Luật sư Nguyễn Xuân Phước từ Texas viết về bài học Triều Nguyễn và xu hướng thân Trung Hoa đưa tới chỗ mất nước và so sánh với tình trạng lệ thuộc tư tưởng ngày nay:
Năm 1802 Nguyễn Ánh diệt được nhà Tây Sơn, lên ngôi lấy hiệu là Gia Long và chọn Phú Xuân làm kinh đô. Đến đời Minh Mạng cố đô Thăng Long đổi thành Hà Nội. Nhưng quá trình thống nhất và sự sai lầm trong việc chọn lựa con đuờng phát triển đất nước ở các triều đại nhà Nguyễn đã đánh mất cơ hội phục hưng tổ quốc, làm tiêu tán nội lực dân tộc, dẫn đưa đất nước đến giai đoạn đánh mất nền độc lập.
Khi Nguyễn Ánh phát động chiến tranh chống lại nhà Tây Sơn, ngài đã dựa vào hai thế lực ở nước ngoài. Ðó là lực lượng của người Tây phương và lực lượng người Trung Hoa.
Sunday, 14 June 2015
Phạm Ký : Vài dòng về cố nhạc sĩ Dương Thiệu Tước (1915-1995)
Những năm đầu của thập niên 1930 văn hóa Âu Châu, nhất là của Pháp ồ ạt xâm nhập Việt Nam. Các nhà văn hóa, văn nghệ Việt Nam cũng bắt đầu chuyển hướng. Về lãnh vực văn chương có nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Về mỹ thuật có trường Cao Đẳng Mỹ Thuật được mở năm 1926. Về âm nhạc thì các nhạc sĩ VN thời đó một phần chịu ảnh hưởng của âm nhạc Pháp nhưng mặt khác họ cố tìm một đường hường mới để không bị nhạc Tây „nuốt“. Dòng âm nhạc mới này được gọi là TÂN NHẠC, NHẠC CẢI CÁCH, sau này còn được gọi là NHẠC TIỀN CHIẾN . Năm 1938 báo Ngày Nay kêu gọi các nhạc sĩ Việt Nam khi viết nhạc Cải Cách nên cố gắng giữ hồn Việt Nam. Trước đó ở Việt Nam có hát Ả Đào, hát Ca Trù, hát Xẩm do các ca sĩ mù hát rong ngoài đường phố. Năm 1927 Pháp mở Viện Âm Nhạc Viễn Đông (Conservatoires de musique Francaise d´extrême orient) tại Hà Nội chuyên dậy nhạc cổ điển Âu Châu. Chịu ảnh hưởng này các nhạc sĩ Việt Nam bắt đầu học "son phe". Thanh niên Việt Nam lúc đó, nhất là giới sinh viên, học sinh, ưa chuộng nhạc phổ thông của Pháp qua các bài hát của các ca sĩ Tino Rossi, Josephine Becker.... Họ cũng học các điệu vũ Tango, Foxtrott, Valse..Một số học dương cầm, vĩ cầm, lục huyền cầm/Tây Ban Cầm (guitar), banjo, mandoline. Một trong các thanh niên thời đó chọn học đàn Piano và Guitar chính là nhạc sĩ Dương Thiệu Tước.
Ai trộm xâu chuỗi của Phật?
Có một ngôi chùa, nhân vì thờ một xâu chuỗi Phật Tổ từng đeo mà nổi tiếng. Nơi thờ phụng sợi chuỗi chỉ có thầy trụ trì và 7 đệ tử biết.7 người đệ tử đều rất có ngộ tính, thầy trụ trì cảm thấy tương lai đem y bát truyền cho bất kỳ người nào trong bọn họ, đều có thể làm rạng rỡ Phật Pháp. Không ngờ, xâu chuỗi đột nhiên biến mất.
Thầy trụ trì bèn hỏi 7 đệ tử: “Các ngươi ai đã lấy xâu chuỗi, chỉ cần trả về vị trí cũ, ta sẽ không truy cứu, Phật tổ cũng không trách tội.” Các đệ tử đều lắc đầu.
7 ngày trôi qua, xâu chuỗi vẫn không được trả về. Thầy trụ trì lại nói: ”Chỉ cần ai đó thừa nhận, xâu chuỗi sẽ thuộc về người đó.“ Lại trải qua 7 ngày, vẫn không ai thừa nhận.
