Monday, 15 January 2018

MÁ TƯ MONTRÉAL & SÓNG NƯỚC TÌNH QUÊ - Việt Hải Los Angeles



Hôm nay mở hộp thơ tôi nhận được colis sách mà người gởi là "Má Tư  Montréal" biếu, bà chị Cao Lãnh, Sa Giang bút thự như sau: "Thân mến gởi tặng Trần Việt Hải tuyển tập truyện đầu tay của chị Tư. Tiểu Thu, Montréal". Cháu Tú Uyên con gái của cố nhạc sĩ Trường Kỳ gọi Má Tư là "Dì Út", riêng các cu con trai của Hàn bút gọi nhà văn nữ này là "Má Tư". Hàn ni sẽ dùng đại danh từ này của hai cháu trong bài viết.


Tuyển tập truyện đầu tay của Má Tư Thu mang tên rất kêu: "Sóng Nước Tình Quê", hình bìa cảnh dồng quê của họa sĩ Nguyễn Hữu Vịnh, tranh vẽ đồng quê thanh bình có hàng dừa xanh, có cây chuối tàu lá xanh tươi, có cô thôn nữ đội lúa, có đồi rơm rạ cao nghịu, có ao thả vịt mà vịt bơi thong thả, một bức họa mô tả sự êm đềm của đồng quê cho nội dung của sách do Má Tư phát hành. Bài viết Preface để intro tựa sách do nhà văn gốc toubib Trang Châu đi qua cả cuốn sách từ truyện Nước Cuốn Hoa Trôi, nói về thôn nữ Thắm bị ông anh rễ một con dê xồm nham nhở trời đánh chả chết đã dê nàng mang thai, cuộc đời Thắm gian truân phong ba từ đó, thứ anh rễ dê xồm như vầy tại Los Angeles này, bà hàng xóm Mỹ chỉ một cú phôn thôi, kêu 911 cho phú lít LAPD cum tay nhốt vào khám đường L.A. jail không khó, để luật nhân quả xử phạt cho bỏ tật, các nam tù nhân sẽ cưỡng bức tiết hạnh ông anh rễ dê xồm lại cho huề tiền, không khó nhé.  Toubib nhà văn đi qua truyện Đàn Ông Nam Bảy Lá Gan, Đêm Đen Thăm Thẳm, rồi truyện Sóng Nước Tình Quê,  tựa chủ đề của sách khi mà Má Tư kể chuyện xưa liếng khỉ cưỡng ép con cưởng, con nhồng, con sáo ăn ớt hiểm chỉ thiên cay thấy cha con sáo, cho sáo lột lưỡi nói chuyện uyên thuyên như emcee trên sân khấu ở rạp hát lớn, hay Má Tư nuôi cá lia thia cho đá nhau cho vui Má cười hả dạ, không biết Má Tư có cho cá độ không nữa. Cái vụ cá đá lia thia Hàn bút tôi và ông anh hai của Hàn bút đã nuôi cả bầy cá ta, ca xiêm, cá phướng (xanh, đỏ), gây giống cho cá đực dê cá cái đẻ ra cả bầy...  rất vui, rồi mục đá dế, ban đêm vác đèn pin đi bắt dế tại những đồi đất sét, chúng tôi chế nước vô hang ổ dế, dế bị ngộp, dế than dế lửa thi đua nhau tuôn thóat ra ngoài, anh em tôi bắt trọn ổ, có hôm chế nước vào hang đất sét dế không nhảy ra mà rắn lục chui ra đuổi anh em tôi chạy trối chết.

