Thursday, 23 April 2015

The Tragedy of the Vietnam War

Kính thưa quí vị chủ biên, chủ bút các websites
và báo chí, tập san tự do ở hải ngoại,
 
Xin quí vị vui lòng giúp đỡ phổ biến rộng rãi bài viết của Nhà văn Trịnh Bình An giới thiệu về quyển The Tragedy of the Vietnam War cho giới trẻ VN đọc và tìm hiểu chính xác về cuộc chiến ba mươi năm cũ.
Xin quí vị trưởng thượng yểm trợ giúp tiếng nói trong các cuộc Hội Thảo về Chiến tranh Việt Nam và xin giới thiệu quyển Sách trong các Đại học ở Hoa kỳ và các Châu lục Âu và Úc.

Xin cảm ơn quí vị Trưởng thượng và quí bằng hữu.

Quí kính,
Vĩnh Định NVD hay Văn Nguyên Dưỡng

~~~~~~~~~~~~~~~~


 
alt
alt
 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

THE TRAGEDY OF THE VIETNAM WAR

Nhân kỷ niệm Ngày Thành Lập Quân lực Việt Nam Cộng Hòa 19.06.2014 mời các bạn đọc bài của Cung Trầm Tưởng viết giới thiệu một tác phẩm mà tác giả là một cựu trung tá phục vụ 21 năm trong Quân lực Việt Nam Cộng hoà (QLVNCH),ông Văn Nguyên Dưỡng với tác phẩm
THE TRAGEDY OF THE VIETNAM WAR
Download
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP SAU KHI ĐỌC CUỐN
THE TRAGEDY OF THE VIETNAM WAR
Cung Trầm Tưởng

1 – Cuộc chiến Việt Nam thứ hai khởi sự ngay sau khi Đệ nhất Việt Nam Cộng hoà chào đời vào một buổi sáng hanh thông cuối tháng mười năm 1956 và chấm dứt cũng vào một buổi sáng nhưng lần này nắng rực lửa trên bầu trời thủ đô Sàigòn: buổi sáng ngày 30 tháng Tư năm 1975. Kể từ đó đến nay, trên 33 năm đã trôi qua, một thời gian đủ dài để những đống tro tàn chiến tranh nguội tan vào lòng đất, nhưng những cuộc xung đột nó gây ra về chính kiến, ý hệ và những khía cạnh tinh thần lẫn tình cảm khác vẫn còn nóng bỏng.
Nghịch lí này sở dĩ tồn tại là vì chính bản thân cuộc chiến, nhìn dưới góc độ Mĩ, chứa đầy những nghịch lí oái ăm, thách thức lí trí và làm đảo lộn lương tri. Chẳng hạn như cuộc tranh cãi gay gắt đã diễn ra quanh vụ Giang Tốc đĩnh và những chiến thương bội tinh của ứng cử viên tổng thống John Kerry vào năm 2004 là một trường hợp điển hình.
Chưa có một cuộc chiến nào đã để lại trong tâm tư người Mĩ, đặc biệt là giới cựu quân nhân (3,74 triệu lượt người) đã chiến đấu ở Việt Nam, một di sản nặng nề như vậy. Người ta đã tốn không biết bao nhiêu tâm trí để bàn thảo, thường là cãi cọ với nhau, về cuộc chiến kì quặc ấy với một khối lượng những bài báo, tiểu luận, những cuốn chuyên khảo, những bản phúc trình, thống kê, duyệt xét lại, kể cả phim ảnh đủ loại liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới chủ đề ấy nhiều đến nỗi không đếm xuể.
Một điểm bất bình thường khác là, trước một khối lượng ấn liệu đồ sộ như vậy, sự có mặt của những tác phẩm viết bằng tiếng Anh hoặc được dịch sang tiếng Anh của người Việt Nam, kẻ phải hứng chịu những hậu quả khốc liệt nhất của cuộc chiến, chỉ như muối bỏ biển.
Và đây là một sơ hở mà hơn một thế lực, thù và bạn, đã lợi dụng để nói sai, nói xấu về Việt Nam Cộng hoà (VNCH) mà không có sự trả lời đích đáng của người bị gièm pha.
Chính vì sự thiếu sót này mà chúng tôi khẩn thiết và trân trọng kính mời quý vị độc giả hãy mở rộng vòng tay đón nhận sự ra đời của cuốn khảo luận công phu, có hệ thống “The Tragedy of the Vietnam War” của Văn Nguyễn Dưỡng.(McFarland&Company Inc. Publishers, 2008 – http://www.mcfarlandpub.com)
Download (1)
Tác giả vừa là một nhà thơ có tên tuổi vừa là một cựu trung tá phục vụ 21 năm trong Quân lực Việt Nam Cộng hoà (QLVNCH).
Đây là hai lí do tại sao ông đã bị cộng sản bỏ tù trong 13 năm và vì vậy, sau khi được trả tự do, ông và gia đình được chính phủ Mĩ mời sang tị nạn chính trị tại Hawaii kể từ năm 1994.
Ở đây, dù tuổi đã cao, ông vẫn quyết tâm cắp sách trở lại ghế nhà trường, và sau nhiều năm dùi mài kinh sử, ông đã lấy được mảnh bằng Cao học về Chính trị Học (Master of Arts in Political Science).
Tuy nhiên, mộng ước của ông, như ông đã thổ lộ với chúng tôi lúc còn ở tù với nhau, không phải để đăng khoa mà để trang bị cho bản thân mình một cơ sở kiến thức vững vàng, một lề lối tư duy có hệ thống, biết nối liền những sự kiện tưởng là tách biệt vào với nhau (connecting the dots) thành một quan hệ nhân quả, một phương pháp luận khoa học, tức những công cụ học thuật cần thiết để kiến dựng một cái nhìn lí giải chính xác, vô tư, quân bình về một vấn đề đã làm ông trăn trở khôn nguôi: Vai trò và trách nhiệm của người Việt Nam quốc gia chống cộng và của người đồng minh Hoa Kì của họ trong cuộc chiến Việt Nam vừa qua. Như đã nói ở trên, có rất nhiều sự đánh giá thiên lệch và bất công đối với VNCH, đặc biệt là QLVNCH, rường cột và lá chắn của quốc gia non trẻ này.
Điều trớ trêu là những kẻ đã cố tình bóp méo chân lí lịch sử lại chính là những thủ phạm chủ chốt của thảm hoạ Việt Nam: những Robert McNamara, Roger Hilsman, Averell Harriman, Henry Kissinger…, những chính khách kế thừa của chủ thuyết be bờ cộng sản của Harry Truman và đã đề ra những binh pháp “chiến tranh hạn chế”, “chiến tranh chống nổi dậy” mà thực chất, như thực tiễn lịch sử đã chỉ cho thấy, chỉ là những uyển ngữ che giấu một một quan niệm chủ bại ngay từ khởi thuỷ: đánh không để thắng, a no-win concept. Một trong những cung cách hành xử để chạy tội của tập đoàn ấy là đổ lỗi cho QLVNCH, xuyên tạc khả năng và tinh thần chiến đấu của quân lực này và thổi phồng những khuyết điểm có tính kĩ thuật hơn là cơ bản của nó trong một số trận đánh lớn như trận tổng tấn công tết Mậu Thân 1968 của cộng sản hay trận đánh Hạ Lào đầu năm 1971 của QLVNCH chẳng hạn.
Xét đến cùng lí, nguyên nhân những sai lầm quân sự ấy là do chính sách và đường lối chỉ đạo chiến tranh được hoạch định từ Toà Nhà Trắng nằm cách xa chiến trường trên mười ngàn cây số. Một chính sách phân chia trách nhiệm thiếu hợp lí theo đó QLVNCH được giao nhiệm vụ phòng thủ diện địa, còn Mĩ thì giành quyền “tìm và diệt” địch, tức quyền tạo dựng một thế chủ động chiến trường bằng cách đánh thẳng vào hậu cứ địch để “nhổ cỏ tận gốc.
” Do đó, xét theo quan điểm trên, chính quân đội Hoa Kì phải chịu trách nhiệm về việc đã để cho cộng sản sử dụng những thánh địa an toàn của chúng để mở những cuộc tấn công thâm nhập sâu vào hậu tuyến QLVNCH, chứ không phải QLVNCH như họ đã đổ vấy cho. Nói rõ hơn, để nhất quán với chiến lược “tìm và diệt” địch của mình, lẽ ra quân đội Hoa Kì, chứ không phải QLVNCH, đã phải tấn công sang Hạ Lào vào đầu năm 1971 hoặc trước đó từ lâu.
Luận cứ này, cũng như luận cứ lẽ ra H.K. đã phải phong toả hải cảng Hải Phòng ngay từ đầu cuộc chiến để bóp nghẹt một nguồn tiếp sinh chủ yếu cho nỗ lực chiến tranh của Hà Nội, đã được tác giả nêu lên mà chúng tôi cho là hợp lí nếu chúng ta giới hạn vấn đề vào khuôn khổ một cuộc chiến tranh cục bộ và không xét tới những yếu tố ngoại vi, có tính cách toàn cầu của chính sách Mĩ, chẳng hạn Mĩ chỉ muốn dùng cuộc chiến Đông Dương thứ hai để vừa răn đe vừa chiêu dụ Trung Cộng về phe mình nhằm cô lập Liên Xô, lúc đó đang là địch thủ đáng gờm nhất của họ.
2 – Hành động thiếu ngay thẳng của nhà cầm quyền Hoa Kì đối với QLVNCH đã tạo cho giới truyền thông đại chúng và phong trào phản chiến Mĩ một cái cớ bằng vàng để miệt thị, phỉ báng và coi QLVNCH không xứng đáng để Hoa Kì giúp đỡ.
Kết quả là, dưới áp lực không ngừng gia tăng và được báo chí hướng dẫn của quần chúng nhân dân mình, chính quyền Hoa Kì đã phải cắt đứt viện trợ cho QLVNCH và khai tử VNCH.
Trên thực tế, sự phủi tay này đã xẩy ra rất tàn nhẫn, không những trói tay rồi giao nộp người bạn đồng minh lâu đời của mình cho cộng sản mà còn bán đứng sự hi sinh để bảo vệ Thế giới Tự do của hàng trăm ngàn tử sĩ Việt-Mĩ.
Nhưng chủ đích của chúng tôi không phải để đếm xác chết hay luận về mặt đạo đức mà về tính phi logic của những lựa chọn chiến lược của Hoa Kì. Chúng tôi chỉ muốn dựa vào những sự kiện có thật để phân tích, lí giải ngõ hầu tìm ra chân lí lịch sử. Và, để làm việc này, chúng tôi thấy cần phải đặt vấn đề cho đúng rồi cố tìm giải đáp cho một câu hỏi then chốt: Tại sao chúng ta đã để thua cuộc chiến vừa qua?
Một câu hỏi như vậy ngoài để truy căn vấn đề còn mang hương vị xót xa của một nuối tiếc lẽ ra chúng ta đã phải, vì chúng ta có thể, để cuộc chiến chấm dứt một cách bớt tệ hại hơn như nó đã chấm dứt trên thực tế. Và, chúng tôi nhận thấy ở tác giả Văn Nguyễn Dưỡng sự hội đủ một số điều kiện cần để giúp chúng ta giải đáp câu hỏi trên.
Một, ông đã từ trong lòng cuộc chiến đi ra nên có điều kiện hiểu nó rõ hơn một người đứng ngoài nghĩ về nó;
hai, ở vị trí một tù binh chiến tranh phải giáp mặt thường xuyên với kẻ thù, ông có điều kiện nhìn ra chân tướng nó và qua đó hiểu rõ hơn tại sao nó đã thắng ta;
và ba, với sự thủ đắc từ ghế nhà trường một phương pháp luận khoa học, ông có khả năng phân tích và lí giải vấn đề một cách chặt chẽ và mạch lạc.
Nói tóm lại, ở vị trí một chiến sĩ kiêm chứng nhân kiêm nạn nhân kiêm sử gia, ông đã có được một lợi thế tốt nhất để tạo dựng một cái nhìn tổng hợp sinh động và chính xác về cuộc chiến.
Trước hết tác giả dẫn ta về khởi thuỷ của vấn đề là cuộc chiến tranh Việt Nam thứ nhất (1946 – 1954) mà một trong những nguyên nhân đầu tiên, theo sử gia Mĩ John Dellinger, là một động lực tâm lí đã bị dồn nén từ lâu, tức tinh thần quật khởi của dân tộc Việt Nam quyết đứng lên giành lại chủ quyền cho đất nước họ từ tay người Pháp. (trang 11)
Thành quả của cuộc đấu tranh này là sự ra đời vào ngày 7/4/1945 của một chính quyền quốc gia độc lập (nội các Trần Trọng Kim) sau 60 năm bị Pháp đô hộ. Quốc gia tân lập này, và sau đó là nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (ra đời vào ngày 2/9/1945), không được Pháp công nhận khi họ theo gót quân Anh trở lại Sàigòn vào ngày 25/9/1945 với ý đồ ngoan cố lập lại chế độ thực dân trên toàn cõi Đông Dương.
Chính vì vậy mà cuộc chiến tranh Việt Nam thứ nhất đã bùng nổ vào đêm 19/12/1946. Cuộc chiến này không chỉ đơn thuần liên hệ đến Việt Nam và Pháp mà còn ảnh hưởng tới nền trật tự thế giới mới mà Hoa Kì đang dày công xây dựng kể từ sau khi cuộc Thế Chiến thứ hai chấm dứt. Vì vậy Mĩ không thể không quan tâm tới nó.
Có hai lí do để H.K.ủng hộ Pháp: một, vì Pháp đang là thành viên quan trọng của khối Liên minh Bắc Đại Tây Dương; hai, vì H.K.đã thấy rõ chân tướng làm tay sai cho Đệ tam Quốc tế Cộng sản của Hồ Chí Minh nên họ dùng cuộc chiến của Pháp như một thứ chiến tranh uỷ nhiệm để ngăn chặn ý đồ nhuộm đỏ toàn cầu của đế quốc Liên Xô.
Nhưng đồng thời họ cũng không muốn Pháp lợi dụng cuộc chiến này để lập lại chế độ thực dân tại Việt Nam mà họ cho là sai trái và lỗi thời. Đây là mâu thuẫn đầu tiên của chính sách về Việt Nam của H.K. Một mâu thuẫn làm cho sự can dự của họ thiếu dứt khoát trong nhiều năm. Nhưng trong khi Mĩ chần chừ do dự thì cộng sản không đứng yên tại chỗ. Sự kiện Mao Trạch Đông lên nắm quyền tại Trung Hoa lục địa vào tháng 12/1949 và sự kiện quân đội cộng sản đánh thắng hai binh đoàn Charton và Lepage tại biên giới Việt-Trung chưa đầy một năm sau đó đã làm thay đổi cục diện chiến tranh: Quân đội viễn chính Pháp phải chuyển từ thế công sang thế thủ, với một hệ luận tất yếu là thiết lập vội vàng vành đai phòng thủ De Lattre De Tassingy tại châu thổ sông Hồng.
Dưới chiêu bài Chiến tranh Cách mạng và Giải phóng Dân tộc, chính quyền cộng sản Trung Hoa (Trung Cộng) liên tục huấn luyện và viện trợ ồ ạt (bằng vũ khí của Mĩ chiếm được từ tay quân đội Tưởng Giới Thạch) cho bộ đội của Võ Nguyên Giáp, lúc này đã có khả năng hiệp đồng hành quân ở cấp liên sư đoàn (cộng sản gọi là tập đoàn hay đại đoàn) và chuyển từ du kích chiến sang vận động chiến và trận địa chiến. Tình hình quân sự ngày càng trở nên thất lợi cho quân đội Pháp, và kể từ năm 1951 trở đi, cộng sản làm chủ được nửa phần phía bắc của Bắc Việt Nam và biến vùng này thành một cứ địa vững chắc để từ đó phóng ra những cuộc tấn công quy mô xuống châu thổ sông Hồng Hà và sang tới Lào. (trang 26)
Thừa thắng xông lên, cộng sản quốc tế mở thêm một mặt trận thứ hai tại Triều Tiên vào giữa năm 1950 khiến Hoa Kì phải nhảy vào can thiệp và như vậy phải chuyển chú tâm từ Đông Dương lên vùng Đông Bắc Á. Với sự tiếp tay của Trung Cộng, CSVN đã triệt để lợi dụng thời cơ này để mở rộng địa bàn hoạt động của chúng sang tận Hạ Lào, nhằm làm phân tán mỏng lực lượng Pháp và như vậy làm vơi nhẹ đi áp lực của lực lượng này tại những vùng chiến lược khác, đặc biệt là vùng châu thổ sông Hồng. Cho đến khi cuộc chiến Triều Tiên chấm dứt vào năm 1953 thì bộ đội Giáp đã đủ mạnh để uy hiếp đến chính sự sống còn của quân đội viễn chinh Pháp tại Bắc Việt. Sự kiện này và việc H.K. bây giờ đã rảnh tay ở Triều Tiên đã làm cho Việt Nam trở thành mối quan tâm hàng đầu của chính sách đối ngoại của họ.
Tình hình ở đây ngày càng xấu đi, và muốn chấn chỉnh nó, H.K. phải có một đường lối can dự tích cực hơn và dứt khoát hơn là chỉ mỗi năm, như họ đang làm, chi vài trăm triệu đô la để trả công người khác đánh giặc giùm mình. Nhưng trên thực tế, khi biến cố Điện Biên Phủ xẩy ra, do cố tật chần chừ và di luỵ còn nóng bỏng của cơn ác mộng Triều Tiên, H.K.đã nuốt lời hứa giúp Pháp giải vây lòng chảo ấy bằng sức mạnh áp đảo của không quân mình và thay vì vậy, đã chỉ khiêm nhường đóng vai trò một anh khổng lồ chân đất sét bất lực đứng nhìn con dím Điện Biên Phủ của Navarre bị gặm ruỗng cho đến chết bởi đàn kiến cỏ của Giáp.
Con dím ấy tắt thở lúc 5 giờ chiều ngày 7/5/1954; chiến thắng này của cộng sản quốc tế vang dội tới sơn cùng thuỷ tận của Thế giới Thứ ba, ở đó người ta lầm lẫn chiến tranh giải phóng dân tộc với chiến tranh giải phóng giai cấp (vô sản).
Bảy mươi bốn ngày sau Điện Biên Phủ thất thủ, ngày 20/7/1954, Hiệp định Đình chỉ Chiến sự ở Việt Nam được ký kết tại Genève. Với quyết định chia đôi nước Việt Nam, lúc đó đang là một chính thể thống nhất được phê chuẩn bởi Hiệp ước Elysée ngày 8-3-1949 giữa Pháp và chính quyền quốc gia của Cựu Hoàng Bảo Đại.
Hiệp định Genève năm 1954 là một hình thức công nhận ipso facto của Thế giới Tự do đối với cái gọi là Việt Nam Dân chủ Cộng hoà của CSVN, mặc nhiên nâng cấp nó từ một tổ chức quyền bính trong bóng tối, sống lét lút ở rừng rú lên thành một chính thể quốc gia nation-state có chính phủ, có nhân dân, có lãnh thổ và một thủ đô riêng biệt trước mắt quốc tế .
Như vậy, Hiệp định Genève 1954 là một nhượng bộ quan trọng đầu tiên của Thế giới Tự do trước áp lực quân sự của cộng sản quốc tế.
Một nhượng bộ lẽ ra có thể tránh được nếu xét đến tương quan lực lượng lúc đó ở Đông Nam Á và nếu như chính quyền Eìsenhower đã ưng thuận đề nghị của Pháp là H.K. hãy sử dụng hoả lực ồ ạt của hai trăm pháo đài bay B-29 và khu trục cơ xuất phát từ Philippines và Hạm đội 7 để huỷ diệt đại quân tinh nhuệ của CSVN đang tập trung quanh Điện Biên Phủ.
Đây là một đề nghị hữu lí và có tính khả thi cao, nhưng quyết mệnh lịch sử muốn rằng, khi mọi chi tiết của Kế hoạch Kên Kên (Vulture) đã được hoàn tất và chỉ chờ lệnh khai hoả, thì bỗng dưng nó bị huỷ bỏ vì Tổng thống Eisenhower vào giờ chót đã nghe theo lời khuyên của chính phủ Anh. H.K. đã chùn bước vì sợ một hành động can thiệp quân sự mạnh mẽ như Kế hoạch Kên Kên sẽ tạo cho Trung Cộng cái cớ để nối lại liên minh với Liên Xô và như vậy, theo lí luận của ngoại trưởng Anh Sir Anthony, sẽ có nguy cơ xảy ra một cuộc đại chiến thế giới.
Một cuộc đại thế chiến mà ông ta cho là H.K. không nên gây ra nếu chỉ vì Việt Nam. Nói tóm lại, chính sách của Hoa Kì kể từ năm 1954 trở đi chủ yếu không phải để tiêu diệt CSVN mà chỉ coi cuộc chiến Việt Nam như một chiến pháp be bờ cộng sản, thứ trì hoãn chiến có tính cục bộ, nhằm phục vụ một mục tiêu chiến lược to lớn hơn: Chia rẽ khối Liên Xô – Trung Quốc, làm hao mòn tiềm lực khối này với chính sách cấm vận kinh tế và mậu dịch uyển chuyển, tinh vi, rồi tìm cách giải quyết từng bước một cuộc chiến tranh lạnh và giành thắng lợi về phía mình mà không phải đụng đầu trực tiếp với hai đối thủ khổng lồ trên.
