Sunday, 26 January 2014

THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc 26-1-2014

THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc

Các bài viết hàng tuần của Nhà Báo Bùi Bảo Trúc trong mục Thư Gửi Bạn Ta

Ngày 20 tháng 1 năm 2014
Bạn ta,
Cuốn lịch năm 2014 in ở Hà Nội, quà tặng đầu năm của một ngân hàng dành cho các thân chủ, có đưa ra một khám phá khá mới về hồ Hoàn Kiếm.
Ngay ở tờ lịch ngày đầu năm, ngày 1 tháng 1, người ta đọc được mấy dòng về hồ Gươm. Đọc xong thì thấy một chi tiết khá mới về Lê Lợi mà nhiều người chưa được nghe bao giờ.
Mấy dòng chữ ấy nguyên văn như thế này: "Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) gắn liền với truyền thuyết Rùa Thần đòi gươm, Một lần nhà Vua dạo (sic) chơi bằng thuyền trên hồ bắt gặp một sinh vật là (sic) Rùa lớn nổi lên bơi về phía Ngài, bấy giờ Vua liền rút gươm ra để xua Rùa đi nơi khác, nhưng Rùa bất ngờ ngậm lấy thanh gươm rồi lặn mất xuống lòng hồ. Từ đó hồ được đặt tên là Hồ Hoàn Kiếm."
Không kể những lỗi về chấm câu, đặt câu, hành văn ngô nghê (...gặp một sinh vật là Rùa lớn nổi lên...), đoạn viết trên tờ lịch cho rằng rùa bơi về phía thuyền của vua Lê, bị vua Lê tuốt gươm đuổi rùa đi chỗ khác. Bất ngờ rùa xông tới, cướp thanh kiếm của vua Lê rồi lặn mất.
Như vậy, theo tờ lịch, không hề có chuyện rùa thần đòi lại thanh bảo kiếm Thuận Thiên mà vua Lê đã được thần Kim Qui trao cho để đánh quân Minh. Sử chép rằng Lê Lợi dẹp được ngoại xâm, rùa thần hiện lên đòi lại thanh gươm quí nên vua Lê đặt tên cho hồ là hồ Hoàn Kiếm. Nhưng theo những dòng chữ trên tờ lịch thì con rùa du côn bơi sát thuyền của nhà vua và cướp lấy thanh gươm như chuyện ăn cướp mỗi ngày xẩy ra hàng mấy chục vụ ở Hà Nội chứ chẳng hề có chuyện trả lại gươm (hoàn kiếm) như các sách sử từ bao lâu nay vẫn viết.
Thế là lại một huyền thoại rất đẹp của sử Việt bị xuyên tạc bởi một cây viết láo lếu thất học, văn chương nhảm nhí.
Theo tờ lịch ấy, thì các bộ sử Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Việt Sử Tân Biên, Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí... của Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu, Phan Huy Chú ... là toàn tầm bậy hết. Rùa hồ Gươm chỉ là một con rùa du côn sống bằng trò cướp giật như bọn hậu duệ của nó chạy đầy đường Hà Nội, ngồi cả ở Bắc Bộ Phủ như con X nhái, cóc, cắc ké ... tầm bậy tầm bạ chứ không bao giờ có chuyện rùa trao gươm Thuận Thiên do tay Lê Thận dâng lên cho Lê Lợi.
 

 

Văn tế 74 tử sĩ trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 17, 19 tháng Giêng năm 1974.



Hỡi ơi!

Nhẹ tựa lông hồng,
Nặng tày non Thái.
Những cái chết đã đi vào quốc sử, con cháu nghe mà xót dạ bàng hoàng,
Bao con người vì gánh vác giang sơn, cây cỏ thấy cũng chạnh lòng tê tái.
Anh linh kia hoài phảng phất thiên phương,

Chính khí đó sẽ trường tồn vạn tải.
Mới hay,


Lê Hiếu Đằng và bi kịch của một thế hệ

LE HIEU DANG BI KICH
Lê Hiếu Đằng, nguyên lãnh tụ phong trào sinh viên đô thị miền Nam trước 1975, nguyên phó tổng thư ký UBTW Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc, Dân Chủ và Hòa bình Việt Nam, nguyên tổng thư kí UB Nhân Dân Cách Mạng khu Sài Gòn Gia Định, nguyên phó chủ nhiệm Hội Đồng Tư Vấn về Dân Chủ và Pháp Luật thuộc UBTW MTTQVN, đã ra đi mãi mãi.
Như tất cả những người kính trọng và thương tiếc Anh, tôi cũng cảm thấy thôi thúc trong lòng được nói điều gì đó về Anh.
*

2 VIDEOS - Cửu Bình : (1) Đảng Cộng Sản là gì? (2) Đảng Cộng Sản Trung Quốc xuất sinh như thế nào?

Cửu Bình 1: 
Đảng Cộng Sản là gì?