 
Nói về văn vui nên kể về ngòi bút văn học của xứ Mỹ là nhân vật Samuel Clemens, tức nhà văn Mark Twain, tác giả của truyện khôi hài trào lộng, tôi đọc Mark Tain bằng thích thú khi bà giáo Christine Lindsay của môn Văn Chương Mỹ kể nghe và cho essay về tác phẩm đầu tay của ông mang tính hài hước là "The Celebrated Jumping Frog of Calaveras County" (Ếch hoan nhảy tại hạt Calaveras), mà tác giả đặt tựa nguyên thủy là "Jim Smiley and His Jumping Frog", rồi lại đổi ý đổi sang tựa "The Notorious Jumping Frog of Calaveras County". Tác phẩm nói về tay thích đánh cá (betting), máu đỏ đen, bối cảnh tại Angels Hotel ở khu Angels Camp, California. Chàng Jim Smiley đánh cá độ con chó nhỏ mặt cọp bulldog mang tên Andrew Jackson mà anh nuôi, cho cắn lộn với những chó con khác ăn tiền, xong chán chê chó xoay sang cá ếch.  Jim nuôi con ếch cá độ, mang tên Dan'l Webster. Một hôm Jim gặp người khách lạ, muốn cá nhau xem 2 con ếch của ông và của Jim để xem con nào nhảy cao hơn, vị khách lạ kia ma giáo lén chế chì vào bụng ếch Dan'l, ếch Dan'l  mang bụng chì nên chẳng nhảy cao nổi, tổ trác Jim thua cá độ. 

Bài học ở đời là dù lanh lẹ đến đâu, vỏ quít dày gặp móng tay nhọn, hay đi đêm có ngày gặp ma, trong xã hội lắm kẻ lưu manh, ma thuật gian xảo, lọc lừa. Tác phẩm này đã tạo nên tên tuổi của ông qua nụ cười hài hước, mỗi khi ông đi đó đây nói chuyện trước đám đông cử tọa thích thú sự khôi hài duyên dáng của ông diễn giải vê sách khiến bà con cười bò lăn. Mark Twain như một vì sao xẹt mang ánh sáng rực rỡ quệt ngang qua bầu trời văn học Mỹ quốc. Cho đến nay ông vẫn là biểu tượng như vì sao thành công sáng giá trong giới văn học, thần tượng của những người cầm bút trên văn đàn tại Mỹ.

Thương giọt phù sa như là sữa đấtĐêm quê nghèo mưa trắng lạnh Tiền giang...Em thả tóc hương lài thơm gối mộngBúp tay mềm với gọi giấc mơ tanMùa ốc gạo anh còn đi xúc tépChiều Tân Hưng ngõ bướm rợp hoa vàngMai họp chợ Nha Mân xuồng ghé sớmEm buổi chiều Rạch Rắn đợi anh sang!Mấy nhỏ bạn miệt Nàng Hai, Xóm CửiDặn mua dùm xoài tượng với dưa gangAnh hái mận ra Cái Tàu đổi rẻThêm chục xoài cát ngọt cúng trên trang!Van vái được cưới em ngày mới lớnHạnh phúc đơm đầy hoa lá bình anĐâu biết được mộng đau vùi giấc bướmNha Mân buồn Rạch Rắn đã sang ngang!Đêm trở lại ngậm ngùi trăng cố thổBóng hình xưa bèo bọt giấc mơ tànPHƯƠNG TRIỀU

Mục đồng quê khác như nội dung sách của Má Tư là mục đá gà, tôi nhớ anh tôi có tay nuôi cá đá, gà đá, anh có cả bầy gà chiến chỉ để đá, collection gồm các loại như gà tre, gà nòi, nhà ta, gà rừng, gà nhạn, gà  ác,... Khi gà có cựa, muốn cho gà đối phương sớm mang thẹo, ta vuốt cựa gà nhà thật bén, trước khi ra quân ta cho gà nhà nhẫm tí ti rượu đế, dù Gò Đen hay Bà Quẹo, khi gà lên cơn say thịnh nộ thì đá trận nào đáng trận nấy, gà say men chiến đấu gà sôi máu harakiri quyết tử chiến rất hung hăng như quân taliban, như hamas, cấu xé gà đối phương như lệnh xé xác. Gà đối phương rót thua te tua bỏ chạy, xong về cho gà nhà nhẫm nước chanh để gà sớm giã rượu, chứ không thôi các cậu nhỏ thuở xa xưa chỉ mặc xà lỏn đeo súng nước oai phong tòn ten chẳng khác nào khiêu khích khi gà trong cơn say thịnh nộ hiếu  chiến, chỉ e rằng xảy ra chuyện chẳng lành lặn cho tuổi thơ.