Và cuối cùng Hoa Kì đã thắng lớn. Nhưng cái dở của họ là, để được như vậy, họ đã hi sinh Đông Dương một cách lãng xẹt và không lấy gì làm vẻ vang cho lắm. Hiểu như với một chính sách phân nhiệm hợp lí với, và tin tưởng vào, ba chính quyền quốc gia Đông Dương đồng minh của họ, và với một chiến lược quân sự mạnh dạn, dứt khoát và rạch ròi hơn, lẽ ra họ đã có thể giữ được Đông Dương và như vậy có thể đẩy nhanh hơn tiến trình giải thể khối cộng sản quốc tế.
Hoặc nếu làm như vậy thì trong trường hợp đối đế phải rời bỏ bán đảo này, họ đã không phải ra đi tắc trắch như kiểu Peace with honor của Nixon và Kissinger hay phải tháo chạy tán loạn như trong ngày 30/4/1975.
4- Mà nói đến sự phân nhiệm Việt-Mĩ để điều hành cuộc chiến thì không thể không nói đến một nguyên nhân cơ bản của sự phá sản chính sách về Việt Nam của Hoa Kì và sự sụp đổ năm 1975 của VNCH.
Đó là sự bá quyền trịch thượng, hống hách, thô bạo, thiển cận, ích kỉ, không tin tưởng vào VNCH của hơn một chính quyền Hoa Kì, khiến xảy ra giữa hai bên một mâu thuẫn kiểu đồng sàng dị mộng, gây trở ngại rất nhiều cho việc phối hợp song phương cần có để tiến hành cuộc chiến có hiệu quả.
Mâu thuẫn trên đã trở thành một bất hoà gay gắt vào những năm 1962 và 1963 vì Tổng thống Ngô Đình Diệm tỏ ra muốn độc lập với H.K. trong việc quản lí quốc gia và điều hành chiến tranh của mình. Hậu quả là H.K. dàn dựng ra vụ Phật giáo đòi treo cờ ở Huế như một cái cớ để tổ chức cuộc binh biến ngày 1/11/1963 mà mục đích không chỉ là để lật đổ chính quyền Diệm mà còn để sát hại ông ta và bào đệ Ngô Đình Nhu.
Để truy tìm thủ phạm vụ giết người này, tác giả đã trích dẫn một câu nói của Tổng thống Lyndon Johnson với Phó Tổng thống Hubert Humphrey khi ông ta chỉ vào bức chân dung của ông Diệm: “Chúng ta đã dính tay vào vụ giết ông Diệm. Và giờ đây bàn tay ấy đang hiện lên trước mắt chúng ta.” (trang 30)
Vẫn theo tác giả, dựa vào những tài liệu khả tín, ba nghi can chính của vụ thảm sát trên là Averell Harriman, Roger Hilsman và Henry Cabot Lodge.
Nhưng chủ đích của chúng tôi không phải là luận về mặt đạo đức của một hành động tội ác mà để bàn đến tác hại chính trị của nó gây ra cho VNCH và Hoa Kì. Trước hết là vấn đề chính danh và chính nghĩa của cuộc chiến tranh chống cộng của người quốc gia, hai yếu tố tâm lí quan trọng để tranh thủ sự hưởng ứng của người dân Việt Nam. Như mọi người đã biết, một lí do tại sao Mỹ đã giết ông Diệm vì ông ta chống đối việc Mĩ dự định đổ quân ồ ạt vào Việt Nam để nắm trọn quyền chỉ đạo chiến tranh theo cung cách của mình.
Và thực tế đã chỉ cho thấy tính đúng đắn của lập trường quốc gia của ông Diệm: Với sự có mặt ngày càng gia tăng và càng lộ liễu của quân đội Mĩ tại miền Nam Việt Nam. VNCH ngày càng bị mất chủ quyền và QLVNCH ngày càng trở thành một thứ tuỳ phái cho quân đội viễn chính Mĩ.
Cái thế độc lập quốc gia dân tộc vì thế mà bị tổn thương, khiến cuộc thu phục nhân tâm trở nên khó khăn rất nhiều. Ngoài ra, về mặt xã hội, như chúng ta đã được biết, sự có mặt tại miền Nam Việt Nam của quân đội Mĩ mà điểm đỉnh lên tới 525,000 người vào tháng 8/1967, rủng rỉnh tiền bạc (overpaid), ăn uống ê hề (overfed) và nhục cảm mạnh mẽ (oversexed), cùng với cách sống duy vật buông thả, đã làm băng hoại trầm trọng truyền thống đạo đức của nền văn hoá Việt Nam.
Cả một đội quân bản điạ khổng lồ vô dụng, ăn bám vào chiến tranh, khai thác những bản năng xấu xa của người lính viễn chính Mĩ sống xa vợ hay người yêu, cung cấp những dịch vụ mãi dâm, ma tuý không những chỉ ở trong những quán rượu (mọc lên như nấm) mà còn ra tận bụi bờ, hầm hố của chiến tuyến. Tất cả được tổ chức thành một thứ công nghiệp của đồi bại và tội ác, ngoài làm mất phẩm giá của nạn nhân, nhất là nữ giới, còn làm thui chột nhuệ khí của người lính viễn chinh Mĩ.
Như vậy, tác hại đến tiền đồ cuộc chiến của đạo quân thứ năm này không phải nhỏ. Một hậu quả khác của việc Mĩ thanh toán thô bạo chế độ Ngô Đình Diệm là nó làm suy giảm rất nhiều cảm tình lẫn sự ủng hộ rộng rãi đối với miền Nam Việt Nam của quốc tế, đặc biệt là Thế giới Thứ ba lúc đó đang chịu ảnh hưởng không nhỏ của Khối Phi Liên kết. Một thí dụ điển hình về hậu quả tai hại của lỗi lầm trên của Mĩ đã được tác giả nêu ra ở trang 89: Ngày 20/11/1963, Thái tử Sihanouk của Căm Bốt tuyên bố quyết định khước từ mọi viện trợ của H.K.
Kể từ đó, ông ta trở thành một tiếng nói bài Mĩ hăng hái nhất của Khối Phi Liên kết, rồi cuối cùng bắt tay với Hà Nội để biến Căm Bốt thành chiếc gai nhọn đâm vào hông VNCH.
Có thể coi đây là món quà H.K tặng không cho Hà Nội. Về mặt đối nội (của VNCH), việc H.K. khai tử chế độ Ngô Đình Diệm đã đẩy miền Nam Việt Nam vào một cơn khủng hoảng chính trị triền miên với những chính phủ dựng lên rồi đổ ngay sau đó, khiến VNCH trở thành một con rắn không đầu.
images
Và Washington đã vội lấy đầu con đại bàng Mĩ gắn vào thân con rắn này để giành quyền lãnh đạo chiến tranh. Hình ảnh đầu chim mình rắn này minh hoạ tính phi lí của chính sách Mĩ. Một chính sách được đề ra bởi một nhóm người đầu trứng (egghead) thiếu những hiểu biết cơ bản về Việt Nam (như Robert McNamara đã thú nhận trong quyển hồi kí mới đây của ông ta) nhưng lại có mặc cảm tự tôn, hống hách, tin rằng họ có thể giải quyết cuộc chiến Việt Nam theo mô thức Mĩ mà không cần tham khảo ý kiến của nước chủ nhà (mà họ coi thường).
Hơn nữa, với khuyết tật chủ quan cố hữu, họ còn đánh giá thấp khả năng và quyết tâm chống trả của CSVN. Một vị Tham mưu Trưởng Lục quân Hoa Kì đã ví địch thủ này như một võ sĩ hạng lông, còn Mĩ là một võ sĩ siêu nặng. Theo logic của ông ta, cú đấm đầu tiên của Mĩ chỉ làm nó hơi lung lay, nhưng cú đấm thứ hai sẽ làm nó choáng váng, và cú đấm thứ ba chắc chắn sẽ đo ván nó. Đại khái sách lược leo thang chiến tranh từng nấc của Mĩ là như vậy. Thực tế đã chỉ cho thấy vị tướng này đúng ở điểm một và điểm hai nhưng sai ở điểm ba: CSVN đã tỏ ra chịu đòn dai hơn như ông ta đã tưởng. Nhưng nói đúng ra, muốn đo ván nó, Mĩ cần phải bồi tiếp cú đấm thứ tư nhắm vào cái đầu nó nằm ở Hà Nôi. Một việc mà Mĩ đã không làm vì thiếu ý chí và lòng dũng cảm. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này ở phần sau bài viết.
Ngoài việc không dám như cố Tổng thống Diệm nói ngược lại người Mĩ, các nhà cầm quyền Việt Nam thời đó đã tỏ ra không có khả năng và uy tín chính trị lẫn quân sự để lấp lỗ hổng chính quyền do cái chết của ông Diệm để lại. Chẳng hạn họ đã phạm phải một sai lầm nghiêm trọng khi quyết định giải thể Đảng Cần lao Nhân vị của ông Ngô Đình Nhu mà không tạo lập được một đảng cầm quyền thay thế có cơ sở chính trị và một hệ thống cán bộ chống cộng hữu hiệu như đảng bị giải thể.
Vì vậy, tác giả đã coi cố Tổng thống Diệm là “một vị lãnh đạo quốc gia cuối cùng có thế lực nhất của miền Nam Việt Nam và cuộc đảo chính năm 1963 để trừ khử ông ta và bào đệ Ngô Đình Nhu là một thảm kịch không chỉ riêng cho miền Nam Việt Nam mà còn cho Hoa Kì nữa.” (trang 90). Cũng ở trong góc độ trên, tác giả trích dẫn một câu nói của William Colby, lúc đó đang là Giám đốc Viễn Đông Sự vụ của Cơ quan Tình báo Trung ương CIA Hoa Kì:
“Bây giờ mới thấy là kì quặc (incredible) việc chúng ta quyết định trừ khử ông Diệm mà không cẩn thận xét đến một loại chính quyền nào đó để thay thế ông ta… Sự rối loạn và hỗn trị (chaos and anarchy) nhiễm sâu vào cơ cấu chính quyền Việt Nam thời đó và làm nó tan rã. Theo các cuộc đánh giá, rõ ràng là tình hình xuống dốc rất nhanh trong năm 1964 và chúng tôi ước tính cộng sản sẽ thắng cuộc chiến vào năm 1965. Chúng đã bắt đầu di chuyển những đơn vị chiến đấu của chúng – không chỉ những phần tử thâm nhập – mà còn cả những binh đoàn tác chiến dọc theo Đường mòn Hồ Chí Minh vào mùa thu 1964 để xây dựng một lực lượng quân sự nhằm dứt điểm chiến tranh.” (trang 90)
Mối đe doạ trên của quân đội Bắc Việt đã là một động cơ thúc đẩy H.K.phải can thiệp mạnh mẽ hơn và trực tiếp hơn vào Việt Nam.Theo ông Colby, Tổng thống Johnson vốn là “một người Texas ngoan cường và cứng rắn nên không thể để cho thảm hoạ xẩy ra”.
Vì vậy, cuộc leo thang quân sự của H.K. khởi sự từ thời Kennedy một cách dò chừng và hạn chế (khoảng 20,000 người) nay trở nên dứt khoát và ồ ạt hơn, chạy theo cuộc leo thang chiến tranh ngày càng mạnh mẽ và quyết tâm của CSVN và cộng sản quốc tế.
Ngày 2/8/1964, Bộ Tư lệnh Thái bình Dương của Hoa Kì báo cáo với Washington là khu trục hạm USS Maddox bị ba hải tốc đĩnh Bắc Việt tấn công ở hải phận quốc tế thuộc vịnh Bắc Bộ. Hai ngày sau, ngày 4/8/1964, vào nửa đêm, Washington lại nhận được báo cáo thứ hai là một hải tốc đĩnh cộng sản vừa tấn công vào hai khu trục hạm USS maddox và Turner ở cách bờ biển Bắc Việt 55 dặm. Ngày 5/8/1964, vào lúc 11giờ sáng, để trả đũa, 64 khu trục cơ Hải quân H.K. giội bom xuống thành phố Vinh của Bắc Việt, mở đầu cho kế hoạch hành quân 37- 64 mà cũng là sự tham dự không có tuyên chiến của H.K. vào cuộc chiến tranh Việt Nam thứ hai. Hai ngày sau, ngày 7/8/1964, “Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ” được Quốc Hội Hoa Kì thông qua với một đa số kỉ lục (Hạ Nghị viện: 416 – 0, Thương Nghị viện: 88 – 2). (trang 97) 
Ngày 8/3/1965, hai tiểu đoàn Thuỷ quân Lục chiến H.K.đổ bộ lên Đà Nẵng, mở đầu cho sự tham chiến bằng bộ binh của H.K. tại Việt Nam. Cho đến hết nhiệm kì của Tổng thống Johnson (ngày 20/1/1969), sự leo thang quân sự của Hoa Kì như sau: 82.000 quân cho đến cuối tháng 4/1965; 120.000 quân cho đến cuối tháng 8/1965; 184.000 quân cho đến cuối 1965; 300.000 quân cho đến tháng 6/1966 và trên 500.000 quân cho đến cuối năm 1967. (trang 103) Một câu hỏi được đặt ra ở đây là, trước một lực lương Mĩ đông đảo và hùng hậu như trên, tại sao Bắc Việt có thể gia tăng áp lực quân sự của chúng tai miền Nam Việt Nam một cách mạnh mẽ và mau chóng như vậy? Chẳng lẽ do một phép thần thông nào đó của Hà Nội, đội quân âm binh đó đã bỗng dưng nhô lên từ trong lòng đất? Theo tác giả, dựa vào sự phân tích của sử gia Mĩ Norman B. Hannah, nguyên nhân chính của mối đe doạ trên của cộng sản là, qua việc ký kết Hiệp định Genève 1962 nhằm trung lập hoá nước Lào, Hoa Kì đã bỏ ngỏ biên giới Việt Lào và như vậy đã mặc nhiên để Hà Nội tự do khai thác và mở mang đường mòn Hồ Chí Minh ngay trên lãnh thổ Lào thành một hành lang tiếp vận quân bị và nhân lực quan trọng cho bộ đội miền Nam của chúng. 
Trong 6 tháng cuối năm 1964, số quân Bắc Việt xâm nhập lên đến 34.000. 
Với sự bổ sung lực lượng này, công sản mở một loạt những cuộc tấn công quan trọng vào các tiền đồn của QLVNCH dọc theo biên giới Cao Nguyên Trung phần và tại châu thổ sông Cửu Long. Quân du kích Việt cộng tiến sát tới vòng đai Biệt khu Thủ đô Sàigòn – Chợ Lớn – Gia Định và đồng thời mở những cuộc đột kích phá hoại vào các căn cứ không quân Mĩ ở khắp nước. (trang 98) Tính đến hết năm 1965, tổng số quân cộng sản tại miền Nam là 120.000, kể cả bốn sư đoàn chủ lực Bắc Việt, được khối cộng sản quốc tế trang bị những vũ khí hiện đại và có khả năng chuyển sang vận động chiến. Địa bàn hoạt động của chúng nay mở rộng trên quy mô toàn quốc, từ vùng Tây Nguyên Trung phần đến vùng đồng bằng sông Cửu Long, với những chiến khu được thiết lập tại các tỉnh Biên Hoà, Tây Ninh, Bình Dương và những mật khu Tam Giác Sắt, Long Nguyên tại Tỉnh Bình Long và Rừng Sát ở sát Sàigòn. (trang 104)
Tất cả đan kết thành một trận tuyến da beo, có những đường giao liên chằng chịt với nhau, và có khả năng đe doạ sự tồn tại của VNCH, lúc đó đang phải gánh chịu một nhịp độ tổn thất là mỗi tuần mất một tiểu đoàn.
Tuy nhiên, nhờ vào sự tăng cường ồ ạt của QLVNCH lên tới một triệu quân vào cuối năm 1967 và chiến lược “Lùng và Diệt” của Đại tướng Mĩ Westmoreland, cuộc tấn công của quân đội cộng sản bị chặn đứng và những thành phần chủ lực của chúng bị đẩy lui về những sào huyệt tại Căm Bốt và Lào của chúng. 4 – Mà nói đến sự hiện diện từ năm này qua năm khác của những sào huyệt ấy của cộng sản, hay đúng hơn là những thánh địa an toàn, là nói đến tinh cực kì phi lí của cuộc chiến tranh Đông Dương thứ hai do Mĩ tự gây ra cho mình. Trước hết, như đã nói ở trên, việc Mĩ bỏ ngỏ vùng biên giới Việt Lào kể từ năm 1962 là một thứ hộ chiếu an toàn (safe conduct) cấp cho Hànội để chúng chuyển quân và vũ khí vào miền Nam Việt Nam theo đường mòn Hồ Chí Minh nhằm phục vụ mục tiêu chiến tranh trường kì của chúng. Sự kiện này, ngoài giúp cho chúng rút ngắn thời gian chuyển vận từ sáu tháng xuống còn một tháng rồi một hai tuần –
Đường mòn Hồ Chí Minh vì vậy đã được gọi là Tốc lộ Sullivan (tên của vị Đại sứ Mĩ tại Lào, một tác giả của Hiệp định Trung lập hoá Lào) – còn tạo điều kiện cho chúng xây dựng những hậu cứ để dưỡng quân, bồi đắp những tổn thất rồi từ đó trở lại đánh phá miền Nam Việt Nam.
Không phải Mĩ không nhìn thấy hiểm hoạ này, nhưng chủ quan họ tin là họ có khả năng hoá giải nó với một chủ trương leo thang quân sự từng nấc, dựa trên một quan niệm chiến tranh phòng thủ và cục bộ. (trang 91)
Thực tế đã chứng minh ngược lại:
Với sự bỏ trống phía Đông Lào của tuyến tưởng tượng Harriman cho Pathet Lào (xem bản đồ trang 115), vói việc tiến hành một cuộc chiến tranh ngầm (tacit war) bằng cách tung các toán biệt kích vào quấy phá những hậu cứ địch ở Lào, và với sự không yểm của chiến dịch Sấm Rền (Rolling Thunder) đã thả xuống Đường mòn Hồ Chí Minh từ năm 1965 đến năm 1968 một khối lượng bom là 643.000 tấn, (trang 106) sách lược quân sự này của Mĩ đã không ngăn chặn được những làn sóng tiếp vận của Bắc Việt cho cánh quân miền Nam của chúng.
Lí do của sự thất bại trên là, dù có dữ dội đến đâu chăng nữa, một chiến dịch không tập không thể đơn phương giải quyết được chiến trường, nhất là ở một địa hình rừng núi hiểm trở như vùng Hạ Lào. Nó cần có sự phối hợp dưới đất của một lực lượng bạn có mặt ở ngay chiến trường, đủ mạnh để cầm cự những đợt tấn công đầu tiên của địch, rồi phản kích và truy quét chúng một khi chúng đã bị không quân bạn gây cho những tổn thất nặng nề.
Nói rõ hơn, để giải toả áp lực địch ở miền Nam, lẽ ra Washington đã phải cho thực hiện kế hoạch của Đại tướng Westmoreland là đánh thẳng vào đầu của áp lực ấy.
Một số điểm chính của kế hoạch này đã được tác giả trình bày ở những trang 106 và 107:
“… Tướng Westmoreland cho rằng những cuộc ném bom xuống Bắc Việt và Đường mòn Hồ Chí Minh sẽ không mang đến kết quả khả quan hơn một cuộc phong toả Đường số 9 bằng những lực lượng trên bộ. Ông ta đề nghị Lục quân Mĩ xâm nhập sâu vào lãnh thổ Lào để cắt đứt huyết lộ tiếp vận cho cánh quân cộng sản miền Nam Việt Nam của Hà Nội… Kế hoạch của ông ta là sửa chữa và mở rộng xa lộ quốc tế số 9 từ Quảng Trị ở phía Bắc VNCH xuyên qua trung bộ của vùng cán chảo Lào đến tận Savanakhet nằm ở tả ngạn sông Mekong. Ông ta ước tính dùng một lực lượng tối thiểu là cấp quân đoàn gồm ba sư đoàn để giữ đoạn đường ấy.Trận tuyến đông-tây của Westmoreland, nếu được Washington chấp thuận, sẽ nằm thẳng góc với phòng tuyến Harriman và cắt đứt Đường mòn Hồ Chí Minh ở phần Hạ Lào.
