Sunday, 19 April 2015

Dã Man, Tàn Nhẫn Và Vô Nhân Đạo: Vịnh O Nhục - Bs Nguyễn Thượng Chánh

Nên xem phim (cảnh thật) quay lén: săn giết cá heo vô cùng dã man, tàn nhẫn và vô nhân đạo tại Vịnh Teijin, Nhật Bản (phim dài 1h.31)

Video:- THE COVE (full video) DOLPHIN INDUSTRY


The Cove (La Baie de la Honte) là tên một cuốn phim tài liệu đã đoạt giải thưởng 0scar năm 2010.

A cove is a small type of bay or coastal inlet. Coves usually have narrow, restricted entrances, are often circular or oval, and are often situated within a larger bay

Phim do Louis Psihoyos, cựu nhiếp ảnh gia của tập chí National Geographic thực hiện năm 2007 trong điều kiện quay lén lút, vô cùng khó khăn và rất nguy hiểm. Đó là cảnh săn giết cá heo vô cùng dã man tại một vịnh nhỏ bé và hẻo lánh cạnh thành phố Taiji, Wakayama nằm về phía Tây Nam Nhật Bản.


Taiji là trung tâm điểm của kỹ nghệ săn cá voi Nhật Bản và đồng thời cũng rất nổi tiếng với lễ hội săn cá heo có từ ngàn xưa (1600). Hằng năm, rất nhiều du khách và dân địa phương đến thành phố Taiji để xem lễ hội săn cá heo, kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3.
* * *

blank
Phim Cove về thảm sát cá heo.

Cá heo thường lội từng bầy

Săn giết cá heo bằng cách dùng rất nhiều thuyền máy lùa chúng từ ngoài biển vô trong vịnh nhỏ, xong họ căng lưới rào bít cửa vịnh lại- Tiếng Anh gọi là dolphin drive hunting, hay dolphin drive fishing.

Dáo nhọn được sử dụng để đâm ngay sống lưng nhằm cho con vật chết mau lẹ giảm đau đớn. Đó là nói theo luật lệ và trên lý thuyết mà thôi. Trong thực tế thì khác xa. Ngư phủ vì gấp rút nên đụng đâu đâm đó, và thường là phải cần nhiều nhát con vật mới chết. Tiếng la rống hỗn loạn của cá heo hòa cùng máu đỏ phủ kín cả vịnh tạo nên một cảnh tượng vô cùng hãi hùng ghê rợn….

Có nhiều quốc gia vẫn còn thực hiện việc đánh bắt cá heo theo kiểu trên. Nổi tiếng nhứt là Nhật Bản (tại vịnh Teiji), Salomons Islands, Faroe Islands, Peru…

Cá heo bị giết để lấy thịt, một số bị bắt sông để gởi bán cho các trung tâm nghỉ mát (resort)hay các trung tâm giải trí. Ca heo được huấn luyện trong các dolphinarium để biểu diễn cho du khách xem.

Mặc dù việc đánh bắt cá heo bị thế giới chỉ trích thậm tệ và kết tội nặng nề nhưng mỗi năm có hằng ngàn cá heo vô tội bị giết thịt hoặc được gởi đến phục vụ tại các dolphinarium.

Săn cá heo ghê rợn…
Săn cá heo tại vịnh Teijin, một tập tục cổ truyền của Nhật Bản

Việc săn cá heo tại đây do một tổ chức ngư dân nắm giữ và kiểm soát chặt chẽ. Theo nhận xét của nhà làm phim The Cove, tuy tổ chức trên không phải là một đảng cướp nhưng cách hành động của họ chẳng khác nào một tổ chức Mafia. Chánh quyền địa phương là đồng lõa bao che...

Mục đích của phim The Cove là giúp cảnh báo dân chúng Nhật về nguy cơ nhiễm độc thủy ngân đồng thời tố cáo trước công luận tình hình bi đát của loài cá heo tại Taiji.