Má Tư viết truyện đả kích bọn đàn ông băm lăm dê xồm, văn phong miệt vườn đượm nét khôi hài, dí dỏm khi mượn ca dao vung gươm chém vè bọn nam nhi testosterol tham lam vừa dê xồm cơm nguội, vừa xơi phở nóng đầy cạm bẫy hấp lực nữa:

"Đàn ông năm bảy lá gan
Lá thì cùng vợ, lá toan cùng người".
hay
"Đàn ông năm, bảy trái tim
Trái ở cùng vợ, trái thêm chục người".

Má Tư tả chân cảnh đánh ghen trong truyện "Đàn Ông Năm Bảy Lá Gan":
"Bữa nay trăng tròn vành vạnh, đổ xuống vạn vật một thứ ánh sáng trong như thuỷ tinh, êm mát như nhung lụa.
Cơm tối xong, cậu tư Tâm nói với mợ rằng cậu phải lại nhà ông Hương sư Mậu họp, chắc về trệ Chuyện cậu Tư đi chơi sau bữa cơm tối là thường, nên mợ cũng không cần thắc mặc Mợ chỉ nhắc cậu như thường lệ:
- Mình nhớ đừng nhậu nhẹt quá chén, rủi về dọc đường té bờ té bụi không ai hay rồi mang hoa..
Cậu Tư trấn an vợ:
- Anh biết rồi. Mình cứ yên tâm ngủ ngọn Đừng lo, anh họp chút xíu về liện Đang ngủ say, mợ Tư chợt giựt mình tỉnh dậy, vì hình như có ai đang khều. Định hồn nhìn kỹ té ra con Ni.
Mợ định mở miệng hỏi thì nó ra hiệu biểu đừng lên tiếng, rồi kề tai nói thì thào:
- Cô Sáu (con nhỏ kêu theo thứ của mợ Tâm lúc còn con gái) theo con xuống nhà dưới liện Dượng Sáu đang ở trong buồng chị Hà.
Nghe tới đây mợ Tư bật dậy như bị điện giựt Miệng há hốc nói không nên lời. Con Ni thì thào tiếp:
- Hồi nảy con thức dậy đi tiểu. Ngang buồng chị Hà nghe có tiếng nói chuyện nho nhỏ. Con tưởng anh Ban nên áp tai vô vách lắng nghe. Té ra tiếng của dượng Sáu. Con lật đật lên kêu cô. Cô nhớ đừng để cho dượng biết là con cho cô hay, không thì chết con đó.
Mợ Tư nói thôi mầy về buồng trước đi rồi tao xuống. Nhưng trước khi xuống, mợ cầm cái đèn trứng vịt đi kiếm cây chổi lông gà. Mợ nhè nhẹ mở cửa buồng rồi bất thần vén mùng lên. Chu mẹt ơi, dưới ánh trăng sáng lồng lộng từ cửa sổ hắt vô, bộ ngực trần của cô Hà trắng nhễ nhại. Lại còn gối đầu trên cánh tay cậu Tư, mái tóc huyền xổ tung coi mười phần gợi cảm. Máu ghen tràn ứ cổ, mợ Tư tay vừa quất túi bụi, miệng rít lên:
- Đồ gian phu dâm phụ. Dám dở trò khốn nạn trong nhà này. Cho mấy người giỏi hú hí nè.
Cậu Tư vừa đỡ đòn cho tình nhân, vừa nhảy xuống giường, a lại ôm mợ Tư cứng ngắt:
- Thôi mà mình. Thôi mà mình.
Rồi quay qua phía cô Hà đang ngồi chết trân trong góc giường, tay kéo hai vạt áo cố che bộ ngực trần đang phập phồng vì quá sợ hãi! Cậu la lên:
- Trời ơi chạy lẹ đi. Còn ngồi đó làm chi nữa!..."