Và như vậy cuộc chiến (chủ yếu) sẽ trở thành một trận thư hùng trên chiến tuyến đường số 9, và trên thực tế nó sẽ biến thành một cuộc xâm lược vào nước Lào của cộng sản Bắc Việt. Kế hoạch Westmoreland được giới tướng lãnh Mỹ (trong đó có Trung tướng Lewis W. Walt, lúc đó là Tư lệnh Lực lượng Thuỷ quân Lục chiến Hoa Kì tại Quân khu I VNCH gồm 73.000 người) đánh giá là hợp lí và khả thi. Nó sẽ giúp nhổ đi những u ác tính đỏ tại Lào trước khi chúng trở thành di căn, cắt đứt ống tiếp sinh cho bộ đội miền Nam Việt Nam của Hà Nội khiến bọn này sẽ héo hon và dễ bị liên quân Việt- Mĩ tiêu diệt tại chỗ. Và như vậy có khả năng cao là vụ tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 của cộng sản đã không xẩy ra và do đó đã không tạo một cái cớ cho phong trào phản chiến Mĩ bung nổ dữ dội và quy mô để trở thành một nguyên nhân then chốt của sự thất bại chính sách về Đông Dương của chính quyền Hoa Kì.
Xét rộng ra, kế hoạch Westmoreland (đưa ra vào đầu năm 1966) – nếu cần sẽ được tăng cường bằng kế hoạch phong toả hải cảng Hải Phòng được Đô đốc Tư lênh Lực lưọng Thái Bình Dương Harry D. Felt đề nghị vào cuối năm 1963 – sẽ bẻ gẫy được sách lược chiến tranh trường kì vốn là sở trường của công sản nhưng lại là sở đoản của một quốc gia dân chủ như Mĩ, bởi vì những định chế lâu đời và lòng người dân ở đây không cho phép chính quyền theo đuổi một cuộc chiến dài lâu như vậy.
Đồng ý là sớm muộn cũng phải có một giải pháp hoà bình cho cuộc chiến Việt Nam, nhưng nếu được thực thi, Kế hoạch Westmoreland sẽ giúp cho Hoa Kỳ và VNCH dắt tay nhau bước vào phòng hội nghị Paris nhất trí hơn, chững chạc hơn, bước vào từ thế mạnh có được tại chiến trường chứ không phải cung cách đi đêm lén lút với Lê Đức Thọ của một Kissinger thực dụng đến tráo trở, vô luân, hấp tấp kí kết một hoà ước bán đứng miền Nam Việt Nam cho Hà Nội. Nay, với những tài liệu mật được phổ biến về sự rạn nứt giữa Liên Xô và Trung Cộng và về thực lực của CSVN thời đó, chúng ta thấy cách lí giải trên hợp lí. Cái hợp lí có cơ sở vững chắc vì xuất phát từ một phân tích đúng đắn thực tiễn chính trị và tương quan lực lượng lúc đó (1966).
Nhưng đầu mối của bi kịch Việt Nam là những người làm ra chính sách tại Washington đã không nhìn ra điều hợp lí ấy. Họ là nhóm cố vấn dân sự thân cận với Tổng thống Mĩ Johnson, những “chuyên gia” có tiếng nói cuối cùng về Đông Dương nhưng lại có một tầm hiểu biết rất hạn chế về thực địa này. Họ được giới truyền thông đại chúng Mĩ gọi là “Nhóm Ăn trưa” (Lunch Bunch), hiểu như nhóm những thực khách mỗi Thứ ba đến họp với Tổng thống tại Toà Nhà Trắng để vừa ăn trưa vừa bàn thảo và đưa ra những quyết định then chốt về cuộc chiến Đông Dương. Điểm nghịch lí là không có một nhà lãnh đạo quân sự H.K. nào, kể cả vị Tướng Tham mưu Trưởng Liên quân hay Tham mưu Trưởng Quân chủng được mời tham dự những buổi ăn trưa đó. (trang 92)
Về hậu quả của thái độ miệt thị giới quân nhân và giành lấy độc quyền chỉ đạo cuộc chiến của Nhóm Ăn trưa, sử gia Mĩ H.R.McMaster viết:
“Cuộc chiến thua ngay tại Washington D.C., ngay trước khi Mĩ đơn phương tự nhận trách nhiệm tham chiến vào năm 1965…, trước khi những đơn vị Mĩ đầu tiên được phối trí tại Việt Nam.” (trang 93)
Nhưng nghĩ cho cùng, nguyên nhân gốc rễ của cuộc thảm bại là các vị Tổng thống Mĩ kế tiếp nhau kể từ Tổng thống Kennedy thay vì lựa chọn một phương hướng tấn công mạnh dạn như Kế hoạch Westmoreland chẳng hạn lại nghe theo những khuyến cáo về một sách lược chiến tranh phòng thủ cục bộ của những tham mưu dân sự của họ. Thực chất đây là một lựa chọn chủ bại dựa trên một giả thuyết sai – nỗi sợ hãi quá đáng – là Trung Cộng sẽ trực tiếp nhảy vào tham chiến nếu chiến tranh mở rộng ra ngoài biên giới VNCH. Thực tế đã phủ nhận giả thuyết này: Trước sự leo thang ồ ạt chiến dịch ném bom xuống ngay sát biên giới Việt Trung và cuộc phong toả hải cảng Hải Phòng năm 1972 của H.K., Trung Cộng đã chỉ phản đối lấy lệ chứ không dám mang quân vào giúp đỡ CSVN.
Thứ nữa việc mở rộng chiến tranh trên của Mĩ ra tới lãnh thổ và lãnh hải Bắc Việt cũng đã không làm cho Trung Cộng và Liên Xô ngồi sát lại gần nhau như Nhóm Ăn trưa trước kia đã dự đoán. Lí do của thái độ tự kiềm chế này của Bắc Kinh là vì ưu tiên hàng đầu của họ lúc đó không phải là cộng sản Việt Nam hay liên minh với Liên Xô mà là hoà hoãn với H.K.để vừa phát triển kinh tế vừa chống lại Liên Xô. Ngoài ra còn một lí do khác tại sao Trung Cộng không còn mặn mòi với CSVN như kiểu “môi hở răng lạnh” trước kia nữa là vì họ đã nhìn ra khuynh hướng thân Liên Sô của tập đoàn Lê Duẩn – Lê Đức Thọ và ý đồ của bọn này muốn biến Đông Dương thành một phòng luỹ chống Trung Cộng của Liên Xô.
Đây là một yếu tố quan trọng mà nếu được khai thác linh động thì có thể giúp H.K. mở rộng chiến tranh Đông Dương tới mức tối đa mà không gây ra một cuộc đụng độ trực tiếp với Trung Cộng và vì vậy đã không phải bán rẻ bán đảo này cho CSVN như họ đã làm. Có thể có người coi lí giải trên là viển vông vì họ cho rằng Mĩ chỉ quan tâm tới lợi ích quốc gia của Mĩ chứ không thiết tha gì đến sự sống còn của VNCH. Chúng tôi không phủ nhận tính xác thực hiển nhiên của quan điểm này, nhưng thiết nghĩ cốt lõi vấn đề không phải ở đó mà là sai lầm H.K. đã phạm phải vì đã không hiểu rằng cách tốt nhất để phục vụ lợi ích mình là giúp VNCH đứng vững cho đến khi đạt được một giải pháp hoà bình cho cuộc chiến một cách thoả đáng hơn hoà ước Paris 1973 mà thực chất chỉ là một sự phủi tay vụng về và phũ phàng, khiến uy tín trước thế giới của H.K. bị sứt mẻ rất nhiều, phải đợi đến chiến tranh vùng Vịnh 1991 mới phục hồi được.
Qua “The Tragedy of the Vietnam War”, tác giả muốn làm một cuộc khảo sử về một bi kịch phi lí là chiến tranh Việt Nam của Hoa Kì. Cuộc chiến tranh này phi lí vì nó chủ yếu là một diễn trình nhân quả của những sai lầm đáng tiếc (tức có thể tránh được) và những cơ hội bị bỏ lỡ mà một số đã được phân tích ở trên. Chẳng hạn như sai lầm Điện Biên Phủ 1954 với việc huỷ bỏ vào giờ chót Kế hoạch Kên Kên; sai lầm trung lập hoá Lào 1962, khiến H.K bị trói tay và không dám cho thực hiện kế hoạch xẻ ngang Trường Sơn của Westmoreland; sai lầm loại trừ chính quyền Ngô Đình Diêm mà không tạo dựng được một chính quyền thay thế hữu hiệu hơn; sai lầm giành độc quyền chỉ đạo chiến tranh với một quan niệm “đánh không để thắng” hỏng ngay từ căn bản; và sai lầm không biết khai thác đúng mức và đúng lúc sự rạn nứt bất khả hàn gắn của khối cộng sản quốc tế, nhất là lúc nội bộ Trung Cộng bị đảo lộn vì cuộc Cách mạng Văn hoá trong thập niên 1960, để giải quyết cuộc chiến Việt Nam có lợi cho mình và đồng minh. Hệ quả của chuỗi sai lầm nhân quả trên của Mĩ là sự bùng nổ của biến cố Tết Mậu Thân 1968 mà nay nhìn lại thì thấy đó là tiếng gióng đầu tiên của hồi chuông báo tử của VNCH.
Vì ý nghĩa lịch sử của biến cố này mà tác giả đã để dành nguyên chương 9 của sách (trang 115 – 124) để phân tích nguyên nhân và ảnh hưởng của nó đến tiền đồ cuộc chiến.
5 – Biến cố Tết Mậu Thân 1968 là do cộng sản khởi xướng trong lúc đã có thoả thuận hưu chiến song phương để nhân dân Việt Nam được ăn mừng năm mới trong hoà bình và được chúng gọi là cuộc “Tổng Công kích và Tổng Nổi dậy Tết Mậu Thân”.
Đây là lý do tại sao chúng đã gây được yếu tố bất ngờ cho QLVNCH và Quân đội Mĩ ở nhiều nơi trên toàn quốc. Tuy không tạo được một cuộc tổng nội dậy của nhân dân miền Nam Việt Nam như chúng đã dự trù, cuộc tổng tấn công quân sự của cộng sản chứng tỏ chúng đã nắm được thế chủ động mặc dù phải đương đầu với một lực lượng khổng lồ gồm một triệu quân VNCH và nửa triệu quân Mĩ và đồng minh. Một nguyên nhân cơ bản của thành tích này của cộng sản, như đã nói ở trên, là việc Nhóm Ăn trưa của toà Nhà Trắng đã cột buộc đội quân liên minh ấy vào một sách lược chiến tranh hạn chế và phòng thủ. Còn một nguyên nhân khác nữa: tính mâu thuẫn tự thân của chủ thuyết “vừa súng vừa bơ” (ám chỉ chương trình Great Society) của Tổng thống Lyndon Johnson. Mâu thuẫn này đã khiến Mĩ không dốc toàn lực và toàn tâm được để giải quyết chóng vánh và thoả đáng cuộc chiến VN mà ông ta gọi là “cuộc chiến chó đẻ”. Về mặt thuần tuý quân sự, biến cố Tết Mậu Thân là một thất bại nặng nề của cộng sản. Trước hết, số tổn thất chúng phải hứng chịu là 32.000 tử trận và 5000 tù binh, (trang 122) tương đương với quân số của bốn sư đoàn cộng sản. Một tổn thất mà cho mãi tới bốn năm sau (1972) chúng mới bồi đắp được. Thứ nữa, dự định chiếm giữ Huế để làm thủ đô cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam của chúng không thành hình vì bị liên quân Việt Mĩ đánh bật ra khỏi thành phố này sau 24 ngày tạm chiếm nó. Về thành tích của QLVNCH, tác giả trích dẫn lời tuyên bố của Đại tướng Westmoreland:
“Quân đội miền Nam Việt Nam, cùng với những thành phần võ trang khác như lực lượng Địa phương quân, Nhân dân tự vệ và Cảnh sát quốc gia, đã góp công lao lớn nhất để đẩy lui cuộc tiến công của địch, bởi vì họ phải hứng chịu phần ác liệt nhất của cuộc tấn công ấy.” (trang 122)
Về lí do tại sao cộng sản thất bại, tác giả trích dẫn nhận định của Đại tướng Frederic C. Weyand, một nhân vật có thẩm quyền và uy tín, được nhiều người kính nể: “Trước hết vì cách tấn công ở khắp nơi và trong cùng một lúc, họ (quân cộng sản) đã phải phân tán mỏng lực lượng và (như vậy) đã phải chuốc lấy thất bại ở từng mỗi nơi. Thứ nữa, và đây là điều quan trọng nhất, họ đã tự tin vào những lời tuyên truyền của chính mình và nghĩ rằng sẽ có “cuộc tổng nổi dậy vĩ đại” của nhân dân Việt Nam, lũ lượt chạy sang phía họ. (flock to their banner) Đồng ý là đã có một cuộc tổng nổi dậy vĩ đại, nhưng là để chống lại họ thay vì ủng hộ họ. Đại đa số nhân dân miền Nam Việt Nam không muốn dính dáng gì tới Vìệt Cộng cả. (Và) trong suốt quá trình cuộc chiến chưa hề có một cuộc đào ngũ hàng loạt nào của nhân dân miền Nam.Nhưng có một điều thích thú cần được ghi nhận là, sau cuộc Tổng Tấn công Tết Mậu Thân, đã có trên 150.000 lính Việt cộng đào ngũ sang phía chúng ta. (trang 124)
Nhưng ý đồ của Hà Nội khi mở cuộc Tổng Tấn công Tết Mậu Thân 1968 chủ yếu không phải để giành chiến thắng quân sự mà để phục vụ những mục tiêu chính trị và tâm lí như Nghị quyết 14 của Đảng Lao động (tiền thân của đảng CSVN) chỉ cho thấy. Mục tiêu chính trị của chúng là nhằm tiến tới bàn hội nghị để thương thuyết về việc thành lập một “chính phủ trung lập” cho miền Nam Việt Nam trong đó VNCH phải chia sẻ quyền hành với công cụ Mặt trận Giải phóng miền Nam của Bắc Việt. Một lí do khác tại sao cộng sản đã chọn dịp tết Nguyên Đán 1968 để mở cuộc tấn công là vì, như Võ Nguyên Giáp đã tuyên bố, đó là thời điểm rất thuận lợi để Hà Nội khai thác mùa tranh cử tổng thống và phong trào phản chiến đang bắt đầu nở rộ tại Mĩ.
Kết quả là chúng đã thắng lớn trong mục tiêu này:
Biến cố Tết Mậu Thân 1968 đã gây nên một chấn động tâm lí nơi người dân Mĩ khi họ được chứng kiến trên màn ảnh vô tuyến truyền hình những cảnh đổ vỡ hoang tàn và chết chóc thê thảm của cuộc chiến Việt Nam, với những xác lính Việt cộng nằm ngổn ngang trên đường phố Sàigòn và ngay trong khuôn viên Toà Đại sứ Mĩ trên Đại lộ Thống nhất.
wounded-marine-dragged-to-safety-P
Cuộc tiếp xúc với bộ mặt thật ghê tởm và buồn thảm của chiến tranh, mà ấn tượng đậm nét nhất là cảnh những bao xác lính Mĩ (body bags) hiện lên trên màn ánh tivi, đã làm thay đổi tâm tư người dân Mĩ về chiến tranh, từ một cảm thức về tính phi lí của nó trở thành ghét nó và chống nó.
Đó là nguyên nhân sâu xa của sự bùng nổ phong trào phản chiến Mĩ trong năm 1968 với giới thanh niên đại học làm lực lượng xung kích. Nhưng cuộc phản kháng này không chỉ đơn thuần để chống chiến tranh mà còn để phủ nhận những giá trị truyền thống nặng tính thanh giáo của lối sống Mĩ, về xã hội cũng như về tình dục, như để tóc dài, mặc quần ống loa rách ruởi, phụ nữ không đeo nịt vú hoặc để ngực trần cho con bú nơi công cộng, chủ trương lối sống “hippy”, tự do luyến ái, “làm tình thay vì tiến hành chiến tranh”, vân vân và vân vân.
Hơn nữa, cuộc phản kháng còn xuất phát từ một khủng hoảng niềm tin vào giới lãnh đạo chính trị, thách thức uy quyền chức vị tổng thống và như vậy đe doạ đến thể chế chính trị Hoa Kì. Với sự hậu thuẫn tích cực của giới truyền thông đại chúng Mĩ vốn có định kiến với VNCH, phong trào phản kháng trở thành một thứ đệ tứ quyền có ảnh hưởng quyết định đến tiền đồ cuộc chiến Việt Nam.
Và từ bấy giờ trở đi số phận VNCH được định đoạt ở trong khuôn viên những trường đại học và ngoài đường phố những đô thị Mĩ chứ không phải tại chiến trường Việt Nam. Áp lực quần chúng ngày càng gia tăng, khiến Tổng thống Johnson phải từ bỏ ý định ra tranh cử nhiệm kỳ thứ hai của mình, bãi nhiệm Đại tướng Westmoreland, chấp nhận yêu sách mở hoà đàm tại Paris của Hà Nội và như vậy mở đầu cho sự giải kết khỏi Việt Nam của Hoa Kì.
Nói tóm lại, dựa vào ý kiến của một số sử gia Mĩ, tác giả kết luận:
“… Việc (các nhà lãnh đạo Mĩ) thiếu ý chí, thiếu một khái niệm về chiến thắng, và việc họ chọn lựa một chính sách sai lầm về chính trị, đã cuối cùng làm cho nhân dân Mĩ chống lại cuộc chiến. Trận chiến thực sự mà ông Johnson đã tự chọn lấy và đã thua là trận chiến chinh phục lòng người dân Mĩ chứ không phải trận tấn công Tết Mậu Thân tại miền Nam Việt Nam của cộng sản.” (trang 124)
6 –Phong trào phản chiến Mĩ có tác dụng của một bàn tay mở nắp chiếc hộp Pandora chứa đầy những điềm dữ cho cuộc chiến chống cộng tại Đông Dương và cho chính sự tồn tại của VNCH mà tính chính thống vừa được xác định bởi cuộc tổng tuyển cử tháng 10/1967, được coi là tự do nhất trong lịch sử đất nước.
Nhưng mối quan tâm hàng đầu của tân Tổng thống Richard Nixon không phải là tính dân cử hợp hiến của VNCH mà là soạn thảo một kế hoạch triệt thoái khỏi Việt Nam mà ông gọi là “việc giải Mĩ hoá tuần tự” (progressive de-Americanization) và tái lập “hoà bình trong danh dự” cho nước Mĩ.
Nghĩ cho cùng, ông khó mà làm khác đi được vì hai lí do: Trước hết, ông phải kế thừa một di sản nặng nề của hai vị tổng thống tiền nhiệm, với một nội tình Mĩ phân hoá gay gắt sau hai vụ ám sát Thượng Nghị sĩ Robert Kennedy và nhà đấu tranh nhân quyền Martin Luther King, nên ông chẳng còn mấy bụng dạ để theo đuổi một cuộc chiến trường kì tại Việt Nam; thứ nữa – đây là một nhân tố quyết định – ông còn phải đối phó với sự leo thang của một cuộc chiến khác ngay tại nước Mĩ, sự bùng nổ ngày càng dữ dội và quy mô, chưa từng có trong lịch sử nước này, của phong trào phản chiến như vừa được nói qua ở trên. (trang127)
Một ảnh hưởng xấu của phong trào này là nó làm dao động rất nhiều tinh thần chiến đấu của người lính GI Mĩ tại Việt Nam mà đa số là lính quân dịch và tạo nên một phong trào trốn tránh nghĩa vụ quân sự, đốt thẻ trưng binh, hoặc nạn đào ngũ hàng loạt như sau: 250.000 sinh viên trốn đăng kí quân dịch; 1.000.000 công khai chống quân dịch; 25.000 người trong đám này bị kết tội và 3.000 người bị bỏ tù, và gần 100.000 người khác đào tị sang Mexico, Canada và Thuỵ Điển. (trang 127)
Kế hoạch giải kết khỏi Việt Nam của Nixon nhắm hai mục tiêu: Một, tăng cường hoà hoãn với Liên Xô (qua việc kí kết Hiệp ước Hạn chế Vũ khí Chiến lược SALT) và với Trung Cộng (qua nỗ lực bình thường hoá quan hệ ngoại giao với nước này), hi vọng rằng hai quốc gia cộng sản khổng lồ này sẽ vì thế mà cắt giảm viện trợ cho CSVN của họ, khiến H.K. có thể tìm được một giải pháp chấm dứt cuộc chiến Việt Nam một cách thoả đáng; hai, đồng bộ với việc làm trên, chuyển giao trách nhiệm cuộc chiến cho VNCH qua đẩy mạnh chương trình Việt Nam hoá, song song với việc gia tăng áp lực quân sự lên Bắc Việt Trên thực tế, kế hoạch Nixon thất bại vì dù được hoà hoãn với H.K., Liên Xô và Trung Cộng vẫn không ngừng tăng viện cho CSVN và vì chương trình Việt Nam hoá chiến tranh đã bị phá hỏng ngay từ đầu bởi một chủ trương lệch lạc, để đừng nói là thiếu thành tâm, của Hoa Kì.
