Friday, 24 August 2018

ĐỆ NHẤT PHU NHÂN - Hoàng Hải Thủy

Từ năm 1950 Thế giới có những vị nữ lưu gọi là “Ðệ Nhất Phu Nhân.” Danh từ và chức vị của Ðệ Nhất Phu Nhân xuất từ tiếng “First Lady” của người Mỹ. Do đó kẻ viết ở Rừng Phong cho rằng người Mỹ đặt ra danh từ "First Lady : Ðệ Nhất Phu Nhân” để gọi bà vợ của những ông Tổng Thống Mỹ. Người thế giới gọi theo.

Vị “Ðệ Nhất Phu Nhân” nổi tiếng nhất thế giới - theo tôi, CTHÐ - là bà Eva Peron. Eva Peron cũng là vị Ðệ Nhất Phu Nhân thứ nhất của thế giới. Trước bà, nhiều nước đã có những vị Ðệ Nhất Phu Nhân nhưng không có vị nào hoạt động Xã hội - Chính trị sôi nổi, nhiều và nổi tiếng khắp thế giới như bà Eva Peron. Dân Argentina gọi bà bằng cái tên thân thương Evita Peron.

Chuyện đời Ðệ Nhất Phu Nhân Eva Peron xẩy ra vào những năm từ 1946 đến 1952. Ðã hơn 60 năm. Tôi - CTHÐ - viết về bà Eva Peron, Ðệ Nhất Phu Nhân Argentina, với niềm hoài cảm. Năm bà làm Ðệ Nhất Phu Nhân tôi hai mươi tuổi, tôi mới đi những bước đầu trong nghề phóng viên nhà báo.


Tiệc gây quỹ yểm trợ Phong Trào Dân Chủ Quốc Nội, 08/09/2018




Ủy Ban Yểm Trợ Phong Trào Dân Chủ Quốc Nội Toronto xin kính mời quý Hội đoàn và Đồng hương tham dự tiệc gây quỹ, để giúp phong trào Dân Chủ tại Việt Nam và các tù nhân lương tâm vào 6:30 giờ tối Thứ Bảy 8 tháng 9, 2018 tại nhà hàng Dim Sum King Seafood, 421 Dundas St. W., 3rd Floor, Toronto, ON., M5T 1G6. Chương trình ngoài phần trình bày của các diễn giả, phần đối thoại trực tiếp với các nhà dân chủ tại Việt Nam, sẽ là phần văn nghệ ý nghĩa với sự đóng góp của các văn nghệ sĩ địa phương và giới trẻ Toronto.
Chi phí tham dự: $50, Sinh viên và trẻ em: $30.
Mọi chi tiết xin liên lạc Nguyễn Văn Tấn 416-271-0638, Trương Phước Nhỏ 416-540-4615, Nguyễn Ngọc Duy 416-618-7306
Thư từ, yểm trợ xin gởi về:
Committee To Support Vietnam's Democracy and Human Rights
P.O Box  53057
5100  Erin Mill Pkwy
Mississauga, ON., L5M 5H7

Bom Hẹn Giờ Của Trump Trong Cuộc Chiến Thương Mại Mỹ-Trung - Trần Hùng

Theo tờ New York Times, Giáo sư Hứa Chương Nhuận của Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh đã có một bài viết táo bạo kêu gọi các đại biểu quốc hội Trung cộng xóa bỏ quyền lãnh đạo tuyệt đối của ông Tập Cận Bình mà trước đó vào tháng 3, tuyệt đại đa số đại biểu quốc hội Trung cộng bỏ phiếu tán thành bãi bỏ quy định trong hiến pháp quy định chủ tịch nước chỉ được đảm nhiệm 2 nhiệm kỳ liên tiếp.
Theo đó, Tập có thể tiếp tục duy trì quyền lực thêm một thập niên nữa, thậm chí lâu hơn thế, ở 3 vị trí quan trọng nhất là Chủ tịch nước, Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) và Chủ tịch Quân ủy Trung ương (CMC).
Nhưng giờ đây, trước đòn hiểm của Donald Trump, uy tín của Tập sẽ tụt dốc như chứng khoán của Trung cộng. Giới tinh hoa Trung cộng bắt đầu lên tiếng chỉ trích gay gắt Tập Cận Bình.
Họ cho rằng cuộc chiến thương mại với Mỹ có thể được kiềm chế, nếu Bắc Kinh có cách hành xử linh hoạt hơn, và giảm bớt giọng điệu hiếu thắng. Giáo sư Giả Khánh Quốc (Khoa Quan hệ quốc tế, Đại học Bắc Kinh) nói: “Trung cộng nên lựa chọn hình ảnh khiêm tốn hơn trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Đừng tạo ra bầu không khí giống như kiểu chúng ta sắp thế chỗ của Mỹ đến nơi”.
 