Xem tiếp bài viết "Đàn Ông Năm Bảy Lá Gan":
Thú thật Hàn bút quen biết Má Tư nhà văn hơn 10 năm qua, nhưng tác phẩm mang hơi hướm "hoạn thư" của sự thể Mợ Tư bố ráp bắt ghen với chổi lông gà quất tình địch chát chúa như cop LAPD quất chàng dân oan Rodney King, dã man quá tay, do vậy Hàn tôi tả mô phỏng Má Tư Thu là nhà văn chân phương là vậy. Sự thật không buồn sao được đâu phải đàn ông nào cũng năm bảy lá gan, hay năm bảy trái tim như Bill Clinton, Hughes Hefner, DSK hay JFK của xứ người đâu nhỉ ? Khi nhập tịch Huê Kỳ quý ông celebrity như Nam Lộc, Lê Tuấn, Ngô Thụy Miên, Phạm Gia Cổn, Võ Tá Hân, Cao Minh Hưng, Phan Anh Dũng, Lê Hân, Phan Đình Minh, Huỳnh Anh, Hạnh Cư, Nguyễn Di Trung, Trần Mạnh Chi, Lưu Anh Tuấn, marine Nguyễn Phục Hưng, Quyên Di,... đều giơ tay cao "thành khẩn" tuyên thệ đọc thần chú không hề có phạm tội gì cả, kể cả tội "xơi phở", mấy ông chỉ vướng phải cái tội trời ban là ghiền món "cơm nguội" duy nhất  mà thôi,... Thế mà ca dao cổ ngữ trong sách vở từ ngàn xưa lại chế nhạo, bôi bác, bêu riếu là:
“Đàn ông đi biển có đôi,
Đàn bà đi biển mồ côi một mình”,

Do đó, chúng tôi dân testosterol rất thông cảm với sự bất công của câu ca dao ví von này, nhưng mà cái khái niệm chung chung như vậy, có ai hiểu chúng tôi đã minh thị tuyện thệ trước luật pháp món "cơm nguội" muôn thuở vẫn là number one mà…

Hôn nọ nhà văn Lê Tuấn email đến Hàn (Mặc Hải) tôi một link, mà Hàn tôi nghĩ là câu ca dao Má Tư dùng ghi tựa sai, cũng như câu đi câu hay đi biển có đôi, cũng sai tuốt luôn:
Ngư Ông và Biển Cả, Ẹ Hemingway:

Lê Tuấn đã chứng minh rành rành khi mượn ý nghĩ của Ernest Hemingway qua tác phẩm The Old Man and The Sea, ví phỏng là đàn ông chúng tôi như ông lão Santiago chỉ đi biển có một mình, mà lại còn bê về một con cá mập thật to, truyện được quay thành phim đoạt giải Oscar 1958, cộng thêm sách được giải Nobel văn học 1954 mà chả có tô cơm nguội hay dăm ba tô phở nóng nào theo cùng cả. Nếu có dăm ba tô phở nóng nào theo thì chưa chắc gì Ủy ban cứu xét giải Nobel văn học tại Stockholm chấp thuận trao giài thưởng cao quý này khi chổi lông gà vung tay trấn áp đối phương. Đúng không chứ?
Hàn bút  tôi vốn thích đọc văn chương trào phúng, văn diễu cợt, văn tinh nghịch, có lẽ trong giới nhà văn nữ Việt Nam thì Má Tư là một trong những vị theo khuynh hướng này. Sách vở ghi nhận "Văn tức Người", văn chương phản ảnh tâm tính, tâm tình của người viết, như quan điểm của Blaise Pascal, "La littérature c'est l'homme", ai gặp Má Tư ngoài đời hẳn như hoa xuân, như nụ cười, thật vậy. Thảo nào bố bảo tại sao Ba Tư Thành đã bị "coup de foudre" ngay khi thoạt mới gặp Má Tư Thu khi xưa tại Cao Lãnh Sa Giang nhỉ ?