Kỹ thuật tân kỳ về điện ảnh và thu tiếng đã được sử dụng để quay các cảnh dưới nước. Chuyên viên quay phim là những thợ lặn chuyên nghiệp không cần đeo bình dưỡng khí (plongeur en apnée) lúc làm việc sâu dưới mặt nước. Một số máy thu hình và ghi âm tự động có độ phân giải cao high resolution, được nguỵ trang khéo léo và được gài lén tại những vị trí xung yếu quanh Vịnh Taiji. Có những cảnh quay ban đêm rất hồi hộp chẳng khác gì các cảnh trong phim biệt kích Seals của Mỹ đi thanh toán Ben Laden.

Richard OBarry, một người chuyên huấn luyện cá heo trong thập niên 60, nổi tiếng trong tv series Flipper, nay đã trở thành một nhà đấu tranh rất tích cực cho phong trào bảo vệ cá heo. Ông ta là cố vấn và là linh hồn của phim The Cove.

Richard "Ric" O'Barry (born Richard Barry O'Feldman) is an American first recognized in the 1960s for capturing and training the five dolphins that were used in the well-known TV series Flipper. O'Barry made a radical transition from training dolphins in captivity to assertively combating the captivity industry soon after Kathy, one of the Flipper dolphins, died in his arms. O'Barry contends Kathy committed suicide.

In 1970 he founded the Dolphin Project, a group that aims to educate the public about captivity and, where feasible, free captive dolphins. He was featured in the Academy Award-winning film, The Cove(2009), which used covert techniques to expose the yearly dolphin drive hunting that goes on in Taiji, Japan.

Tóm lại đây là một phim tài liệu theo kiểu điều tra báo chí (journal denquête) với lối kể và dẫn dắt câu chuyện thật hấp dẫn.

Xem đoạn cuối của phim, OBarry mang Laptop quay cảnh giết cá heo, tố cáo trước thế giới- ngay trong buổi họp quốc tế IWC. Ông ta bị nhân viên an ninh đẩy ra khỏi hội trường ngay sau đó.

blank
Phim Cove về thảm sát cá heo.

Cá heo là cá gì?

Cá heo (dolphin) là loài cá có vú rất gần gũi với loài cá voi.

Có lối 41 loài cá heo nằm trong họ Delphinidae của cá heo biển.

Tùy theo loài, cá heo có thể dài từ trên một mét, nặng 40-50kg (Cá heo Maui) đến trên 8- 9 mét và nặng 7-8 tấn (cá heo sát thủ Orca).

Thức ăn của chúng thường là các thủy sản mà chủ yếu là cá và mực

Cá heo hiện diện trên khắp các đại dương.

Chúng là một trong số những động vật rất thông minh, bản chất hiền hoà, thân thiện và có tính tò mò nên thích lân la bên cạnh loài người.

Ngoài biển, từng cặp cá heo thường nhào lộn, phóng đua theo tàu. Đây là cảnh mà có thể một số chúng ta đã từng gặp trong lúc vượt biên ngày xưa.

Đối với người Việt Nam mình, cá voi và cá heo (hay cá nược) là những cá linh thiêng được tôn kính.Ngư dân gọi loài cá nầy một cách tôn kính là «Ông Nược.»

Khi đi biển nếu gặp nạn hay bảo tố thì ngư dân và thuyền nhân thường khấn vái và cầu xin «ông» đến giúp đỡ, hướng dẫn cho ghe được vào nơi chốn an toàn.

Cá heo còn giúp người sắp chết đuối, đẩy lui cá mập để cứu người trên biển như lời trường thuật của nhà lướt ván surfing Todd Endris đã kể trong phim. Vào giây phút tuyệt vọng nhứt sau khi bị cá mập táp bị thương, thì chính một đàn cá heo mũi chai không biết từ đâu tới, xuất hiện ra, làm hàng rào cản con cá mập trắng còn lởn vỡn gần đó nhờ vậy anh ta mới có thời giờ nương theo lượn sóng để thoát thân vào bờ.