Cách tự sát của con rồng dậy non - Nguyễn Vĩnh Long Hồ

Kỳ phùng địch thủ ai thắng ai?
Một ngày cuối tuần, lang thang trên các trang WEB, tôi tình cờ đọc được bài viết với tựa đề:“Cách tự sát của một siêu cường” (This is how a superpower commits suicide) đăng trên báo Washington Post ngày 13/11/2017. Người dịch Huỳnh Hoa, nguồn viet-studies.net..

Richard Javad Heydarian là một tên tuổi lớn là cây bút chuyên về địa lý chính trị châu Á. Ông từng dạy khoa học chính trị tại ĐH De La Salle và Ateneo De Manila, đồng thời là nhà tư vấn chính sách cho Hạ viện Philippines. Ông cho rằng: “Trong chuyến công du chính thức đầu tiên của TT Donald Trump tại châu Á, sự giảm sút nhanh chóng quyền bá chủ kéo dài nhiều thập niên của Hoa Kỳ ở khu vực này đã trở nên rõ ràng…tác động có tính chất phá hoại vị thế của Hoa kỳ ở châu Á trong nhiệm kỳ tổng thống đầy giông bão của ông Trump. Cả các đồng minh và đối thủ trong khu vực đều bị xáo trộn bởi chính sách đối ngoại “tân biệt lập” (neo-isolationist) theo mô hình “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump và sự hấp tấp rút khỏi “Hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã làm cho Mỹ bị cô lập ngay cả với các đồng minh gần gũi nhất.”

Journey to Freedom Day Video


 
cid:image003.jpg@01D433AD.AFEC1330
 
Dear friends,
 
It is my pleasure to share the Journey to Freedom Day Video (in english only) summarizing some of the many flag raising ceremonies and commemoration events that were held this year across Canada in honour of Journey to Freedom Day.
 
Thanks to the unwavering support of Vietnamese Canadian communities, and the unanimous support of Canada's federal, provincial and municipal governments, Journey to Freedom Day has been recognized through several events across Canada in late April 2018.
 
 
cid:image006.jpg@01D433AD.AFEC1330
 
 
Thank you all for your kind and generous support to the ever growing April 30th recognition movement!
 
Yours sincerely,
 
cid:image011.jpg@01D433AD.AFEC1330
Senator Thanh Hai Ngo
 
TwitterYouTube
 
111 Wellington St., Ottawa ON, K1A 0A4
613-943-1599

Những kỳ tài của người tù cải tạo


Những quân nhân VNCH đang bị tập trung để chuẩn bị đi vào các trại tù cải tạo sau tháng Tư 1975. (Trọng Đạt/Blogspot)
Bài CHU TẤT TIẾN

Trong các cuộc triển lãm tranh tại các phòng sinh hoạt vừa qua, người thưởng ngoạn đã được chiêm ngưỡng những bức tranh có cấu tạo độc đáo, mầu sắc pha trộn lạ lùng, và ý tưởng của tác giả được diễn tả rất sinh động. Điều đáng nói là bên cạnh các bức tranh của một số họa sĩ trẻ tuổi, có những tác phẩm được vẽ từ những mái đầu chớm bạc, hoặc đã bạc mầu từ những năm tháng ở trong ngục tù được gọi là trại cải tạo. Nội dung của những bức tranh này mang đậm giá trị của ba thời kỳ lịch sử: thời nghệ thuật được vinh danh huy hoàng trước 1975, thời nghệ thuật bị gông cùm Cộng Sản trói chặt suy tư của mọi người dân Việt, và thời hiện tại, nghệ thuật lại tung cánh bay giữa vòm trời Tự Do.