Sở dĩ chúng tôi nhận định như vậy là vì với cương vị một thuyết trình viên thường trực và lâu năm của Uỷ ban Liên hợp Việt-Mĩ về hiện đại hoá Không lực VNCH (KLVNCH), chúng tôi đã hiểu được thực chất của chương trình này. Trước hết, phía Mĩ nắm quyền quyết định tuyệt đối về nội dung của chương trình. Chẳng hạn, để đáp ứng yêu cầu của KLVNCH được trang bị những loại vũ khí hiện đại, thích nghi với chiến tình ngày càng leo thang từ phía cộng sản, đối tác Mĩ đã chỉ chấp thuận viện trợ những loại phi cơ cũ kĩ, chậm chạp, khan hiếm cơ phận thay thế, bảo trì phức tạp, khiến mức khả dụng hành quân bị giảm sút rất nhiều. Để chứng minh, chúng tôi xin đan cử một vài thí dụ điển hình. Thay vì yêu cầu được trang bị loại khu trục cơ không cận yểm (close – air support) A-4 hay A-7, KLVNCH đã chỉ được cung cấp những loại F-5A, F-5E, A-37 (một huấn luyện cơ hai chỗ, được một số anh em không quân chúng tôi gọi đùa là máy bay chở bà xã đi chợ) mà khả năng tác chiến và chở bom đạn thua xa hai loại A-4 và A-7. Về không tải, việc hiện đại hoá không kém phần hài hước.
Trên danh nghĩa, KLVNCH được trang bị loại “đại bàng” C-130, nhưng trên thực tế là loại C-130A già khú đế (sản xuất vào năm 1954), được vội vã mang ra từ những nghĩa địa không quân, rồi được phục chế để chuyển giao kịp thời cho KLVNCH. Nghành không thám cũng chịu chung một số phận hẩm hiu. Nó được mệnh danh là không thám điện tử – một uyển ngữ nếu nghe từ xa sẽ làm không quân các nước nghèo thèm nhỏ dãi – hiểu như một cái hộp đen (black box) điện tử được đặt vào trong bụng một chiếc vận tải cơ C-47, phế tích của thế chiến thứ hai để lại.
Nghịch lí là của cảnh râu ông cắm cầm bà: Vì tốc độ chậm rì của chiếc máy bay chở cái hộp nhạy cảm ấy, phi công phải nâng nó lên ở một độ cao an toàn (trên 10.000 bộ) để tránh bị bắn rơi bởi những nòng cao xạ ngày một hiện đại và chính xác hơn của cộng sản, nên vì vậy đã làm giảm sút rất nhiều hiệu năng của chiếc hộp nhìn trộm nghe lén ấy. Nay, nếu tính theo phương pháp phân tích phí tổn và hiệu quả (CEA: Cost and Effectiveness Analysis) thì sẽ thấy tính phi lí của kế hoạch hiện đại hoá. Giá một chiếc C-47 mua từ nghĩa địa là 50.000 đô la (tính theo thời giá 1970), sau khi tân trang thành EC-47 (C-47 điện tử), tổng phí lên tới 1.200.000 đô la, gần bằng giá một phản lực cơ không thám RF-5E.
Nếu so với hiệu quả không thám vừa nêu trên, đây quả là một phí phạm đến mức điên rồ mà người dân Mĩ đóng thuế phải chịu. Về nghành khu trục, giá một chiếc A-4 Skyhawk được tân trang tại Singapore là 300.000 đô la trong khi giá một     F-5E là 1.600.000 đô la; mà như vừa nêu trên, loại sau tuy bay nhanh hơn nhưng không thể so sánh với loại trên về không cận yểm.
Còn về mặt nghênh cản trên không (air interdiction), tốc độ của F-5E là 1,6 Mach trong khi tốc độ của MIG-21D của Bắc Việt là 2,4 Mach. Sự chênh lệch lớn về tốc độ này cho thấy ưu thế trên không thuộc về bên nào. Tình hình hiện đại hoá của hai quân chủng Lục quân và Hải quân cũng không khả quan hơn. Chúng tôi xin đan cử một vài thí dụ điển hình. Mãi đến năm 1969 Bộ binh VNCH mới được trang bị loại súng trường M16 trong khi bộ đội Bắc Việt đã sử dụng loại AK47 hiện đại từ nhiều năm trước đó. Loại chiến xa M48 chỉ được Mĩ chuyển giao cho Thiết giáp VNCH vào cuối năm 1972 nhưng lại bị tháo gỡ bộ phận tác xạ bằng radar, khiến tăng thủ Việt Nam phải bắn bằng mắt trần! Về phía Hải quân VNCH, trận liệt đa số gồm những phế tích của thế chiến thứ hai, cổ lỗ. chậm chạp, khó thao tác và bảo trì, kể cả bốn khu trục hạm loại Clark được coi như mũi xung kích trên đại dương của Hải quân VNCH.
Hậu quả là chúng ta đã thua Hải quân Trung Cộng trong trận hải chiến chung quanh đảo Hoàng Sa ngày 19/1/1974 chỉ vì Mĩ đã không muốn trang bị cho chiến hạm của chúng ta một khả năng pháo chiến thích hợp và dẫn dắt phi cơ bằng radar – yếu tố này rất quan trọng – để đánh chìm các chiến hạm địch. Người ta sẽ thắc mắc hỏi tại sao lại có những chuyện phi lí như trên. Lí do là vì Mĩ thiếu thành tâm và vì theo truyền thống chính sách quân viện miễn phí cho các nước đồng minh nghèo của mình, Mĩ không muốn các nước này có một quân đội đủ mạnh để tự bảo vệ lấy và như vậy sẽ có khuynh hướng độc lập đối với Mĩ. Để chứng mình tính phi lí của chính sách quân viện này cho VNCH, chúng tôi xin đan cử một thí dụ điển hình, vụ vận tải cơ C-130A.
Lầu Năm Góc đã giao nhiệm vụ tân trang loại phi cơ cũ kĩ này (32 chiếc được chuyển giao cho KLVNCH) cho một hãng thầu dân sự Mĩ đảm nhận. Đối với hãng này, mục tiêu chính là đạt lợi nhuận tối đa hơn là bảo đảm phẩm chất chương trình. Một số không ít những chuyên viên họ gửi sang Việt Nam để giúp KLVNCH bảo trì loại phi cơ ấy là những thợ điện gia dụng, thợ hàn, thợ sửa ống nước, thợ sửa xe hơi, được tuyển từ ngoài dân sự. Vì vậy, điều tréo cẳng ngỗng xảy ra là các ông huấn luyện viên Mĩ đã phải nhờ các “học trò” KLVNCH chỉ dẫn về kĩ thuật bảo trì phi cơ! Nói tóm lại, chính sách Việt Nam hoá chiến tranh khó mà thành công với một chương trình hiện đại hoá QLVNCH khập khiễng như trên. Ngoài ra, do việc rút ngắn thời gian thực hiện từ bốn năm xuống còn hai năm rưỡi vì áp lực của phong trào phản chiến Mĩ đòi phải rút quân ngay về nước và áp lực của quốc hội Hoa Kì hối thúc phải kí một hoà ước với Hà Nội càng sớm càng tốt, chương trình hiện đại hoá QLVNCH bị dồn nén đến mức trở thành cấp tập và bôi bác – làm cho xong chuyện để sớm về nước, rồi “quên Nam” (forget Vietnam) và đeo đuổi tiếp “giấc mơ Mĩ”.
Hậu quả là, vào lúc chương trình Enhance plus chấm dứt (đầu 1973), QLVNCH bị đặt trước một thực trạng là quân đội Bắc Việt mạnh hơn QLVNCH cả về nhân lực lẫn hoả lực. Trận liệt CSVN cuối năm 1972 gồm 20 sư đoàn bộ binh, được tùng trợ bởi 20 trung đoàn pháo (6 sư đoàn tương đương); trong tổng số này, 10 sư đoàn được gửi vào Nam để “hiệp đồng” tác chiến với 5 sư đoàn Việt Cộng. (trang 132) Vũ khí xử dụng hiện đại và đa dạng gồm AK47; cối 60 li và 82 li; pháo 75 li, 122 li, 130 li và 152 li; cao xạ 12,7 li, 37 li, hoả tiễn phòng không SAM 3, AT 3 và SA 7; tăng T 54, PT 76 và BRT 85. (trang 162)
Trưóc một lực lượng địch hùng hậu như trên, trận liệt phía đồng minh cho đến cuối tháng 6/1972 gồm 9 sư đoàn Mĩ (7 Bộ binh +2 Thuỷ quân Lục chiến), khoảng 4 sư đoàn Đại Hàn, Úc, Tân Tây Lan, và 14 sư đoàn tương đương VNCH (10 Bộ binh + 1 Thuỷ quân Lục chiến + 1 Dù + 4 Liên đoàn Biệt động quân). Tổng cộng là 27 sư đoàn, như vậy tương đương với lực lượng tác chiến của CSVN. Nhưng kể từ tháng 6/1972 trở đi, sau sự ra đi của 13 sư đoàn Mĩ và đồng minh, cán cân lực lượng đổi thành 14 sư đoàn VNCH chống 26 sư đoàn CSVN. Chính sự chênh lệch lực lượng lớn lao này, cộng với sự cắt giảm quân viện đột ngột và ồ ạt của Mĩ cho VNCH, mới là nhân tố quyết định của cuộc chiến chứ không phải những cái Hà Nội rêu rao như tình yêu nước, yêu đảng cao độ của nhân dân, sức mạnh của ý hệ Mác – Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh, tính đúng đắn của chiến tranh cách mang nhân dân, vân vân và vân vân. Bởi vì nói gì thì nói, số phận cuộc chiến Việt Nam trên thực tế chủ yếu đã được định đoạt bằng bạo lực thô tháp và trần trụi của súng ống chứ không phải bằng sức mạnh của thứ vũ khí mềm trên mà Hà Nội đã huyênh hoang tuyên truyền và đã thuyết phục được một số không ít người nước ngoài.
Nói cách khác, VNCH thua vì H.K.đã không thực tâm giúp QLVNCH hiện đại hoá để có khả năng đối đầu với một địch thủ được cộng sản quốc tế vũ trang đến tận răng. Thực chất Việt Nam hoá chiến tranh chỉ là một cái cớ để H.K. rút ra khỏi ngục lửa và giao củ khoai nóng (hot potato: vấn đề nan giải) lại cho người bạn đồng minh bé nhỏ và lâu đời của mình để bạn ta tự xoay xở lấy. Việt Nam hoá chiến tranh, đối với Kissinger, chỉ là một màn phụ diễn (sideshow) để Nixon thực hiện cái dự án toàn cầu vĩ đại của ông ta. Việt Nam hoá chiến tranh chỉ là một thao tác của tên phù thuỷ để đổi mầu chiến tranh bằng đổi mầu xác chết. Về cung cách làm ăn của cặp bài trùng Nixon – Kissinger, tác giả trích dẫn Michael Maclear, một sử gia Mĩ: “Đó là một Cặp Kì dị, “ưa” giấu giếm những quan điểm, chính sách đường lối của họ (an Odd Couple with their secretive policy ideas and methods), khiến không ai rõ đâu là đầu mối, động cơ chủ yếu của những việc làm liên quan đến Việt Nam của họ”. (trang 134)
Riêng về Kissinger, nhân vật chủ chốt gây ra thảm hoạ Việt Nam và là một người có cá tính tự mâu thuẫn với chính mình, tác giả trích dẫn nhận xét của Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Mĩ Adam Yarmolinsky: “(quan điểm của Kissinger) xuất phát từ một nỗi sợ hoang tưởng (paranoid fear) về phản ứng của cánh hữu Mĩ trước việc rút lui (khỏi Việt Nam)…và ông ta không sẵn sàng chấp nhận cái ông coi là một rủi ro nghiêm trọng cho người Mĩ. Song ông ta lại sẵn sàng hi sinh tính mạng hàng vạn người Mĩ và hàng chục vạn người Việt Nam để ngăn chặn cái ông thấy đang có nguy cơ trở thành một tai hoạ”. (trang 134)
Và thảm hoạ tập thể đã bắt nguồn từ sự mâu thuẫn nội tại ấy của một cá nhân. Như trong một bi kịch cổ điển Hi Lạp.
Song với một tiểu dị khủng khiếp: 5 triệu thương vong Việt (cả Bắc lẫn Nam); ngót 1 triệu thuyền nhân nịch tử trên đường vượt thoát tìm tự do; hai triệu Khờ Me hiến tế cho giấc mơ cuồng vĩ của Pol Pot; trên 58.000 trận vong Mĩ, 150.000 thương binh Mĩ, và một hội chứng Việt Nam hằn in tâm thức.
Và trong triệu triệu vãng sinh ấy, đã mấy ai được mạc mặt, cầu siêu và khâm liệm?
Riêng về phía CSVN, cái chết của hàng trăm ngàn chiến binh “sinh Bắc tử Nam”đã không được chính quyền Hà Nội thông báo cho thân nhân họ.
Đây là một mảnh chìm hút thẳm của cái cộng sản gọi là “một cuộc chiến tranh thần thánh”, chỗ ở vô định của những oan hồn vô danh, những bóng ma u uẩn của một bi kịch khốc tàn và bội bạc.
7 – Nixon tái đắc cử tổng thống nhiệm kì thứ hai (1969-1973) với một đa số lớn lao (60.7%).
Một nguyên nhân của sự thắng lợi vẻ vang này của ông ta là trong lúc tranh cử ông có hứa với nhân dân Mĩ là sẽ chấm dứt cuộc chiến Việt Nam và mang quân lính Mĩ trở về nước trong một tương lai không xa.
Nhưng với một cuộc chiến cực kì phức tạp như cuộc chiến Việt Nam, thực hiện được điều ông hứa không phải dễ dàng. Đối với ông, điều quan yếu là phải làm như thế nào để có được cái ông gọi là “hoà bình trong danh dự” (cho nước Mĩ). Và ông đặt “việc bảo vệ uy tín quốc gia” lên hàng ưu tiên số một (as the foremost priority) để giải quyết chiến tranh. (trang 128)
Vốn là một người đầy mưu trí, đảm lược , tự tin và rất lì, lại được hiến kế bởi một Kissinger quỷ quyệt và tháo vát, Nixon không muốn để những áp lực bên ngoài chi phối chính sách và đường lối giải kết khỏi Việt Nam của mình. Ông chủ trương leo thang và mở rộng địa bàn chiến tranh tới mức tối đa để ép Hà Nội phải nhượng bộ tối đa ở bàn hội nghị. Chẳng hạn trong khoảng từ tháng 4/1969 đến cuối năm 1972, ông đã ra lệnh cho Không lực Hoa Kì ném bom xuống Bắc Việt Nam, Lào và Căm Bốt một khối lượng bom là 635.000 tấn, tức tương đương với khối lượng bom của Chiến dịch Sấm Rền từ 1965 đến 1968.
Ngoài ra, ông còn dự tính cho sử dụng bom nguyên tử nếu Hà Nội ngoan cố. Trên mặt biển, ngày 8/5/1972, ông cho lệnh Hạm đội 7 Mĩ phong toả hải cảng Hải Phòng bằng thuỷ lôi để ngăn chặn tầu bè Liên Xô đến tiếp viện cho quân Bắc Việt được ước lượng là 65% tổng số quân viện cho CSVN của toàn khối cộng sản quốc tế. (trang 166) Điều mà Nhóm Ăn trưa của Tổng thống Johnson trưóc kia đã lo sợ một cuộc phong toả như vậy sẽ làm bùng nổ thế chiến thứ ba đã không xẩy ra. Với những nưóc cờ táo bạo trên, cùng với việc mở rộng chiến trường sang Cam Bốt với cuộc hành quân Toàn Thắng tháng 4/1970 của liên quân Việt-Mỹ và sang Lào với cuộc hành quân Lam Sơn 719 đầu năm 1971 của QLVNCH, và với việc đẩy mạnh Chiến dịch Phượng Hoàng để tiêu diệt hạ tầng cơ sở tại miền Nam Việt Nam của cộng sản, có thể nói Nixon là vị tổng thống Mĩ diều hâu nhất kể từ sau thế chiến thứ hai.
Song đây cũng là một nguyên nhân chủ yếu của sự phá sản sự nghiệp chính trị của ông, bởi vì ông đã không lường trước được mức độ phản ứng quyết liệt của phong trào phản chiến H.K. và của một Quốc hội H.K. cũng không kém quyết liệt trong đường lối chống chiến tranh của họ. Bi kịch Việt Nam trở thành bi kịch của chính Nixon.
Điều trớ trêu là, sau khi được nhân dân bầu lại với đa số phiếu lớn lao, ông lại bị chính nhân dân phủ nhận phũ phàng với những cuộc biểu tình tuần hành phản chiến có hàng trăm ngàn người tham dự, thuộc đủ mọi tầng lớp xã hội, giương cao những biểu ngữ gọi ông là “tên đồ tể khát máu”, là “con heo”.
Đây là một mạ lị công khai chưa từng có trong lịch sử nước Mĩ đối với một vị tổng thống đương quyền: chất độc thải ra từ cuộc chiến Việt Nam đã nhiễm sâu vào và làm phân rã cơ cấu xã hội Mĩ. Tất nhiên CSVN không thể không lợi dụng tình trạng nước đục ấy để thả câu: chúng thấy rằng đã đến lúc phải đẩy mạnh kế hoạch thôn tính miền Nam Việt Nam của chúng.
Trước hết, để đối phó với cuộc leo thang chiến tranh không quân tại miền Bắc của Nixon, Hà Nội cho tăng cường tối đa mạng lưới phòng không gồm 2000 hoả tiễn SAM đủ loại, trên 4000 pháo cao xạ nòng lớn và 200 chiến đấu cơ MIG. (trang 165) Đồng bộ với việc làm này, Hà Nội đẩy mạnh mức độ xâm lăng và tấn công vào liên quân Việt Mĩ ở miền Nam của những sư đoàn Bắc Việt thiện chiến. Ở cao điểm chiến dịch mùa hè đỏ lửa 1972, chủ lực quân cộng sản tại miền Nam gồm 14 sư đoàn được phân phối như sau: 7 sư tại Quân khu I VNCH; (trang 143) 3 sư tại Quân khu II VNCH; 4 sư tại Quân khu III VNCH, gồm 2 Bắc Việt và 2 Việt cộng; (trang 143 – 148) chưa kể 26 trung đoàn biệt lập và chuyên môn tương đương với 6 sư đoàn. Theo tác giả, cuộc chiến trong giai đoạn Xuân 1969 – Hè 1972 là cuộc đấu trí với hai ngộ nhận giữa Washington và Hà Nội. Nixon cho rằng sự gia tăng tối đa áp lực quân sự của ông sẽ làm CSVN chùn bước và phải tìm một giải pháp chính trị cho cuộc chiến. (trang 135) Nhưng ông đã tính lầm vì quyết tâm của giới lãnh đạo già nua tại Hà Nội rất mạnh và vì sự tổn thất của Bắc Việt đã được nhanh chóng bồi đắp bởi mức độ quân viện ồ ạt của khối cộng sản quốc tế, kể từ năm1970 trở đi là 3, 5 tỉ đô la mỗi năm của Liên Xô và 1 tỉ đô la mỗi năm của Trung Cộng. (trang 131)
Ngược lại, Hà Nội cũng hiểu lầm Nixon vì chúng tin rằng, với sự chống đối chiến tranh ngày càng mạnh mẽ của nhân dân và Quốc hội Hoa Kì, Nixon sẽ chỉ có những phản ứng lấy lệ trước cuộc leo thang chiến tranh của chúng.
Thêm vào đó, Hà Nội coi việc giảm quân số Mĩ tại Việt Nam một cách nhanh chóng và ồ ạt của Nixon (25.000 trong tháng 7/1969; 60.000 trong tháng 1/1970; 150.000 bắt đầu từ tháng 5/1970, và 9 sư đoàn kể từ tháng 6/1972) là một dấu hiệu nhụt chí của Nixon. Việc Hà Nội hiểu lầm quyết tâm của Nixon (nổi tiếng là một tay chơi xì phé lão luyện ở ngoài đời) đã làm chúng phải trả một giá rất đắt về quân sự.
Chỉ riêng trong chiến dịch Xuân 1972, mức tổn thất của quân Bắc Việt được ước tính như sau: 60% quân số bị loại ra khỏi vòng chiến, 80% quân khí, kể cả tăng, pháo cơ động, cao xa và hoả tiễn bị huỷ diệt. (trang 161)
Nhưng cũng như trong trận tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968, cộng sản lần này thua về quân sự nhưng thắng về tâm lí: cuộc leo thang chiến tranh của chúng đã châm ngòi cho phong trào phản chiến ngoài đường phố và trong khuôn viên Quốc hội H.K. bùng nổ trở lại, đòi “hoà bình tức khắc”, khiến Nixon và Kissinger chẳng còn mấy bụng dạ để giằng co với cộng sản ở bàn hội nghị và kiên định trong lập trường “đặt việc bảo vệ uy tín quốc gia lên trên hết” của họ.
Cũng như Johnson trước kia, Nixon không thua trận chiến với cộng sản nhưng thua trận chiến với nhân dân Mĩ. Hậu quả là sự ra đời vội vã và bôi bác, trong máu và nước mắt, của đứa con trí tuệ của Kissinger:
“Thoả ước về Chấm dứt Chiến tranh và Lập lại Hoà bình tại Việt Nam”, được kí kết tại Paris ngày 20/1/1973. Trước khi xét đến nội dung của bản thoả ước trên, tưởng cũng nên nói đến tiến trình nhân quả của một số sự kiện then chốt đã thúc sinh ra nó. Khởi sự là quyết định leo thang chiến tranh của Nixon để ép Hà Nội phải nhượng bộ ở bàn hội nghị.
