Truyền thông thiên lệch đã trở thành một công cụ đắc lực trong cuộc chiến quyền lực và tuyên truyền của thời đại công nghệ. Một ví dụ điển hình còn nóng hổi là truyền thông chính thống Hoa Kỳ cố gắng mô tả một hình ảnh hoàn toàn khác về vị tổng thống đương nhiệm – Donal Trump. Nhưng trong khi cố gắng truyền tải thông tin bất lợi với mục đích làm xấu đi hình ảnh Tổng thống Trump, họ phải nhận lại sự thờ ơ và thiếu tin tưởng của người dân.
Trong suốt chiến dịch tranh cử và ngay cả sau khi nhậm chức tổng thống, ông Trump thường xuyên được các phương tiện truyền thông mô tả như một người phân biệt chủng tộc với tư tưởng đế quốc.
Ngày 28/3/2017, trang RedState đã đưa tin về một bài viết cố tình làm sai lệch nội dung, từ ngữ trong bài diễn văn của tổng thống Trump đăng trên New York Times. Trong bài diễn văn tại Hội nghị Hành động Chính trị bảo thủ, ông Trump đã nói: “Chúng ta sẽ cứu vô số người Mỹ. Như chúng ta đã nói hôm nay, các nhân viên nhập cư đang tìm kiếm bọn giang hồ trong các băng đảng, những kẻ buôn ma túy và người nước ngoài phạm tội, sau đó tống chúng ra khỏi nước Mỹ”.
Tháng 2/2017, một phóng viên thuộc Mạng lưới Đài phát thanh Đô thị Mỹ tuyên bố rằng ông Trump đã nói trong chiến dịch tranh cử của mình rằng người da trắng xây dựng nên nước Mỹ. Sau khi các quan chức Nhà Trắng phản hồi rằng ông Trump chưa bao giờ nói như vậy, phóng viên này đã giải thích với tờ Washington Examiner rằng cô nói về bài diễn văn của ông Trump ngày 12/3/2016 tại Vandalia, Ohio trước những người ủng hộ mình.
Tuy nhiên hôm đó, ông Trump tuyên bố rằng: “Chúng ta không thể để các quyền được quy định trong Tu chính án Thứ Nhất bị tước đoạt, thưa các bạn. Chúng ta không thể để điều đó xảy ra. Chúng ta có quyền nói. Ý tôi là, chúng ta là những người tuân thủ pháp luật. Chúng ta là những người làm việc rất chăm chỉ. Chúng ta là những người đã xây dựng đất nước này và làm cho nó trở nên vĩ đại”. Trong đó, không có câu nào nói rằng người da trắng đã xây dựng nên nước Mỹ.
Một số kênh truyền thông nổi tiếng như BuzzFeed, CNN và nhiều tờ báo khác đã bỏ qua các tiêu chuẩn cần phải có của giới truyền thông khi tác nghiệp và đưa thông tin về một việc không hề được kiểm chứng. Một người được cho là cựu tình báo của Anh đã cáo buộc ông Trump và các cộng sự có liên quan tới kompromat (thuật ngữ tiếng Nga chỉ tài liệu được sử dụng để tống tiền hoặc tác động tới các quan chức nhà nước). Theo cựu Chủ tịch Hạ Viên Newt Gingrich trong cuốn “Hiểu về Trump”, báo cáo này đã được “đưa đi dưa lại ở Washington trong nhiều tháng, và không có cơ quan ngoại giao nào xác nhận bất cứ chi tiết nào trong đó”. Vậy mà giới truyền thông dòng chính Hoa Kỳ đã đồng loạt đưa tin dù không có cách nào xác minh tính chính xác của dữ kiện.
Ngoài những bài báo bóp méo, cắt gọt, trích dẫn không đầy đủ lời phát biểu của Tổng thống và những người liên quan, báo chí cánh tả thiên vị Mỹ còn phạm những lỗi lầm ngớ ngẩn chỉ vì sự thành kiến không cân nhắc tới tính chính xác hay công bằng.
Khi một phóng viên tạp chí Time chuyên đi theo thu thập tin tức về Tổng thống nói với các đồng nghiệp rằng một bức tượng bán thân của Martin Luther King Con đã bị chuyển ra khỏi Phòng Bầu dục, ngay lập tức cáo buộc phân biệt chủng tộc về ông Trump được lan tỏa, thúc đẩy sự thù hằn giữa người Mỹ gốc Phi và vị Tổng thống mới. Nhưng hóa ra, bức tượng bán thân của King chưa bao giờ bị đưa ra khỏi Phòng Bầu dục. Anh chàng phóng viên sau đó đã đăng một dòng tweet bào chữa rằng mình đã tìm kiếm bức tượng ít nhất hai lần nhưng có thể nó đã bị che khuất bởi cánh cửa hoặc nhân viên mật vụ.
Anh ta hoàn toàn có thể nhầm lẫn, đó là điều bình thường, nhưng anh đã không thể giải thích được vì sao không trực tiếp hỏi Thư ký báo chí Nhà trắng về bức tượng, mà tận dụng ngay cơ hội hạ bệ Tổng thống dựa trên quan niệm cá nhân có sẵn thành kiến của mình.