Vì thế mà có sự khác biệt hiển nhiên giữa các bức tranh của hai thế hệ: tác phẩm của những họa sĩ trẻ phóng khoáng hơn, tươi mát hơn, quyến rũ người thưởng ngoạn hơn, trong khi tác phẩm của những người từng bị giam nhốt trong tù Cộng Sản thì sâu lắng hơn, có chiều dầy cảm xúc nhiều hơn, nhưng dĩ nhiên, khó tạo nhịp thông cảm với giới thưởng ngoạn trẻ tuổi. 

Công Bằng - Lưu Thiên Lý

Kể từ tháng Giêng 2017, hai chữ “công bằng” không ngớt được xuất hiện qua các bản tin phổ biến trên hệ thống internet toàn cầu, tường thuật tin tức về những phát biểu của vị Tổng Thống thứ 45 của Hoa Kỳ, đã được dân Mỹ bầu vào Tòa Bạch Ốc trong cuộc bầu cử cuối năm 2016.

Trong bài này, xin được phép xử dụng chính danh “Tổng Thống 45” thay cho thế danh Donald Trump, vốn quá phức tạp ngổn ngang trong nội tình chính trị nước Mỹ, để được luận bàn về hai chữ “công bằng” phát đi từ Tòa Bạch Ốc.

Trong đời thường, hai chữ “công bằng” nghe rất đơn giản, và cũng rất bình dị để thốt ra, hầu như dễ dàng bị xem nhẹ trở thành vô tác dụng.

Trong hiện trạng thế giới đang rơi vào tình trạng tranh bá quyết liệt, hai chữ “công bằng” luôn được nêu lên qua các biện pháp chấn chỉnh từ vị Tổng Thống 45 của nước Mỹ trong vòng 20 tháng đầu nhiệm kỳ, nay đã trở thành chủ đề vô cùng quan trọng như một cảnh báo về thảm họa diệt vong phát khởi từ hướng đông mặt trời mọc, do bởi hàng loạt hành động như: lừa đảo giao thương, gián điệp kinh tế, đe dọa quân sự trục hải lộ quốc tế, chiếm đoạt lãnh thổ các nước láng giềng, liên tục bị vạch trần trước công luận thế giới.

Truyện Kinh Kha


  

Nguyên tác : Sử Ký – Thích Khách Liệt truyện
Tác Giả    : Tư Mã Thiên
Trích dịch : Phạm Xuân Hy 

 
  (THƯ HỒI ÂM MỘT NGƯỜI BẠN TÂN GIAO Ở XA)