Quyết định này được bí mật tiến hành vào ngày 18/3/1969 với Chiến dịch Điểm tâm của Không lực Hoa Kì, sử dụng 48 phi xuất B-52 dội bom xuống 15 căn cứ của quân Bắc Việt rải dọc từ Tchepone Lào xuống đến vùng Mỏ Vẹt Nam Việt Nam; (trang 131) đồng thời Nixon cũng ra lệnh cho phục hoạt Chiến dịch Biệt kích Hunt để đánh phá Đường mòn Hồ Chí Minh.
Nhưng sự hiện hữu của chiến dịch không tập bí mật trên bị phát giác bởi bài báo đăng trên tờ New York Times ngày 9/5/1969, tạo một cái cớ cho phong trào phản chiến Mĩ bùng trở lại. Chỉ nội trong tháng 5 này đã có 450 trường đại học đã đóng cửa để phản đối Nixon. Rồi các cuộc biểu tình chống chiến tranh liên tiếp xẩy ra ở nhiều nơi mà cao điểm là cuộc biểu tình tuần hành vào ngày 16/11/1969 của 250.000 người tại Washington, D.C.
Ngoài ra còn phải kể đến một sự kiện chống đối quan trọng khác: sự phổ biến trên báo chí những tài liệu bí mật của Lầu Năm Góc (Pentagon Papers) vào ngày 3/6/1971, do sự trở cờ của viên chức quốc phòng Daniel Ellsburg. Sự phát giác những động cơ tăm tối và bất hợp pháp của những quyết định về chiến tranh của nhà cầm quyền Mĩ này có tác dụng tức thời là đổ thêm dầu vào ngọn lửa phản chiến. Trước một tình trạng xã hội sục sôi như vậy, Quốc hội H.K. không thể ngoảnh mặt làm ngơ. Tiểu ban Tư pháp Hạ Nghị viện mở cuộc điều tra về Chiến dịch Thực đơn giội bom xuống Căm Bốt của Không lực Hoa Kì mà họ cho là vi phạm qui chế trung lập của quốc gia này.
Cuối cùng họ đưa ra khuyến nghị “buộc tội, xét xử, truất phế” Tổng thống Nixon vì ông đã “vi phạm hiến quyền khai chiến của Quốc hội” bằng cách đưa ra “những lời tuyên bố dối trá về sự hiện hữu, tầm mức và bản chất của chiến dịch giội bom xuống Căm Bốt trên”. (trang 133) Hệ quả của khuyến nghị này là, dù không được Quốc hội chấp thuận, nó lại là đầu mối của việc Quốc hội thông qua nghị quyết huỷ bỏ Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ 7/8/1964. Đây là một quyết định không những tước đi cái cớ để H.K. gây chiến với Bắc Việt, một casus belli, mà còn phủ nhận chính cơ sở pháp lí của cuộc chiến của Nixon, và đây là một điềm dữ cho VNCH. Về phía QLVNCH, giai đoạn 1970 – 1972 được đánh dấu bởi hai sự kiện quan trọng: cuộc hành quân Toàn Thắng Xuân 1970, nhằm tiêu diệt các hậu cứ CSVN tại Căm Bốt; Chiến dịch Lam Sơn Xuân 1971 để cắt ngang đường mòn Hồ Chí Minh tại Hạ Lào; cuộc quyết thủ 66 ngày tại An Lôc (bắt đầu từ ngày 13/4/1972); và cuộc tái chiếm Quảng Trị trong mùa hè đỏ lửa năm 1972.
Với kinh nghiệm nóng hổi của một người lính đã tham gia hơn một chiến dịch (ông đã cùng với đồng đội quyết thủ tại An Lộc) và với kĩ năng tinh thông của một sĩ quan quân báo lâu đời, tác giả đã cống hiến cho người đọc một cuộc giải trình chuyên sâu, tỉ mỉ, hào hứng về những trận đánh quan trọng trên của QLVNCH. (toàn chương 11)
Trước hết ông phân tích cái sai lầm tai hại của Bộ Tham mưu Việt Mĩ là đã tung vào “hang cọp” Hạ Lào 17.000 quân thiện chiến của QLVNCH để đọ sức với ít nhất ba sư đoàn tinh nhuệ Bắc Việt đang phục chờ trên những điểm cao ở đó. Chỉ riêng sự chênh lệch lớn lao về quân số hai bên này đã nói lên tính phi lí của quyết định trên. Tác giả tự hỏi: “làm sao một lực lượng 17.000 quân VNCH có thể thực hiện nhiệm vụ chết người ấy mà lẽ ra phải được thực hiện bởi 60.000 quân Mĩ như Đại tưóng Westmoreland đã dự trù.” (trang 133)
Đây là thất bại đầu tiên của chương trình Việt Nam hoá chiến tranh của Hoa Kì. Tuy nhiên, ngoài sự sai sót trên, QLVNCH đã tỏ ra có một khả năng chiến đấu kiên cường trong ba trận đánh tại Căm Bốt, An Lộc và Quảng Trị. Riêng trận đánh Căm Bốt đã được các chuyên gia quân sự đánh giá là một thần tốc chiến xuất sắc. Bí kíp của những chiến công này là áp dụng mô thức phối hợp nhuần nhuyễn giữa hoả lực dưới đất của QLVNCH và hoả lực trên không mà phần lớn do Không lực Hoa Kì cung cấp. Tác giả nhận định: “Trong chiến dịch tấn công của cộng sản, quân sĩ VNCH đã tỏ ra dũng cảm và thiện chiến. Lẽ ra chương trình Việt Nam hoá đã thành công nếu như H.K.vẫn tiếp tục yểm trợ mạnh mẽ QLVNCH bằng không lực và hoả lực của họ. Hơn nữa, lẽ ra QLVNCH đã phải được tăng cường ít nhất là 4 hay 5 sư đoàn để thay thế 11 sư đoàn và những đại đơn vị Đồng minh vừa rút ra khỏi Việt Nam. Lẽ ra sự tăng cường có tính quyết định này cho QLVNCH đã phải được thực hiện trước khi có một giải pháp chính trị để bảo tồn chế độ VNCH. (trang 162 – 163)
Ôi hỡi! đối với Kissinger, VNCH chỉ là một “màn phụ diễn” trong mưu đồ toàn cầu vĩ đại của Nixon mà ông ta là đồng tác giả. Nhưng điều tác giả muốn nhấn mạnh ở đây là tính phi lí của cuộc chiến Việt Nam của Mĩ. Chẳng hạn hoà ước Paris của Kissinger đã không phản ánh đúng thực tiễn chiến trường Việt Nam. Trong cuộc tổng tấn công Xuân Hè 1972 của chúng, mà mục tiêu chính là chiếm và giữ một thị trấn, Bình Long hay Tây Ninh, để làm thủ đô cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam do Hà Nội vội vã dựng lên để hậu thuẫn cho những yêu sách chính trị của mình tại bàn hội nghị, cộng sản đã thua về quân sự nhưng lại thắng về ngoại giao. Trong cuộc đấu trí giằng co, kì kèo, nhiều lúc trở nên hài hước và dị hợm. Lê đức Thọ đã hạ đối thủ Kissinger của hắn.
8 – “Thoả ước về Chấm dứt Chiến tranh và Lập lại Hoà bình tại Việt Nam”(Agreement on Ending the War and Restoring Peace in Vietnam) được kí kết tại Paris ngày 20/1/1973 bởi 12 quốc gia và trước sự hiện diện của Tổng Thư kí Liên hiệp Quốc. Hiệp định quốc tế này gồm 23 điều, được chia thành 9 chương, và một nghị định thư gồm 9 điều. Theo nhận định của các nhà phân tích, điều quan trọng nhất là điều 2 về thể thức ngưng bắn tại Việt Nam kể từ nửa đêm (giờ GMT) ngày 27/1/1973 và về việc Mĩ cam kết “chấm dứt mọi hoạt động quân sự dưới đất, trên không cũng như ngoài biển, kể cả việc thả mìn xuống lãnh hải, các quân cảng, dân cảng và thuỷ lộ của Bắc Việt Nam.” (trang 173)
Một cam kết như vậy, theo tác giả, hàm ý Mĩ tự nhận mình là kẻ xâm lược ở Việt Nam.
Ngoài ra còn một nghịch lí nữa là điều 7, cấm VNCH nhận quân viện từ bên ngoài và chỉ được thay thế theo định kì các quân dụng hư hỏng của mình trên căn bản một đổi một, nhưng lại không bắt Bắc Việt phải tuân thủ những ràng buộc này. Ấy là chưa kể đến việc Kissinger rút lại vào giờ chót yêu sách của ông đòi Hà Nội phải rút hết khỏi miền Nam Việt Nam 180.000 quân Bắc Việt.
Đây là một nhượng bộ có tính đầu hàng, đe doạ trực tiếp đến tiền đồ của VNCH và là một nghịch lí vì theo điều 5, Mĩ phải rút toàn bộ toàn bộ lực lượng của mình ra khỏi miền Nam Việt Nam trong vòng 60 ngày, kể cả cố vấn quân sự, chuyên viên kĩ thuật quân sự, vũ khí, quân bị và nhân viên quân sự liên hệ đến chương trình bình định, trong khi Bắc Việt lại được quyền duy trì toàn bộ guồng máy chiến tranh tại miền Nam Việt Nam của chúng.
Những nghịch lí như trên – không thiếu gì – của bản thỏa ước Paris chỉ là bề nổi của một thâm ý bán đứng miền Nam Việt Nam cho cộng sản của Nixon và Kissinger. Để hậu thuẫn cho nhận định này của mình, tác giả trích dẫn lời tuyên bố ngày 20/1/1973 của Nixon mà ông cho là đã định đoạt trước số phận VNCH: “…Đã qua rồi cái thời mà Hoa Kì tự nhận là của mình cuộc chiến tranh của một quốc gia khác, hoặc chịu trách nhiệm về tương lai của họ, hoặc cho là mình phải chỉ dẫn họ phải điều hành ra sao công việc nội bộ của họ.” (trang 172)
Tưởng cũng nên nêu thêm một chi tiết khác về cá tính của Nixon, vốn nổi tiếng là một chính khách nham hiểm.
Tác giả trích lời của Winston Lord, một phụ tá đắc lực của Kissinger tại hoà đàm Paris, liên quan đến lí do tại sao Nixon đã cho tiến hành chiến dịch Linebacker 2 (Hậu vệ 2) giội bom xuống Bắc Việt trong suốt 11 ngày liền kể từ ngày 18/12/1972:  “Tổng thống cảm thấy cần phải chứng tỏ ông ta không là một kẻ để thiên hạ coi thường (triffle with), hay phải nói thẳng ra là ông ta muốn tỏ ra cứng rắn với ông Thiệu – và đây mới là lí do căn bản (rationale) của chiến dịch ném bom trên.” Thứ cứng rắn mà theo người ta nhận xét có thể trở thành thô bạo, kiểu Kissinger, đối với bản thân ông Thiệu, nếu ông này không biết điều hoặc gây trở ngại cho việc kí kết sắp tới của thoả ước “hoà bình trong danh dự” hiểu theo ngữ nghĩa nixonian. Và phải chăng đây là lí do sâu kín tại sao ông Thiệu đã bật khóc trước Kissinger tại Dinh Độc Lập?
Và phải chăng ông ta khóc vì lo cho sự an toàn của chính bản thân mình?
Riêng về cung cách hành sử của Kissinger, một môn đệ của trường phái ngoại giao thực dụng Metternich, tác giả trích dẫn lời của sử gia Maclear:
“Hiển nhiên, một người thông minh như Kissinger đã phải hiểu rằng (hoà ước ấy) chỉ là một thứ cao dán cấp thời (band – aid) trước khi xẩy ra trong một thời gian ngắn sự sụp đổ mà ông ta đã biết rõ trước của cái công trình chúng ta để lại.” (trang 175)
Đây cũng là một cách nói uyển ngữ, nói giảm, nói ý, để khỏi nói thẳng Kissinger là một người vô liêm sỉ. Vô liêm sỉ đến độ, dù đã biết rõ như vậy, ông ta vẫn đến Stockholm để hoan hỉ nhận lĩnh giải thưởng Nobel Hoà bình năm 1973 trong khi đối thủ Lê Đức Thọ của ông đã khước từ giải này vì hắn coi hoà ước Paris chỉ là một mớ giấy lộn mà Hà Nội sớm muộn sẽ xé bỏ.
Để kết thúc chương 12 của sách, được ông đặt tên là “Sự phủi tay”, tác giả đưa ra ý kiến: “Mối quan tâm của giới lãnh đạo Mỹ là sự xâm lược vào các nước khác trong vùng Đông Nam Á của Trung Cộng chứ không phải sự xâm chiếm miền Nam Việt Nam của cộng sản Bắc Việt. Thiết lập được quan hệ ngoại giao với Trung Cộng sẽ tạm thời kìm hãm được khát vọng nhuộm đỏ toàn vùng của nước này, nhưng việc sử dụng một nước Việt Nam thống nhất như một thành trì thường xuyên ngăn chặn sự xâm lăng xuống hướng Nam của Trung Cộng mới là ý đồ sâu kín của chính quyền Nixon.” (trang 177)
Và, để thực hiện ý đồ này, theo tác giả, Nixon sẽ sẵn sàng, và đã thực sự, giao nộp toàn bộ nước Việt Nam cho cộng sản Bắc Việt thống trị. Đây là khổ nhục kế còn trong vòng giả thuyết vì cho tới nay chưa có một tài liệu phổ biến nào xác định sự hiện hữu của nó. Nhưng nếu đó là sự thực thì Nixon quả là một chính khách quá nham hiểm và lắt léo.
Riêng chủ quan chúng tôi nghĩ, nếu như Mĩ đã quyết tâm duy trì cái công thức đã được chứng nghiệm có hiệu quả tại các chiến trường Quảng Trị, Mỏ Vẹt, Móc Câu, An Lộc 72 là “Quân Lực VNCH + hoả lực B-52 Mĩ” hoặc công thức cải tiến “16 sư đoàn QLVNCH (thay vì 12 sư đoàn như đang có) + hiện đại hóa QLVNCH + hoả lực B-52 Mĩ,. Mĩ đã có thể ung dung rút ra khỏi Việt Nam mà không bị mang tiếng tắc trách, phủi tay, kiểu đem con bỏ chợ đối với VNCH.
Hai công thức trên, chúng tôi nghĩ, không phải là khó thực hiên đối với Mĩ về quân sự cững như chính trị nội bộ, nhưng trên thực tế Mĩ đã không làm như vậy. Và đây là một nghịch lí cơ bản nữa của cuộc chiến Việt Nam của Mĩ, một cuộc chiến của những cơ hội bị bỏ lỡ. Và chúng tôi mạnh mẽ tin tưởng không có sự mâu thuẫn giữa đạo lí và chiến tranh hay giữa sự khôn ngoan và bạo lực. Bởi vì cuộc chiến Việt Nam của VNCH và của H.K. là để bảo vệ tư do của một dân tộc nên nó là một cuộc chiến có chính nghĩa và bạo lực nó sử dụng là chính đáng. Tình hình biến chuyển nhanh chóng trong 6 tháng đầu của năm 1973.
Mĩ hoàn toàn rút quân theo đúng thời hạn (ngày 29/3/1973) và chỉ để lại miền Nam Việt Nam một nhân số gồm 8500 chuyên viên kĩ thuật dân sự, một ít nhân viên Toà Đại Sứ, 50 quân nhân thuộc Phòng Tuỳ viên Quốc phòng (Defense Attaché Office, DAO) và một số ít thuộc phái đoàn Mĩ tại Toán Quân sự Liên hợp Bốn bên (Four – Party Joint Military Team, FPJMT).
Cho đến ngày 29/3/1973, số tù binh Mĩ được Bắc Việt trao trả là 587; còn tổng số người Mĩ mất tích lúc lâm chiến (Missing in Action, MIA) là 1913. Ngày 14/6/1973 Quốc hội Hoa Kì thông qua tu chánh án Case – Church ngăn cấm
“việc sử dụng mọi tài khoản đã có hoặc sẽ có vào những hoạt động chiến tranh tại bất cứ nơi nào ở Đông Dương nếu không được Quốc hội đặc biệt cho phép.”
(trang 178)
Đây là một quyết định nhằm hạn chế tối đa quyền lực của Tổng Thống Nixon và như vậy đe doạ đến tính khả thi của môt lời hứa viết tay với ông Thiệu của ông ta là Hoa Kì sẽ trả đũa mãnh liệt nếu như cộng sản vi phạm nghiêm trọng hoà ước Paris. Trước một địch thủ thất thế như vậy mà Bắc Việt vẫn án binh bất động vì ba lí do: một, chúng sợ chạm nọc Nixon, vốn nổi tiếng là người có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm và dễ nổi giận sẽ không để cho chúng muốn làm gì thì làm mà không bị trừng phạt đích đáng; hai, chúng chưa hết choáng váng bởi hệ quả của trận đòn Hậu vệ 2; và ba, chúng cần có thời gian để bồi đắp những tổn thất nặng nề mà liên quân Việt-Mĩ đã gây cho chúng trong chiến dịch Xuân – Hè 1972 vừa qua. Thành thử trong suốt thời gian từ tháng 3/1973 đến tháng 8/1974 (Nixon từ chức vào ngày 10/8/1974), Bắc Việt chỉ tung ra một số trận đánh dò dẫm, lớn nhất là cấp trung đoàn, tại một số địa điểm hẻo lánh của vùng Tây Nguyên Việt Nam.
Các nhà lãnh đạo cộng sản ở Hà Nội hẳn lòng như mở cờ khi nghe tin Tổng thống Nixon phải từ chức vào ngày 10/8/1974 vì nếu không làm như vậy, ông sẽ có nguy cơ bị Quốc hội H.K.kết tội và truất phế do hậu quả của vụ tai tiếng Watergate mà ông là người chủ mưu.
Chính sách be bờ cộng sản quốc tế của Tổng thống kế nhiệm Gerald R. Ford chuyển trọng tâm vào những vùng khác trên thế giới hơn là Đông Dương. Bắc Việt coi đây như một chỉ dấu Mĩ cho phép chúng tiếp tục bành trướng xuống hướng Nam trong chừng mực Mĩ có thể chấp nhận được. Vì vậy, chúng áp dụng chiến lược dò dẫm từng bước một, kiểu tằm ăn rỗi, ở những nơi chúng nắm ưu thế hầu như tuyệt đối và Mĩ không còn quan tâm đến nữa. Đó là Lào và Căm Bốt. Tại Lào, chiến tranh thật ra vẫn tiếp diễn kể từ ngay sau khi thoả ước ngừng bắn lần đầu được kí kết vào tháng 1/1973 giữa lực lượng hoàng gia của Tướng Phoumi Nosovan và liên quân Bắc Việt – Pathet Lào.
Tình hình ngày càng xấu đi, khiến hai bên phải kí kết bản thoả ước ngưng chiến thứ hai vào ngày 14/9/1973. Đây cũng chỉ là một mớ giấy lộn bị Bắc Việt xé bỏ ngay sau khi nó ra đời, với việc chúng tiếp tục gia tăng áp lực quân sự và lập thêm những “thánh địa” rải dọc Đường mòn Hồ Chí Minh, nay được mở mang giữa thanh thiên bạch nhật mà không còn bị không quân và biệt kích Mĩ đánh phá nữa. Tại Căm Bốt, tình hình cũng không khả quan hơn.
Được sự yểm trợ hùng hậu của những đại đơn vị Bắc Việt, quân Khờ Me Đỏ mở hàng loạt những trận tấn công vào quân đội của Tổng thống Lon Nol khiến ông ta phải ban bố tình trạng khẩn cấp kể từ ngày 17/3/1973. Chỉ một tháng sau, thủ đô Nam Vang bị vây hãm. (trang 197)
Địa bàn hoạt động của quân Bắc Việt không chỉ đơn thuần giới hạn vào vùng biên địa phía đông của Căm Bốt mà còn mở sâu vào nội điạ nước này: trên thực tế, quân Bắc Việt đã trở thành quân đội chiếm đóng, và đây là một sự vi phạm trắng trợn và nghiêm trọng đến qui chế trung lập của Căm Bốt mà không có một lời phản đối nào của phe phản chiến Mĩ như họ đã làm trước kia với Chiến dịch Thực đơn của Tổng thống Nixon mà họ cho là một cuộc “chiến tranh diệt chủng”.