Trên thế giới, cá heo thường được nuôi trong vườn thú, trong những hồ dolphinarium, cũng như trong các trung tâm giải trí.

Hải quân Hoa kỳ bắt đầu quan tâm đến việc sử dụng động vật biển từ năm 1960, khi các nhà nghiên cứu nhận thấy giác quan nhạy cảm của cá heo và sư tử biển có thể có ích trong các nhiệm vụ dưới nước

Loài cá heo được huấn luyện để bảo vệ tàu bè trong các căn cứ hải quân, giải cứu những thợ lặn bị kẹt dưới nước, đánh dấu nơi có chất nổ, dò mìn hoặc thủy lôi dưới nước. Có tin đồn cá heo cũng được Mỹ và Nga huấn luyện để giết người nhái địch lặn dưới nước.

Cá heo có khả năng lội rất nhanh trên 56km/giờ và lặn sâu lối 50 mét.

Độ sâu kỷ lục 300 mét được ghi nhận ở một con cá heo mũi chai bottlenose có tên Tuffy của Hải Quân Hoa Kỳ.

Trong một ngày cá heo có thể lội 100 miles hay 160 km.

Có nhiều tổ chức bảo vệ động vật phản đối Hoa Kỳ đã sử dụng động vật hoang dã trong những công tác nguy hiểm.

Cá nược (Orcacella brevirostris) hay Irrawaddy dolphin cũng là một loài động vật có vú thuộc họ cá heo biển Delphinidae thường sống tại các cửa sông vùng Đông Nam Á, và vịnh Bengal.

Tại vịnh Taiji, người ta nhận thấy có nhiều loại cá heo chẳng hạn như loài Tursiops, loài có màu xanh dương và trắng, loài có đốm,loài cá heo Risso. Ngoài ra cũng có các loài cá voi hoa tiêu (pilot whale) và cá orque giả fake orques (Orque tên khoa học là Ornicus orca,cũng là một loại cá heo). Có nhiều loài nằm trong danh sách có nguy cơ bị tuyệt chủng.

blank
Phim Cove về thảm sát cá heo.

Săn cá heo không phải là một chuyện gì mới lạ

Săn cá voi và cá heo đã có từ xưa tại nhiều vùng trên thế giới.

Từ 1986, các quy định quốc tế đã ngăn cấm việc săn cá voi nhằm mục đích thương mại. Cá heo tuy cũng cùng một loài với cá voi, nhưng không bị luật trên chi phối.

Cách nay không lâu, chúng ta thấy trên net những hình ảnh ghê rợn, đẫm máu, lạnh người của buổi lễ hội truyền thống săn giết cá heo hằng năm tại đảo Faroes islands thuộc Đan Mạch. Đây là những hòn đảo nhỏ nằm giữa Norvegian sea và North Atlantic ocean, nửa đường giữa Anh Quốc và Icelands.

Nay thì có thêm Taiji, Nhật Bản được thêm vô trong danh sách không mấy sáng sủa gì.

Và còn bao nhiêu nơi nữa…?

Săn cá heo nhằm mục đích gì?

Tại vùng ven biển, cá heo được đánh bắt bằng lưới.

Chất nổ được sử dụng để làm lệch lạc khả năng định hướng bằng sonar của cá heo khiến chúng hoảng loạn và bị ngư dân đi trên nhiều tàu nhỏ lùa vào hướng các lưới đã được giăng sẵn.

Mỗi năm từ tháng 9 tới tháng 3 là mùa di chuyễn của các đàn cá heo. Có cả chục ngàn con di chuyển ngang qua vùng Taiji, Nhật Bản.

