.
Người
ta không biết nhiều về Giáo Sư Giải Phẫu Thần Kinh Hugues Duffau, vì ông rất kín
đáo. Năm nay, ông chỉ mới 47 tuổi và làm giáo sư tại CHU (Centre Hospitalier Universitaire) thuộc tỉnh Montpelier, Pháp Quốc.
Ông
chuyên về giải phẫu não bộ, đặc biệt các u bướu có tên là Gliomes. Sở dĩ có tên
này vì các u bướu này phát triển từ các mô nâng đỡ (tissu de soutient) của các
tế bào thần kinh (neurones). Mô nâng đỡ này gọi là Glie. Bởi vậy u bướu của mô
này mang tên Gliomes. Gliome không phải là ung thư. Vận tốc phát triển của một
gliome cũng nhanh chậm khác nhau. Sự hiện diện của một Gliome đe dọa đến các chức
năng của não bộ, tùy theo gliome tọa lạc tại nơi nào.
Khám
phá của nhà bác học Duffau là nếu một Gliome phát triển với vận tốc chậm, thì não
bộ có đủ thì giờ để chuyển vận các trung khu đến một nơi khác, có nghĩa là cái
bản đồ bộ óc không giống như người ta đã hiểu lầm.
Não
bộ, nói một cách khác, có khả năng tự chữa cho mình.
Duffau
tìm ra được điều này khi cách đây 17 năm, ông bắt đầu giải phẫu bộ óc mà không đánh
thuốc mê. Dĩ nhiên, khi đục sọ, thì bệnh nhân vẫn bị đánh thuốc mê như thường,
nhưng khi vào đến bộ óc, thì ông Duffau nói với người đánh thuốc mê cho bệnh nhân
tỉnh lại, rồi ông vừa mổ, vừa nói chuyện với bệnh nhân. Với phương pháp này, nhà
giải phẫu bảo toàn được những chức năng cần thiết cho người bệnh. Một thí dụ điển
hình là trường hợp một bệnh nhân người Nga, nhạc sĩ, nói được 5 thứ tiếng. Khi
được giải phẫu, bệnh nhân muốn giữ lại 3 ngôn ngữ là Nga, Pháp và Anh. Nhà giải
phẫu đại tài đã làm được điều đó.
Giải
phẫu bộ óc khi bệnh nhân tỉnh táo bắt đầu năm 1996. Người đưa ra phương pháp này
đầu tiên phải nói là một bác sĩ Gia Nã Đại tên là Wilder Penfield, nhưng Duffau
chính là người đưa phương pháp này đến thành công. Hiện ông đã huấn luyện được
các nhà giải phẫu thần kinh thuộc 40 quốc tịch khác nhau.
Tại
sao lại có thể mổ không thuốc mê??
Rất
giản dị : Não bộ không biết đau.
Trong
khi mổ bộ óc, người ta bảo bệnh nhân nói tên các đồ vật, đếm số, hay cử động các
ngón tay. Với một kim thăm dò có phát điện
(stimulateur électrique), nhà giải phẫu mầy mò vùng vỏ óc. Nếu bệnh nhân vẫn nói
năng, cử động bình thường, thì nhà giải phẫu có thể dùng dao siêu âm (bistouri à
ultrasons) cắt bỏ cái gliome. Không sao hết.
Duffau
nói: Với phương pháp này, tôi đã mổ cả chục bệnh nhân tại trung khu Broca
mà chẳng gây ra vấn đề gì trầm trọng.
Ông
nói tiếp: Cái vùng trán (lobes frontaux), mà ai cũng tưởng là liên quan đến
trí thông minh, sự lý luận, sự suy đoán, tôi cũng mổ cả 200 bệnh nhân, không
sao cả.
Kết
luận của Duffau: Lấy thí dụ tiếng nói. Tiếng nói phụ thuộc vào một hệ thống
các sợi dây thần kinh, Các sợi này nối với nhau bằng cách thắt gút (nœud). Khi
có vấn đề, các sợi dây này dời chỗ, giống như các người đi máy bay, khi không đi
trực tiếp được từ Montréal đến Denver chẳng hạn, thì ghé vào Chicago rồi đổi máy
bay sau. Bởi vậy không có vấn đề trung khu, mà chỉ có hệ thống đường giây
(faisceaux). Lý thuyết hiện đại là «connexioniste» (nối), trong khi ngày xưa,
người ta gọi là «localisationniste» (tại vị). Lý thuyết năm mươi năm về trước đã
lỗi thời !!.
Khi
mổ, nhà giải phẫu chẳng cần lưu tâm đến các vùng. Ông ta chỉ tránh đụng tới các
sợi dây liên quan đến chức năng. Việc này ông ta làm được bằng cách thăm dò
ngay người bệnh nhân còn đang tỉnh táo để trả lời.
Một
ngày kia, với kỹ thuật 3D, người ta sẽ tô mầu được các sợi dây này, và lúc đó,
thì chẳng còn ai nói đến trung khu Broca nữa.
Kết
Luận Của Bài Này:
Khoa
học, Triết Học, Xã Hội Học, Chính Trị Học
không thể cứng ngắc, giáo điều.
Chúng
ta đương ở Thế Kỷ 21, vậy mà có những kẻ còn mê muội với tư tưởng, lý thuyết của
các nhà khoa học Thế Kỷ 18, thương thay.
Điều
bất hạnh là Việt Nam còn lạc hậu quá, nói với bọn cầm quyền, thà vạch đầu gối
ra, sướng hơn.
Trần Mộng Lâm