Mark Twain còn trào phúng chọc cười Âu châu trong tác phẩm A Tramp Abroad (Xuất Ngoại, viết năm 1880) được viết ra từ chuyến du lịch sang châu Âu của tác giả vào năm 1878. Cuốn truyện này kể lại các chuyến đi qua các nước Đức, Thụy Sỹ và Ý và theo tình tiết của cốt truyện tác giả đã pha trộn các truyền thuyết, tùy bút, chuyện khôi hài nhắm vào các nhân vật địa phương để châm biếm, chế diễu qua văn phong ý nhị nhẹ nhàng về các sách du lịch và nền văn hóa tại châu Âu.
Trong cuốn mang tựa đề Mark Twain: A Life (Mark Twain - Cuộc đời), tác giả Ron Powers viết: "Mark Twain đã làm thay đổi cách nhìn của người Mỹ, ông chính là một Lincoln trong văn học". Mark Twain đã trả lại cho nước Mỹ ngôn ngữ và giọng nói của con người bản xứ nước này, không phải bằng lối diễu cợt hay châm biếm mà bằng thứ văn học tinh tế và đầy chất hài hước. Ba mẹ của ông là cư dân tiểu bang Virginia nhưng ông được sinh ra tại Florida, trong một gia cảnh khá chật vật, túng thiếu. Năm 1839, gia đình ông di chuyển đến sống tại Hannibal, thành phố nhỏ nằm cạnh dòng sông Mississippi. Cha mất sớm, nhà văn phải bỏ học và theo nghề lái tàu kiếm sống. Khi cuộc nội chiến bùng nổ, nhà văn bỏ tàu, bỏ sông nước trôi dạt theo giòng đời, cuộc sống phiêu lưu ở những dãy núi miền Tây nước Mỹ. Nhưng những ngày tháng lênh đênh trên tàu đã để lại cho ông những kỷ niệm sâu đậm. Thật vậy, dòng sông Mississippi đã trở thành nguồn cảm hứng để nhà văn viết nên những kiệt tác như "Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer" (The Adventures of Tom Sawyer, viết năm 1876), "Cuộc sống trên sông Mississippi" (Life on the Mississippi, 1883) và "Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn" (The Adventures of Huckleberry Finn, năm 1884). Những mỏ vàng, mỏ bạc ở miền viễn Tây đã quyến rũ giấc mơ làm giàu của ông, nhưng rồi vận may chỉ là ảo tưởng, không mỉm cười đến với đời ông. Buồn nhỉ Má Tư?
Có ít nhất 3 bài viết trong quá khứ Hàn tôi đề cập về Mark Twain và dòng sông Mississippi, như trong bài tùy bút Xuôi Sông Vàm Cỏ:
"Ngày nay Mississippi cũng có lục bình y chang như trên quê hương Việt Nam. Tuy vậy điều thắc mắc là tôi không thấy cây bần, có thể ở Mỹ không có chăng (?). Cũng tại bờ sông Mississippi này ngày xưa nhà văn hào Mark Twain thường đem con sông quyến rũ, thơ mộng và đầy lợi ích này vào văn chương của ông như tác phẩm "Dòng đời trên sông Mississippi" (Life on the Mississippi), mà trong đó ông đưa những tình tự thiên nhiên và đồng quê trong những mảnh đời ven dòng sông Mississippi. Thực vậy, chính dòng sông này đã nuôi sống không biết bao nhiêu người dân Hoa Kỳ..."