Thầy trụ trì rất thất vọng: “Ngày mai các người hãy rời khỏi chùa xuống núi hết đi, riêng kẻ đã lấy xâu chuỗi ta cho phép ở lại đây.“
Qua ngày hôm sau, 6 đệ tử thu dọn xong hành lý, thở nhẹ một hơi dài, nhẹ nhàng ra đi. Chỉ có một người ở lại.
Thầy trụ trì hỏi đệ tử ở lại :
– Xâu chuỗi đâu ?
– Con không lấy.
– Vậy tại sao chịu mang lấy tiếng trộm cắp?
– Mấy ngày nay các huynh đệ đều nghi ngờ lẫn nhau, nếu có người đứng ra, mới giải thoát cho chuyện này.
Lại nói:
– Xâu chuỗi tuy mất , Phật vẫn còn đây.
Thầy trụ trì cười, lấy xâu chuỗi từ tay áo mình ra, đeo vào tay người đệ tử.Đây là câu chuyện làm tôi cảm ngộ rất lâu.
Không phải mọi việc đều cần nói rõ ràng, cái quan trọng hơn nói rõ ràng đó là: có thể gánh vác, có thể hành động, có thể hóa giải, có thể sắp xếp, có thể thay đổi, nghĩ về mình, càng phải nghĩ cho người khác, đây chính là Pháp.Người hiểu bạn, không cần phải giải thích,
Người không hiểu bạn, giải thích cũng vô ích.
Đây không chỉ là một loại cảnh giới, mà hơn hết là một loại đại trí huệ.
TƯỞNG NIỆM NGÀY TANG YÊN BÁI 17.6.1930 - Nguyễn Quý Đại
Cuối thế kỷ thứ 19 thực dân Pháp
đô hộ Việt Nam từ năm (1884). Quân dân, sĩ phu Việt Nam liên tiếp nổi lên nhiều
phong trào chống giặc giành chủ quyền. Các cuộc khởi nghĩa Văn Thân, Cần Vương
đều thất bại nhưng không dập tắc được lòng yêu nước của người Việt Nam. Ðầu thế
kỷ 20, các phong trào cách mạng rút được kinh nghiệm thất bại của hai phong
trào trên nên thay đổi chiến thuật. Phong trào Ðông Du (1905-1908) của Phan Bội
Châu (1867-†1940) được Tăng Bạt Hổ (1858-†1906) giúp đưa du học sinh sang Nhật
Bản, nhằm đào tạo giới trẻ khi tốt nghiệp về canh tân đất nước, Phan Bội Châu
chủ trương theo chế độ quân chủ, đồng thời nhờ Nhật giúp để đánh Tây..
Đồng Minh Với Mỹ Không An Toàn Lắm !!! - Vũ Linh
Cách đây nửa thế kỷ, một chính khách Á Châu than phiền “Làm kẻ thù của Mỹ an toàn hơn làm bạn với Mỹ”. Câu nhận xét đáng buồn này có lẽ chưa khi nào đúng như ngày nay khi Đại Cường Cờ Hoa được TT Obama lãnh đạo.
Ở đây, có hai câu chuyện đáng bàn để thử nghiệm nhận xét trên.
CUỘC CHIẾN CHỐNG AL QAEDA
Năm xưa, al Qaeda trực tiếp đánh Mỹ tại ngay lãnh thổ Mỹ vào ngày 9-11. Cả thế giới bàng hoàng và xúc động, tỏ thiện cảm với Mỹ. Báo Le Monde của Pháp, một tờ báo thiên tả chưa khi nào có cảm tình với Mỹ, ra tựa đề lớn: “Ngày hôm nay, tất cả chúng ta đều là Mỹ”. Tổ Chức Liên Minh Bắc Đại Tây Dương đưa ra tuyên ngôn “Đánh Mỹ tức là đánh cả Liên Minh”.
