Năm mươi năm nhìn lại.
Hà Nội đã cho điều động khoảng 100 tiểu đoàn vào cuộc Tổng công kích đại qui mô Tết Mậu Thân, tổng cộng 84,000 người, hầu hết thuộc Mặt Trận Giải Phóng, ngày 21-1-1968 Hà Nội chọn Giao thừa là giờ tấn công.
Mặt trận Sài Gòn bắt đầu lúc 2 giờ sáng mồng 2 Tết tức 31-1-1968, thứ tư và chấm dứt đầu tháng 2 Âm lịch 28-2-1968. Giao Thừa Mậu Thân tối 29-1, các gia đình nhang đèn, hoa quả cúng bái. Bất ngờ đặc công VC tấn công Bộ Tổng Tham mưu, Dinh Độc Lập, Bộ Tư Lệnh Hải quân, phi trường Tân Sơn Nhất.. .địch đánh đồng loạt 28 tỉnh và thị trấn.
Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia là người hăng hái dẫn quân sông sáo trên các đường phố tiễu trừ phiến loạn. Ông được dân Sài Gòn chú ý vì nhiệt tâm, gan dạ chiến đấu như một sĩ quan cấp úy. Ngày 1 tháng 2 khi cấp dưới báo cáo bắt được tên đặc công đã sát hại một gia đình sĩ quan Cảnh sát, NN Loan cho mời các ký giả lại chứng kiến phiên xử tội hắn. Bất ngờ nhiếp ảnh gia Eddie Adams chụp bức hình ông Tướng Loan dí súng lục vào đầu tên đặc công và chẳng bao lâu hình được phổ biến sâu rộng gây phẫn nộ khắp nơi nhất là tại Mỹ.
Cảnh xử bắn cũng được Võ Sửu, cameraman của NBC quay phim, đã được chiếu lại trong The Vietnam War tập Sáu gần đây. Xem trong phim thì chẳng thấy gì là dữ tợn, tàn ác. Một sĩ quan dẫn tên đắc công bị trói tay lại, Nguyễn Ngọc Loan bảo người này xử hắn ta nhưng ông từ chối. Nguyễn Ngọc Loan bèn rút súng khẩu súng nhỏ bắn “cạch” vào đầu tên đặc công và anh này ngã xuống.. .chỉ đơn giản vậy thôi. Người ta tố cáo ông Loan giết tù binh, vi phạm công ước quốc tế chiên tranh. Trên Wikipedia, mục “Talk: Nguyễn Ngọc Loan” họ đặt câu hỏi việc xử tử này vi phạm Qui ước Geneve không, sau đó giải thích anh VC này là đặc công xâm nhập, mặc thường phục, chỉ là lính chiến bất hợp pháp (ngoài vòng pháp luật) không được Qui ước Geneve bảo vệ.
VC đột nhập vào các thành phố không tuyên chiến, không mặc quân phục, đốt nhà, bắn giết khắp nơi, chúng muốn giết ai thì giết không cần xét xử, chỉ là bọn phiến loạn không được coi là quân nhân tác chiến. Chính phủ VNCH đã đặt VC ra ngoài vòng pháp luật, vả lại địch đánh không qui ước, unconventional war nên không được coi là tù binh. Người dân cũng có quyền giết phiến loạn, thổ phỉ. Năm 2009 tại Lousiana bị bão Katrina, bọn cướp lợi dụng hoành hành dữ dội, cảnh sát tiểu bang đã được lệnh bắn giết không cần xét xử.
Bức hình do người ký giả chụp trông thật tàn ác dữ tợn, ông ta có ác ý gây phẫn nộ giới phản chiến Mỹ để tố cáo cuộc chiến dã man, cần rút bỏ.
Nay nhiều bí mật về cuộc chiến Mậu Thân đã được tiết lộ trong phim The Vietnam War qua các tập số Sáu, Bẩy, Tám, Chín.
Tập Sáu Thing Fall Apart, (Tan Rã) từ tháng 1-1968 tới tháng 7-1968
Tập này đề cập nhiều tới trận chiến Têt Mậu Thân, nước Mỹ xáo trộn, chết người, đất nước như tan rã
Họ chiếu nhiều cảnh chiến trận tại Sài Gòn, Huế trong Cuộc Tổng công kích. Các trận đánh rất ác liệt, hấp dẫn sống động, có nhiều cảnh linh hoạt lôi cuốn nhất trong các phim tài liệu về Mậu Thân.
Cán binh Nguyễn Ngọc công nhận quân CSBV có tàn sát tù binh VNCH tại Huế khi họ rút lui, tù binh gồm quân nhân, công chức. Họ sợ khi rút ra sẽ bị chỉ điểm nên giết hết để trừ hậu họa, trong số đó nhiều thường dân chết oan. Nguyễn Ngọc nói lệnh tàn sát không biết từ đâu tới, như vậy cuộc tàn sát không phải do Mỹ-Ngụy đổ thừa cho Cách mạng như họ tuyên truyền trước đây. Theo Nguyễn Ngọc có lệnh từ trên chứ không phải sai lầm của du kích như xác nhận của các cán bộ VC sau 1975.