Và hệ quả thì cũng khó có thể vãn hồi 100% khi hơn 3.000 tổ chức truyền thông đã lặp lại câu chuyện giả dối về một tổng thống da trắng phân biệt chủng tộc, gieo rắc những tư tưởng thù hằn trong cộng đồng Mỹ Phi. (Theo “Hiểu về Trump” của Newt Gringrich)
Còn rất nhiều những câu chuyện khác về ông Trump được giới truyền thông Hoa Kỳ thêu dệt bất chấp đạo đức nghề nghiệp và nguyên tắc xác minh, khách quan, chân thực của người làm báo. Từ việc bẻ cong lời bạn gái cũ Rowanne Brewer Lane của ông Trump, cho tới những quy kết nặng nề hơn đối với các chương trình nghị sự của ông dù chúng có thể tương đồng với những gì người tiền nhiệm của ông đã làm. Và một cách đang được ưa thích là đăng những bài báo gây thiện cảm đối với người dân nhập cư, thậm chí là nhập cư bất hợp pháp, phớt lờ những câu chuyện thương cảm về những trường hợp bị giết, cướp bởi những tên tội phạm là người nhập cư bất hợp pháp, những nhân viên biên phòng, những người nhập cư hợp pháp bị kỳ thị bởi những hành động của những kẻ phạm pháp.
Sau một cuộc chiến dài và đơn độc của truyền thông tuyên truyền cánh tả Hoa Kỳ, người dân đã chán ngấy và xa rời những cái loa một chiều. Theo kết quả thăm dò của Gallup công bố vào ngày 14/9/2016, niềm tin của công chúng Mỹ đối với giới truyền thông đã giảm xuống mức thấp nhất mà Gallup từng ghi nhận: từ 68% trong năm 1973 xuống 32% trong năm 2016, đây cũng là thời điểm ông Trump bị công kích nhiều nhất khi tranh cử chức tổng thống Hoa Kỳ.
Sang năm 2017 và 2018, chỉ số niềm tin đã tăng dần lên sau khi chạm đáy, đạt tương ứng 41% và 45%, tuy nhiên con số vẫn đang thấp hơn mức trung bình và đa số người dân vẫn cho rằng truyền thông có xu hướng một chiều và thiên lệch. Cụ thể, vào tháng 6/2018, một cuộc khảo sát của Gallup cho thấy, 62% người được hỏi tin rằng tin tức trên truyền hình, báo chí và truyền thanh là có thiên vị, 44% nói rằng thông tin là báo đài đưa là không chính xác.
Một cuộc thăm dò khác của Hiệp hội Hiệp sĩ (Knight Foundation) cũng cho kết quả tương tự, khi 39% số người Mỹ được hỏi cho rằng tin tức trên các kênh truyền thông là sai. Theo đó, thông tin sai được định nghĩa là “những câu chuyện được dựng lên hoặc không thể xác minh được tính chính xác nhưng lại được đưa tới cho người đọc như thể là chính xác”.
Và cũng không có gì quá ngạc nhiên, khi mức độ đánh giá tính xác thực của truyền thông từ phía những người thuộc đảng Dân chủ cao hơn rất nhiều so với người trung lập hoặc thuộc đảng Cộng hòa. Năm 2016, trong khi 51% số người thuộc đảng Dân Chủ (đảng đối lập với đảng cầm quyền của tổng thống) được hỏi tin vào truyền thông, thì con số của nhóm người trung lập và từ đảng Cộng Hòa chỉ là 30% và 14%. Năm 2018, ba tỷ lệ tương ứng là 76%, 42% và 21%.
Người thuộc Đảng Dân chủ có xu hướng đánh giá cao tính xác thực của các thông tin trên truyền thông nhiều hơn người trung lập hoặc theo Đảng Cộng hòa. (Nguồn: Gallup)
Thế giới không còn là nơi của truyền thông một chiều
Truyền thông tuyên truyền có thể đã từng là một công cụ đắc lực và hiệu quả cho các hoạt động cạnh tranh quyền lực và định hướng dư luận. Nhưng dù làm gì, ở ngành nghề, lĩnh vực nào cũng cần dựa trên những nguyên tắc đạo đức cơ bản. Bởi chỉ khi sống và làm việc dựa trên các giá trị phổ quát của nhân loại thì mới nhận được sự ủng hộ của xã hội, đồng thời cũng là chứng nhận “thành nhân” của một người có đạo đức. Đạo đức nhà báo nếu dựa trên những giá trị phổ quát, có thể khái quát thành: sự trung thực (Chân), có trách nhiệm với quyền lợi của người khác (Thiện), sẵn sàng chịu tổn thất vì lẽ phải (Nhẫn).
Truyền thông ngày nay đã quá rộng lớn và đa chiều, tài năng và nhân cách của người làm báo sẽ luôn luôn được kiểm chứng và đánh giá bởi những độc giả sáng suốt và am hiểu. Thông tin trên thế giới không còn là độc quyền của tuyên truyền một chiều, và thế giới cần phải tôn trọng những giá trị phổ quát thì đạo đức xã hội mới thăng hoa trở lại. Bởi chỉ có tuân theo những giá trị đó, mới có thể sinh tồn và thịnh vượng.
Telling It Like It Is