Ref. link:

Viết đến đây tôi nhớ vế các tác phẩm như Sóng Nước Tình Quê, hay Nước Cuốn Hoa Trôi của Má Tư, khi Má Tư kể về bao kỷ niệm quê hương như bông điên điển, dừa nước, bần, ô rô, đước, tre, ô môi,... Nhớ lắm quê hương ơi! Còn VCs no go home, for sure.

Tác phẩm Life on the Mississippi (Đời Sống Trên Dòng Sông Mississippi) viết xong năm 1883, mô tả về lịch sử, tùy bút về khung cảnh, con người của các con tàu thủy, của các thành phố dọc theo con sông Mississippi. Tác giả Mark Twain đã kể rõ về những ngày lái tàu của đời mình khi trước từ chương 4 tới chương 17. Các chương này trước kia đã được phổ biến trên tờ nguyệt san Atlantic vào năm 1875 qua loạt bài Old Times on the Mississippi (Thời xa xưa trên dòng sông Mississippi).
Tác phẩm The Adventures of Huckleberry Finn (Các cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn) được coi là một trong các tác phẩm nổi danh của Mark Twain, được xuất bản tại nước Anh vào năm 1884 và Hoa Kỳ vào năm 1885, và là phần nối tiếp của cuốn "The Adventures of Tom Sawyer". Cuốn truyện này mô tả các cuộc phiêu lưu của hai đứa trẻ trốn nhà, là Huck Finn và một em nô lệ da đen tên là Jim. Tom Sawyer cũng xuất hiện lại trong một số chương với trò khôi hài cố hữu. Trong truyện, Mark Twain đã dùng thứ ngôn ngữ hiện thực (realistic language) thêm vào là nhiều loại thổ ngữ (dialects) làm cho thêm phần sống động các vai cúa các nhân vật.
Trước đây nhà văn Duyên Anh thường đề cập cuốn The Adventures of Tom Sawyer (Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer), Mark Twain viết năm 1876) được coi là hồi ký của Mark Twain và tác giả mô tả nhân vật Tom Sawyer, cùng người bạn Huck Finn và ngôi làng St. Petersburg nhờ vào kỷ niệm khi sống tại vùng Hannibal khi trước. Văn học Mỹ nhìn nhận sự đóng góp lớn lao của Mark Twain là vì cách hành văn độc đáo "rất Mỹ" của ông, phá cách vì không theo lối truyền thống viết văn của các tác giả người Anh. Mark Twain là một trong các nhà văn Mỹ được xếp hạng cao, một bậc thầy về ngôn ngữ theo hình thức tiêu chuẩn, chứa đựng thứ phương ngữ của Miền Tây Hoa Kỳ. Thể văn tự do, thả lỏng (loose rhythm of the language) trong các tác phẩm của Mark Twain đã khiến cho người đọc cảm nhận được sự gần gủi qua lời nói thực sự (real speech) và lối hành văn hiện thực này đã ảnh hưởng tới nhiều nhà văn Mỹ khác, khiến cho Văn Hào Nobel Ernest Hemingway đã có lúc công nhận là: "All modern American literature comes from one book by Mark Twain called Huckleberry Finn" (Tất cả nền văn chương hiện đại của Hoa Kỳ bắt nguồn từ một cuốn sách của Mark Twain gọi là Huckleberry Finn)

Qui suis-je ?

Mark Twain

Khuynh hướng châm chọc trào phúng nổi tiếng của ông tạo cho lịch sử trào phúng chính trị của nước Mỹ. Những tác phẩm của Mark Twain, mà nhiều ý tưởng cười ra nước mắt, mang tính chất châm biếm sâu sắc, với những nét miêu tả tâm lý xã hội thấm thía khéo léo, điều này đã trở thành những vũ khí sắc bén đấu tranh chống sự áp bức thống trị của giới cầm quyền phong kiến tư bản, chủ nhân của nạn buôn người nô lệ da đen. Ông chống lại chính sách kỳ thị dã man phân biệt chủng tộc đối với những người da đen ở nước Mỹ. 

Nói đến Duyên Anh ông còn đề cập đến tác phẩm mà bà giáo văn chương Lindsay của lớp học trong campus thuở nào là Uncle Tom's Cabin (Túp Lều của Chú Tom), của nhà văn nữ Harriet Beecher Stowe, người da trắng nhưng đấu tranh bênh vực cho nhân quyền da đen. Tác phẩm Túp Lều của Chú Tom còn được gọi dưới tên khác là Life Among the Lowly (Cuộc Sống Giữa Những Lầm Than), vốn là một tiểu thuyết mang tính lịch sử khi tác giả chống đối chế độ nô lệ tại Mỹ. Sách được xuất bản vào năm 1852, là cuốn tiểu thuyết đã có ảnh hưởng sâu đậm làm lung lay nước Mỹ thuở xưa. Stowe lớn tiếng nói lên quan điểm chống báng sự bất bình đẳng xã hội, khi xã hội bạc đãi người Mỹ da đen và tình cảnh nô lệ oái oăm, trớ trêu trong xã hội Hoa Kỳ, người ta đấu tranh chống đối đánh đuổi quân thực dân Anh vì tự do nhân quyền, nhưng cái nhân quyền như vậy nhiều nơi đã không cho người da đen, sự kiện xã hội này làm tăng thêm sự xung đột giữa các tầng lớp dẫn đến cuộc Nội chiến đẫm máu của Hoa Kỳ, đó là theo sự nhận xét của học giả chiến lược gia quốc phòng Will Kaufman.