Cửu Bình 2: 

Đảng Cộng Sản Trung Quốc 
xuất sinh như thế nào?
2014 JAN 21 Mao Trạch Đông 300

Đeo TC: Từ Chết Tới Bị Thương - Vi Anh

Icon_Biển Đông_Đường Lưỡi Bò1


Năm nay 2014, là năm thứ 40 kỷ niệm ngày Hải Quân VNCH anh dũng tử chiến với TC để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa. Năm nay 2014 là năm thứ 39, CS Bắc Việt gồm thâu được cả nước, là năm đầu nhà cầm quyền VNCS, cụ thể là Thành phố Đà Nẵng tổ chức lễ tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa. Một cuộc lễ theo chương trình có triễn lãm, thắp nến cho dân chúng tham dự, bày tỏ niềm tôn kính những anh linh tử sĩ anh hùng vị quốc vong thân.

Sở Ngoại Vụ của Đảng Nhà Nước, Viện Bảo Tàng Văn Hoá, Uỷ Ban Nhân dân Huyện Đảo Hoàng sa là những cơ quan của Đảng Nhà Nước tại địa phương đứng ra chánh thức tổ chức. Dân chúng rất mừng nhưng khi thấy tổ chức triển lãm Hoàng sa mà thiếu cuộc hải chiến của VNCH thì lên tiếng và đến nơi phản đối.

THÁNG GIÊNG ĂN TẾT.... - Lão Móc

Ông giáo sư phân tâm học người Mỹ John Sanford là một người theo trường phái phân tâm học của Karl Jung. Ông John Sanford có viết một quyển sách có cái tựa là “The Kingdom within”, tạm dịch là “Vương quốc ở bên trong”.
Trong cuốn sách đó, ông giáo sư có kể lại một câu chuyện. Quê của ông giáo sư John Sanford ở New Hampshire. Thuở nhỏ, ông sống ở nông trại. Mấy chục năm về trước, nông trại đó chưa có nước máy như bây giờ, chỉ xài nước giếng mà thôi.
Ở gần nhà ông bà nội của giáo sư hồi đó có một cái giếng rất nhiều nước. Cái giếng này đủ nước để cung cấp cho một nông trại lớn, kể cả những ngày hè đồng khô cỏ cháy. Không bao giờ cái giếng ấy cạn nước. Ông giáo sư John Sanford hồi nhỏ đã có nhiều kỷ niệm đẹp với cái giếng này.

TRANG SỬ BIẾC - TA RỦ NHAU VỀ - Như Thương




TRANG SỬ BIẾC


Chén tráng sĩ tạ ân người nâng cạn
Trướng cờ bay oai võ tướng dặm ngàn
Tế núi sông hiến thân người danh rạng
Khúc trường giang đợi đón bước huy hoàng

Yên cương đó, mộng tang bồng hồ thỉ
Cõi giang sơn vang trống trận liên hồi
Giặc tuyệt mệnh không kịp giờ trăn trối
Khúc khải hoàn phủ phục mệnh thần nhi

Còn đâu nữa ngựa hí vang, kiếm bạc
Gót chinh yên trận mạc dưới chân thành
Lời quyết chiến lồng lộng ngất trời xanh
Đâu quan ải - phách hồn xưa đã thác

Nghìn năm trước quê hương mình lẫm liệt
Trăm năm sau máu đỏ khúc sông tràn
Việt Nam ơi, còn lại những tan hoang
Nghe rưng rức ngậm ngùi trang sử biếc

Trang sử biếc trong hãi hùng ly loạn
Núi chuyển rung, rừng vọng tiếng thét ngàn
Biển dậy sóng vùi thây người mồ táng
Đất cày sâu mảnh bom đạn bàng hoàng
Như Thương





