Trước đây mấy năm, tôi có dịp tiếp xúc ngắn
ngủi với bác sĩ Nguyễn Hy Vọng tại Nam Cali, tôi được nghe bác sĩ trình bày về
nguồn gốc chữ Việt và tiếng Việt, tôi nghe bác sĩ nói tới đâu lòng tôi như nở
hoa, trí tôi như òa vở và tôi rất ngưỡng mộ công trình của bác sĩ, chỉ mong bác
sĩ sớm hoàn thành ước nguyện. Do đó, khi nghe anh Nguyễn Nhân, Trưởng Ban Tổ Chức
buổi ra mắt sách của bác sĩ Nguyễn Hy Vọng "mời tham dự", tôi rất mừng và là một
trong những người đến tham dự đầu tiên. Vì có những điều tôi ấp ủ từ lâu mà không
tự giải thích được, có những "mãnh vở" lượm lặt được mà không
sao "ráp" thành hình, nay nhờ
cuốn "Những Nẻo Đường Tiếng Việt" và bộ "Từ Điển Nguồn Gốc Tiếng
Việt" mà tôi hy vọng những mãnh vở có thể ráp lại được trong tim tôi.
Một
chút quá khứ:
Giáo sư Vũ Văn Mẫu, vị giáo sư phụ trách môn
"Cổ Luật" của Đại Học Luật Khoa Saigon (trước năm 1975) đã khai sáng cho sinh viên một kho tàng luật học Việt Nam,
và hầu hết, nếu không nói tất cả đã được hãnh diện vì nền luật của tổ tiên.
Trong một buổi học, giáo sư đã thuật một mẩu chuyện ai nghe cũng thích thú: Hồi
Đệ Nhất Cọng Hòa, Thủ tướng Nehru của Ấn Độ có dịp viếng thăm Việt Nam do lời mời
của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và giáo sư Vũ Văn Mẫu là Ngoại Trưởng. Thủ Tướng
Nerhu biết giáo sư dạy luật nên tìm dịp trò chuyện, và vì ông ta cũng là một luật
gia nổi tiếng của Ấn Độ, ông ta khoe nền
luật học của Ấn Độ rất phong phú. Chính giáo sư Vũ Văn Mẫu đã mời Thủ Tướng đến
tư gia để đàm đạo về luật pháp. Sau khi nghe giáo sư trình bày về bộ luật Hồng Đức
ra đời trước bộ luật Napoléon những một trăm năm, nhưng"văn minh, tiến bộ"
hơn luật đó rất nhiều; với những quan niệm về luật học của vua Lê Thánh Tông (Hồng
Đức) hồi đó khiến ông Thủ Tướng Ấn Độ đã "nói lời xin lỗi". Giáo sư Vũ
Văn Mẫu khi giảng về luật Hồng Đức thì như chàng thanh niên ca tụng sắc đẹp và
tính nết của người yêu, nhất là những gì trong luật Hồng Đức có và tiến bộ mà cổ
luật của Trung Hoa và thế giới không có, bộ luật Gia Long vì chép gần như 95% bộ
luật nhà Thanh nên... trật lất. Dân chúng Việt Nam nhất là trong "làng"
gần như không áp dụng, dù lúc đó Nhà Nguyễn đang cai trị đất nước mà chỉ áp dụng
"Luật Hồng Đức" một cách mặc nhiên. Do đó, người Pháp khi đô hộ Việt
Nam đã lập một Hội Đồng Án Lệ, qui tụ trên 60 người gồm những vị đã từng
"cầm cân nẫy mực" về luật pháp Việt Nam mà lập thành án lệ cho phù hợp
