Tuesday, 28 August 2018

Các Bài Viết Mới của Mỹ Nga

Một đám tang nhớ đời

Khi nhớ tới những lệ làng ở nơi sâu xa nhất nước Việt, chợt rùng mình ớn lạnh về chuyện một ngôi làng không mấy nổi tiếng nhưng được lưu vào trong tâm trí một trải nghiệm đến khó quên.

Tôi chỉ còn nhớ mang máng tên của ngôi làng từ một người dân thiểu số Phù Lá không sỏi tiếng kinh cho lắm trả lời khi chúng tôi hỏi. Đó có thể là làng Rét. Cái tên này có phải mang ý nghĩa về sự lạnh giá quanh năm suốt tháng của mảnh đất này chăng?

Nếu ai đã từng đặt chân đến xã Lũng Cú, tỉnh Hà Giang nhìn cột cờ đánh dấu đỉnh cực bắc Việt Nam thì tương tự như vậy ở một tỉnh khác, làng Rét là nơi gần như sâu xa nhất của tỉnh Lào Cai. Chúng tôi gồm 3 người đã đến đó vào những ngày đông giá rét của cách đây hơn 6 năm về trước.

Trong thế giới “Yêu” của Chu Tử - Nguyễn Ngọc Chính

Năm 1963 đánh dấu nột hiện tượng “vượt ra ngoài ước đoán của nhà xuất bản cũng như của tác giả” trong hoạt động văn chương tại Sài Gòn: tác phẩm “Yêu” của Chu Tử đã bán hết 5.000 cuốn trong vòng 25 ngày. 

Trong phần “Lời người viết” ở đầu cuốn tiểu thuyết “Yêu”, bản in lần thứ hai, Chu Tử ngỏ lời cùng độc giả:

“Khi thỏa thuận với tôi để xuất bản “Yêu”, anh Nguyễn Trọng Nho, Giám đốc Nhà xuất bản Đường Sáng, nửa đùa, nửa thật hỏi tôi: “Liệu trong vòng hai năm, có bán hết năm ngàn cuốn không?”. Tuy tin ở mình, tôi vẫn không dám nghĩ rằng sách của mình sẽ bán chạy, tôi đành trả lời bừa: “Tôi hy vọng sẽ bán hết trong vòng bốn tháng”. 

Chu Tử giải thích hiện trạng bế tắc của bộ môn tiểu thuyết vào thập niên 60s tại Miền Nam đã khiến các nhà xuất bản phải dè dặt khi coi việc in sách là điều phiêu lưu, mạo hiểm. Hầu hết các tiểu thuyết vừa ra khỏi nhà in đã phải bán “son” (sold) cho các ông cai thầu Ba Tàu!

Không phải chỉ các nhà xuất bản đánh giá sai về trình độ thưởng thức của độc giả mà ngay cả những người viết (trong đó có Chu Tử) cũng thường đánh giá sai về người đọc. Hơn nữa, là một nhà báo, Chu Tử biết lợi dụng mối quan hệ rộng rãi để tạo một phản ứng thuận lợi đến cuốn sách ngay lần xuất bản đầu tiên.

Chu Tử (Chu Văn Bình), chủ nhiệm nhật báo Sống, Sài Gòn 1962

CHẾT VỀ TAY "TIN GIẢ"? - Kiêm Ái

Trước khi ông Donald Trump ra ứng cử Tổng Thống Hoa Kỳ, ông đã nghiền ngẫm cuốn sách "Chết dưới tay Trung Quốc" , một cuốn sách đã có nhiều lời cảnh cáo chẳng những cho Hoa Kỳ mà cho cả thế giới về những âm mưu thâm độc của Trung Cọng muốn đô hộ cả thế giới,
 như "Chết dưới tay Trung Quốc", phơi bày những nước cờ quan trọng thường bị bỏ qua, và đôi khi cố tình bị che giấu trong một ván cờ toàn cầu tầm cỡ. Navarro và Autry đã lên tiếng báo động, kêu gọi thế giới tự do hãy hành động vì lợi ích và tương lai của mình. Thật ấn tượng, họ cũng kêu gọi cả Trung Quốc".
hoặc, nếu biết cảnh giác, đề phòng, chống trả thì cuốn sách này như một kim chỉ Nam, "Một phát súng trường cực mạnh nhắm trung điểm chết ngay hồng tâm Bắc Kinh" . 
Tổng thống Donald Trump chẳng những nắm vững những "nước cờ quan trọng" của Trung Quốc mà còn chuẩn bị súng đạn để khi lên cầm quyền là "bắn ngay điểm chết ở hồng tâm của Bắc Kinh".