Trong phim The Cove, chúng ta thấy nhiều tàu chạy phía sau đàn cá heo. Họ căng lưới lùa cá lội tới trước, đồng thời dùng búa đập liên tục trên những óng sắt được thọc sâu xuống nước để tạo tiếng động ben ben chói tai. Được biết cá heo liên lạc với nhau bằng sonar cho nên chúng vô cùng nhạy cảm với tiếng động lớn. Cá heo phải chạy trốn, nên lội thẳng vào trong vịnh Taiji bé nhỏ. Sau đó lưới được khép kín lại.

Những con nào đúng tiêu chuẩn (loại cá heo mũi chai hay flipper) được lựa riêng ra để gởi bán với một giá rất cao (150 000$/một con) cho các hồ nuôi cá heo dolphinarium, các trung tâm giải trí chẳng hạn như các Parc dattractions, Seaworld Orlando, MarineLand Niagara,Vancouver Marine Centre, và có thể cho cả Trung Tâm gỉải trí Suối Tiên bên Việt Nam...

Tại đây cá heo được huấn luyện để biểu diễn, nhào lộn hay nhảy múa trên mặt nước. Đây là một kỹ nghệ đang lên, chỉ riêng tại Hoa Kỳ họ cũng hốt được sơ sơ 2 tỉ $ một năm.

Số cá heo còn lại đều bị giết ngay tại chỗ một cách vô cùng dã man, tàn bạo bởi những người đứng trên xuồng máy dùng dáo bén nhọn có cáng dài 2-3 mét đâm thẳng vào con vật. Cá bị thương đau đớn, kêu lên the thé, giãy dụa dữ dội trong đôi ba phút rồi lật ngửa ra chết. Xác được kéo lên xuồng, hoặc được cột dây để tàu kéo vào bờ. Máu của hằng ngàn cá heo nhuộm đỏ thắm cả mặt nước. Cảnh tượng trong thật ghê rợn và thương tâm.

blank
Phim Cove về thảm sát cá heo.

Sau khi bị giết, mỗi con cá heo được bán ra với giá 600$.

Việc săn cá voi vì mục đích thương mại đã bị Tổ chức International Whaling Commission(IWC) ngăn cấm từ 1986, nhưng săn vì “mục đích khoa học” thì được cho phép. Phải chăng đây là lối thoát trá hình dành cho kỹ nghệ săn cá voi.

Nhật Bản đã dùng thế lực của đồng tiền để mua chuộc và lung lạc (hối lộ) các thành viên IWC để họ bỏ phiếu thuận lợi cho ngành săn giết cá voi của Nhật Bản.

Cá heo tuy cùng bộ cetacea với cá voi nhưng là loại cetacea nhỏ nên không bị IWC ngăn cấm và việc săn giết được xem là hợp pháp.

Một năm sau, tức là 1987, người ta thấy việc săn cá voi nhằm mục đích nghiên cứu khoa học tại Nhật Bản tăng gắp bội, đồng thời số lượng cá heo bị giết cũng tăng lên gắp ba lần.

Ăn thịt cá voi là môt phần trong phong tục ẩm thực Nhật Bản. Do sự khan hiếm cá voi, một số con buôn không ngần ngại bán thịt cá heo nhưng nhãn lại ghi là thịt cá voi.

Một cảnh cho thấy nhà làm phim đi viếng gian hàng thủy sản tại chợ Taiji. Anh ta cầm lên một gói thịt cá đông lạnh đựng trong bao cellophane. Sản phẩm có màu đỏ sặm. Khi camera zoom vào nhãn hiệu, chúng ta thấy ghi đó thịt cá heo. Một số sản phẩm đắt tiền khác cũng được đem về thử DNA tại phòng thí nghiệm dã chiến của nhà làm phim. Kết quả cho thấy đó là thịt cá heo.

Được biết có lối 1% dân Nhật Bản dùng thịt cá heo.