Thư số 44b gởi: Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam - Phạm Bá Hoa
Tôi chào đời năm 1930, vào quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1954, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây ra. Trong bang giao quốc tế, quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia, không có tên gọi nào khác ngoài hai chữ “xâm lăng”. Sau ngày 30/4/1975, lãnh đạo cộng sản Việt Nam với lòng thù hận đã đày đọa chúng tôi trong hơn 200 trại tập trung mà họ gọi là trại cải tạo, hằng trăm Bạn tôi đến 17 năm, riêng tôi là 12 năm 3 tháng. Tuy tên Quốc Gia và Quân Lực mà tôi phục vụ không còn nữa, nhưng linh hồn trong quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ vẫn nguyên vẹn trong tôi. Tôi không hận thù lãnh đạo Các Anh, nhưng tôi không bao giờ quên quá khứ đau thương tàn bạo mà họ gây ra cho Tổ Quốc và Dân Tộc! Vì vậy mà tôi chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ về Việt Nam cho đến khi quê hương tôi có một chế độ dân chủ tự do thật sự.
Bữa tiệc đêm trong nhà vệ sinh
Chị là Oshin – người giúp việc nhà cho một ông chủ ngoại ngũ tuần, rất giàu có. Đêm xuống, xong việc, vội vàng về với đứa con trai nhỏ 5 tuổi suốt ngày ngóng đợi trong căn nhà tồi tàn..
Hôm ấy, chủ nhà có lễ lớn, mời rất nhiều bạn bè quan khách đến dự tiệc đêm. Ông chủ bảo : Hôm nay việc nhiều, chị có thể về muộn hơn không? Thưa được ạ, có điều đứa con trai nhỏ quá, ở nhà tối một mình lâu sẽ sợ hãi. Ông chủ ân cần: Vậy chị hãy mang cháu đến cùng nhé.
Chị mang theo con trai đến. Đi đường nói với nó rằng : Mẹ sẽ cho con đi dự tiệc đêm. Thằng bé rất háo hức. Nó đâu biết là mẹ làm Oshin là như thế nào kia chứ! Vả lại, chị cũng không muốn cho trí tuệ non nớt của nó phải sớm hiểu sự khác biệt giữa người giàu kẻ nghèo. Chị âm thầm mua 2 chiếc xúc xích.
Báo chí thế giới viết về tài sản của TT Nga Vladimir Putin - Vũ Khoan
Lời người chuyển bài: Những thằng xuất thân từ công sản đều là dân khố rách áo ôm,không là bần cố nông thì cũng du côn du thủ du thực như đám Lê đức Thọ, Lê Duẫn. Khi mấy thằng mạt rệp này lên cai trị thì chúng nó tha hồ vơ vét...con cháu chúng giàu nứt đố đổ vách trở thành đại gia ráo trọi....Công sản Nga , Tàu Việt giống hệt nhau..... (Ty Nguyen)
Gần mười năm qua, nhiều tờ báo nổi tiếng thế giới như: Forbes, Washington Post, CNN (của Hoa Kỳ), Paris Match, Nouvel Observateur (của Pháp) và nhật báo Die Welt (của Đức)… đều có bài viết về Vladimir Putin, đương kim Tổng Thống Cộng Hòa Nga (nhiệm kỳ thứ 3), là một trong những tỉ phú thuộc loại giàu nhất nhì thế giới. Trong khi đó, Điện Cẩm Lanh (Kremlin), báo chí Nga và các nước chư hầu lại lên tiếng, viết bài thanh minh cho ông ta.