Tại VNCH, hi vọng của Tổng thống Thiệu vào sự tái can thiệp mạnh mẽ của H.K. hầu như tan thành mây khói với sự từ nhiệm của Nixon và việc tân Tổng thống Ford đề cử Kissinger làm Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kì. Đây là một điều dữ cho VNCH vì theo lời tiết lộ của ông Thiệu,
“Kissinger tin tưởng chỉ sáu tháng sau ngày kí hoà ước Paris, VNCH sẽ sụp đổ và Mĩ cần phải bỏ rơi miền Nam Việt Nam càng sớm càng tốt, như cắt bỏ một cái u đã làm cho Mĩ đau đớn”.  (trang 179)
Một bằng chứng khác về sự phủi tay của Mĩ là cuốn băng ghi âm buổi mạn đàm tại Toà Nhà Trắng vào một ngày tháng 8/1972 giữa Nixon và Kissinger. Trong cuốn băng này, được Trung tâm Nghiên cứu Những Vấn đề Quốc gia thuộc trường Đại học Virginia kích âm (voice activated), chép lại và phổ biến vào ngày 8/8/2004, Nixon nói: “Bất luận thế nào, rất có thể miền Nam Việt Nam sẽ không sống sót được…
Năm nay là năm cực kì quan trọng, song chúng ta có thể có một chính sách đối ngoại đứng vững được không (viable) khi Bắc Việt đã nuốt chửng miền Nam Việt Nam trong vòng một hay hai năm kể từ đây?…” Kissiger đáp: “
Vậy chúng ta phải tìm ra một công thức nào đó để giữ cho sự việc trên đừng đổ vỡ trong một hay hai năm nữa; rồi sau đó, thưa Tổng thống, Việt Nam sẽ trở thành một nơi khỉ ho cò gáy (backwater) chẳng còn ai muốn quan tâm đến nữa nếu chúng ta giải quyết nó (cuộc chiến) vào tháng 10 này chẳng hạn”. Như vậy, theo cách tính của Kissinger, VNCH sẻ sụp đổ vào cuối năm 1974.
Còn theo ước tính của Nixon, vì khởi điểm của khoảng cách thoả đáng (decent interval) là đầu năm 1973, VNCH sẽ sụp đổ vào đầu năm 1975. Vào thời điểm này Nixon đã ở một cự li an toàn để khỏi mang tiếng là bỏ rơi VNCH, và nếu nước này có thua trận (như ông ta đã dự đoán) thì đó là lỗi của họ chứ không phải của Hoa Kì. Ông ta không muốn bị lịch sử phê phán là vị tổng thống thua trận đầu tiên của nước Mĩ.
9 – Ta có thể đo lường được sự phủi tay của Mĩ qua mức giảm sút quân viện của họ cho VNCH. Tác giả trích dẫn lời Trung tướng John Murry, cựu Tuỳ viên Quốc phòng, DAO tại Sàigòn: “Quan tâm hàng đầu của tôi (lúc đó) là vấn đề tiếp vận và giám sát việc sử dụng cấp khoản quân viện một tỉ đô la của Chương trình Trợ giúp Việt Nam của Bộ Quốc phòng.
Nhưng việc Quốc hội Hoa Kì chỉ chấp thuận 700.000 triệu đô la trên một tỉ đô la ấy chứng tỏ việc Mĩ yểm trợ cho người bạn đồng minh Nam Việt Nam của mình đang trên đà tàn lụi. (trang 179 – 180)
Thật ra, con số 700.000 triệu đô la cuối cùng cũng lại bị Thượng Nghị viện Mỹ rút xuống còn 500.000 triệu đô la. (tài khoá Quốc phòng Mĩ năm 1975 bắt đầu từ tháng 7/ 1975). (trang 182)
Còn một nhân chứng quan trọng khác về sự chuyển hướng chính sách quân viện của H.K., đó là cựu Đại sứ Graham Martin, được coi như là “niềm hi vọng cuối cùng” của VNCH. Ngoài việc tiết lộ ông ta đã gửi về cho Kissinger nhiều công điện nhắc nhở với một giọng điệu gay gắt (a bit tart) về tính nghiêm trọng của tình hình và khuyên Kissinger đừng phụ lòng tin của VNCH và phải bảo vệ danh dự của nước Mĩ, Đại sứ Martin còn cho biết cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1973 là một tai hoạ cho miền Nam Việt Nam vì H.K. phải chuyển phần lớn quân viện của mình sang cho Israel và như vậy phải xếp VNCH xuống hạng ưu tiên thấp. Vậy mức ưu tiên thấp này là bao nhiêu?
Cựu Tổng thống Thiệu tiết lộ: “Viện trợ kinh tế bị cắt, viện trợ quân sự bị cắt, và chúng ta không còn phương tiện để chiến đấu.
Tiềm lực của chúng ta bị giảm 60%.” (trang 180) Kể từ năm 1974 trở đi, theo cách nói nôm na của ông Thiệu, “VNCH phải đánh giặc theo kiểu con nhà nghèo.” Trong lúc VNCH bị lâm cảnh túng thiếu thì Bắc Việt trong hai năm 1973 và 1974 đã nhận được của Liên Xô và Trung Cộng một số quân viện là 8 tỉ đô la. (6 tỉ của Liên Xô và 2 tỉ của Trung Cộng) Nhờ vào số quân viện khổng lồ này và với việc thực thi kế hoạch tổng động viên các nam nữ thanh niên từ 16 tuổi trở lên, quân đội CSVN trở thành quân đội quy ước đứng hạng tư trên thế giới về quân số, trang bị và kinh nghiệm tác chiến. Khoảng 60% quân số và quân bị của quân đội này được phối trí tại Lào, Căm Bốt và Nam Việt Nam.
Theo ước tính của giới tình báo VNCH và Hoa Kì kể từ đầu năm 1973 đến tháng 3/1975, Hà Nội điều động vào miền Nam Việt Nam khoảng 250.000 quân và 1.349.000 tấn quân bị, thiết bị và đạn dược. Còn theo ước tinh của Đại tá hồi hưu Mĩ Eugene H.
Grayson, jr., quân số Bắc Việt ở trong lãnh thổ và dọc theo biên giới VNCH cho đến cuối năm 1974 là 550.000 người. Một điểm cần được lưu ý nữa là 70% lực lượng chính qui Việt Cộng (cộng sản miền Nam) là quân Bắc Việt, và như vậy Hà Nội đã trắng trợn và nghiêm trọng vi phạm điều 7 của hoà ước Paris. (trang 181) Nhưng ôi hỡi! chẳng còn Dick ngồi ở Toà Nhà Trắng nữa để ra lệnh trả đũa, như đã mật hứa với ông Thiệu, với sức mạnh long trời lở đất – thứ ngôn ngữ B-52 mà quân thù kính nể- của một chiến dịch Hậu vệ 3.
Và con cọp giấy Mĩ đang từ một bức hí hoạ mua vui bước ra và trở thành một hiện thực lố bịch.
Và cơn bão đỏ nay được thả buông, sấn tới từ phía chân trời u ám, dưới sự giám sát bất lực của một Uỷ hội Quốc tế và giữa tiếng kêu lẻ loi của một VNCH đang bị dồn vào thế đường cùng.
10 – So với nhịp độ leo thang từng nấc của Mĩ trong sáu năm đầu (1961-1966) của cuộc chiến, sự tụt thang của họ kể từ năm 1973 trở đi đã xẩy ra dồn dập và tăng tốc đến chóng mặt.
Những sự kiện của sự tụt thang nhanh chóng này, như việc ép VNCH kí “đầu hàng thư” Paris ngày 27/1/1973, việc quốc hội Hoa Kì thông qua tu chánh án Case – Church ngày 14/6/1973 để trói tay Nixon, việc cắt giảm phũ phàng quân viện cho VNCH kể từ ngày 1/7/1973 trở đi… tất cả đều là những chỉ dấu của “Hội chứng Bỏ rơi” (Abandonment Syndrome) (trang 182) đã thâm nhập vào tâm thức mọi tầng lớp Mĩ, cả giới trí thức thượng lưu lẫn chính khách, tướng lãnh và viên chức cao cấp của chính quyền. Cộng sản hẳn rõ điều trên và cho rằng cờ đã đến tay để phất. Chúng ra quân tại Thượng Đức và Đại Lộc nằm ở phía tây nam Đà Nẵng vào đầu tuần tháng 8/1974.
Với một lực lượng cấp quân đoàn gồm Sư 304, Sư 324, 1 trung đoàn pháo và 1 trung đoàn tăng.
Mục đích của chúng là khống chế Quốc lộ 14 bằng cách chiếm lấy hai quận lị trên và giang cảng Hội An để cô lập Quân khu I của VNCH. Sau hơn ba tháng quần thảo với cộng sản, lực lượng VNCH gồm Sư đoàn Dù, hai trung đoàn của Sư đoàn 3 Bộ binh và một Liên đoàn Biệt đông quân đã bẻ gẫy được kế hoạch trên của địch. Đây là một chiến thắng vẻ vang của QLVNCH dù họ đã phải tự chiến đấu trong một hoàn cảnh eo hẹp về đạn dược, quân bị và không có sự yểm trợ của Không lực H.K. nữa.
Nhưng điều mỉa mai là H.K. làm như không biết đến thành tích này của QLVNCH và không có một phản ứng thích ứng chính thức nào trước sự vi phạm trắng trợn và nghiêm trọng hoà ước Paris của Bắc Việt. Được thể làm tới, cộng sản mở cuộc tấn công thứ hai tại tỉnh Phước Long vào ngày 12/12/1974. Lần này chúng huy động một lực lượng hùng hậu hơn, gồm Sư 3 và Sư 7 của Quân đoàn 301, 1 trung đoàn pháo, 1 trung đoàn phòng không (rất hữu hiệu), 1 trung đoàn tăng và một số đơn vị công binh và quân địa phương.
Sau khi chiếm được tất cả những tiền đồn chung quanh tỉnh lị Phước Bình (cách Sàigòn 100 kilômét về hướng bắc), chúng tập trung một lực lượng 20.000 quân để tấn công vào tỉnh lị này, được phòng thủ bởi 3.600 quân VNCH.

Sự chênh lệch lớn lao về cán cân lực lượng này cùng với việc QLVNCH không còn quân trừ bị để tiếp viện là hai nhân tố dẫn đến sự thất thủ của Phước Bình sau bốn tuần chống trả anh dũng của quân phòng thủ. Trước sự vi phạm trầm trọng hoà ước Paris như vậy của CSVN, xẩy ra ngay cửa ngõ của Thủ đô Sàigòn, phản ứng của phiá Hoa Kì là như thế nào? Một sư đoàn Thuỷ quân Lục chiến Mĩ ở Okinawa được đặt trong tình trạng báo động và hàng không mẫu hạm USS Enterprise cùng với một lực lượng đặc nhiệm trên đó được lệnh rời khỏi Philippines và tiến gần đến hải phận Việt Nam. (trang 184)
Mục đích của cuộc điều quân này là để làm gì?
Là để hậu thuẫn cho lời tuyên bố xanh rờn của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kì James Schlesinger: sự vi phạm trên của quân Bắc Việt chưa phải là “một cuộc tổng tấn công” (an all-out offensive)! Còn phản ứng của Tổng thống Ford chỉ giới hạn vào trong khuôn khổ một vài văn thư ngoại giao không hơn không kém. Bắc Việt hẳn lòng như mở cờ và coi đó như một thứ đèn xanh Mĩ bật lên cho phép chúng thôn tính toàn Miền Nam Việt Nam. Đồng thời, qua chuyến công du Hà Nội của Thứ trưởng Quốc phòng Viktor Kulikov của Liên Xô, nước này cũng hối thúc Bắc Việt làm như vậy để trả đũa lại việc Quốc hội Hoa Kì vừa từ chối ban cho Liên Xô qui chế tối ưu huệ quốc về mậu dịch. Nếu quả thật tình như vậy thì Mĩ lại bỏ lỡ thêm một cơ hội nữa để giải quyết thoả đáng cuộc chiến Việt Nam.
Hiểu như nếu họ đã thoả mãn yêu cầu trên của Liên Xô thì nước này đã không bật đèn xanh cho Bắc Việt mở những cuộc tấn công trong nửa cuối năm 1974 và quý đầu năm 1975 chăng? Sở dĩ thắc mắc này được nêu ra vì bản chất cuộc chiến Việt Nam của H.K. chứa hơn một điều phi lí. Mà chỉ có một cuộc chiến phi lí như vậy mới có thể đẻ ra những thứ liên minh mặc thị và quái gở ấy của Hoa Kì với kẻ thù Liên Xô để xoá bỏ một tiền đồn chống cộng quan trọng và lâu đời của Thế giới Tự do mà H.K. đã dày công góp phần xây dựng. Năm ngày sau chiến thắng Phước Long, ngày 19/12/1975, Bộ chính Trị Đảng Lao động (tiền thân của Đảng CSVN) thông qua nghị quyết phát động một cuộc tổng tấn công để dứt điểm cuộc chiến đã kéo dài trên 20 năm kể từ năm 1954.
Trước quyết định quan trọng như vậy của CSVN. Đại tá Mĩ Harry G. Summers, Jr., đã nhận định về khả năng can thiệp của Mĩ như sau:
“Sau khi đã rút khỏi miền Nam Việt Nam, Hoa Kì khó có thể quay trở lại, và bất cứ một can thiệp nào của Hoa Kì cũng không cứu nổi Sàigòn khỏi sụp đổ.” (trang 185) Một lí do của nhận định bi quan này, theo chúng tôi, là sự có mặt tại miền Nam Việt Nam vào cuối tháng 2/1974 của một lực lượng Bắc Việt rất hùng hậu, gồm 17 sư đoàn bộ binh, 500 xe tăng (tương đương vói 3 sư đoàn), 500 khẩu pháo (tương đương với 4 sư đoàn) và 200 súng phòng không đủ cỡ, kể cả hoả tiễn đất đối không SAM. Ấy là chưa kể đến 40.000 quân Bắc Việt đang hiệp đồng tác chiến với Khờ Me Đỏ tại Căm Bốt và 50.000 quân Bắc Việt đang có mặt tại Lào để giúp Pathet Lào lật đổ chính quyền hoàng gia ở đó.
Với lực lượng hùng hậu như vậy, và sau khi chiếm được Phước Long mà không thấy Mĩ có phản ứng gì, cộng sản tung ra trận đánh Tây Nguyên vào ngày 4/3/1975. Chúng chiếm được đoạn đường Mang Yang – An Khê của quốc lộ 19 nối liền Kontum và Pleiku với tỉnh Bình Định. Ngày 6/3/1975, chúng cắt đứt quốc lộ 14 nối liền Pleiku với Ban Mê Thuột, và quốc lộ 21 nối liền Ban Mê Thuột với vùng duyên hải, và như vậy chúng đã cô lập được cả vùng Tây Nguyên. Ngày 10/3/1975, hai Sư đoàn 316 và 320 cùng với một số lớn xe tăng và pháo của Bắc Việt mở trận tấn công vào Ban Mê Thuột, được phòng thủ bởi 4.000 quân VNCH. Tương quan lực lượng tại chiến trường này giữa quân Bắc Việt và quân VNCH là 5,5 trên 1 về quân số, 2,5 trên 1 về chiến xa và 5 trên 1 về pháo. Vì vậy việc Ban Mê Thuột rơi vào tay địch ngày 11/3/1975 là một điều khó có thể tránh được. (trang 188)
Có thể coi sự thất thủ Ban Mê Thuột như tiếng gióng đầu của hồi chuông báo tử VNCH giữa sự biệt vô âm tín của một Washington im ắng đến lạ lùng.
Và quyết mệnh lịch sử muốn rằng thế nhân dù sáng suốt đến mấy đôi khi cũng phạm phải những sai lầm ngớ ngẩn đến chết người.
Chẳng hạn như quyết định đưa ra vào giờ chót của ông Thiệu bắt vị Tư lệnh Quân đoàn II phải rút toàn bộ quân sĩ dưới quyền ông ra khỏi vùng Tây Nguyên mà không cho ông ta có đủ thời gian để chuẩn bị và không xét đến tính khả thi của lệnh ban. Trên thực tế, Thiếu tướng Phú đã chỉ có 48 tiếng đồng hồ để lập kế hoạch triệt thoái khổng lồ này. (trang 193)
Quyết định trên của ông Thiệu thật là ngớ ngẩn, thách thức mọi quy luật điều binh vì hai lí do đơn giản là không có đường an toàn để triệt thoái và vì Không lực VNCH không có khả năng vận chuyển một sớm một chiều cả một quân đoàn khổng lồ gồm 55.000 quân sĩ nên bắt buộc phải dùng đường bộ để rút lui; nhưng vì con đường 14 nối liền Pleiku với Ban Mê Thuột đã bị cắt đứt nên phải dùng đường số 7 nối liền Pleiku với Phú Bổn và Tuy Hoà.
Nhưng khốn nỗi vì phải xuyên qua một địa hình hiểm trở và vì bị bỏ hoang lâu ngày, với lại hai Sư đoàn 10 và 320 của địch đang gờm sẵn, thoái lộ 7 đích thực là một tử lộ. Không chỉ riêng đối với người lính chiến Quân đoàn II mà còn đối với cả những thường dân và thê tróc tử phọc đi theo họ (khoảng 450.000 người). Con số khổng lồ này nói lên một thực trạng tâm lí Việt Nam có từ ngàn đời, đó là tình cảm đại gia đình sống chết với nhau ở trong bất cứ một tình huống nào, hiểu nôm na ở đây là “chàng đi đâu, thiếp thì theo đó”. Nếu đây là một điểm son trong việc củng cố hạnh phúc gia đình trong thời bình, nó lại là một vật cản tinh thần khó vượt nổi cho những cuộc điều binh trong chiến tranh.
Hơn nữa, cái mà các nhà tâm lí học gọi là “Hội chứng Gia đình” này (trang191) lại bị tăng kích bởi một nỗi hoảng sợ bị cộng sản trả thù – hình ảnh nấm mồ tập thể tại Huế năm 1968 chưa phai nét trong tâm tư người dân Nam Việt Nam – cả hai hoà nhập vào nhau làm nên một phức cảm mãnh liệt, nổ bung, hoá cuộc rút quân thành một cuộc di tản lếch thếch thê nhi, lanh canh soong chảo, lê đi giữa những tiếng khóc trẻ em xen lẫn tiếng kêu của mẹ chúng, một thứ hỗn mang chu chéo não nùng, kì dị, tác động mạnh đến tinh thần chiến đấu của người lính kiêm chủ gia đình VNCH. Rồi hàng ngàn chiếc quân xa, thiết vận xa, xe đò chở khách bị dồn cục trên suốt một đoạn đuờng dài 8 kilômét trước một chiếc cầu rêu phong, gẫy đổ, nằm ở cửa ngõ phía tây thị xã Hậu Bổn.
Rồi hàng chục ngàn họng súng cộng sản gườm sẵn trên những điểm cao hai bên đường xối xả nhả đạn xuống mục tiêu là nửa triệu sinh linh mắc nạn, không phân biệt quân dân, nam nữ, già trẻ, biến đoàn xe thành một “công voa của máu và nước mắt.” (trang 195) Bản kết toán nấm mồ tập thể Đường số 7 như sau: 75% của 45.000 quân rút lui bị tử trận hay mất tích; 60% của 450.000 thường dân di tản bị sát hại. Số tổn thất bên lề (collateral damage) lớn lao này nói lên tính căm thù khát máu và mù quáng của quân cộng sản BắcViệt.
11 – Một nghi vấn được đặt ra là tại sao một tướng lãnh dày dạn kinh nghiệm chiến trường như ông Thiệu lại phạm phải một lỗi lầm sơ đẳng về binh pháp như trên. Phải chăng khi ra lệnh cuộc triệt thoái khỏi vùng Tây Nguyên, ông ta đã có một lí do khác ngoài lí do quân sự, lí do chính trị chẳng hạn? Theo tác giả, có một dư luận cho rằng lí do Ông Thiệu đưa ra quyết định chết người trên là để trả thù việc Mĩ phản bội VNCH. Vẫn theo dư luận ấy, “ông ta biết thừa nếu bị Mĩ bỏ rơi, miền Nam Việt Nam chắc chắn sẽ thua trận. Vậy ông ta không muốn để Mĩ rút ra mà không bị vạ lây. Cách “ăn miếng trả miếng” của ông ta rất là đơn giản: nếu Mĩ muốn giao miền Nam Việt Nam cho cộng sản, ông ta sẽ đẩy quá trình này nhanh hơn người ta dự tưởng.” (trang 193) Trên thưc tế, ông ta đã làm điều này với cung cách “không ăn thì đạp đổ” của một đứa con hờn rỗi vì bị cha mẹ ruồng rẫy. Luận cứ này không phải không có cơ sở nếu ta xét đến phản ứng phẫn nộ, để khỏi nói là ghét cay ghét đắng, trước việc Mĩ phủi tay mà ông ta biểu lộ trong buổi loan tin ông ta từ chức trên Vô tuyến Truyền hình đêm 21/4/1975. Có một dư luận khác cho rằng việc QLVNCH bỏ Tây Nguyên (và sau đó là quân khu I) một cách một cách hấp tấp và cẩu thả như vậy là do ý đồ của Trung tướng Đặng Văn Quang, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Thiệu.
