Câu chuyện TT Trump tăng thuế quan với Trung Cộng đã là đề tài sốt dẻo trong cộng đồng tỵ nạn An Nam ta, chỉ vì dân tỵ nạn ta nói riêng và dân Việt nói chung không có cảm tình với các Chú Ba cũng như lo sợ bị biến thành ngôi sao nhí mới trên lá cờ máu của Mao.
Trước khi bàn ra, ta thử nhìn lại dữ kiện xem câu chuyện diễn biến như thế nào trong thời gian qua? [Bài này chỉ bàn về khiá cạnh kinh tế, không bàn về các vấn đề chính trị, quân sự, hay Biển Đông]
Quan điểm của TT Trump đối với Trung Cộng trên phương diện giao thương quốc tế không có gì mới lạ. Ông đã lên án TC cả chục năm trước khi ra tranh cử tổng thống, luôn tố cáo TC chơi trò gian lận, hay khai thác kẽ hở của Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế WTO, hay thậm chí công khai vi phạm hiệp định này mà không ai dám làm gì, để mong thống trị kinh tế thế giới, hay ít nhất cũng thống trị các nước đang phát triển.
Việc TT Trump bổ nhiệm ông Navarro nói lên một cách rõ ràng chính sách của ông đối với TC sẽ như thế nào. Một trong những quyết định đầu tiên của TT Trump cũng nhắm đánh TC: đó là việc rút ra khỏi TPP, thoả ước mậu dịch liên Thái Bình Dương. Trên nguyên tắc, TC không phải thành viên của TPP, trái lại, TPP có vẻ như là một liên minh chống TC, nên việc Mỹ rút ra khỏi TPP có vẻ như TT Trump làm một việc có lợi cho TC. Trên thực tế, TPP chỉ là cánh cửa sau để TC tuồn hàng hoá Tầu vào Mỹ qua các nước Đông Nam Á trong những điều kiện ưu đãi ngầm. Do đó, việc Mỹ rút ra khỏi TPP thật ra có hại cho TC hơn là có lợi. Vì là những doanh gia nhiều kinh nghiệm, TT Trump và các phụ tá không thể không thấy những chuyện trong hậu trường của TPP. Sách lược của TT Trump sẽ là điều đình với từng nước để có dịp đối phó với từng vấn đề cá biệt với từng nước. Việc TT Trump điều đình lại NAFTA, kèm vào điều kiện không cho Mễ và Canada có thỏa ước ngầm với TC là biểu tượng rõ nhất về sách lược của TT Trump.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhìn thấy ngay lập tức và cũng hiểu ông Trump nói cứng và làm cứng thật luôn. Và ông đã tìm đủ cách vuốt ve, xoa dịu TT Trump ngay từ đầu khi ông là một trong những lãnh tụ quốc tế đầu tiên đến thăm tân TT Trump tại tư dinh ở Florida, cũng như đón rước TT Trump như thượng khách, một cách trịnh trọng như chưa bao giờ thấy trong lịch sử bang giao TC-Mỹ. Trái ngược hẳn với việc ‘mời’ TT Obama ra cửa sau của phi cơ khi ông này đến Bắc Bình.
TT Trump vui vẻ đón nhận sự tiếp rước huy hoàng đó, lịch sự tươi cười đáp lễ lại bằng cách cho cô bé cháu ngoại hát một bài bằng tiếng Tầu để làm vui lòng chủ nhà. Các cụ tỵ nạn khinh thường TT Trump, phán ông này có cái tôi quá lớn, đã dễ dàng bị họ Tập cho đi tàu bay giấy. Để rồi ít lâu sau, dương mắt ra nhìn TT Trump đánh TC, tức là ông Trump đi tàu bay giấy xong, về nhà vẫn chẳng thay đổi ý kiến gì về việc ‘đánh’ TC.
Việc TT Trump tăng thuế quan hàng TC nằm trong sách lược kinh tế nhắm ba mục tiêu rõ rệt:
- Chặn bớt hàng TC vào Mỹ để cổ võ và giúp đỡ kỹ nghệ Mỹ phát triển lại, tạo công ăn việc làm cho nhân công Mỹ, và giảm thất thu ngoại thương của Mỹ;
- Gây khó khăn kinh tế trong nội địa TC, đưa đến bất ổn chính trị trong nước, làm suy yếu chế độ nói chung và họ Tập nói riêng;
- Suy yếu đó sẽ chặn đứng chính sách bành trướng kinh tế và chính trị của TC trên thế giới, đặc biệt là trong vùng Đông Nam Á và trong các khu vực đang phát triển như Phi Châu và Nam Mỹ.