Theo tổ chức bảo tồn canh giữ biển Sea Shepherd thì mỗi năm có khoảng 23 000 con cá heo bị giết chết tại Nhật Bản. Đây là một con số nhiều gắp hai lần số cá heo bị giết tại Nam Cực.

Thịt cá heo bị nhiễm độc thủy ngân

Thịt cá heo trong siêu thị Nhật Bản

Chánh phủ Nhật Bản hình như cố tình bưng bít vấn đề thịt cá heo tại Taiji đã bị nhiễm thủy ngân một cách thật đáng ngại.

Trong phim The Cove, chúng ta thấy người dân thành phố Taiji và cả của thủ đôTokyo khi được phỏng vấn về thịt cá heo thì họ trả lời một cách thờ ơ. Họ nói không hay biết một tí vì hết về vấn đề nầy cả. Có lẽ là họ bị chánh quyền hăm he và biểu họ phải trả lời như thế chăng?

Họ đã quên vụ ngộ độc thủy ngân đã từng xãy ra cho dân chúng thành phố đánh cá Minamata vào năm 1956. Chính nhà máy dầu hỏa petrochemical của tổ hợp Chisso là thủ phạm đã cho thải chất bẩn có chứa thủy ngân vào trong vịnh làm ô nhiễm nguồn nước. Mèo và cư dân ăn cá tôm nên bị nhiễm thủy ngân. Lối 3000 ngàn cư dân đã mang bệnh và có hơn 1700 người phải chết sau đó. Triệu chúng chính là hệ thần kinh trung ương bị tổn thương gây tê liệt, đi đứng không vững, tay chân cong vẹo, mù lòa, điếc, điên loạn. Trẻ em sơ sinh bị nhiễm khi còn trong bụng mẹ.

Một số mẫu thịt cá heo tại Taiji được đem thử nghiệm, cho thấy có chứa lượng thủy ngân cao hơn mức cho phép cả ngàn lần. Người dân hoàn toàn không hay biết gì hết?

Tóc của 1137 cư dân Taiji được cho thử thủy ngân. Kết quả cho thấy có 43 người có mức thủy ngân cao hơn mức cho phép ấn định bởi Tổ chức Y tế Thế giới.

Năm 2008, sau khi phim The Cove được thực hiện xong, chánh quyền thành phố Taiji mới sáng mắt ra và sợ trách nhiệm nên đã quyết định cho rút bỏ món thịt cá heo ra khỏi các bửa ăn trưa hằng ngày của học sinh thành phố.

Những năm gần đây các cá heo chết bên Úc Châu cho thấy có dấu hiệu bị xáo trộn thần kinh do ngộ độc thủy ngân.
http://www.theage.com.au/national/mercury-poisoning-linked-to-dolphin-deaths-20080605-2mbw.html

Được biết 75% trường hộp ngộ độc thủy ngân ở người có liên quan đến sư tiêu thụ hải sản.

Năm 2006 US Geological Survey Report cho biết tỷ lệ thủy ngân trong nước biển tăng 30% so với tỷ lệ của những năm 90. Độ nhiễm thủy ngân của cá vì vậy cũng phải tăng theo thời gian.

Các loại cá nào càng lớn thì càng bị nhiễm nhiều thủy ngân vì chúng ở cuối dây chuyền thực phẩm.

blank
Phim Cove về thảm sát cá heo.

Cá heo nằm trong nhóm các loại cá lớn.

Một khảo cứu Liên Hiệp Quốc năm 2003 cho thấy việc tiêu thụ năng lượng hóa thạch fossil energy như than đá đã làm gia tăng sự thải thủy ngân trong khí quyển lên từ 1.5 đến 3% mỗi năm.