Vietnam Airlines : "Bịt luôn cửa thoát hiểm"



Vietnam Airlines dám làm cả chuyện này để có thêm lợi nhuận. "Bịt luôn cửa thoát hiểm"

Hãng hàng không CS Vietnam Airlines lắp thêm ghế ở lối thoát hiểm.


Những ngày vừa qua người dân VN còn đang bàng hoàng trước những khuất tất trong việc đào tạo phi công của hãng hàng không Vietnam Airline bị đưa ra quốc hội để mổ xẻ và qui trách nhiệm. Người dân VN và hành khách quốc tế còn đang lo sợ khi bị giao tính mạng mình vào tay những 'xe ôm" lái máy bay của hãng thì hôm nay lại tiếp tục một hành vi táng tận lương tâm nữa của Vietnam Airlines cần phải được lôi ra ánh sáng.


Nếu không nói láo nữa, thì không còn là cộng sản

Đảng CSVN còn nói láo nữa thôi ? Đài truyền hình Nga phỏng vấn người lính Xô Viết bắn rớt máy bay của ông John Mc Cain
Năm 2008 khi ông Yury Trushyekin lên tiếng trên báo chí Nga rằng chính ông mới là người bắn rớt máy bay của ông Thượng Nghị Sĩ Mỹ John Mc Cain , lúc ấy còn là thiếu tá hải quân Mỹ , thì đài truyền hình Nga đã nhiều lần phỏng vấn vị " anh hùng " này . Ông này về cuối đời sống nghèo khổ trong 1 căn hộ ở ngoại ô St Petersburg .
Ông Yury Trushyekin cho biết trong suốt thập niên 1960 -1970 , đã có hàng ngàn binh lính và sĩ quan Nga được điều động sang miền Bắc Việt Nam để giúp quân cộng sản Bắc Việt chống Mỹ . Phần lớn làm công tác cố vấn , ngoài ra còn có mặt trực tiếp tại chiến trường để huấn luyện cho bộ đội CSVN cách sử dụng những vũ khí mà Nga cung cấp .
Ông trưng ra hình ảnh , hộ chiếu và cả 1 bằng khen của nhà nước CS Bắc Việt làm bằng chứng .
Riêng về việc bắn hạ máy bay của ông John Mc Cain , ông Yury Trushyekin cho biết bộ đội VN toàn bắn hụt , ngày hôm đó đã bắn hết 12 quả đạn tên lửa mà chẳng trúng quả nào ! Khi chỉ còn 1 quả cuối cùng , ông đã phải thân chinh nhắm bắn mới hạ được phi cơ của ông Mc Cain .
Ông còn cho biết chính ông đã cứu mạng ông John . Vì khi bộ đội CSVN vớt ông này lên , lúc đó đã bị gãy hết 2 tay và 1 chân , thì với lòng căm thù cao độ được huấn luyện sẵn , 1 đám đông đã nhào vào đánh đập , đâm ông này suýt chết . Ông Yury Trushyekin và đồng đội đã phải can thiệp và ra lệnh cho bộ đội ngừng tay và chỉ được bắt sống .
Trong cuốn hồi ký của mình , ông Mc Cain cũng kể lúc bị bắt , mặc dù bị trọng thương mình mẩy đầy máu và lúc ngất lúc tỉnh , ông đã bị hàng trăm tên bộ đội xông vào đấm đá , nhổ nước bọt và có ai đó còn cầm cả lưỡi lê đâm vào hông và chân ông !
Ông Yury Trushyekin kể tiếp rằng sau đó ông có vài lần vào thăm ông Mc Cain trong Hỏa Lò , nơi còn được gọi mỉa mai là " khách sạn Hà Nội Hilton " . Ông nói CSVN đã cố gắng " cải tạo tư tưởng " cho ông John bằng cách bắt ông này đọc những quyển sách giáo điều cộng sản dày cộm , bao gồm cuốn của Karl Marx . Khi được hỏi nếu bây giờ gặp lại ông John Mc Cain thì ông sẽ nói gì ? Ông Yury Trushyekin cười và bảo ông sẽ hỏi ông John đã đọc hết cuốn Marx chưa !
Riêng ông Mc Cain cho biết lúc đầu ông bị đối xử rất tệ hại , nhưng sau khi biết được ông là con trai và cháu nội của 2 vị tướng lừng danh của Mỹ thì ông được ưu đãi hơn , vì CS Bắc Việt biết ông có giá trị trao đổi . Lúc đó ông mới được chữa trị vết thương , và cái chân gãy được mổ , nhưng các bác sĩ làm việc quá dở làm dứt hết mấy sợi gân , khiến chân ông bị tật cho đến bây giờ .
Sao rồi đảng ơi ? Còn nói láo nữa thôi ? Nhục mặt chưa ? Quân đội nhân dân VN anh hùng à ? Bách chiến bách thắng à ? Thắng Mỹ thắng Pháp à ? Không có Liên Xô và Trung Quốc thì thắng khối !! Hèn gì mà ngày nay phải " đời đời nhớ ơn " cái đám ngoại bang này và phải dâng đất dâng biển đảo cho chúng nó !!
Từ tướng Võ Nguyên Giáp bị tướng TQ viết hồi ký chê là kém mưu trí , chỉ biết nướng quân , đến " bộ đội cụ Hồ " cũng bị sĩ quan Liên Xô chê là toàn bắn hụt và hành xử như côn đồ !
Đẹp mặt chưa đảng ? Quang vinh muôn năm chưa?