Hiển nhiên, đây không phải là cuộc chiến mậu dịch mà là một cuộc chiến toàn diện về kinh tế và chính trị, chỉ là chưa có động thủ bằng bom đạn thôi.
Một điểm cần chú ý: Mỹ không phải là nước duy nhất đang tìm cách chặn chiến lược bành trướng của TC. Đài BBC cho biết “Đang có một phong trào trên toàn cầu, kêu gọi sự cảnh giác về các khoản đầu tư của Trung Quốc, đặc biệt là về công nghệ, theo nhận định của một số chuyên gia”.
Sau hai đợt thuế quan đầu tiên trên 34 tỷ đô đến đợt 16 tỷ đô hàng hóa của Trung Cộng, Mỹ tung ra đợt ba tăng thuế quan trên hàng hóa của TC trị giá 200 tỷ đô, nhưng qua hai bước, là 10% từ 24/9, sau đó là 25% từ đầu năm tới. Danh sách 6.000 ngàn mặt hàng của TC bị tăng thuế quan trong hai đợt đầu gồm hầu hết là các máy móc, cơ khí đơn giản, mà TC sản xuất nhờ ăn cắp kỹ thuật của Mỹ. Đợt 200 tỷ phần lớn đánh vào dầu hỏa và các phó sản cũng như các nguyên liệu hóa học. Ba đợt tăng thuế quan đầu của Mỹ tổng cộng 250 tỷ đô. Trong khi đó, ông Trump còn nói đến biện pháp tăng thuế trên một số hàng hóa của TC trị giá tới 260 tỷ đô la nữa nếu TC trả đũa cho những biện pháp mới nhất của Mỹ.
Cho đến nay, mỗi lần Mỹ ra chiêu là TC trả đũa. Nhưng tiếp tục kiểu này thì TC không đủ hơi để chạy theo Mỹ. Ta đừng quên Mỹ nhập cảng 500 tỷ đô hàng TC trong khi TC nhập cảng có hơn 100 tỷ đô hàng Mỹ, nghiã là Mỹ có thể tăng thuế hàng TC trị giá tới 500 tỷ trong khi TC chỉ có thể tăng thuế quan trên hơn 100 tỷ đô hàng Mỹ.
Nhìn vào mục đích của TT Trump, dân tỵ nạn Việt chúng ta chắc phải hoan hô cả hai tay vì những mục tiêu đều có lợi cho chúng ta. Cho dù không ưa cá nhân ông Trump hay không thích bất cứ chính sách nào khác của ông này, thì việc ông tạo công ăn việc làm cho dân Mỹ trong đó có chúng ta, và nhất là việc ông cản chính sách bá quyền bành trướng của TC đặc biệt là tại vùng Biển Đông trong đó có VN, là những điều hoàn toàn tốt cho nước Mỹ nói chung và đám tỵ nạn Việt chúng ta nói riêng, do đó, chúng ta phải nhất tề hoan nghênh, đúng không?
Thưa không. Trong cộng đồng tỵ nạn chúng ta, đã có không ít cụ tỵ nạn lên tiếng bài bác, không rõ vì chỉ mắc bệnh TDS (Trump Derangement Syndrome) muốn nhắm mắt chống Trump bất kể chuyện gì, trong hoàn cảnh nào, hay vì muốn bênh TC, lấy điểm với TC đề phòng mai này nước ta thành một tỉnh của Tầu ô thì các cụ sẽ được ghi công.
Một cụ tỵ nạn viết bài đả kích việc tăng thuế quan trên hàng TC và cho đó chỉ là hình thức đánh thuế mà nạn nhân là dân Mỹ, trong đó có đám tỵ nạn chúng ta, trong khi các Chú Ba chẳng hề hấn gì.