Nói Với Người Cộng Sản
Sau đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục "Nói với người cộng sản". Đây là diễn dàn để trình bày với các đảng viên đảng CSVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. "Nói với người cộng sản" do Tiến Văn biên soạn, qua sự trình bày của Dian
Thưa quí vị đảng viên cộng sản lâu năm cùng các bạn công an, bộ đội,
Việt Nam chúng ta là một đất nước đa tôn giáo, có người theo Công giáo, người theo Tin lành và có cả người theo đạo Hồi. Nhưng xét về tâm tính chung của dân tộc, người Việt Nam chúng ta gần như ai cũng như ai đều có chịu ảnh hưởng ít nhiều của Phật giáo. Trên khắp đất nước Việt Nam đâu đâu chúng ta cũng thấy những mái chùa thâm nâu cổ kính, hiện diện ở khắp nơi và nhiều hơn các cơ sở thờ tự của các tôn giáo khác. Có lẽ mọi người trong chúng ta đều đã từng ít nhất một lần vào Chùa dầu chúng ta là người Công giáo, Tin lành hay Hồi giáo. Các dịp lễ Tết nguyên đán, ngày rằm, mồng một đầu tháng, các chùa tại Việt Nam và ở hải ngoại đều nghi ngút khói hương và người Việt nối nhau tới lễ bái. Thậm chí các lư hương, bàn thờ Phật ngày nay còn được đặt trang trọng trong các văn phòng, cơ quan của chính quyền cộng sản Việt Nam. Các dịp lễ hội lớn hàng năm của Phật giáo như Yên Tử, Chùa Hương, các cơ quan công quyền của Việt Nam kể cả nghành công an, quân đội, tuyên giáo, văn phòng trung ương đảng cộng sản cũng đều nô nức rủ nhau đi hành hương, lễ bái, cầu xin Phật.
Hướng Đạo Việt Nam Qua Dòng Lịch Sử Của Dân Tộc - Tom Huỳnh, J.D.
Mỗi khi nghe đến bốn chữ “Hướng Đạo Việt Nam”, nhiều người Việt vẫn thường nghĩ ngay đến một tổ chức đoàn thể thanh thiếu niên đã có mặt trong nước từ rất lâu và luôn được sự quý mến của mọi tầng lớp xã hội Việt Nam, mà đặc biệt là tại các tỉnh thành miền Nam trong suốt hơn hai thập niên trước ngày 30 tháng Tư 1975.
Ngày Quân Lực và Ngày của Cha
Kính mời Quý Niên Trưởng, Quý Vị cùng các Bạn Hữu nghe lại bài nói chuyện
của Nhà văn Giao Chỉ, SanJose về Ngày Quân Lực VNCH và Ngày của Cha
có kèm theo bài hát Người Lính không quân trang của Cố Nhạc sĩ Trần Thiện
Thanh do Nhật Trường trình bầy với sự phụ họa của Nhóm .
Nhat Lung
~~~~~~~~~~~~~~
Những bài viết cùng chủ đề:
Hỡi người lính chiến không quân trang
Xuống phố trưa nay với hằng sư đoàn
Người lính thầm lặng nhiều năm trước
Vẫn trang bị bằng lòng yêu nước
Bằng hồn thiêng sông núi Việt Nam!
Xưa người chiến đấu giữ Khe Sanh
Xưa đã giương cao ngọn cờ Cổ Thành
Người lính nhục nhằn nhận lệnh buông súng
Thản nhiên nhận tù đày ngăn cấm
Từ một ngày tháng Tư bàng hoàng.
Người lính vẫn còn đây
Không quân trang vẫn hiên ngang dưới màu cờ vàng
Người lính không cô đơn
Kiếp lưu vong vẫn tim gan đáp lời sông núi
Xuống phố trưa nay với hằng sư đoàn
Người lính thầm lặng nhiều năm trước
Vẫn trang bị bằng lòng yêu nước
Bằng hồn thiêng sông núi Việt Nam!
Xưa người chiến đấu giữ Khe Sanh
Xưa đã giương cao ngọn cờ Cổ Thành
Người lính nhục nhằn nhận lệnh buông súng
Thản nhiên nhận tù đày ngăn cấm
Từ một ngày tháng Tư bàng hoàng.
Người lính vẫn còn đây
Không quân trang vẫn hiên ngang dưới màu cờ vàng
Người lính không cô đơn
Kiếp lưu vong vẫn tim gan đáp lời sông núi
Này bạn, này anh, này chị, này em
Tiếng thét hôm nay dưới rừng cờ này
Gọi người chiến đấu Thái Bình, Thanh Hoá
Gọi người vùng lên bẻ xích bẻ gông
Gọi mẹ Kim Nổ, gọi cha Xuân Lộc
Có chúng con ba triệu bầu máu nóng
Góp đến muôn năm một tấm lòng son.
Hỡi người lính chiến không quân trang
Tôi khóc nghe anh giòng lệ vui mừng
Khi đã trùng trùng bàn tay chung hướng
Đã xây thành nhịp cầu lý tưởng
Phá cường quyền giải phóng quê hương.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~