Richard OBarry cho biết chưa có một khảo cứu nào bàn về ảnh hưởng sức khỏe ở con người do việc tiêu thụ thịt cá heo bị nhiễm thủy ngân, nhưng ông ta cho biết có gặp nhiều người nói rằng họ bị mất trí nhớ và sức khỏe cũng bị yếu đi. Và ông ta nhấn mạnh, đây không phải chỉ đơn thuần là một vấn đề y đức nhưng nó còn là một vấn đề y tế công cộng vì thịt cá heo nhiễm thủy ngân vẫn còn được bán nhan nhãn trong các chợ Nhật Bản, mà đặc biệt là tại thành phố Taiji.

Richard OBarry, một nhà đấu tranh đầy nhiệt huyết

Từ rất nhiều năm qua không có ai, kể cả báo chí Nhật Bản dám đề cập đến chuyện cá heo ở Taiji.

Đa số người Nhật tại các thành phố lớn khi được phỏng vấn đều nói là họ không hay biết gì hết về vụ thịt cá heo được sản xuất ngay trong xứ họ bị nhiễm thủy ngân (?).

Hầu như kỹ nghệ săn giết cá heo đã được một nhóm người nắm lấy với sự bao che và thông đồng của một số viên chức cao cấp trong chánh quyền.

Với tư cách là nhà đấu tranh cho sự sống còn của cá heo, R. OBarry đã hoạt động rất hăng say và đã từng ngồi tù bên Hoa kỳ về tội cắt lưới giải phóng cá heo khỏi chết hay khỏi cảnh bị giam hãm.

Ông ta đã nhắm Taiji từ lâu vì đây là nơi cung cấp cá heo cho kỹ nghệ trình diễn trên cả thế giới.

Cá heo khó sinh sản trong điều kiện bị giam cầm nên các trung tâm giải trí bắt buộc phải thường xuyên mua thêm cá mới để thay thế cá cũ.

Một đồng chí của ông là bà Jane Tipson đã bị giết chết một cách bí mật vào năm 2003 tại đảoSt Lucia thuộc vùng biển Carribbean. Lý do, bà ta dám phản đối, thọc gậy bánh xe, phản đối chương trình “bơi lội với cá heo” của St Lucia nhằm thu hút du khách. Chương trình trên có chủ đích bắt cá heo ngoài biển đem về nuôi để phục vụ du ngành du lịch.

Đoạn cuối của phim, cho thấy cảnh R. OBarry chất vấn Joji Morishita của Ủy ban Cá Voi IWC Nhật Bản vế cách ngư dân Taiji giết cá heo. Joji Morishita cho biết là phương pháp giết đã được cải tiến nhiều nên sự đau đớn không có kéo dài. Đó là việc sử dụng một con dao bén nhọn đâm ngay giữa lưng cá heo, cắt đứt tủy sống và làm cá chết ngay lập tức. Các ngư dân đều đã được huấn luyện kỹ lưỡng về cách giết nầy. R. OBarry không nói gì nhưng ông ta móc từ trong túi ra cái máy nhỏ, ấn nút và biểu người đối thoại hảy nhìn xem đoạn vidéo: đó là cảnh giết cá heo mà toán của OBarry đã khổ công quay lén được tại Taiji trong thời gian vừa qua. Video cho thấy cảnh ngư dân đứng trên xuồng lắc lư đâm bừa bãi xuống đám cá heo đang lội một cách hỗn độn dưới nước. Các con bị trúng thương, nhào lộn, dẫy dụa trong đau đớn, máu và nước bắn lên tung toé hoà kèm theo tiếng kêu the thé kinh hoàng của đàn cá heo vang dội một góc vịnh. Chẳng mấy chốc nước biển chuyển thành màu đỏ thắm. Joji Morishita biến sắc và cứng họng.

R.OBerry còn làm một cú ngoạn mục chót. Ngay giữa buổi họp của Ủy Ban Cá Voi IWC, Ông ta mang cái laptop trước ngực chiếu cảnh thảm sát cá heo tại Taiji, ung dung xô cửa bước vào thật bất ngờ. Ông chậm bước, trước sự ngạc nhiên và sưng sốt của các đại biểu và báo chí quốc tế.

blank
Phim Cove về thảm sát cá heo.