Kính thưa anh,
Tôi va nhn đưc thư ca anh, vi nhng li hi thăm ân cn, thân ái. Ngưi đang nm bnh mà nhn đưc thơ ca bn bè t xa gi đến an i, thì thm lòng và cm đng biết bao. 
Tôi xin cám ơn anh đã h c hi thăm tôi.
Thưa anh,
Trong bài phê bình bộ “Đường Thi Trích Dịch” của cụ Đỗ Bằng Đoàn, và Bùi Khánh Đản, học giả Nguyễn Hiến Lê có đưa ra ý kiến cho rằng :
“Dịch là một việc rất bạc bẽo, vì công việc đã khó khăn mà lại ít người thưởng thức. Riêng ở nước ta nó lại càng bạc bẽo vì rất hiếm người chịu đọc sách dịch”.
Tôi cho rằng nhận xét này của cụ Nguyễn đúng, nếu chỉ coi việc dịch sách ngoại quốc ra tiếng Việt là một công việc làm thuần tuý để mưu sinh cầu lợi.
 Và chính cụ Nguyễn sau đó lại cho người đọc biết thêm rằng “Việc dịch kinh Phật của Cưu Ma La Thập đời Tấn và Huyền Trang đời Đường đã làm giầu thêm dụng ngữ cho người Trung Hoa”.
Nên nếu việc dịch văn học, khoa học, kỹ thuật,triết lý, lịch sử ngoại quốc, (Tây, Tầu, Anh,Ý, Đức, Nhật, Nga…) ra tiếng Việt, cũng là một việc làm hữu ích vậy.
Thưa anh,
Còn vic anh hi, tìm giúp anh mt bn Hán văn v truyn Kinh Kha, tôi s làm, ri phiên âm, dch nghĩa,chú thích và gi đến anh khi hoàn tt.
Truyn Kinh Kha mi đu thy ghi trong « Chiến Quc Sách-Yên Sách » sau li đưc Tư Mã Thiên k l trong « S Ký –Thích Khách Lit Truy史記刺客列傳», ktruyn gm năm ngưi thích khách thi Xuân Thu Chiến Quc :
- Tào Mt 曹沫
- Chuyên Chư 專諸
- D Nhưng 豫讓
- Nhiếp Chính 聶政
- Kinh Kha 荆軻
Toàn phn “Thích Khách Lit truyn”này, đã đưc các btúc nho có uy tín như Nguyn Hiến Lê, Gin Chi, Nhưng Tng, Nh Thành… dch sang tiến Vit ri.Tìm kiếm nhng n bn dch này ngày nay cũng không khó khăn.
Như li đ ngh ca anh, tôi mo mui sao trích nguyên tác Hán văn, ch riêng truyn Kinh Kha thôi, trong “S ký-Thích Khách Lit truyn” ca Tư mã Thiên, ri phiên âm, dch nghĩa, chú thích cho d dàng đi chiếu.
Sách S Ký ca Tư Mã Thiên gm có 130 quyn, truyn Kinh Kha  quyn th 86.
Thôi thì, gi là mt chút duyên văn ngh đ t cái tình anh đã h c đến nhau, ch xin đưc thú thc, tôi e ngi lm, s dĩ, vì nhà tôi nghèo quá,tin đâu mà đến trưng, chHán ch Nôm, đu do t hc, mà bin hc thì mênh mông,nên có nhiu ch thiếu sót, nhiu ch bt cp, khó tránh khi nhng lm ln.
Nay có làm vic dch thut thì cũng ch là đ hc thêm, cho khuây kha trong lúc già nua đau yếu.
Mong đưc anh lưng th.
Kính
Phm Xuân Hy

Nếu hang ổ Tàu cộng sập, thì chuột Việt cộng sẽ rúc vào đâu?

Tiếng Dân (Danlambao) - Người dân VN và cả thế giới đều biết rõ rằng, Tàu cộng (TC) là cái hang ổ cho bầy chuột CSVN (VC) trú ẩn trước những tấn công từ phía thế giới và từ người dân VN, vì VC là tay sai chiếm nước VN mà dâng cho TC. Đối với thế giới, tà quyền VC là một tập đoàn cai trị lưu manh, gian dối, bất chính vì không do dân bầu chọn, và là bọn bất nhân, vi phạm nhân quyền và công ước quốc tế số 1. Về phiá người dân, thì một tà quyền phi nghĩa do đi cướp nước, cướp của, và tàn ác với dân, làm sao chúng tồn tại được với dân, nếu không có bố đẻ của nó là TC nuôi dưỡng, bao che?