Cụ đưa ra một thí dụ giản dị: một cái áo trẻ em nhập cảng từ TC bán 20 đô; TT Trump đánh thuế quan 25%, ngay sau đó giá cái áo sẽ tăng lên 25 đô. Cái 5 đô khác biệt do bà mẹ tỵ nạn trả khi mua áo cho con, chứ Chú Ba vẫn lãnh đủ vốn lẫn lời. Cụ cũng nói thêm đó là ‘món quà TT Trump tặng cho trẻ em nhân dịp lễ thiếu nhi Trung Thu. Lý luận kiểu này sẽ thấy TT Trump và đám ‘siêu phụ tá’ đúng là cực kỳ ngu xuẩn: ra một biện pháp chỉ có hại cho dân Mỹ mà chẳng đụng lông chân các Chú Ba. Chắc tại TT Trump quên tham khảo ý kiến cụ tỵ nạn trước khi ra quyết định?
Xin lỗi quý vị, đây là một ví dụ tiêu biểu cho kiểu lý luận thiếu lương thiện, với mục đích khích động sự thù ghét TT Trump, không hơn không kém. Trừ phi cụ này tình ngay nhưng chẳng biết mô tê gì về kinh tế nhập môn nhưng lại thích bàn về chiến lược kinh tế cấp đại cường.
Ta nhìn lại vấn đề cho rõ hơn.
Trước hết, phải nói ngay, TT Trump tăng thuế quan trên những loại hàng có tính ‘chiến lược’. Hàng ‘chiến lược’ là gì? Thưa quý vị, đó không phải là loại hàng tiêu thụ -consumer products- thông dụng như quần áo trẻ em hay đồ ăn hàng ngày. Không có chuyện tăng thuế quan trên quần áo trẻ em hay mì gói ma-dzê in China đâu, các cụ ạ! Mà là tăng thuế trên những mặt hàng có thể đã cạnh tranh trực tiếp với hàng của Mỹ. Trong bài diễn văn đọc trước Liên Hiệp Quốc, TT Trump đã cho biết từ ngày Trung Cộng gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế WTO, Mỹ đã mất ba triệu jobs và đóng cửa 60.000 hãng xưởng. Bây giờ TT Trump tăng thuế quan căn bản là trên những mặt hàng mà việc giới hạn nhập cảng sẽ giúp mở lại những hãng xưởng đó và tạo lại những việc làm đã mất.TT Obama đã từng nói ngành chế suất của Mỹ coi như đã chết, không phục hồi lại được nữa, các nhân công Mỹ cần đi học nghề khác. Giải pháp của TT Obama là giải pháp vô lý khi ông bắt các nhân công với cả vài chục năm kinh nghiệm, làm lương cao, bây giờ phải đi học nghề mới. Thứ nhất, phần lớn họ quá già không còn đủ khả năng học nghề mới, thứ nhì có học cũng chưa chắc kiếm được việc vì không kinh nghiệm mà lại già nua, làm sao cạnh tranh được với các thanh niên trẻ hơn, năng suất cao hơn? Thứ ba có kiếm được việc làm cũng không thể nào có lại mức lương cao cũ.
Ý định của TT Trump chính là khôi phục lại những việc làm mà TT Obama cho là mất luôn rồi. Mọi người có được việc làm cũ với mức lương cũ hay có thể thấp hơn một chút (vẫn còn hơn nằm nhà lãnh tiền thất nghiệp). Dĩ nhiên vẫn phải học thêm, cập nhật với kỹ thuật và máy móc mới, nhưng khỏi phải đi học nghề mới. Một giải pháp thực tế và tốt đẹp hơn nhiều. Khác xa giải pháp của TT Obama.
Việc tăng thuế quan lên tới mức 25% cũng không có nghiã là món hàng đó sẽ tăng giá lên 25% ngay như cụ tỵ nạn tố giác.
2. Khả năng mua của khách hàng. Trong ví dụ trên, công ty bán xe muốn giữ nguyên tiền lời, có thể sẽ tăng giá xe 1.000 đô, lên tới 41.000 đô. Nhưng nếu xét thấy số tiền này vượt qua khả năng tài chánh của khách hàng, hay khó cạnh tranh, có thể công ty sẽ phải giảm giá xuống 40.500 đô hay giỡ giá 40.000 chẳng hạn, chấp nhận lời ít hơn.
Tóm lại, món hàng nhập cảng từ TC vào không tự động tăng giá theo tỷ lệ tăng thuế quan. Có khi phải bán giá thấp hơn không chừng nếu phải cạnh tranh mạnh với hàng nội địa Mỹ. Đây là việc của các chuyên gia kinh tế tính toán chứ không phải của mấy anh nhà báo đoán mò vì tính phe đảng.