Trong phim nói có hơn 2,800 người bị VC sát hại, thực ra con số cao hơn, sau khi các mồ chôn tập thể do VC để lại đã được khai quật người ta đếm được trên 5,000 xác chết. Sau Mậu Thân 68, người miền Nam quá sợ hãi CS, họ bỏ chạy khi nghe tin quân địch tới. Thập niên 80, một cựu sĩ quan BV nói sở dĩ có cuộc tàn sát tại Huế vì CS thua đau, tức giận trả thù. Cũng có người cho là người dân không nổi dậy còn bỏ trốn Cộng quân nên họ trả thù.
Trong phim, họ nói địch lẻn vào Sài Gòn rất đông, sự thực tại các mục tiêu chính như Bộ Tổng tham mưu, Dinh Độc Lập, Tòa Đại sứ Mỹ, Bộ Tư lệnh Hải quân ... lực lượng địch chỉ có một hoặc hai tiểu đội. Tại Bộ Tư Lệnh Hải quân bến Bạch Đằng, VC chỉ có 10 đặc công đột nhập vào đã bị tiêu diệt ngay mặc dù họ có yếu tố bất ngờ. Các trận đánh cấp tiều đoàn hoặc đông hơn thế phần nhiều ở ngoại ô.
Tập Bẩy The Veneer of Civilization, Hào nhoáng của nền văn minh, từ tháng 6-1968 tới tháng 5-1969.
Nhà làm phim nói Chiến dịch Phượng Hoàng VNCH giết lầm 20,000 người. Sĩ quan tình báo Mỹ gốc Nhật nói miền Nam tra tấn bắt giữ nhiều tình nghi. Nhưng tại sao biết Chiến dịch giết lầm 20,000 tình nghi một con số quá lớn? Quân đội VNCH chỉ bắn kẻ địch ngoài mặt trận, chuyện ta tấn .. giết oan nếu có chỉ là thiểu số, vả lại báo chí đối lập đã loan tin ầm ĩ rồi. Chính người Mỹ đã giết oan 567 người cả đàn bà, trẻ con trong vụ Mỹ Lai và nhiều vụ khác mà họ che dấu, và còn bênh vực cho kẻ gây tội ác. Nhà đạo diễn sẽ đề cập trong các tập sau.
Tập Tám: The History of The World, Lịch sử Thế giới.
Từ tháng 4-1969 tới tháng 5-1970.
Phim nói trở lại chuyện Trung úy Calley giết 567 thường dân Mỹ Lai 20 tháng trước đây (ngày 16-3-1968) dưới thời TT Johnson, họ cũng nói cách đó một dặm một đại đội khác đã giết 97 người dân, nhiều vụ trước đó được che dấu. Nhưng vụ án Mỹ lai được đề cập chi tiết hơn trong tập Chín, phim đã tiết lộ nhiều bí mật mới lạ
Tập Chín: A Disrespectful Loyalty, Cạn tình hết nghĩa, từ tháng 5-1970 tới tháng 3-1973.
Ngày 17-11-1970, dưới thời TT Nixon tòa án quân sự xử vụ bắn giết 567 dân làng Mỹ Lai từ 20 tháng trước đây (16-3-1968, thời TT Johnson) chỉ có trung úy Calley bị kết án chung thân khổ sai. Theo như lời kể trong phim người ta cho rằng Calley chỉ là vật tế thần cho cấp lớn, người khác nói đó là khuyết điểm của lãnh đạo trong một dây chuyền lãnh đạo lên tới vị Tổng tư lệnh (tức TT Johnson). Có 79% người dân không hài lòng với bản án, TT Nixon can thiệp, Calley được giảm án còn 20 năm khổ sai. Tư lệnh sư đoàn của Calley, Tướng Samuel Koster đi trên trực thăng nhìn thấy toàn cảnh tàn sát mà không ngăn cản, ông bị ép từ chức.
Người Mỹ (bênh vực Calley) nói kẻ thù là địch, họ không hài lòng với bản án. Bộ trưởng lục quân giảm án Calley còn 10 năm, sau 3 năm rưỡi, anh được tạm tha. Vụ xử Calley gây tranh cãi, Tim O’Brien, quân nhân (tác giả cuốn The Things They Carried) nói: những kẻ đã dí dúng bắn vào đầu trẻ con, cuối cùng chẳng có ai bị xử tội, nothing!
Mười ba (13) tháng sau vụ Mỹ Lai (bị che dấu) một người lính viết thư lên các cấp lớn tố cáo trung úy William Calley đã giết nhiều thường dân.