CSVN vốn là con đẻ của Nga cộng và TC, hay nói chính xác, VC chỉ là tên tôi tớ hèn mạt của quốc tế CS, trong đó 2 tên đầu sỏ là Nga và Tàu. Sau khi tên CS đầu tiên của VN là Nguyễn Tất Thành được quốc tế CS lôi kéo từ khi hắn sang Pháp tìm kế sinh nhai, được CS quốc tế thu nhận và đào tạo rồi cho về VN hoạt động, thì tên này đã chết trong ngục Quảng Châu bên Tàu vào năm 1930. Ít lâu sau, tên đầu sỏ CS Tàu là Mao Trạch Đông tìm ra một tên Tàu khác, cho đội lốt Nguyễn Tất Thành, với cái tên là Hồ Chí Minh, là một tay tình báo Hoa Nam có tên là Hồ Quang, đưa hắn về lãnh đạo đảng CS VN theo lệnh của Tàu, để dần dần sát nhập VN vào Tàu làm một tỉnh lỵ. Như vậy VC không là con đẻ của Tàu thì là cái gì? Vì thế chúng ta không lạ gì câu nói của tên tổng bí thư CS Lê Duẩn: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Nga, Tàu!”. Quả thật là không có vũ khí và sự hỗ trợ của Nga Tàu thì VC làm sao tồn tại đến ngày nay, chứ đừng nói tới việc đánh chiếm miền Nam năm 1975. 

Cái mũ & cái búa - S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao)














"Không dừng ở những phương cách “dầu nhớt, mắm tôm” như trước. Cuộc trấn áp các nhà bất đồng chính kiến và phong trào dân chủ Việt đã sang giai đoạn rất bạo tàn." Trương Duy Nhất

Ghé thăm Myamar, giáo sư Nguyễn Đăng Hưng “phát hiện” ra đôi điều hơi khác lạ về xứ sở này: “Té ra mắm tôm cũng là thức ăn gia vị thông thường của người Miến Điện. Tuy nhiên, trong những ngày chính quyền quân phiệt Miến Điện đàn áp khủng khiếp phe đối lập, tôi chưa bao giờ nghe nói công an Miến Điện liệng mắm tôm vào cửa nhà bà lãnh tụ phe đối lập Aung San Suu Kyi...” 

Tuy bị rất nhiều tai tiếng, chính phủ Burma - ít ra - cũng còn có được một ưu điểm nhỏ: họ ngại những việc làm bẩn thỉu. Các đồng chí lãnh đạo ở nước ta lại khác, rất khác, không ngại ngùng chi cả. Tác giả Nguyễn Duy Vinh cho biết: 

Rabindranath Tagore Nhà Thơ Ấn Độ - Nobel Văn Chương 1913

Có lẽ rất nhiều người Việt chúng ta được biết đến nhà thơ Rabindranath Tagore qua tác phẩm Tâm Tình Hiến Dâng (The Gardener) mà trước đây đã được giới thiệu đến độc giả Việt Nam từ năm 1968 qua dịch giả Đỗ Khánh Hoan, Giáo Sư Anh Văn và cũng là Trưởng Ban Anh Ngữ Đại Học Văn Khoa Sài Gòn.  Tính cho đến lúc vài năm trước đây, thì bản dịch Việt ngữ của Tâm Tình Hiến Dâng đã được tái bản khoảng 35 lần

Tagore là một người đa tài, không những là người Ấn Độ đầu tiên, Tagore còn là người không phải gốc Âu Châu đầu tiên đã đoạt giải Nobel Văn Chương vào năm 1913. Mặt khác, ông còn một tiểu thuyết gia, người đã viết và sáng tác toàn bộ thể loại các bài hát. Tagore còn là một nhà triết học và giáo dục.

Là một họa sĩ, Tagore đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa nghệ thuật Bengali. Là một người theo chủ nghĩa dân tộc, ông đã không ngần ngại từ bỏ tước hiệp sĩ (knighthood) của ông để phản đối chính sách của Anh ở Ấn Độ thuộc địa sau vụ thảm sát Jallianwala Bagh.

Hầu hết mọi người đều biết rằng Tagore đã viết các bài quốc ca của Ấn Độ có tên “Jana Gana Mana” và của Bangladesh có tên “Amar Sonar Bangla”. Nhưng ít người biết rằng quốc ca Sri Lanka được dựa trên một bài hát Bengali ban đầu được viết bởi Tagore vào năm 1938. Sau đó được dịch sang Sinhalese và được thông qua như là quốc ca năm 1951. Ông là người duy nhất đã sáng tác bài quốc ca của ba quốc gia.