Cụ tỵ nạn cũng tố tăng thuế quan là tăng thuế đánh trên đầu người dân Mỹ trong khi các Chú Ba chẳng hề hấn gì. Không đúng, cụ ơi!
Dĩ nhiên, món hàng có thể sẽ tăng giá ít nhiều và đó là một hình thức tăng thuế thật trên những người mua những món hàng đặc biệt đó (chứ không phải trên các thiếu nhi đâu) và đó là một hậu quả tiêu cực thật, nhưng phải nhìn lại những hậu quả tích cực khác như khôi phục lại kỹ nghệ Mỹ, tạo công ăn việc làm cho cả triệu người, giảm thất cân bằng mậu dịch, giảm thâm thủng ngân sách, giảm công nợ.
Các Chú Ba dĩ nhiên bị ảnh hưởng tai hại, nếu không thì làm sao giải thích thị trường chứng khoán TC đã bốc hơi hơn 5.000 tỷ đô từ ngày TT Trump khai chiến. Vì tăng thuế quan, hàng xuất cảng của TC sẽ đắt hơn, Mỹ sẽ mua ít đi. Bán ít hơn thì thu nhập của công ty TC sẽ giảm, lợi nhuận giảm theo, thuế lợi nhuận Nhà Nước TC thu vào cũng sẽ giảm đi. Thặng dư cán cân mậu dịch của TC sẽ giảm, xuất cảng giảm thì số lượng dự trữ ngoại tệ -đôla- sẽ giảm, Nhà Nước Tầu giảm khả năng nhập cảng, chẳng hạn như ít đô-la để mua dầu hỏa Trung Đông hơn. Kế hoạch kinh tế Nhà Nước định ra sẽ bị đảo lộn, tiền vào ít đi tất nhiên nhiều dự án của chính phủ phải hủy bỏ, bớt công ăn việc làm cho nhân công TC. Cả triệu công ty kinh doanh TC sẽ bị khó khăn.
Trước hết, phải hỏi chuyện TC ‘chịu thua, xin đầu hàng’ nghĩa là gì? Nghiã là TC sẽ làm gì? Kẻ này thật sự không hiểu nổi ‘xin đầu hàng’ là gì.
Sau đó, lý luận của cụ tỵ nạn này làm như thể chuyện tăng hay giảm thuế quan trên vài mặt hàng ma-dzê in China sẽ có tiếng nói quyết định trong việc bầu tổng thống Mỹ vậy. Quý độc giả thử đoán coi trong hơn 300 triệu dân Mỹ, có bao nhiêu người thắc mắc hay hiểu biết gì về giá biểu thuế quan trên hàng hóa TC? Quý vị đi hỏi thử bạn Mỹ chung quanh, nếu trong một chục người, có được một người biết về chuyện tăng thuế quan thì kẻ này sẽ chịu thua, mua tặng ngay cho quý vị một chai cô-nhắc về nhâm nhi cho đỡ buồn. Cuộc chiến mậu dịch Mỹ-TC thật ra là ưu tiên hạng chót cho cử tri Mỹ.
Dĩ nhiên sẽ là ưu tiên cao của khối dân Mỹ gốc TC, đám này sẽ không vui và sẽ chống TT Trump mạnh hơn. Đám dân gốc Tàu cộng chống TT Trump là chuyện dễ hiểu. Các cụ tỵ nạn Việt chống mới là điều kẻ này gãi đầu đến tróc da cũng vẫn không thể hiểu tại sao. Có phải chống Trump đã thành một thái độ tuyệt đối, mù quáng, không cần phải trái lý luận gì nữa không? Hay là có lý do chính đáng nào khác chống các biện pháp đánh TC của TT Trump mà kẻ này u mê không nhìn thấy?
TC là một đại cường đông dân nhất, được lãnh đạo bởi một khối lãnh tụ không ngu mà lại rất kiên trì và kiên quyết mà không ai có thể coi thường. Cuộc chiến của TT Trump không dễ dàng chút nào, nhất là luôn luôn bị ‘thọc gậy bánh xe’ bởi khối đối lập DC và TTDC.
Vũ Linh