với những gì thực tế đang áp dụng tại Việt Nam. Ví dụ chương nói về "Hộ Hôn
Điền Sản" qui định bất động sản hồi môn của người Phụ Nữ đi lấy chồng mà
người chồng tục huyền (chết vợ, lấy vợ khác), ví dụ "Thất trắc và tam bất
xuất" qui định 7 điều đàn ông có quyền bỏ vợ và 3 điều không được bỏ vợ, ví
dụ theo luật Hồng Đức con gái được chia gia tài, còn luật Gia Long vì ảnh hưởng
luật nhà Thanh bên Tàu nên không có điều khoản này, tuy vậy, dân chúng vẫn
"chia gia tài cho con gái". Luật Hồng Đức trở thành nếp sống của người
Việt gọi là phong tục tập quán. Một điều mà mỗi khi nhắc đến, vầng trán của giáo
sư nhăn nhúm rất khó coi, đó là sau khi hiệp định Genève được ký kết, người Pháp
đã đề nghị với giáo sư họ sẽ cho một máy bay chở hết kho cổ luật của VN vào
Saigon, nhưng giáo sư "nghi ngờ người Pháp có thể cho máy bay 'đâm đầu xuống biển', thủ tiêu kho tàng
luật học VN", nên sau khi suy nghĩ giáo sư đã từ chối; thà để lại còn hy vọng
VC "có chút lương tâm" mà giữ gìn!!! Tôi đã không giữ được 4 cuốn sách
giáo khoa về cổ luật của giáo sư Vũ Văn
Mẫu, qua Hoa Kỳ tôi vẫn để ý tìm kiếm mà không thấy! Tất tiếc.
Một
chút thời sự sau 75:
Hồi Việt Cộng mới ở trong rừng ra, họ dùng
những tiếng mà "dân ngụy" không hiểu, như khẩn trương, đăng ký, lên lớp, lính thủy đánh bộ, v.v... nhất là
nghe giọng đọc trên đài phát thanh. Một lần, một nhóm người gốc tỉnh Quãng Ngãi
nghe ông Phạm Văn Đồng đọc diễn văn. Họ ngẫn tò te và hỏi tại sao giọng ông Đồng
giống giọng của "dân tộc ít người", vì giọng ông ta không giống giọng
Mộ Đức. Tôi nghĩ vì ông Đồng ở trong rừng lâu ngày, uống nước rừng nên ... lai
Thượng. Một bà cựu nữ sinh Đồng Khánh đi thăm nuôi chồng ở tù VC ngoài miền Bắc
về nói với vợ chồng tôi "...ra Hà
Nội mà không nghe được giọng Hà Nội, đài phát thanh cũng không có giọng Hà nội,
nghe giống giọng ...Quảng Đông bên Tàu. Răng lạ rứa anh Ấn hè?". Tôi cương
ẩu: tại lúc Việt Cộng tiếp thu Hà Nội, dân Hà Nội di cư gần hết, những ai còn lại
làm sao vào được cơ quan VC? VC đem toàn bộ cán lớn cán nhỏ ra tiếp thu Hà Nội.
Sau đó, những cán bộ mới ở "vùng tề" cũng học theo giọng trong rừng để
đánh lận con đen. Chị không nghe cán bộ 30 tháng tư, trình độ lớp 6, lớp 7 VNCH
trở lên mà vẫn bắt chước bọn cán bộ trong rừng mới ra vừa đọc vừa đánh vần: "Chờ ... chờ ung sắc
chúng ta lờ lờ a mờ am làm ăn a ha cờ á cá nhờ nhờ ân nhân..." cho giống cán bộ sắp tốt nghiệp bình dân học vụ
đó sao? Cả ba chúng tôi cười ra nước
mắt.