TA RỦ NHAU VỀ

Bao giờ ta rủ nhau về
Đi tìm trở lại hồn quê thuở nào …
Về xem cuồng thảo tuôn trào
Nét hoa múa bút dạt dào tình Xuân
Mực thơm, giấy đỏ, rồng lân
Pháo hoa đầy ngõ bâng khuâng cõi lòng
Về nhìn phượng đỏ môi hồng
Sân trường, lưu bút em nồng hương xưa
Con đường rộn rã đón đưa
Theo chân sách vở nắng mưa rộn ràng
Về theo lá đổ Thu vàng
Gom về cội nhớ muôn ngàn vấn vương
Dẫu như đất lạnh mù sương
Vẫn là hơi ấm quê hương tự tình
Về trăng sao chuốc rượu nồng
Mắt tình như lụa cuối Đông pháo hồng
Hoa cau rụng trắng ven sông
Trổ buồng hạnh phúc vợ chồng quen hơi
Về đi lặng ngắm đất trời
Trong nghiên mực thẫm đọng lời nước non
Nghe như bao cuộc vuông tròn
Rưng rưng máu lệ hao mòn núi sông

Như Thương
(Xuân Giáp Ngọ 2014)

 

J. B Nguyễn Hữu Vinh - Thêm một chữ “Hèn” thật vĩ đại của “Đảng ta”

Hoàng Sa, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc

Năm 1974, ngay khi hai anh em Bắc Việt và Trung Cộng cộng sản thề nguyền “môi hở, răng lạnh” đang trong cơn lửa nồng cuồng nhiệt của những cuộc giao hoan tập thể mang danh “Phe Xã hội Chủ nghĩa”, thì tên đàn anh tham lam Trung Cộng đã đưa quân xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. 


Hoàng Sa, lãnh thổ không thể tách rời của đất nước, của Tổ Quốc – Điều đó được ghi trong sử sách từ bao đời. Thế nhưng, khi tên xâm lược bành trướng dùng vũ lực chiếm lấy phần lãnh thổ này từ tay người em ruột thịt miền Nam của mình, thì Bắc Việt không hề “hở môi sợ răng lạnh”. Họ đã coi ý thức hệ Cộng sản hơn tất cả những gì là dân tộc, Tổ Quốc. 

Đó cũng chính là nguyên tắc của Cộng sản quốc tế. Ở đó chỉ rõ rằng: “Khi có mâu thuẫn giữa lợi ích của phong trào Cộng sản và Công nhân Quốc tế với lợi ích của Dân tộc, đất nước, thì người Cộng sản phải hi sinh lợi ích dân tộc cho phong trào Cộng sản Quốc tế”. 

Ở đây, Hoàng Sa đã rơi vào tay kẻ thù truyền kiếp của dân tộc này, chỉ vì ý thức hệ cộng sản đã chi phối hành động của người Cộng sản khi người anh em Miền Nam ruột thịt của mình đã đổ máu xương giữ gìn bờ cõi nhưng lại khác ý thức hệ Cộng sản.  

Và những người cộng sản Bắc Việt đã im tiếng. 


Đọc Đặng Xương Hùng

Ngòi bút của Đặng Xương Hùng có sức mạnh làm độc giả có thể phải chậm lại, đọc từng dòng, từng lời vì sợ bỏ sót... Ông không phải là nhà văn, không phải là nhà thơ, hình như cũng không thể gọi được là một nhà bình luận thời cuộc. Ông là một nhà ngoại giao cao cấp của nhà nước VN, từng là đảng viên Đảng CSVN, từng là Vụ phó Bộ Ngoại giao Việt Nam... và rồi ông bỏ đảng, để cầm bút, viết lên những gì ông thâý có lợi cho dân tộc, cho đất nước.

Có lẽ nói thế này cho ngắn gọn: ngòi bút Đặng Xương Hùng có sức mạnh của sự thật. Và vì ông là người trong Đảng CSVN, từng giữ chức Vụ phó Bộ Ngoại giao – theo một bản tin trên Báo điện tử Đảng CSVN vào năm 2007, lúc đó ông Đặng Xương Hùng giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Biên giới phía Tây Ban Biên giới Bộ Ngoại giao – nên cái nhìn của ông không phải từ lê dân, mà nhận định của ông về cuộc chiến dân chủ hóa VN sẽ có thêm yếu tố là người “nhìn từ hội trường Ba Đình nhìn ra.”