Tàu cai trị Tân Cương như thế nào?

Hãy đọc để biết khu tự trị/đặc khu bị bọn tàu khựa cai trị 
như thế nào, csvn đã mở mắt chưa?
Ở miền cực tây của đất nước của mình, chính quyền Bắc Kinh đang kiểm soát gắt gao thiểu số người Uyghur bằng các phương tiện hiện đại. Hàng chục ngàn người đã bắt đem đi mất vào những trại cải tạo. Bài này kể lại cuộc hành trình vào một vùng ma quái.
Ai sống trong thành phố Kashgar ở miền tây xa xôi của Trung Quốc có lẽ phải cảm thấy như đang sống ở Baghdad sau chiến tranh. Còi báo động hú vang, xe tuần tra bọc thép chạy rần rần trong phố và máy bay chiến đấu phản lực vờn ầm ỉ trên không. Số khách sạn ít ỏi, nơi có một vài du khách lẻ tẻ ở, đều bị che cửa kính đục mờ. Với những động tác nóng nảy, nghênh ngang, viên cảnh sát trong áo chống đạn và nón sắt đang điều khiển giao thông trên đường. Ai chần chừ chưa kịp tuân thủ đều bị hét mắng loạn lên.

Commander of US Army-Japan...Thiếu tướng Lương Xuân Việt nhận bàn giao Tư lệnh Lục Quân Hoa Kỳ tại Nhật Bản, vào ngày Thứ Ba 28/08/2018

Kinh chuyển đến quý Niên Trưởng , Chiến Hữu , quý Đồng Hương về lễ nhận chức Tư Lệnh Lục Quân kiêm Tư Lệnh Đệ Nhất Quân Đoàn  ở Nhật Bản của thiếu tướng Lương Xuân Việt 

Lễ nhân chức đã được cử hành vào lúc 9 giờ sáng ngày 28 tháng 8 năm 2018 tại căn cứ Jano Field , Camp Zama và được đặt dưới quyền chủ tọa của đại tướng Robert B .Brown Tư Lệnh Lục Quân vùng Thái Bình Dương

Buổi lễ tổ chức đơn giản nhưng rất trang trọng và đầy đủ lễ nghi quân cách

Lê Xuân Vũ

First Vietnamese-American general takes command of US Army Japan

    Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ Tại Nhật Bản


    TƯỚNG LƯƠNG XUÂN VIỆT LÀM TƯ LỆNH LỤC QUÂN MỸ TẠI NHẬT
Maj. Gen. Viet Xuan Luong speaks to soldiers after taking the helm of U.S. Army Japan at Camp Zama, Japan, 

VU LAN NHỚ MẸ - Dư Thị Diễm Buồn


“Mùa Báo Hiếu.Kính tặng những ai có diễm phúc còn mẹ”     

DTDB


Con hỏi mẹ: "Sao cài hoa màu trắng?
Vào những ngày báo hiếu lễ Vu Lan?
Sao không cài hoa hồng thắm cao sang?"
Mẹ khẽ bảo: "Mẹ không còn có mẹ!"

Trong vũ trụ muôn loài đều có mẹ
Kẻ vô phần nên mẹ sớm ra đi
Thân cút côi sống lặng lẽ sầu bi

Đời đâu có tình nào hơn tình mẹ!


Thương thân mẹ, mất bà từ thuở bé
Thiếu tình thân yêu, âu yếm thiêng liêng
Thiếu vắng vòng tay trìu mến dịu hiền
Thiếu hơi ấm, ấp lòng khi giá lạnh

Thiếu hình bóng bên đèn chong đêm quạnh
Lời ngọt ngào khuyên dỗ lúc ốm đau
Chạy rong chơi vấp ngã té cầu ao
Về phụng phịu: "Mẹ ơi, con đau đớn..."