Thời
thượng ... trên rừng ra hải ngoại:
Việt Cộng đã thành công theo nghị quyết 36
trên địa hạt ngôn ngữ. Một số "văn thi sĩ, xướng ngôn viên, MC" tại hải
ngoại đã bỏ tiếng Việt nguyên thủy mà dùng những tiếng của Việt Cộng ở trong nước
rất nhuyễn. Bây giờ ở hải ngoại đã quên những tiếng: dự trù, dự định, dự đoán...
mà chỉ dùng độc nhất hai tiếng "dự kiến". Ví dụ "Ba sắp nhỏ DỰ
KIẾN đi chuyến bay đó, mà không đi, chứ không thì chết theo chuyến bay rồi"
Và cũng "đảm bảo, khẩn trương, đăng ký, tàu sân
bay, triển khai, lên lớp, xử lý, nhập khẩu, hộ khẩu, sự cố, giản đơn, bầu khí
thay vì bầu không khí, dịch cấp thay vì dịch
cấp tính, bác thay vì bác sĩ, lũ thay vì lũ
lụt ... là học cách nói của VC bên nhà. Một anh bạn khi nghe như vậy đã nói:
Hèn gì mà 16 chữ cứt thành 16 chữ vàng, 4
xấu mà gọi là 4 tốt. May chứ VC gọi vàng là cứt thì bọn hải ngoại cũng mua nữ
trang bằng CỨT cho vợ rồi! Tuy quá đáng nhưng cũng rất ngậm ngùi.
Ai cũng phải công nhận khi một dân tộc có
thời gian chung sống với một giống dân khác thì ngôn ngữ thế nào cũng phải
"nhập khẩu", nhưng những chữ, những tiếng mà dân tộc ta đã có, đã
nghe hay, tại sao lại dổi nó thành những chữ ngớ ngẩn? Tại sao chúng ta là những
kẻ giữ gìn và làm phong phú tiếng Việt lại bắt chước những kẻ cố tình phá hoại
ngôn ngữ Việt Nam
của cha ông? Sao không nói ghi tên như cũ mà lại đăng ký, sao không nói nhanh lên
mà lại khẩn trương, không nói khai triển mà lại triển khai...? Cứ cái đà này một
ngày kia lại nói đẹp người thay vì người
đẹp, người khác lại nói khác người
theo đúng ngôn ngữ của cha mẹ là Trung Cộng???!!!
Từ
đời nọ đến đời kia:
Từ khi lập quốc cho đến năm 1954, ngôn ngữ
Việt Nam từ Nam chí
Bắc vẫn "nhất thống". Đến năm 1954, Việt Nam chia cắt, một phần lớn văn
nghệ sĩ miền Bắc di cư vào Nam mang theo văn hóa, ngôn ngữ miền Bắc vào Nam đã
làm cho ngôn ngữ văn hóa Việt Nam càng thêm phong phú, trong khi Cộng Sản Bắc
Việt chẳng những không un đúc mà còn phá hoại, văn nghệ sĩ bị trù dập, cả mấy
chục năm mà những nhân tài như Nguyễn Tuân, Hoàng Cầm, Văn Cao v.v... chẳng đóng
góp gì được cho văn học nghệ thuật trong khi những văn nghệ sĩ miền Bắc vào Nam
đã cho ra đời những tác phẫm, những bản nhạc tiến bộ, về lượng cũng như về phẫm.
Chúng ta có thể kết luận sau năm 1954, văn hóa ngôn ngữ miền Bắc vào đã "hùn"
với miền Nam mà ngôn ngữ và văn hóa được phong phú hơn. Có phải văn hóa Việt Nam cũng đã di cư vào Nam hay không?
Năm 1975, Việt Cọng vừa vào Saigon là "tiêu hủy văn hóa
đồi trụy" miền Nam
ngay lập tức. Đây là mục đích thâm độc tiêu diệt văn hóa Việt Nam của VC mà chúng tôi nghi ngờ có
bàn tay của bọn tay sai Tàu Cộng. May thay! Các văn nghệ sĩ, các nhà tư tưởng
Việt Nam đã ra hải ngoại đem
ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam
theo. Thử nhìn lại những tác phẫm ra đời tại hải ngoại trong gần 40 năm qua so
với Việt Nam
dưới quyền của VC ra sao? Có phải là người Việt từ Bắc vào Nam , từ Việt Nam
ra hải ngoại đã thi hành một nhiệm vụ cao cả: DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT
NAM
một cách liên tục và phong phú hay không?