Vậy làm thế nào để chấm dứt được vấn đề săn giết cá heo?

Theo Richard OBarry

1) Trước hết phải kể đến các trung tâm giải trí đã sử dụng cá heo để biểu diễn. Đây là lý do đã thúc đẩy việc săn giết cá heo trên thế giới. Giải pháp phải đến từ người Nhật Bản. Không ít người Nhật nghĩ rằng áp lực từ bên ngoài rất cần thiết để ngăn chận việc săn giết cá heo.

2) Tôi hy vọng người ta ngưng ngay việc dẫn con cháu họ đến các trung tâm giải trí có cá heo biểu diễn, bắt con vật rất thông minh và nhạy cảm làm những trò ngu xuẫn. Sự kiện nầy tạo nên những hình ảnh xấu và làm cho các trẻ em có khuynh hướng bắt chước theo.

Tôi hy vọng là ngư dân Nhật sẽ ngưng ngay việc giết cá heo để ăn thịt. Ngoài vấn đề đạo đức ra, thịt cá heo rất độc cho người và cho cả súc vật.

3) Điều thứ ba là vấn đề ô nhiễm ở cá heo và cá voi, bắt nguồn từ hành động vô ý thức của con người thường vứt bỏ các chất cặn bã, các chất độc vào đại dương.

Sự tiêu thụ năng lượng hóa thạch fossil energy, đặc biệt là than đá đã đóng góp đáng kể vào vấn đề tích lũy thủy ngân trong khí quyển.

Vậy, chúng ta phải tập lần thói quen bớt sử dụng than đá để cúu vớt đại dương.

Sử dụng năng lượng mặt trời trong nhà và chạy xe bằng năng lượng mặt trời là một thí dụ.

Ai cũng có thể tiếp một tay trong việc giúp cho thế giới bớt bị ô nhiễm.

Phim The Cove đối với người Nhật.

Đây là một phim gây tranh cãi rất nhiều và tạo sự câm phẫn cực độ trong dân chúng Nhật. Danh dự của xứ Phù Tang đã bị tổn thương nặng nề.

Tuy tình hình gây cấn như vậy, nhưng giám đốc phim the Cove là Louis Psihoyos đã vô cùng can đãm và gan dạ bay qua Tokyo để tham dự kỳ đại hội điện ảnh 22nd Tokyo International Film Festival vào tháng 10/2010 vừa qua.

Khán giả Nhật Bản sau khi xem phim The Cove, nói chung họ có những phản ứng không rõ rệt.

- “Tôi không thể chối bỏ là phim The Cove đã gây ấn tượng mạnh mẽ ở người xem, nhưng có nhiều đoạn hơi thái quá. Nếu có thêm được tiếng nói, tranh luận của dân địa phương thì có lẽ sẽ hay hơn.”

- “Tây phương nói họ giết bò để ăn thịt thì ok, nhưng giết cá heo thì không được. Đây là điểm mà đa số người Nhật không thể chấp nhận được. Chúng tôi phải ăn thịt cá heo để tồn tại. Đây là một sự va chạm về văn hóa”.

- “Đây là một phim tài liệu hay nhưng cũng có tính chất tuyên truyền”.

Việc trình chiếu phim The Cove tại Nhật Bản đã gặp nhiều khó khăn là điều dễ hiểu mà thôi.

Taiji Mayor Kazutaka Sangen said, Dolphin hunting is not an illegal activity. It is necessary to respect each cultures diet, based on an understanding of regional traditions.”

Giết cá heo không phải là văn hóa

blank
Phim Cove về thảm sát cá heo.

Kết luận

Phim The Cove đã làm cho người xem rất xúc động và thương cảm cho loài cá hiền hòa và dễ thương.