Theo dư luận này, Tướng Quang nhận chỉ thị của một giới chức Mĩ là phải hối thúc ông Thiệu đẩy nhanh tiến trình triệt thoái QLVNCH ra khỏi Quân khu I và Quân khu II; (trang 193) và nếu họ làm được điều này thì H.K.sẽ bảo đảm cho bộ ba Thiệu – Khiêm – Quang và gia đình họ một đời sống an toàn và sung túc tại nước ngoài. Sở dĩ những tin như trên được nêu lên ở đây là vì cuộc chiến Việt Nam, lần đầu và lần thứ hai, có một nét đặc thù là, ngoài là một cuộc chạm súng nẩy lửa ngoài mặt trận, nó còn là một cuộc chiến của những tin đồn được phóng đi từ những nguồn gốc mờ ám, vô danh, rồi tràn lan ra mọi nẻo, trên hè phố những đô thị, đặc biệt là đường Catinat, sau đổi tên thành đường Tự do dưới thời VNCH. Tại những tụ điểm đông người ở đây, trong những vũ trường, quán rượu, các quân sư, kí giả, chính khách, chuyên gia “đấm bóp thời cuộc” được thả giàn tung tin, bàn tán về đủ mọi vấn đề, từ chiến tình Quảng Trị đến chính tình Dinh Độc lập và Toà Đại sứ H.K. hay Pháp, kể cả hối xuất đông đô la hay đồng phật lăng, vân vân và vân vân. Điều lí thú là một số tin đồn này ngay sau đó được phát thanh trên đài BBC của Anh Quốc, không những phản ánh đúng tình hình ngoài mặt trận mà còn tiên đoán khá chính sác về tương lai cuộc chiến và sự tồn vong của miền Nam Việt Nam.
Như tình hình những ngày tháng cuối cùng của cuộc chiến chỉ cho thấy, những tin đồn trên đã làm lung lạc rất nhiều tinh thần của quân dân VNCH và tạo nên cái khí hậu hoảng loạn tại Sàigòn trong tuần lễ chót của tháng 4/1975.
Một nguyên nhân tính chính sác của những tin đồn ấy là cả địch lẫn bạn đã gài được vào những cơ quan đầu não của chính quyền quốc gia những “mắt thấy tai nghe” của họ. Nhưng với tiến bộ vượt bực của kĩ thuật nghe lén nhìn trộm, cuộc chiến Việt Nam thứ hai là sự nhân lên gấp bội của cuộc chiến Việt Nam lần đầu như đã được mô tả trong cuốn “Người Mĩ Thầm lặng” của Graham Green về mặt mưu phản lắt léo của những điệp viên nhị trùng, tam trùng, với những hư chiêu, đòn nguội, thủ tiêu chìm, phủ liệm dưới màn đêm của những bí sử có lẽ không bao giờ được phát giác: ai có thể làm cho xác chết nói lên được.
Trường hợp VNCH cho thấy quy luật “hoạ vô đơn chí” không chỉ áp dụng riêng cho phận người mà còn cho cả vận nước nữa. Trong lúc quân dân miền Nam còn đang bàng hoàng vì cú sốc Tây Nguyên thì chín ngày sau, ngày 24/3/1975, ông Thiệu lại ra lệnh rút quân ra khỏi Huế và Quảng Trị mặc dù có sự phản đối của Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn I. Giống như hiệu ứng domino, nhưng với một tốc độ nhanh đến chóng mặt, phản ứng dây truyền xẩy ra tức thời. Cùng trong ngày này, Sư đoàn 2 Bộ binh VNCH rút ra khỏi Quảng Tín và Quảng Ngãi; ngày 25/3/1975, Chu Lai rơi vào tay địch; ngày 27/3/1075, tuyến phòng thủ phía tây và tây nam Đà Nẵng bị bỏ trống và Toà Lãnh sự H.K di tản khỏi nơi đây; trong cùng ngày ấy, cộng sản bắt đầu nã pháo vào thành phố và phi trường Đà Nẵng; ba ngày sau, Đà Nẵng thất thủ. Như vậy chỉ trong chưa đầy hai tuần cộng sản đã chiếm được năm tỉnh của Quân khu I mà không mất một phần nhỏ nhoi nào của quân lực của chúng. (trang 198)
Một nguyên nhân của sư sụp đổ toàn diện này là hội chứng bầu đoàn thê tử nói trên, lại bị tăng kích bởi “hội chứng bị bỏ rơi” khi nghe Toà Lãnh sự H.K. rút khỏi Đà Nẵng. Thảm hoạ Tây Nguyên tái diễn với kích thước một đại hồng thuỷ.
Tác giả viết: “Hết lớp người này đến lớp người khác ùn ùn đổ vào Quốc lộ 1, trên bất cứ một phương tiện chuyên chở nào mà họ có thể sử dụng được, mang theo một số trữ lương cần thiết để sống sót qua ngày; và vô tình họ đã họp thành một cuộc di tản khổng lồ của hơn một triệu người chạy nạn xuống phưong nam. Một số khác chạy bằng đường biển, trên đủ loại tầu bè theo duyên hải về những phương trời vô định…” (trang 196)
Đây là một cuộc bỏ phiếu vĩ đại bằng chân và bằng thuyền đầu tiên của người dân miền Nam Việt Nam để phủ nhận một chế độ độc tài đảng trị độc ác đang giăng nanh vuốt của nó lên nửa phần còn lại của tổ quốc. Trước một tình trạng suy sụp tinh thần như vậy và với sự tan rã trong chốc lát của hai quân đoàn tinh nhuệ của VNCH – do chính tay mình gây ra – làm sao ông Thiệu có thể lập được tuyến phòng thủ ở vĩ tuyến 12 bắc khả dĩ chặn được cuộc tiến công từ phía bắc của cộng sản như ông ta đã dự trù? Việc QLVNCH bỏ ngỏ hai Quân khu I và II đã cho phép cộng sản chuyển hai quân đoàn nguyên vẹn của chúng ở đó đến tăng cường cho cánh quân phương nam của Văn Tiến Dũng, với một quân số nay lên đến 300.000 người. Từ một lợi thế quân sự áp đảo như vậy, Hà Nội tự cho phép chơi lá bài chính trị. Ngày 31/3/1975, với một giọng kẻ cả, chúng tuyên bố sẵn sàng nói chuyện với “chính quyền Sàigòn” để tìm một giải pháp chính trị cho miền Nam với điều kiện không có ông Thiệu.
Rõ ràng đây là một động tác giả để che dấu quyết định của chúng là dùng vũ lực để thôn tính trọn miền Nam trong một thời gian tối thiểu. Tác giả trích dẫn một bản phúc trình lên thượng cấp của Trưởng Phân tích gia CIA Frank Snepp.
Theo ông này, Bộ Chính Trị ở Hà Nội đã “họp bàn và đưa ra một quyết định mới là phải đoạt toàn thắng trong năm 1975” thay vì hai năm như đã hoạch định, bởi vì “họ đã tình cờ có được một chiến thắng ngoài dự kiến. (stumbled on an unforeseen victory) (trang 198) Nói cách khác, chiến thắng này là do ông Thiệu tặng không cho cộng sản chứ không phải do chính chúng tự tạo nên.
Về sau, cựu Đại sứ của Hà Nội tại Liên Hiệp Quốc Hà Văn Lâu cũng xác nhận một điều tương tự như Snepp:
“Sau khi Đà Nẵng và Huế thất thủ, ban lãnh đạo chúng tôi đã quyết định đẩy mạnh việc chuẩn bị để chấm dứt cuộc chiến trước mùa mưa, nghĩa là nội trong tháng 4/1975.” (trang 198)
Đối với VNCH, cuộc chiến bước vào giai đoạn chót như một mùa gặt đắng cay của những lỗi lầm chồng chất từ những năm xưa, do chính mình và người bạn đồng minh H.K. khổng lồ tự gây nên. Một cuộc chiến năm nào còn ngang ngửa, nay trở thành bất cân xứng vì nhiều nguyên nhân khách quan hơn là chủ quan (sẽ nói ở phần sau). Trước hết, về phía cộng sản, để thực thi nghị quyết ngày 31/3/1975 của Bộ Chính trị (chủ trương dốc toàn lực để dứt điểm cuộc chiến), công cuộc chuẩn bị cấp tấp, đôn đáo. Tất cả các sư đoàn Bắc Việt, Việt Cộng, các trung đoàn biệt lập và các đơn vị chuyên môn đang có mặt tại miền Nam được tập hợp thành những đại đơn vị cấp quân đoàn, đặt dưới quyền chỉ huy của Quân uỷ Trung ương, với Văn Tiến Dũng là Tư lệnh Chiến trường. (trang 199 và 202) Thứ nữa, hầu hết các đơn vị tác chiến và trừ bị, cùng với những quân khí, trang bị mới được bổ sung, được Hà Nội chuyển gấp vào Nam để tăng cường cho bộ đội của Dũng. Hàng chục ngàn chiếc quân xa đủ kiểu cỡ chở đầy quân lương, súng đạn ngày đêm di chuyển trên đường mòn Hồ Chí Minh và Quốc lộ 1 một cách công khai mà không còn sợ oanh tạc bởi những B-52 của Hậu vệ 1 và Hậu vệ 2 nữa. Kết quả là chỉ trong chốc lát Hà Nội đã huy động được một lực lượng xâm lược gồm năm quân đoàn chia ra như sau: Quân đoàn I, gồm 3 Sư 312, 320,338, uy hiếp Sư đoàn 5 Bộ binh của VNCH đang trấn giữ tỉnh Bình Dương, cách Sàigòn 50 kilômét về phía bắc; Quân đoàn II gồm 4 Sư Sao Vàng, 304, 324B, 325, bắt đầu tấn công vào phòng tuyến Ninh Thuận, được bảo vệ bởi Lữ đoàn 2 Dù, Liên đoàn 3 Biệt động quân, và một số tàn quân của Sư đoàn 2 Bộ binh VNCH; Quân đoàn III gồm 4 Sư 320, 316, 70, 968, khởi sự đánh phá phòng tuyến dọc theo Quốc lộ 1 ở phía tây Sàigòn của Sư đoàn 5 Bộ binh VNCH; Quân đoàn IV, gồm 3 Sư 341, 6, 7, tấn công vào Sư đoàn 18 VNCH đang bảo vệ tỉnh Long Khánh và thị xã Xuân Lộc cách Sàigòn 70 kilômét về phía đông bắc; và cuối cùng là một lực lương chiến thuật cấp quân đoàn cộng, gồm 5 Sư 3, 5, 8, 9 và 27, được huy động để cắt đứt Quốc lộ 4 và cô lập Sàigòn với Quân khu IV của VNCH.
Như vậy, để thực hiện Chiến dịch Xuân 1975 của chúng, trước mang tên Chiến dịch Tây Nguyên, sau đổi thành Chiến dịch Hồ Chí Minh, cộng sản đã tung vào trận địa một lực lượng là 20 sư đoàn (kể cả Sư đoàn 1 ở biên giới Việt Nam – Căm Bốt) gồm 280.000 quân tác chiến, 4000 xe tăng và 420 khẩu pháo. Nhưng tính gộp cả quân số yểm trợ hậu cần (tỉ lệ 1 hậu cần/ 1 tác chiến) thì tổng số quân cộng sản sử dụng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh là 560.000 người. (trang 203) Để đương đầu với đội quân cộng sản khổng lồ ấy, phiá VNCH chỉ còn khả năng huy động 4 sư đoàn ở phía bắc Tiền Giang, tức 1 chọi 5 về quân số và 1 chọi 4 về hoả lực.
Chính sự chênh lệch lớn lao về cán cân lực lượng này mới là yếu tố quyết định ai thắng ai chứ không phải những yếu tố linh tinh khác mà cộng sản đã huyênh hoang bịa đặt hay H.K. đã viện ra để đổ lỗi cho QLVNCH.
Cơn bão đỏ sấn về Thủ đô Sàigòn, ngày càng tăng tốc. Tuần đầu tháng 4/1975, Phú Yên, Khánh Hoà và Cam Ranh thất thủ; tuần thứ hai, ngày 15/4/1975, tuyến Ninh Thuận đổ vỡ; ngay sau đó, 40.000 quân địch mở trận tấn công vào Xuân Lộc thuộc tỉnh Long Khánh, được trấn giữ bởi 8.000 quân VNCH. Đây là trận đánh lớn cuối cùng của QLVNCH trong đó người chiến sĩ quốc gia đã tỏ ra ngoan cường và dũng cảm.
Một trận tỉ thí đẫm máu với địch kéo dài 12 ngày đêm, bám lấy từng góc phố, từng căn nhà, tuy bất cân xứng về quân số nhưng đã gây cho địch tổn thất nặng nề là trên 5.000 tử trận và 40 chiến xa bị phá huỷ. (trang 206) Ngày 20/4/1975, theo lệnh của Bộ Tổng Tham mưu QLVNCH, Sư đoàn 18 Bộ binh phải bỏ ngỏ Xuân Lộc, khiến địch được hanh thông tiến về Sàigòn. Sau lời tuyên bố từ chức trên Vô tuyến Truyền hình đêm 21/4/1975 của Tổng thống Thiệu, một số yếu điểm ở phía bắc Sàigòn như Trảng Bom, Long Bình, Biên Hoà, Thủ Đức, Hóc Môn bị bỏ ngỏ, và chiều ngày 28/4/1975, ba chiếc khu trục cơ A-37 mà cộng sản mới đoạt được của KLVNCH tại Phan Rang đến oanh tạc phi trường Tân Sơn Nhất, gây hoang mang tột độ cho quân dân thủ đô VNCH. Sau những trận đánh cầm cự ngày 29/4/1975 với địch tại cầu xa lộ Sàigòn-Biên Hoà, Bình Thạnh, Gò Vấp, Bà Điểm, Hạnh Thông Tây, Thủ đô Sàigòn rơi vào tay địch trưa ngày 30/4/1975. Một màn đêm âm u bắt đầu phủ xuống nửa phần tự do của Tổ quốc kể từ đó.
12 – Song song với “ngày cay đắng cuối cùng” trên của QLVNCH là một chuỗi những phản ứng dây chuyền về chính trị và ngoại giao của Hoa Kì mà hậu quả là một thứ đầu hàng uỷ nhiệm cho VNCH phải gánh hộ cho mình, Ngày 1/4/1975, Văn phòng DAO được lệnh tiến hành kế hoạch di tản sang Mĩ khoảng 35.000 người Việt Nam có liên hệ mật thiết với Mĩ trong cuộc chiến. Do tình hình thúc đẩy, nhịp độ công tác di tản tăng từ 12 giờ mỗi ngày lên 24 giờ mỗi ngày kể từ 3/4/1975. Ngày 1/4/1975, tính bí mật của kế hoạch bị đổ vỡ với tai nạn của chiếc C-5A Galaxy chở mấy trăm trẻ em mồ côi Việt Nam di tản sang Mĩ rơi xuống ngay sau khi vừa cất cánh, tăng thêm màu ảm đạm cho cái tang chung của cả một miền Nam mắc nạn và gây hoang mang rất nhiều trong mọi tầng lớp dân chúng.
Rối loạn này được bồi tiếp bởi rối loạn khác: Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng H.K. lục đục với nhau về kế hoạch di tản. Trong khi Kissinger đang tranh thủ ngoại giao với Hà Nội về một giải pháp để Mĩ ra đi an toàn và không bị mất mặt, Bộ trưởng Quốc phòng James Schlesinger cho rằng việc làm của Kissinger là quá chậm và ra lệnh hối thúc việc rút hết nhân viên dân sự và quân sự Mĩ ra khỏi Sàigòn ngay.
Hơn nữa, theo Đại sứ Martin, trong khi Kissinger đã đạt được qua sự trung gian của của Chủ tịch Liên Xô Brezhnev một thoả thuận với Hà Nội là, để đổi lại điều trên, Hoa Kì sẽ để cho CSVN sử dụng toàn bộ số quân bị Mĩ đã viện trợ cho VNCH, Schlesinger lại phái người sang Sàigòn để thu hồi những vũ khí nặng. Chính vì tin vào thoả thuận trên mà Martin đã cố tình trì hoãn cuộc di tản 5.000 kiều dân Mĩ, với hi vọng sẽ có qua trung gian của Đại sứ Pháp Merillon một giải pháp chính phủ liên hiệp cho miền Nam Việt Nam và đồng thời cũng tránh gây hoảng loạn cho QLVNCH mà ông ta sợ là sẽ nổ súng vào những người Mĩ di tản khi thấy mình bị Mĩ phản bội. (trang 209)
Sự thực xẩy ra đã chứng tỏ nỗi lo sợ này là hoang tưởng, và riêng bản thân chúng tôi đã chứng kiến các Quân cảnh VNCH đứng giữ gìn trật tự và an ninh cho kiều dân Mĩ lên xe buýt đi Tân Sơn Nhất để di tản khỏi Việt Nam. Sau chuyến công du “điều nghiên” mà dụng ý là phủi tay và nhục mạ VNCH của một phái đoàn dân biểu Hoa Kì, ngày 17/4/1975, Quốc hội Hoa Kì đã bỏ phiếu bác bỏ đề nghị của Tổng thống Ford bổ sung 300 triệu đô la quân viện và khẩn viện 722 triệu đô la cho VNCH, nhưng chỉ chấp thuận cho 200 triêu đô la để dùng cho việc di tản nhân viên Mĩ.
Ngày 19/4/1975, để đáp ứng yêu sách loại trừ ông Thiệu của Hà Nội, Kissinger ra lệnh cho Đại sứ Martin hối thúc ông Thiệu từ chức; đồng thời Trung tá Mĩ Harry G. Summers, Jr., thuộc Uỷ ban Quân sự Liên hợp Bốn bên, đươc Đại sứ Martin cử đi Hà Nội để bàn với các nhà cầm quyền nơi đây thể thức rút nhân viên Mĩ ra khỏi miền Nam Việt Nam mà theo một nguồn tin tiết lộ sẽ được hoàn tất trước ngày 1/5/1975. (trang 207)
Ngày 21/4/1975, dưới áp lực của Hoa Kì. Tổng thống Thiệu tuyên bố từ chức trên Vô tuyến Truyền hình với những lời lẽ bộc trực, tố cáo sự phản bội của Hoa Kì. Nhưng ngay đêm hôm sau, ông và Thủ tướng Trần Thiện Khiêm lại được chính CIA hộ tống và lén lút mang ra khỏi Việt Nam trên một chiếc DC-6 của Không Quân Mĩ. Sự kiện này điểm thêm một nét hài hước cho tấn bi kich Việt Nam.
Ngày 23/4/1975, tức hai ngày sau khi cộng sản chiếm Xuân Lộc, Tổng thống Ford tuyên bố tại trường Đại học Tulane ỏ New Orleans: “Ngày hôm nay nước Mĩ đã lấy lại được niềm tự hào thuở tiền (chiến tranh) Việt Nam của nó. Nhưng chúng ta không thể làm được điều này bằng cách tham gia trở lại một cuộc chiến đã chấm dứt đối với chúng ta.” (trang 208)
Đây là lời tuyên bố phủi tay đầu tiên được phát biểu công khai và chính thức bởi một vị tổng thống Hoa Kì. Nó phơi bày khía cạnh xấu xa nhất của chủ nghĩa thực dụng chính trị Mĩ mà Bộ trưởng Ngoại giao Kissinger là một trong những người chủ xướng tích cực nhất. Quan điểm của ông ta là dùng chiến tranh uỷ nhiệm để thoái thác trách nhiệm và sử dụng hoà bình như một hưu chiến tạm để tạo một khoảng cách an toàn cho thanh danh của nước Mĩ và của chính bản thân ông ta, hiểu như nếu sau đó miền Nam Việt Nam có rơi vào tay cộng sản thì đó là lỗi của VNCH chứ không phải lỗi của Hoa Kì hay của ông ta. Cách nói bộc trực của ông Ford có tác dụng tăng kích tột độ cái không khí hoang mang đang bao trùm lên cơ quan đầu não của QLVNCH là Bộ Tổng Tham Mưu.
Một não trạng bị sói mòn bởi hội chứng bị bỏ rơi, nay đâm ra hoảng loạn và tìm đường thoát thân. Cho đến trưa ngày 29/4/1975 thì hầu hết các sĩ quan cấp tướng và sĩ quan trưởng phòng nơi đó đã rời nhiệm sở để sang tá túc nơi cơ quan DAO kế cạnh, chờ được Mĩ bốc ra Hạm đội 7. QLVNCH trở thành một con rắn không đầu, với những đơn vị địa phương tự đề ra kế hoạch hành động và cuộc chiến ở nhiều nơi trở lại trạng thái năm 1964 sau khi Tổng thống Diệm bị lật đổ: cuộc chiến của những viên đại uý (la guerre des capitaines).
Ngoài ra, vì hệ thống phối hợp hàng ngang cũng bị gián đoạn, mỗi đơn vị trở thành một ốc đảo chiến đấu, không biết tình trạng đơn vị bạn ra sao? Trước một tình trạng chung phân rã như vậy, tân Tổng thống Trần văn Hương chẳng có thể làm gì được để lật ngược thế cờ. Sau sáu ngày chấp chính thay ông Thiệu, ngày 27/4/1975, ông Hương rút lui; ngày 28/4/1975, Quốc hội VNCH bầu ông Dương văn Minh lên làm tổng thống, khoảng 5 giờ chiều cùng ngày, như trên đã nói, không quân cộng sản oanh kích phi trường Tân Sơn Nhất. Một điều bí mật mà mọi người ở những quán rượu trên đường Tự Do đều biết là, với sự tiếp tay tích cực của Đại sứ Merillon và Đại sứ Martin, ông Minh có nhiệm vụ thương thảo với cộng sản để thành lập một chính phủ liên hiệp ba thành phần (VNCH – Phe Trung lập – Chính phủ Cách mạng Lâm thời Việt Cộng) cho miền Nam Việt Nam. Thiện chí này, do một phái đoàn VNCH đưa ra tại trại David ở Tân Sơn Nhất sáng ngày 29/4/1975, bị đại diện của chính phủ Việt Cộng bác bỏ.