Để hỗ trợ cho sự phá hoại ngôn ngữ và văn hóa
Việt Nam tại hải ngoại, Việt Cộng đã bằng cách này hay cách khác hoán đổi ngôn
ngữ, tiếng nói của người Việt hải ngoại là bước đầu tiêu diệt văn hóa ngôn ngữ
nòi giống. Có những kẻ binh vực hành động này của VC lập luận rằng: muốn tuyên
truyền vào trong nước, chúng ta phải dùng "tiếng nói của họ". Trong số
đó, tiếc thay lại có Tú Gàn Nguyễn Cần. Nguyễn Cần đưa ra một ví dụ: ở miền
Trung Việt Nam có nơi gọi con chó là con "muông", nói chó họ không biết,
nếu họ không biết tiếng nói của ta thì làm sao tuyên truyền. Nguyễn Cần còn đưa
ra một ví dụ khác: các nhà truyền giáo Tây Phương khi vào Việt Nam cũng đã phải
học tiếng Việt mới truyền đạo được. Thực là ngớ ngẩn. Thực là ngụy biện. Các nhà
truyền giáo Tây Phương chẳng những học tiếng Việt mà còn "phát minh"
cách viết tiếng Việt theo mẫu tự La Mã khiến cho sự phát triển tiếng Việt rất
nhanh chóng và tiện lợi, chỉ cần học 26 chữ cái, vần xuôi, vần ngược là đọc và
viết tiếng Việt dễ dàng. Các nhà truyền giáo học tiếng Việt, phát minh cách viết
khác xa với cách hoán đổi chữ Việt một cách dốt nát và phá hoại như Việt Cộng
chủ trương.
Ý thức được ngôn ngữ và văn hóa mà chúng ta
đang dùng ở hải ngoại là "chính thống" và "nhất thống", tại
sao lại đi "nhập khẩu" thứ ô uế của VC làm đồi trụy xấu xa văn hóa ngôn
ngữ của ông cha?
Tôi rất ngưỡng mộ bác sĩ Nguyễn Hy Vọng vì ông
ta - trước hết đã đả thông một tư tưởng lầm lạc đã ăn sâu vào đầu óc của người
Việt Nam, kể cả những nhà trí thức, những nhà ngôn ngữ học cho rằng tiếng Việt,
ngôn ngữ Việt của ta từ Tàu mà ra, văn hóa của ta là sao chép văn hóa của Tàu -
sau nữa, bác sĩ Nguyễn Hy Vọng đã chứng
minh bằng một công trình thiết thực TIẾNG VIỆT NAM tương tự như tiếng của các dân
tộc vùng Đông Nam Á, có khi đến Ấn Độ, ví dụ chữ BẦU: người Việt đọc là
- Bầu, trái
bầu, bầu bí, giàn bầu...
Người Thái: bầu.
Khm: l pầu
Nùng: bầu.
Roteang/Sedang: pầu pí (bầu bí).
Lusai: Bu-r.
Malay: labu
(Theo Từ điển Nguồn Gốc Tiếng Việt, Bs Nguyễn
Hy Vọng, nhà xuất bản Đất Việt, Quyền I, trang 93).