Là thú y sĩ trong các nhà máy hạ thịt tại Canada tác giả đã rất quen với các cảnh máu me lai láng, nhưng riêng đối với phim The Cove thì trái ngược. Chính lối giết cá heo quá dã man tàn bạo làm mình thấy sao quá nhẫn tâm khó chấp nhận được.

Theo y đức tại các quốc gia Tây phương, kỹ thuật hạ thịt phải được thực hiện thế nào để cho con vật chết thật nhanh, không đau đớn và giảm tối đa sự sợ hải trước khi bị giết.

Đó là phương pháp “giết một cách nhân đạo” (humane killing). Thoạt nghe có hơi ngược đời và “đạo đức giả”. Nhưng thực tế là thế đó.

Trong các nhà máy, gà thì bị treo ngược hai cẳng lên trên, đầu thòng phía dưới, kéo rê qua bể nước có điện cho bất tỉnh trước khi bị cắt cổ. Heo thì bị cho điện giật hai bên cổ phía sau lỗ tai, cho nó bất tỉnh trước khi thọt huyết. Bò, dê cừu thì dùng một loại súng hơi gọi là captive bolt pistol hay stunning gun bắn ngay giữa trán con vật cho nó bật tỉnh, nhưng tim vẫn còn đập, sau đó thì cắt cổ liền, máu thoát ra ọc ọc có vòi lạnh người trong hơn một phút thì con vật chết.

Theo luật thú y, lúc bị cắt cổ con vật bắt buộc không được còn có một phản ứng nào cả, chứng tỏ là nó không có cảm giác đau đớn. Nếu trường hợp còn thấy phản ứng (giãy dụa, búng đá, kêu la...) thì anh cai sẽ được gọi đến để chỉnh lại máy móc dụng cụ, coi lại voltage điện hoặc cho thay đổi người công nhân “cắt cổ” thiếu kinh nghiệm...

Name of Act: Meat Inspection Act (Federal) Canada

All methods of humane killing, including slaughter and on-farm euthanasia, must meet the same criteria:

- Death of an animal without panic, pain or distress

- Instant unconsciousness followed by rapid death without regaining consciousness reliability for both single or large numbers of animals

Thật là xót xa khi thấy thế giới không ngớt hô hào cổ võ việc bảo tồn môi sinh, nhưng cuốn phim tài liệu nầy đã cho chúng ta thấy một sự thật quá phũ phàng và chua chát. Chánh phủ Nhật đã bao che cho các tài phiệt, tư bản trong ngành cá voi, các hội viên của Ủy ban quốc tế Cá voi IWC bị Nhật Bản mua chuộc để bỏ phiếu thuận lợi cho họ.

Đúng là đồng tiền đang điều khiển và quyết định vận mạng và tương lai của cả thế giới./.

Cali: Biểu Tình Chống Săn Cá Heo Ở Nhật
http://vietbao.com/p115a233726/cali-bieu-tinh-chong-san-ca-heo-o-nha

Các thành viên trong hội bảo vệ quyền thú vật Sea Shepherd biểu tình bên ngoài tòa lãnh sự Nhật Bản trong ngày có tên là Ngày Thế Giới Yêu Thương Cá Heo tại Los Angeles hôm 13-2-2015. Nhiêu cuộc biểu tình khắp Hoa Kỳ và thế giới để phản đối mùa săn cá heo tại Taiji, Nhật Bản. (Photo AFP/Getty Images) (ngưng trích Vietbao.com 16/02/15)

Cá heo mắc cạn
http://vietbao.com/a236271/phai-chang-chuyen-ca-heo-mac-can-bao-hieu-mot-tran-dong-dat-gan-ke

Tham khảo

- Mercury Poisoning or Minamata Disease
http://rarediseases.about.com/od/rarediseases1/a/102304.htm

- Video:US Navy Dolphins&Sea Lions to serve as Marine Guardians of US Naval Basehttp://www.youtube.com/watch?v=sy_IwblcVOA