Tòa án quân sự xử Calley chung thân khổ sai, sau đó 79% người dân không hài lòng với bản án, người ta bênh vực Calley cho là bản án quá nặng. Tham khảo thêm trên Wikipedia: William Calley được biết nhiều người phẫn nộ vì xử nặng Calley, các tòa án nhiều tiểu bang Arkansas, Kansas, Texas, New Jersey, South Carolina xin khoan hồng cho Calley. Trong phim và trên Wikipedia có nói Tòa Bạch ốc (TT Nixon) nhận được hơn 500 điện tín tỷ lệ 100 trên 1 xin khoan hồng, 80% cho là bản án quá đáng, phim nói 70% nhận thấy Calley chỉ là vật tế thần cho cấp lớn (others believed that Calley has been made a scapegoat for the criminal misdeeds of his superiors). Một bà ở Wyoming nói kẻ địch là kẻ địch, một Bác sĩ ở Ohionói đó là đăc tính của chiến tranh.
TT Nixon can thiệp, giảm án Calley xuống còn 20 năm khổ sai, Bộ trưởng lục quân giảm án còn 10 năm, sau ba năm rưỡi tù, Calley được thả. Trước tòa anh khai làm theo lệnh của Đại úy Medina nhưng ông này chối phắt ngay. Phim cho biết một số ít nói những người liên hệ vụ án phải xử tù (every one involve should have gone to jail). Nhiều người cho đây là lỗi lầm có hệ thống của lãnh đạo (and still others felt a systemic failure of leadership) trong một dẫy cấp chỉ huy lên tới tận Tổng tư lệnh quân đội (tức TT Johnson) (... had occurred in a chain of command that stretched all the way up to the Commander in chief). Họ chiếu hình Tòa Bạch Ốc ý nói Tổng thống Mỹ (Johnson) phải chịu chia sẻ trách nhiệm.
Cũng giống y như cán binh Nguyễn Ngọc đã nói lệnh giết người không rõ từ đâu tới, ở đây phim cho biết một cách mơ hồ, họ không nói rõ ra nhưng khán giả phải tự tìm hiểu, nghĩa là có lệnh tàn sát chứ không phải sai lầm cá nhân.
Cũng Tết Mậu Thân bức hình Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn một tên phiến loạn gian ác ngoài phố thì bị kết án ầm ĩ trên truyền thông Mỹ, họ la làng vụ xử bắn dã man, tàn ác.. ra điều nhân đạo, tôn trọng nhân quyền. Còn phe ta vào làng lớn bé già trẻ bắn sạch 567 mạng gồm cả đàn bà trẻ nít rồi dấu nhẹm, đến khi bị khui ra thì bà con đều bảo chẳng sao cả, chiến tranh là thế, chẳng ai có tội cả.
Như trên họ cũng nói cách đó một dặm một đại đội khác đã giết 97 người dân, nhiều vụ trước đó được che dấu như vậy số nạn nhân vô tội của vụ án cao hơn nữa mà không biết rõ bao nhiêu. Điều đáng nói là Tướng Tư lệnh Sư đoàn của Calley trên trực thăng ngó xuống thấy vậy cũng làm ngơ không can thiệp thì có khác gì Đức quốc xã không? Thế mà phim còn hô hoán nói chiến dịch Phượng hoàng VNCH bắn nhầm 20,000 người, truyền thông Mỹ năm 1968 thổi phồng hình ảnh ông Nguyễn Ngọc Loan bắn người dã man mục đích phô trương tinh thần đạo đức giả của họ
Kết Luận
Theo tài liệu của Bộ Tổng Tham Mưu VNCH trong số 100 tiểu đoàn, 84,000 cán binh CS được đưa vào trận trận đánh, tổng cộng 58,372 người bị giết (70 % ), 9,461 tên bị bắt làm tù binh khoảng 11%, chỉ còn 16,168 tên chạy thoát (chưa tới 20%) ta tịch thu được 17,439 khẩu súng đủ các loại
CS hoàn toàn thất bại về mặt quân sự, số cán binh đưa vào cuộc Tổng công kích bị giết gần hết, cơ sở nằm vùng bị bại lộ nhưng Mậu Thân 1968 lại là khúc quành bi thảm cho cuộc chiến tranh VN, Hành pháp Mỹ mở đầu thương thuyết tại Paris để rút khỏi Đông Dương.
Đầu năm 1968 miền Nam đánh thắng một trận lớn nhưng thua cuộc chiến. Sau Mậu Thân 1968, phong trào chống chiến tranh tại Mỹ lên cao không gì ngăn cản nổi. Người dân, Quốc hội, truyền thông... đòi chính phủ phải rút bỏ cuộc chiến tranh Đông Dương đưa tới sụp đổ tan tành những năm sau đó.
Tấm hình ông Nguyễn Ngọc Loan xử bắn một tên VC và vụ tàn sát Mỹ Lai đã đóng góp không nhỏ cho sự phẫn nộ của người dân Mỹ và phong trào phản chiến, cho sự sụp đổ của Đông Dương
Một phần vì sự sai lầm của Tướng Loan đã cho ký giả lại chứng kiến, lấy tin, phần vì ác ý của nhà nhiếp ảnh gia. Chuyện nhỏ đã được thổi phồng lên vô cùng tai hại đưa tới khúc quành bi thảm của cuộc chiến Việt Nam
Trọng Đạt