2014: Nhớ Mậu Thân 1968, Kẻ đồ tể & Nhân chứng sống

Vũ Thế Phan (Danlambao) - “Gần gũi anh Tường tròn ba chục năm mình chưa nghe ai trong nước nói xấu về anh, chỉ một vài ông hải ngoại, chẳng rõ vì sao cứ đeo lấy anh nói dai như đỉa, kẻ bảo anh cơ hội, người nói anh ác nhân, thật chẳng ra làm sao. Tiện đây nói luôn, tết Mậu Thân (1968) anh Tường ở lại căn cứ trên rừng, không về Huế. Người ta thu băng lời kêu gọi của anh cho phát loa trên xe chạy khắp thành phố, nên nhiều người tưởng anh về Huế thôi. Chuyện này còn cả tấn người đang sống làm chứng, ít nhất có Trần Vàng Sao, Nguyễn Khoa Điềm, Tô Nhuận Vĩ, ai không tin về Huế mà hỏi.” 

*

Lời người đăng: Tôi không là người Huế cũng chẳng quen biết anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường và Hoàng Phủ Ngọc Phan, nhưng qua những tài liệu tôi sưu tầm được về họ trong vụ thảm sát Mậu Thân 1968 ở Huế, và sau khi đối chiếu, cân nhắc, cập nhật, tôi nghĩ có dịp là phải cho đăng đi đăng lại bài này, chỉ để “nói có sách, mách có chứng” cùng cư dân mạng rằng hai anh em nhà Hoàng Phủ là hai tay bất nhất, nói láo như vẹm. Dám làm mà không dám chịu: công thì đã lãnh hưởng u ê, tội thì vẫn loay hoay chối quanh! Người ta không thể cùng lúc có miếng bơ và tiền của miếng bơ / On ne peut pas avoir à la fois beurre et l’argent du beurre. Còn ai muốn tiếp tục dùng văn chương bao che cho họ, cứ thẳng thắn lên tiếng phản bác bài của tôi trên Dân Làm Báo hay Thông Luận. Nếu họ có oán tôi thì tôi xin chịu, nhưng họ nên oán Internet thì đúng hơn!

*

Trên 15.000 ngàn chữ ký vì Hoàng Sa gởi đến Liên Hiệp Quốc

Danh sách 15.888 người ký tên được kèm theo lá thư về Hoàng Sa gởi đến Liên Hiệp Quốc ngày 24/01/2014.
Chỉ trong vòng một tuần lễ, đã có 15.588 người từ nhiều nơi trên thế giới ký tên vào lá thư gởi cho Liên Hiệp Quốc nhân dịp kỷ niệm 40 năm Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Lá thư được gởi đi trưa 24/01/2014 từ Paris, nhằm nhắc nhở trước thế giới « Hoàng Sa là của Việt Nam », và kêu gọi đưa vấn đề ra trước Tòa án Công lý Quốc tế.

Từ sáng kiến của Quỹ Nghiên cứu Biển Đông và nhóm Biển Đông tại Pháp đã cùng soạn thảo lá thư và vận động thu thập chữ ký. Lá thư nhắc lại sự kiện lịch sử bi hùng ngày 19 và 20/01/1974, quân Trung Quốc đã tấn công và chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa sau trận hải chiến ác liệt với Hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Đồng thời cũng khẳng định tầm quan trọng của việc thượng tôn luật pháp quốc tế, tố cáo hành động xâm lược của Trung Quốc đã vi phạm nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.


Chỉ trong khoảng hơn một tuần lễ, đã có 15.588 chữ ký của đủ mọi tầng lớp, đủ mọi lứa tuổi ở trong và ngoài nước, chứng tỏ sự đồng lòng của những người yêu công lý đối với vấn đề Hoàng Sa. Đó là tiếng nói của các nhân sĩ trí thức và những người lao động, những cựu quân nhân cả hai miền Nam Bắc, các tu sĩ thuộc nhiều tôn giáo khác nhau trên mọi miền đất nước Việt Nam cũng như từ nhiều châu lục.

Các lá thư gởi đến Liên Hiệp Quốc
Trong lá thư cám ơn đề ngày hôm nay, những người khởi xướng viết : « 15.558 chữ ký là 15.558 tiếng nói yêu thương cho Hoàng Sa, 15.558 bông hoa cho những người đã, đang và sẽ hy sinh để bảo vệ lẽ phải và những quyền chính đáng của mình, là 15.558 cái siết tay vì công lý và hòa bình, 15.558 lời phản kháng cường quyền và bạo lực…Chúng tôi xin tri ân 15.558 lần và hơn thế nữa những tấm lòng ấy ».