Thật vậy, nhà văn Stowe đã làm nổi bật trong tiểu thuyết của mình nhân vật tên chú Tom, một nhân vật nô lệ da đen phải lìa bỏ vợ con, bị bán từ nơi này sang nơi khác, bị đánh đập tàn nhẫn. Tiểu thuyết mô tả sự độc ác, tàn bạo có thật của nạn nô lệ, đồng thời cũng khẳng định tình yêu thương có thể vượt qua mọi thứ để chiến thắng, lật đổ sự lạm dụng buôn bán con người trong xã hội loài người.
Túp Lều của Chú Tom là một cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất trong thế kỷ 19, ngay nội trong tuần lễ đầu tiên 10.000 bản đã được bán sạch. Trong năm đầu tiên sau khi xuất bản, 300.000 ấn bản được bán hết chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ mà thôi, mặc dù cuốn tiểu thuyết bị cấm tại các tiểu bang miền Nam vốn chủ trương lưu giữ nạn nô lệ. Tại Anh,  số ấn bản được bán ra còn cao hơn ở Mỹ. Đến năm 1854, sách của bà được dịch ra 60 ngôn ngữ khác nhau. Cuốn sách này quan trọng đến mức độ thu hút sự lưu tâm của cả nước Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới. Đến khi Tổng thống Abraham Lincoln gặp Stowe vào năm 1862 đã chào mừng bà bằng câu nói nổi danh trong lịch sử: “Hóa ra bà chính là người phụ nữ nhỏ bé đã viết cuốn sách làm bùng nổ cuộc chiến tranh vĩ đại” (So you're the little woman who wrote the book that started this great war).

 
Abraham Lincoln meeting Harriet Beecher Stowe




Đấy, đấy Má Tư à, Má Tư viết sách đấu tranh cho nữ quyền, bênh vực những cơm nguội, ý tưởng ẩn hiện lãng đãng đó đây trong tác phẩm Sóng Nước Tình Quê. Nếu như Uncle Tom's Cabin của Harriet Beecher Stowe tranh đấu cho sự bình đẳng về màu da, Nước Tình Quê đang có trước mặt Hàn bút lại lên án nạn nam giới testosterol băm lăm dê xồm, năm bảy lá gan hay năm bảy trai tim, một cách khác, năm bảy tô phở, mà nỡ phụ tình cơm nguội. Vui hay buồn? Tùy người đối diện.

 
Thơ Phương Triều

GIỌT SỮA ĐẤT

Tóm lại sách đầu tay của Má Tư gồm bài Intro của toubib Trang Châu và 10 truyện ngắn mà bài mở hàng là Nước Cuốn Hoa Trôi, bài cuối dọn hàng là Sóng Nước Tình Quê, vô cùng vui. Phần cuối sách là bài Bạt của nhà văn Hồ Tường An, ông cho biết Má Tư cùng quê huơng xứ sở với nhà văn Phương Triều, gốc Sa Giang, Hàn bút quý mến đàn anh Phương Triều, mỗi khi anh có tác phẩm mới anh thường chia sẻ, anh ghi kèm vài dòng gởi kèm: "Hải xem và cho ý kiến nhe", thế là Hàn ni cuối tuần nghỉ làm, ngồi đọc xong và hý hóay feedbacks gởi anh. Đấy là thâm tình văn chương. Hàn tôi quý văn chương vì ta đọc ý tưởng, tâm tình sâu kín nhất của nhau, thưởng ngoạn văn chương chữ nghỉa bề bề, thơ văn ám ảnh đam mê suốt đời. Nói theo nhà văn Thinh Quang văn chương là cái nghiệp, là cái nợ, một khi chất văn chương đã thẩm thấu vào máu, ôi thôi dù nghiệp hay nợ chúng ta đều phải trả sòng phẳng, trả tự nguyện và trả trong vui sướng thích thú.

 

Đọc Phương Triều của những tác phẩm Còn Nhớ Còn Thương, Tiếng Hát Hoàng Hôn, Sầu Hương Phấn, và Giọt Sữa Ðất. Nhà văn Phương Triều bị chứng bệnh Laryngeal Cancer (vocal cord cancer, glottis carcinoma), khi anh mất Hàn bút viết bài chia tay chào tiễn biệt qua báo và internet:

Rồi hôm sang Honolulu với Lý Tòng Tôn, Kim – Nancy,
cùng họp mặt nhiều thân hữu bạn bè,  thầy cô Phạm Khắc Trí, Gene - Nina Ngọc Nhung Castagnetti, Lê Văn Hai Montreal, Nguyễn Văn Phép Australia, Huỳnh Liên Tennessee, Quỳnh Giao CLBTNS, Huỳnh Anh - Ý Thu,  Bửu Tịnh - Lê Thúy Vinh, Hùng Ngọc - Kim Vui Pomona, Vũ Minh Phưong - Nguyễn Minh,  Lê Thị Hoài Niệm, Phan Thanh Tâm, Dư Thị Diễm Buồn, Phạm Thanh Khâm và Nguyễn Văn Thành Minneapolis, Hàn ni gặp lại chị Phương Triều, chị vui mừng sau bao năm vật đổi sao dời rồi chị em nhiều bạn bè văn chương hội ngộ tại hải đảo Hawaii, và nhắc chuyện xưa khi anh Phương Triều còn sanh tiền.