Trong khi đó, bầu trời thủ đô Sàigòn trở nên náo nhiệt, ồn ào với hết lớp trực thăng này đến lớp trực thăng khác của Hạm đội 7 Mĩ từ ngoài khơi hối hả bay vào để rồi hối hả chở đi những kiều dân Mĩ và người Việt thân Mĩ còn kẹt lại. Cảnh này làm chúng tôi chạnh lòng nhớ lại cảnh sáng ngày 26/10/1956 với hàng trăm phi cơ Mĩ đủ loại cũng từ Hạm đội 7 ấy bay đến để dương oai diễu võ – tưởng là vô song – trên bầu trời thủ đô Sàigòn để chào mừng sự ra đời của Đệ nhất Việt Nam Cộng hoà, một tiền đồn chống cộng Hoa Kì vừa góp công dựng lên để bảo vệ Thế giới Tự do. Tạo hoá rõ khéo “gây chi nghịch hí trường, đến nay chất ngất trắng tinh xương”. Và, ở một xứ trời nào đó hương hồn ông Diệm nếu còn vương víu nợ trần ắt phải đổ lệ ròng. Tám giờ sáng ngày 30/4/1975 (giờ Sàigòn), chiếc trực thăng Mĩ cuối cùng chở Đại sứ Martin cất cánh từ nóc Toà Đại sứ Mĩ ở đường Thống Nhất, trực chỉ hướng Hạm đội 7, để lại đằng sau một thành phố đang quằn quại trong khói lửa và một chế độ cộng hoà đang hấp hối. Sự hạ màn của tấn bi kịch “Ra đi trong hoà bình và danh dự” của Nixon và Kissinger là như thế đó.
Chín giờ rưỡi sáng cùng ngày, Tổng thống Dương văn Minh tuyên bố trên đài phát thanh về chính sách hoà hợp hoà giải của tân nội các VNCH và ý định muốn chia sẻ quyền hành với chính phủ Việt Cộng để tránh một cuộc đổ máu mà ông cho là không cần thiết nữa. Chưa đầy hai tiếng sau, lúc 10:25 giờ sáng, ông Minh lại đưa ra một lời tuyên bố thứ hai, ra lệnh cho QLVNCH phải buông súng và các cấp chính quyền từ trung ương xuống địa phương phải chuyển giao quyền hành cho chính phủ Việt Cộng. (trang 216) Cũng vào thời điểm này, tân thủ tướng Vũ văn Mẫu tuyên bố trên đài phát thanh một tối hậu thư yêu cầu Mĩ phải rút ra khỏi Việt Nam trong vòng 48 tiếng. Về sau, trước khi qua đời, ông Minh có tiết lộ với một thân hữu của ông tại Paris là lời tuyên bố của ông Mẫu là do Toà Đại sứ Mĩ thảo ra và nhờ ông ta cho người đọc hộ để tạo vẻ “danh chính ngôn thuận” cho việc ra đi của Mĩ, hiểu như khách đi vì bị chủ nhà đuổi chứ không phải vì khách muốn bỏ rơi chủ nhà. Trò chơi chính trị ấy quả là tuyệt luân về mặt lắt léo và xảo trá! Nói tóm lại, nếu trước kia ông Thiệu với lệnh rút quân cẩu thả của mình đã tặng không cho cộng sản một nửa đất nước và làm tiêu tùng phân nửa QLVNCH trong vòng hai tuần lễ, nay ông Minh với sự chấp thuận đầu hàng vô điều kiện trên đã chỉ trong vòng hai tiếng đồng hồ xoá tan một chế độ cộng hoà đã được dày dựng trong suốt hai mươi năm trời bằng mồ hôi, nước mắt và máu xương của hàng triệu người quân và dân miền Nam Việt Nam.
Một chế độ sinh ra và lớn lên trong những điều kiện éo le và gian nguy – hơn một thế lực, kể cả bạn, đã muốn xoá nó – tuy có những thiếu sót khó tránh được vì hoàn cảnh chiến tranh liên tục nhưng vẫn gắng xây dựng được những cơ sở, cấu trúc và lề lối sinh hoạt tự do, dân chủ đầy hứa hẹn cho tương lai đất nước một khi hoà bình trở lại. Một chế độ, theo một nhà văn nữ cộng sản, bị “giải phóng” nhưng lại văn minh và nhân bản hơn rất nhiều cái chế độ đến giải phóng nó. Đại khái bà ta nói: “Đây mới chính là cái cái xã hội lí tưởng mà chúng ta (những người miền Bắc) hằng mong tiến tới.” Thế còn phản ứng của người lính VNCH trưóc lệnh buông súng của thượng cấp là như thế nào? Tựu trung, vốn được hun đúc trong một truyền thống thượng tôn quân kỉ lâu đời, phản ứng của họ là một sự giã từ vũ khí trong điềm tĩnh, cam nhận pha xen tủi nhục, giữa cái im ắng của những dòng lệ chảy ngược vào bên trong. Súng được để lại vào giá, tài liệu mật bị thiêu huỷ; bộ quân phục bạc màu chính chiến được thay thế bằng một bộ thường phục mới toanh, và họ rời khỏi doanh trại để ra hoà nhập vào niềm đau chúng của dân tộc. Những chứng chỉ quân nhân bị xé nát như một biểu lộ quay lưng lại với chiến tranh chứ không phải để phủ nhận cái chân thân người lính quốc gia dân tộc của mình. Và tuyệt nhiên không có một hành động quay ngược nòng súng về phía thượng cấp và lẫy cò nào. Hành xử này, nghĩ cho cùng, chứng tỏ cung cách của một quân đội không chỉ sáng nét lúc nó thắng trận mà còn cả lúc nó sa cơ lỡ vận nữa. Nhưng đã hơn một người lính VNCH bật khóc trước cảnh quốc gia suy vong, trong đó có tác giả, một người đã hiến dâng trọn tuổi thanh xuân cho cuộc chiến bảo vệ đất nước. Và một số không ít đã tuẫn tử để giữ khí tiết bản thân và thanh danh Tổ quốc.
Có những vị tướng chết theo thành, như Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh Quân đoàn IV; Thiếu tương Phạm văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn II; Chuẩn tướng Lê văn Hưng, Tư lệnh Phó Quân đoàn IV; Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh; và chuẩn tướng Trần Văn Hai, Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh. Và còn nhiều sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ đã âm thầm hi sinh, trong đó có hai vị trung tá, ba vị thiếu tá và một vị đại uý thuộc Phòng Nhì Bộ Tổng Tham mưu, vốn là những đồng nghiệp thân yêu của tác giả. Tất cả những vị anh hùng này đã lấy chính xương máu mình để tô thắm cho tượng đài Thương Tiếc mãi mãi hiển linh trong lòng dân tộc.
13 – Chương sử ba mươi năm chiến tranh đẫm máu chấm dứt với sự trở lại của hoà bình trên đôi dép râu của nửa triệu quân phương Bắc thay vì bằng lá phiếu của một tổng tuyển cử tự do như thoả ước Quốc tế Paris đã qui định. Và lịch sử vẫn chưa đi hết cái chu kì vận động biện chứng của nó: nghịch lí trong chiến tranh được nối tiếp bởi những mâu thuẫn trong hoà bình. Bởi hoà bình này không mang đến hoà hợp tâm tư và hạnh phúc ấm no cho người dân Việt Nam. Một chế độ độc tài đảng trị vẫn tiếp tục khoét sâu thêm vết thương còn mở của dân tộc và bị dân tộc chối bỏ. Và ngược lại, người lính cộng hoà tuy thất trận lại đạt được một chiến công vẻ vang: hình ảnh thân yêu của họ còn đậm nét trong tâm tư dân tộc. Là như vậy nghịch cảnh Việt Nam do cuộc chiến tranh để lại. Thế còn phía Mĩ sau trên 30 năm cuốn gói ra đi có quên được Nam hay không? Hẳn là không nếu ta nghĩ đến cuộc tranh cãi gay gắt đã diễn ra quanh vụ những chiến tích Việt Nam của ứng cử viên tổng thống Kerry giữa phe Dân chủ và phe Cộng hoà chẳng hạn. Vụ này chưa kết thúc thì vụ Tổng thống Bush năm xưa trốn tránh đi tác chiến tại Việt Nam lại được khêu lên và gây tranh luận ồn ào.
Tất cả chỉ cho thấy vết thương Mĩ vẫn chưa lành, nó còn làm nhức nhối lương tâm quốc gia và li tán dân tộc. Nhưng trong chiều hướng ngược lại quan điểm phản chiến thuở nào: kẻ trước kia lẩn tránh nghĩa vụ Việt Nam nay cảm thấy xấu hổ; nhưng để lấp liếm mặc cảm, ho cho bộ hạ phản công dữ dội, tố cáo ông Kerry đã nguỵ tạo thành tích và gọi ông là “người của Hà Nội”. Phe Kerry phản kích không kém phần ác liệt với việc họ gọi ông Bush là đồ hèn, đã cậy thế con ông cháu cha để khỏi bị trưng dụng đi Việt Nam và tuyên dương ông Kerry là anh hùng và là người yêu nước thực sự kể cả khi ông ta trở thành một biểu tương của phong trào phản chiến năm xưa. Là như vậy sự bộc phát trở lại trên đấu trường chính trị của cái người Mĩ gọi là “hội chứng Việt Nam”. Còn phe cựu phản chiến chính hiệu thì đã im hơi lặng tiếng từ lâu vì sợ nói ra thì sẽ bị há miệng mắc quai (eat crow) trừ một số ít như nam ca sĩ Bob Dylan và nữ ca sĩ Joan Baez, hai tiếng nói tiêu biểu năm nào cho cao trào phản chiến – riêng Joan đã đích thân đi Hà Nội để trình diễn những bài ca phản chiến trước những tù binh tại nhà giam Hoả Lò – nay đã bày tỏ ăn năn hối lỗi bằng cách từ chối lời mời tham dự Liên hoan Quốc tế Âm nhạc vì Hoà bình mới đây của Hà Nội.
Tác giả tiếp tục hoàn chỉnh bức tranh nhất lãm của mình với việc sưu tầm thêm và phân tích những hậu quả cuộc chiến Việt Nam đối với Hoa Kì. Ông không những chỉ trích dẫn những nhận định bi quan mà còn cả những đánh giá tô hồng về cuộc chiến, như của cựu cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kì Walt W. Rostow:
“Nếu bạn cho rằng mục tiêu (của chúng ta) là giữ cho Đông Nam Á châu được độc lập thì có thể nói rằng chúng ta đã đạt được mục tiêu đó. Thái Lan, Malaysia và Singapore – ba nước mà ai cũng muốn chiếm lấy (up for graps) – đã thoát ra với niềm tự tin và một nền kinh tế vững mạnh. Thử hỏi họ có thể giữ được nền độc lập của họ không nếu không có sự trợ giúp của chúng ta?” (trang 221) Theo Rostow, để đánh giá đúng mức, cuộc chiến Việt Nam phải được đặt trong bối cảnh toàn vùng Á châu. Cựu Tham mưu Trưởng Hải quân, Đô Đốc Elmo R. Zumwalt, Jr., cũng có một nhận định tương tự, nhưng rõ ràng hơn:
Xét về chiến lược, chúng ta đã tạo khả năng cho các nước như Thái Lan, Singapore và Malaysia không rơi vào tay cộng sản.” (trang 122)
Nhà bình luận Marc Leepson đồng quan điểm với một số tướng lãnh và đô đốc Mĩ: “Nước Mĩ đã thắng cuộc chiến Việt Nam vì nỗ lực quân sự trong suốt tám năm tại nơi đó của chúng ta đã giúp cho các nước Á châu khác có thời gian tăng cường lực lượng chống cộng sản của họ. Cộng sản đã chiến thắng tại Việt Nam vào năm 1975 nhưng các quân cờ domino Á châu khác, trừ Lào và Căm Bốt, đã không sụp đổ.” (trang 122)
Những nhận định gây nhiều tranh luận trên, theo tác giả, chỉ là những tiếng nói trong sa mạc vì chúng không có tính thuyết phục bằng một chiến thắng cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, theo một luận điểm khác, việc H.K. bỏ rơi miền Nam Việt Nam đã giúp họ giải quyết trước mắt những khó khăn chính trị và kinh tế nội bộ đang gặp phải, và về lâu về dài sẽ tạo cho họ có khả năng cải biến một nước Việt Nam thống nhất dưới quyền cộng sản thành một thành trì chống Trung Cộng vững mạnh và thân Mĩ thông qua một chính sách viện trợ kinh tế, đầu tư, phát triển mậu dịch do Mĩ chủ xướng. Vẫn theo luận điểm này, “chiến thắng bằng diễn biến hoà bình vẫn tốt hơn đánh bại chúng bằng quân sự.” (trang 222)
Riêng chúng tôi thiển nghĩ cách lí giải của các giới chức quân sự và bình luận gia Mĩ trên là một suy diễn quá rộng, để đừng nói là lạc đề, lấy cái chung phủ lấp cái riêng và có hơi hướm của một nguỵ biện để tự bào chữa và lẩn trách nhiệm.
Còn ý định của H.K. muốn nộp miền Nam Việt Nam cho cộng sản Bắc Việt với hi vọng chúng sẽ đủ mạnh để chống người khổng lồ phương bắc, nếu có, thì quả là một khổ nhục kế quá lắt léo, để đừng nói là bệnh hoạn, phiêu lưu và phản logic. Bởi vì một nước Việt Nam thống nhất, không cộng sản và là bạn của Mĩ như Thái Lan hay Đại Hàn sẽ đáp ứng lợi ích của Mĩ tốt hơn một nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam như hiện tại chỉ cho thấy.
Ấy là chưa kể đến cái giá xương máu quá đắt phải trả cho quỷ kế ấy: Hàng chục ngàn người tù chính tri VNCH ngã gục trong lao tù cộng sản, một triệu thuyền nhân Việt Nam chết trên đường vượt thoát tìm tự do, hai triệu người Căm Bốt bị Khờ Me Đỏ thủ tiêu và hàng trăm ngàn người Lào và Hmông bị Pathet Lào giết hại.
Sau đây là là bản liệt kê số tổn thất trong cuộc chiến (phía VNCH và Mĩ):
• Tử trận: trên 200.000 VNCH + 58.000 Mĩ
• Thương binh: khoảng 600.000 VNCH + 150.000 Mĩ
• Tù binh: 1 triệu VNCH + 766 Mĩ
• Mất tích khi lâm chiến (MIA: Missing in Action): trên 1.900 người Mĩ Mức tổn thất và chiến phí được ước tính như sau (phía Mĩ):
• 8.612 phi cơ đủ loại bị tiêu huỷ, gồm 3.744 có cánh và.4.868 trực thăng, tính theo đô la là $12 tỉ
• Tổn phí về đạn dược: $35 tỉ
• Tổn phí về bom (7,35 triệu tấn, tức gấp đôi khối lượng sử dụng trong thế chiến 2): $7 tỉ
• Tổn phí về vũ khí nặng như tăng, pháo howitzers: nhiều tỉ đô la
• Số nhiên liệu sử dụng mỗi ngày là 1 triệu tấn, như vậy làm trầm trọng thêm cơn khủng hoảng nhiên liệu năm 1973 Mĩ đang gặp phải (trang 223)
Tóm lại, theo ước tinh của James A. Donovan, tổng số chiến phí là $108,6 tỉ, gồm $97,7 tỉ cho Việt Nam và $10.7 tỉ cho Lào và Căm Bốt. Nhưng theo cựu Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird, tổng chiến phí là $236 tỉ, tức $100 tỉ lớn hơn ước tính của chính phủ và gấp đôi ước tính của Donovan. (trang 223)
Như vậy nếu so sánh với các cuộc chiến tranh trước đó của Mĩ, chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh tốn kém nhất.
Hậu quả về kinh tế của cuộc chiến được Donovan phân tích như sau:
“…Chính phủ phải hoãn chi tiêu cho những dự án tối cần thiết về bệnh viện, trường học, đường xá, hệ thống chuyển vận và các nhà máy xử lí chất thải…Hơn nữa, vì phải tập trung tài nguyên, kĩ xảo và năng lực vào cuộc chiến, nước Mĩ đã phải trải qua một cuộc cạnh tranh gắt gao với các nước khác và năng xuất của nó bắt đầu giảm sút. Nhưng hậu quả kinh tế lớn nhất của cuộc chiến là làm nhụt ý chí muốn đóng góp của cải và sức mạnh quân sự của chúng ta vào việc bảo vệ hoà bình và sự ổn định thế giới.” (trang 223)
Hậu quả về tinh thần của cuộc chiến không kém nặng nề, trước hết là Hội chứng Việt Nam, đã và đang giày vò lương tri Mĩ, đặc biệt là giới cựu quân nhân đã tham chiến ở Việt Nam. Đây là chấn thương tâm thần lớn nhất và lâu nhất trong lịch sử quân đội Hoa Kì, một quân đội tự hào là chưa thua một cuộc chiến nào trước cuộc chiến Việt Nam của họ. Ngoài ra còn phải kể đến sự khinh miệt và bất tín nhiệm của quân dân Mĩ đối với các nhà chính trị của họ mà họ cho là bất tài và đã lừa dối họ khi đẩy họ vào một cuộc chiến họ cho là vô lí, vô ích và vô vọng.
Chưa bao giờ xã hội Mĩ lại bị phân cực, rối loạn và sa sút như vậy. Theo gót những đoàn biểu tình tuần hành phản chiến giương cao biểu ngữ “make love but not make war” là sự bùng nổ của một cuộc cách mạng văn hoá, cách mạng tình dục và nạn hút sách ma tuý do những người lính GI trẻ mang về từ Việt Nam và bắt đầu tràn lan ra khắp hè phố và trong khuôn viên những trường đại học. Nước Hoa Kì đã đánh mất tính trong trắng ngây thơ của nó. Chỉ vì Nam. Và bức tường Tưởng niệm Việt Nam vẫn còn ở đó như một trang sử buồn tủi, nỗi ám ảnh mung lung nhức nhối chỉ có thể được giải toả, theo thiển ý chúng tôi, với việc Hoa Kì ráng đi thêm một dặm đường nữa (an extra mile) là giúp dân tộc Việt Nam giải thể cái chế độ cộng sản quái gở mà H.K. đã vì lí do này hay lí do khác để nó áp đặt ách thống trị lên một cựu quốc gia đồng minh khăng khít của mình.
Thiết tưởng chỉ có một kết thúc thuận lí và thuận tình như vậy mới có khả năng hoá giải tất cả những nghịch lí H.K. đã tự tạo nên cho mình trong suốt mấy chục năm trời can dự vào Việt Nam.
Nói cách khác, cái chu kì vận động biện chứng của lịch sử hơn nửa thế kỉ qua của Việt Nam chỉ thực sự chấm dứt với sự ra đời của một Tin Mừng tương xứng với sự hi sinh của hàng triệu quân dân Việt Mĩ: một chế độ tự do và dân chủ ở Việt Nam.
Trên đây chúng tôi vừa trình bày một số ý kiến đóng góp khiêm tốn về một công trình khảo cứu công phu, đồ sô và có hệ thống là cuốn “The Tragedy of the Vietnam War” của Văn Nguyễn Dưõng.
Một công trình mà theo chúng tôi, vì cách kiến dựng một cái nhìn tổng hợp ba chiều chính trị, quân sự và tâm lí về cuộc chiến Việt Nam của nó, sẽ có một chỗ đứng riêng biệt trong rừng sách viết về đề tài này.
Mà nghĩ cho cùng, cần phải có một cách tiếp cận tổng trạng (holistic) như vậy thì mới có thể bao quát được hết những góc cạnh phức tạp của vấn đề, rồi từ đó tìm ra bản chất nó.
Và đây cũng là một lí do tại sao chúng tôi muốn thành khẩn giới thiệu tác phẩm của Văn Nguyễn Dưỡng với độc giả, đặc biệt là các độc giả Việt Nam và qua đó giải oan cho người lính VNCH về những điều mà cả thù lẫn bạn cho đến bây giờ, 33 năm sau cuộc chiến chấm dứt, vẫn tiếp tục bóp méo để vu oan và bôi nhọ họ.
Minnesota cuối năm 2008
Cung Trầm Tưởng
Ghi chú:
Tác phẩm “The Tragedy of the Vietnam War” – ISBN 978-0-7864-3285-1
by Văn Nguyễn Dưỡng do nhà xuất bản McFarland& Company, Inc., Publisher, 2008 xuất bản và phát hành, $39.95.
Xin độc giả đặt mua sách tại: Tel. 800-253-2187,
Email: info@mcfarlandpub.com.
Sách cũng có thể đặt mua tại Barnes&Noble bookstore tại địa phương.