Thư cảm ơn nhấn mạnh : « Trên con đường giành lại công lý cho Hoàng Sa, mặc dù rất dài và gian nan, chúng ta không còn đơn độc ». 

Phóng viên Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI)
Thụy My 

Tra tấn tù nhân lương tâm ở Việt Nam

torture_1

Một báo cáo mới phơi bày tình trạng tra tấn một cách có hệ thống bởi nhà nước độc tài
Nguồn: The Wall Street Journal Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ (DTD)
Không lâu sau khi Việt Nam trở thành thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc, Hà Nội tiến hành các hoạt động trấn áp những tù nhân chính trị và tôn giáo. Sự việc này làm nhiều người nghi ngờ vai trò của LHQ trong vấn đề nhân quyền.

Hồng Châu - Hồi Ký Tết Mậu Thân - 5.000 Ngày Trong Cõi A Tỳ


Hồi ký của ông Bảo Lộc, bút hiệu Hồng Châu, ông là Phó Tỉnh Trưởng Thừa Thiên (Huế) trong thời gian Tết Mậu Thân, đã bị VC bắt khi chúng đột nhập Huế...
 
Đây là chuyện thật của một nhân chứng sống sót trong biến cố Mậu Thân tại Huế, ông may mắn không bị CS sát hại, nhưng bị đưa ra Bắc cầm tù 13 năm từ 1968 đến 1980 và đã đào thoát được trong một trường hợp hy hữu.
 
* * *
 
Tôi thức dậy với tiếng nổ lớn phía cầu Kho Rèn vọng lại. Từ nhà tôi đến nhà máy điện chỉ nửa cây số. Chấn động lan tỏa làm cửa ngõ và đồ đạc trong nhà rung chuyển dữ dội. Tôi cố bật đèn để tìm chiếc máy điện thoại, nhưng chỉ thấy tối om, điện đã bị cắt. Dưới ánh sáng ngắn ngủi của chiếc bật lửa, tôi cố quay số gọi vài nơi để tìm hiểu tình hình, nhưng vô ích, không nơi nào chuông đổ, đường điện thoại đã bị đứt. Mở chiếc máy thu thanh bán dẫn nhỏ, tôi hy vọng qua những làn sóng xa xôi, có thể bắt gặp vài tin tức hữu ích. Nhưng cố gắng này của tôi cũng chẳng đem lại chút kết quả gì, chỉ có những bản nhạc xa lạ và tiếng sè sè của những băng tần không phát sóng kéo dài chán nản.

RFI: Tân Cương : Nhiều vụ nổ làm ít nhất 3 người chết

Quân đội Trung Quốc huy động binh lính đề phòng các vụ tấn công - Reuters
Quân đội Trung Cong huy động binh lính đề phòng các vụ tấn công - Reuters

Thanh Hà
Trang mạng Thiên Sơn (Tianshan) trực thuộc chính quyền tỉnh Tân Cương ngày 24/01/2014 cho biết hai vụ nổ đã xảy ra tại một tiệm gội đầu. Vụ thứ ba xảy ra tại một ngôi chợ. Ba nạn nhân thiệt mạng.

Các vụ nổ nói trên diễn ra vào lúc 6 giờ 40 chiều tối hôm qua tại huyện Tân Hòa, thuộc địa khu Aksu sát biên giới Kyrgyzstan. Cảnh sát đã bắt giữ 3 nghi phạm. Vùng tự trị Tân Cương nơi đa số dân cư là người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi.

Trong thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ tấn công bạo lực tại khu tự trị rộng lớn và giàu tài nguyên này ở miền Tây Bắc Trung Quốc. Người Duy Ngô Nhĩ bị đàn áp về tôn giáo, văn hóa của họ bị mai một trước các làn sóng di dân của người Hán.

Báo chí chính thức cho hay vào tháng trước, 8 kẻ « khủng bố » đã dùng dao và thuốc nổ tấn công một đồn cảnh sát. Trước đó nữa, 16 người trong đó có 2 nhân viên cảnh sát đã thiệt mạng trong một vụ xung đột tại Kaghsgar một thành phố nằm không xa con đường Tơ lụa. Tổ chức Đại Hội Duy Ngô Nhĩ lưu vong cho rằng đó là một vụ thảm sát nhắm vào cộng đồng người Hồi giáo ở Tân Cương.