Trở lại với tác phẩm của Má Tư chểm chệ hiển hiện trước mặt, theo nhận xét của nhà văn Hồ Trường An, tác giả của Tập truyện Truyền Kỳ Trên Quê Nam (Giai Thoại Văn Chương và Bút Khảo Quê Nam Một Cõi), hiện cư ngụ tại vùng Troyes, Pháp quốc, thì văn phong Má Tư mang nét "Nam Kỳ Lục Tỉnh", mộc mạc, đơn giản, véo von, vui tươi, sống động,... Tôi đồng ý với anh An, văn của Má Tư dí dỏm, chân phương và không sáo ngữ. Má Tư cấu trúc bối cảnh của hầu hết các truyện của Má thiên về miệt quê miền Nam, theo khuynh hướng như những Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc, Lê Xuyên, hay Tiểu Tử,...

Sóng Nước Tình Quê là tác phẩm chuyên đề về quê hương, tác giả là nhà văn Tiểu Thu, sanh năm Đinh Hợi, cung mạng Ốc Thượng Thổ, đối tượng nữ này tiềm ẩn dưới các vì sao Văn Xương và Văn Khúc, thiên phú văn chương chữ nghĩa một bồ, lại kèm theo các sao Hóa Khoa và Hóa Lộc bổ sung cung mạng. Hóa Lộc vì thực lộc bất khuyết, phát triển tài năng thuận lợi hài hòa. Người Hóa Lộc vốn có trực giác bén nhậy, thông minh trí tuệ, có khả năng phát huy, phát triển mọi việc trong gia đình và ngoài xã hội là điểm son của người tài hoa. Hóa Khoa theo khoa chiêm tinh thuyết Âm Dương Ngũ Hành, vì sao Hóa Khoa thuộc hành Kim, thuộc về mùa Thu như người có Hóa Khoa phù trợ thường liêm chính, thanh liêm, văn chương chân chất, mộc mạc, một lòng một dạ, khuynh hướng thủy chung trước sau như một. Đối tượng nữ này còn có vì sao Văn Xương chủ tế về khoa giáp, luôn luôn có những thành tựu to lớn về nghiệp văn chương chữ nghĩa. Sao Hóa Lộc mang sao Văn xương hợp nhất với sao Hóa Khoa (vì năm Đinh Văn Xương Hóa Khoa) đưa tài năng trong phạm trù văn nghệ và học thuật càng được bộc lộ rõ nét. Sao Văn Khúc ếm mạng tốt nhất suốt đời, được đức phu quân cưng như cưng trứng mỏng mà còn được chiều chuộng nhất mực.
Đối tượng nữ, Má Tư Tiểu Thu gặp lộc may khi sao Văn Xương hội tụ cung Hóa Khoa chiếu mạng, hình thành bao Lộc Văn cung mệnh chủ tế về diện phú quới, được tài cao đức trọng nhờ văn chương, có biểu hiện xuất sắc về mặt tài nghệ. Viết văn xong đức lang quân đóng cửa phòng mạch MD Montréal Clinic để chủ tế dốp proof-reading và arts grahic layout sách cho đối tượng nữ này. Tác phẩm xuất bản như Sóng Nước Tình Quê cùng Tiếng Hót Vành Khuyên và Mai Về Quê Cũ (dự định in). Mọi liên lạc với tác giả, xin cho cánh nhạn về địa chỉ: Nguyễn Tiểu Thu  <tieuthunguyen@hotmail.com>. 
Sau cùng xin cám ơn Má Tư, cám ơn Sóng Nước Tình Quê nhen. Merci Montréal.
Petit bisou nhé!

Trần Việt Hải, Los Angeles.