Và tuyệt nhiên không có nguồn gốc từ tiếng
Tàu. Cũng xin thắp một nén hương lòng tưởng nhớ đến linh mục Trần Kim Định, người
đã chứng minh ngược lại rằng Văn hóa của Tàu là sản phẫm của Việt Nam, như Khổng
Tử đã tuyên bố "Đạo từ Phương Nam". Tôi chưa đọc nhiều sách của linh
mục Định, nhưng sử sách của ta cũng ghi chép mỗi khi Tàu đánh chiếm nước ta, họ
lấy hết sách vở của ta về Tàu và tàn bạo nhứt là đốt hết sách vở còn lại, không
cho chúng ta đọc. Người Tàu còn độc ác lấy đi những tay thợ khéo, những nhân tài
của ta. Thế mới có Lương Nhữ Học xây thành Bắc Kinh và Vạn Lý Trường Thành cũng
do một người Việt Nam
thiết kế. Có thể nói rằng văn hóa, khoa
học kỹ thuật của Tàu từ xưa tới nay chỉ là tổng hợp thành tích của Mao Toại. Ngày
nay, các nước Tây Phương đang kêu trời không thấu vì nạn người Tàu ăn cắp, sao chép
bản quyền của Tây phương, Chúng ta coi truyện Kim Dung: các nhân vật cao thủ võ
lâm đều nhờ những bí quyết võ thuật của tiền nhân: một thứ văn hóa chết. Dân Tàu
lúc trước không biết nấu cơm, không biết cầm đũa như dân Việt Nam .
Như trên đã nói, một khi hai dân tộc sống gần
nhau hay sống chung với nhau thế nào cũng ảnh hưởng tới nhau, nhứt là ngôn ngữ,
nhưng phải trả cho César những gì của César. Nước Pháp đô hộ chúng ta cũng để lại
những tiếng café, auto, Hoa Kỳ cũng có OK, right, good ninght, paté... và chắc
chắn trong ngôn ngữ Hoa Kỳ rồi đây cũng sẽ có những chữ phở, bánh xéo, chả giò
v.v... Đó là những "tai nạn" làm phong phú tiếng bản địa. Nói như vậy,
chúng ta cũng không phải bài trừ tiếng Trung Hoa triệt để, chúng ta cũng không
hỗ thẹn khi dùng một số tiếng Tàu vì ảnh hưởng mấy lần đô hộ của Tàu, phải viết,
học tiếng Tàu, dùng tiếng Tàu trong văn thư. Nhưng không vì thế mà khi thoát khỏi
sự đô hộ bằng vũ lực chúng ta lại tự nguyện chui đầu vào nô lệ văn hóa. Linh mục
Cao Phương Kỹ trong một buổi dạy về chữ Hán cho biết: khi cụ Phan Bội Châu qua
Tàu, cụ nói không ai hiểu, nhưng khi cụ viết ra và được đăng báo thì mọi người đều
rõ, vì viết tiếng Tàu thì giống Tàu, nhưng phát âm thì khác. Ngày nay, chúng ta
dùng chữ theo mẫu tự a, b, c mà viết thì
người Tàu không biết đó là tiếng Tàu, vì ta không viết và đọc theo Tàu. Khi chúng
ta nói: nhứt nhì tam tứ. Tàu nghe không hiểu, viết ra theo mẫu tự La mã người
Trung Hoa còn mù tịt hơn. Cũng như ngày trước người Tàu không đọc được chữ Nôm
của ta, ngược lại, muốn biết chữ Nôm phải thông chữ Hán.
Biết rõ trách nhiệm của người Việt hải ngoại
rất quan trọng, và rất nặng nề là duy trì ngôn ngữ Việt Nam . Vì vậy, chúng ta phải gạn lọc những gì cần bỏ,
những gì cần thêm vào, cha ông chúng ta cũng đã làm như vậy.
.Hải ngoại không để những tiếng (từ) của Việt
Cộng xâm nhập. Các văn thi hữu trong nước tránh dùng những chữ hoán đổi thiếu ý
nghĩa, cùng hải ngoại dùng những chữ có từ trước, nếu có "phát minh"
tiếng mới (cũng rất cần thiết) xin hãy thận trọng. Như vậy, hải ngoại và trong
nước hợp tác với nhau để cho ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam ngày càng
phát triển. Đó là TRÁCH NHIỆM VỚI DÂN
TỘC. Trách nhiệm này không riêng gì của hải ngoại hay quốc nội mà là của toàn
dân Việt Nam .
Vài ý mọn, xin các bậc cao thâm chỉ giáo để làm vui lòng tổ tiên, đem lại lợi ích
cho thế hệ mai sau.
Kiêm Ái