Vào tháng 10/2013, chính quyền Bắc Kinh quy trách nhiệm cho người Duy Ngô Nhĩ trong một vụ đánh bom nhắm vào quảng truờng Thiên An Môn tại thủ đô Trung Quốc, làm 2 nguời chết 40 người bioj thương. Theo thống kê chính thức, trong năm 2012 đã xảy ra 190 vụ « khủng bố tấn công ».

Cũng ngày hôm qua chính quyền Kyrgyzstan thông báo hạ sát 11 người Duy Ngô Nhĩ xâm nhập trái phép vào lãnh thổ nước này. 11 người nói trên đã bị lính biên phòng sả súng bắn chết hôm 23/01/2014, 1 người lính Kyrgyzstan tử thương.

Theo giải thích của phía cảnh sát biên phòng Kyrgyzstan 11 người nói trên dường như là những phần tử « nổi dậy » đang chạy trốn khỏi gọng kềm của cảnh sát Trung Quốc và Bichkek không loại trừ khả năng những người này đã vượt biên để thu lại một số vũ khí đã cất giấu trên lãnh thổ Kyrgyzstan.

Ký sự Chương Dương: Tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội, một địa chỉ không thể không đến

TƯỜNG THỤY
7 anh em, bác cháu đi du lịch ở nước Chương Dương. Ở đây có luật pháp riêng nhưng không bằng văn bản mà bằng miệng. Bất cứ cá nhân nào là công an – lưu manh – côn đồ đều có thể ban hành luật từ những cái gọi là miệng nhưng không đánh răng bao giờ nên thường gây cảm giác muốn nôn mửa cho khách. Khi đến du lịch nước này, lữ khách thấy mình như đang sống ở thời kỳ trung cổ. Tuy vậy, chúng tôi càng cần phải trở lại quốc gia có diện tích 4,16 km2 này nhiều lần nữa, vì mỗi chuyến đi lại phát hiện thêm những điều quái đản nhưng thú vị.
Gia đình Phạm Văn Trội
Nói thế cho có hình ảnh, bởi những câu nói “nổi tiếng” của nhà chức trách: ”Luật là tao, tao là luật“, “Ở đây xử theo luật riêng, không giống các nơi khác“. Thực ra đó là xã Chương Dương thuộc huyện Thường Tín, cách trung tâm thủ đô hơn 20 km về phía namtrước thuộc tỉnh Hà Tây, nay thuộc Hà Nội trong vụ sáp nhập vào thủ đô cho nó to thứ 3 thế giới.

Bảng các ngày lễ âm lịch quan trọng cho 10 năm: 2014 - 2023

Bảng các ngày lễ âm lịch quan trọng cho 10 năm: 2014 - 2023



Ngày lễ
Năm ÂL
Giáp Ngọ
2014
Ất Mùi
2015
Bính Thân
2016
Đinh Dậu
2017
Mậu Tuất
2018
Kỷ Hợi
2019
Canh Tý
2020
Tân Sửu
2021
Nhâm Dần
2022
Quý Mão
2023
Tết Nguyên Đán31/01/201419/02/201508/02/201628/01/201716/02/201805/02/201925/01/202012/02/202101/02/202222/01/2023
Rằm tháng Giêng14/02/201405/03/201522/02/201611/02/201702/03/201819/02/201908/02/202026/02/202115/02/202205/02/2023
Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 ÂL)09/04/201428/04/201516/04/201606/04/201725/04/201814/04/201902/04/202021/04/202110/04/202229/04/2023
Phật Đản (15/4 ÂL)13/05/201401/06/201521/05/201610/05/201729/05/201819/05/201907/05/202026/05/202115/05/202202/06/2023
Lễ Đoan Ngọ (5/5 ÂL)02/06/201420/06/201509/06/201630/05/201718/06/201807/06/201925/06/202014/06/202103/06/202222/06/2023
Vu Lan (15/7 ÂL)10/08/201428/08/201517/08/201605/09/201725/08/201815/08/201902/09/202022/08/202112/08/202230/08/2023
Tết Trung Thu (Rằm tháng 8)08/09/201427/09/201515/09/201604/10/201724/09/201813/09/201901/10/202021/09/202110/09/202229/09/2023
Ông Táo chầu trời (23/12 ÂL)11/02/201501/02/201620/01/201708/02/201828/01/201917/01/202004/02/202125/01/202214/01/202302/02/2024