Vào năm 1915, chính Tagore là người đã phong tước hiệu “Mahatma” cho Mohandas Karamchand Gandhi. Theo các nhà nghiên cứu, mặc dù ngưỡng mộ Gandhi, Tagore đã khác biệt với Gandhi về một số quan điểm. Trong khoảng năm 1930 đến 1931, Tagore đã gặp khoa học gia Albert Einstein bốn lần và các cuộc đàm thoại của họ đã được đánh dấu "bởi sự tò mò của họ về những đóng góp của người khác, theo đuổi sự thật và tình yêu âm nhạc của họ".

Đặc San Lâm Viên mời quý vị đọc bài biên khảo về Tagore của tác giả Phạm Văn Tuấn và một bài thơ tiêu biểu của Tagore, “Gift", đã được tác giả Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển qua Việt ngữ với tựa đề “Quà Tặng" qua thể thơ lục bát.


BÀI THƠ THƯƠNG TIẾC ANH HÙNG HỒ NGỌC CẨN - Thiên Kim

 
 
. 
 Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa 
 Bao nhiêu chiến sĩ giữ nhà nước Nam 
 Bảo vệ dân chúng bình an 
 Giữ từng tấc đất giang san kiên cường 
 Một trang lịcn sử oai hùng  
 Triệu người lính chiến súng gườm sông pha 
 Giữa lòng trận chiến không tha 
 Địch quân đang đến quê ta phá tàn  
 Lính chiến thề chết không  tan 
 Chỉ huy cuộc chiến miên man hào hùng 
 Chiến sĩ hào kiệt kiên trung 
 Dũng chí dâng hết non sông một lòng 
 Người lính đem hết tâm hồn 
 Hồ Ngọc Cẩn đã dính liền nước non 
 Điều động giữ tỉnh sắt son 
 Thăm dò trong tỉnh không còn nhiễu nhương 
 Đánh giặc tan tác trăm phương 
 Vang danh tài giỏi trăm đường oai phong 
 Tưởng thưởng "Bẩy tám  huy chương" (78) 
 Quê hương cảm tạ uy danh chiến trường 
 Nếu bao chiến sĩ một đường 
 Thì quê hương đã mười phương thắng thù 
 Tổ quốc vận nạn âm u... 
 Quê hương điêu đứng mây mù che ngang 
 Vũ khí thiếu thốn phải hàng 
 Quân lịnh "Ngưng  bắn" bàng hoàng.... Hỡi ôi! 
 Chiến sĩ chết sững một đời 
 Bao công lao,  cũng một trời xót xa! 
 Tử thành nghiêng ngả sơn hà 
 Tướng quân giải tán binh đoàn chia tay 
 Binh sĩ lòng dạ lắt lay 
 Thương cho vị tướng chung tay nguyện thề 
 Đây lần vĩnh biệt hiền thê 
 Thương đàn con cái nẻo về tối tăm 
 Lệ  đưa chồng chốn xa xăm  
 Anh hùng tuẫn tiết, trăm năm hết rồi...  
 Chiến sĩ trăm nỗi  bồi hồi 
 Anh hùng Ngọc Cẩn bắn hoài không ngưng 
 Bắn cho hết đạn, phải ngừng 
 Phát súng tuẫn tiết cuối cùng... đi xa! 
 Tín đồ Thiên Chúa chính là: 
 "Sự sống Thiên Chúa cho ta chính Trời" 
 Người buông súng  buồn môi cười  
 Quân thù rằn mặt "Tội người nặng thay" 
 Đem về chúng nhốt tù đầy 
 Chí hùng không tử, một đời hùng anh 
 "Mười Bốn Tháng Tám, Bẩy Lăm"  
 Sử Xanh ghi chép một trang huy hoàng 
 Anh hùng hét lớn vang vang: 
 "Cộng Hòa Việt Nam muôn Năm" 
 "Đả đảo cộng sản, Đả đảo cộng sản" 
 Những súng thù bắn vào tim  
 Anh hùng yêu nước máu chìm ruộng nương 
 Anh hùng chết với  quê hương 
 Ngàn năm Tổ Quốc ghi ơn danh người 
 Hồ Ngọc Cẩn một chiến sĩ danh tài.... 


Thiên Kim