Thương yêu con, mẹ quên con đã lớn
Gió trở mùa, cây thay lá vàng thu
Đợi cổng trường khi đem nón, đem dù
Che mưa nắng, cho con phòng cảm mạo

Có những hôm trời lên cơn dông bão
Gió lạnh căm căm, thời tiết đổi thay
Đường về nhà trơn trợt tuyết mưa bay
Đội giá buốt, đem con giầy cao ống

Hết cấp ba, con vào trường Đại học
Sống xa nhà, mẹ lo sợ đắn đo...
Luôn nhắc con: "Trở gió dễ cảm ho
Nhớ mặc áo, choàng khăn cho đủ ấm"

Trước nhập học, tự tay mẹ mua sắm

Từ chiếc khăn, đôi vớ, thỏi xà phòng
Cây kim may, cuộn chỉ với mền bông
Chai dầu gió, phòng hờ khi cảm lạnh!

Nơi gác trọ những đêm dài hiu quạnh
Buồn bâng quơ hay chợt đến bất ngờ
Tình thơ ngây vụng dại tuổi học trò
Thương nhớ mẹ, vội vàng ra đi hết

Những ngày lễ, thứ bảy hay chủ nhật
Đến thăm con, mẹ chỉ dạy khuyên răn
Đem cho con, giỏ đầy ắp thức ăn
Và ánh mắt, ôi dịu dàng trìu mến

“Mẹ mới có tình thương vô bờ bến

Con hơn người, vì có mẹ bên con

Con hơn người vì có mẹ chu toàn
Con hạnh phúc, cài hoa hồng lên áo!”

DƯ THỊ DIỄM BUỒN
(530) 822 5622
Email:dtdbuon@hotmail.com

Giải Ảo Thời Sự 27-8-2018 - KTG Nguyễn Xuân Nghĩa

Phần 1: Trump cải danh NAFTA, tay ba song đấu...



Phần 2: Khủng hoảng tại Úc...

Chương Trình Phát Thanh ĐLSN Thứ Ba 21/08/2018


Xin bấm theo LINK sau


TIN TỨC: Mỹ Linh, Bá Cơ
CNNM: Quê Hương: “Công an thành Hồ vừa lập được hai “chiến công vang dội”.
ĐNĐL: Nguyển Khải: “Sẵn sàng cho những cuộc xuống đường”
BÌNH LUẬN: Song Thập: “Cân nhắc lại’ luật Đặc khu: Sợ dân hay sợ nội bộ đảng?”

Mở đầu:

Minh Nguyệt xin kính chào quý thính giả, hôm nay Thứ Ba ngày 21 tháng 08 năm 2018, cũng là buổi phát thanh lần thứ 2656 của đài ĐLSN.

Mở đầu chương trình là phần Tin Tức, mời quý vị cùng theo dõi những tin chính sau đây:

1.     ÂN XÁ QUỐC TẾ KÊU GỌI CAN THIỆP KHẨN CẤP CHO BÀ TRẦN THỊ NGA
2.     KHỐI ÂU CHÂU CHỈ TRÍCH VN VỀ VỤ KẾT ÁN TÙ ÔNG LÊ ĐÌNH LƯỢNG
3.     VN XÉT XỬ THÊM 12 NGƯỜI VỚI TỘI DANH LẬT ĐỔ CHẾ ĐỘ
4.     THÊM MỘT TÀU CÁ VN BỊ HÚC CHÌM Ở BIỂN VŨNG TÀU
5.     GẠO NẾP VN BỊ TRUNG CỘNG ĐÁNH THUẾ ĐẾN 50%
6.     BRAZIL ĐIỀU QUÂN ĐẾN BIÊN GIỚI ĐỂ TRẤN ÁP DI DÂN VENEZUELA
7.     TRUNG CỘNG LẠI PHẢN ĐỐI VIỆC TỔNG THỐNG ĐÀI LOAN DỪNG CHÂN Ở MỸ 

Hương Kiều Loan - Người Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh

Image result for huong kieu loan

Mỗi lần nhận được email của HKL là mỗi lần chuẩn bị sự thích thú để đọc và xem.

Cái thích thú này không phải là mỗi tuần hay mỗi tháng là có được mà nó bất chợt đến nhưng rồi không đi mà ở lại không định kỳ và không hứa hẹn.
Câu chuyện HKL kể không ở xa xôi, không mầu mè chói lòa, không rực rỡ khoe sắc và không ....xa lạ.

Chỉ lạ là các chữ nghĩa được dùng để kể một câu chuyện....cũ thật lạ lùng dí dỏm nhưng không phải là mới khiến người xem và đọc tưởng như đấy là câu chuyện mới mẻ được kể lần đầu tiên và từ ở đâu xa xôi lắm.

Có khác chi một cuốn phim của Hollywood cùng một câu chuyện đã được tái sinh làm lại và đem ra trình làng như chúng ta thường thấy ở bên Hoa Kỳ này.
Không phải người làm đã cạn đề tài mà có lẽ câu chuyện đó đã được khai tâm ra ở một luồng ánh sáng mới, ngôn ngữ mới hay mầu sắc mới hay là từ rung cảm của một trái tim mới, trẻ hơn và ướt át hơn.