Thursday 30 October 2014
VỀ QUẢ BOM THẢ TRONG TRẬN LONG KHÁNH 38 NĂM TRƯỚC
Việt Nam Cộng Hòa có thả một quả bom đặc biệt, tiêu diệt cả Sư đoàn quân CSBV, chặn đứng được cuộc tiến quân của chúng. Cho đến nay hãy còn nhiều câu hỏi quanh quả bom này và nhiều câu trả lời chưa được chính xác.
- Đại tá Hùa Yến Lến (Tham mưu trưởng Hành quân SĐ 18 BB) gọi nó là CBU 82 (Daisy Cutter), cho rằng do Tướng Lê Minh Đảo (Tư lệnh SĐ 18 BB) đề nghị, và được Bộ TTM QLVNCH chấp thuận qua trung gian của Tướng Nguyển văn Toàn (Tư lệnh Quân Đoàn 3) để được sử dụng..
- Tướng Trần Quang Khôi (Tư lệnh Lực lượng Xung Kích QĐ3) ghi lại rằng : chính Ông sử dụng 2 quả bom CBU của KQ Biên Hòa trên chiến trường Long Khánh để chặn đứng quân địch và giải cứu Chiến đoàn 52 /SĐ 18 BB của ĐT Dũng khỏi bị tiêu diệt..
NẾU TÔI CHẾT ĐỪNG ĐƯA TÔI RA BIỂN
Alfa Đặng Hoàng Sơn
Nếu tôi chết đừng đưa tôi ra biển
Hãy hoả thiêu, giữ lại nắm tro tàn Khi dân Việt dẹp tan quân cộng sản Đem tro về rải từ Bắc vào Nam.
Nếu tôi chết đừng đưa tôi ra biển
Quê hương tôi bị cộng sản đoạ đày Nước non tôi đã hoá thành dâu bể Đồng bào tôi Việt Cộng giết thẳng tay!
Nếu tôi chết đừng đưa tôi ra biển
Chiến trường xưa Bến Hải đến Cà Mau Chiến hữu tôi xác vùi lấp chiến hào Đồng đội tôi bị tù gông "cải tạo."
Nếu tôi chết đừng đưa tôi ra biển
Nửa cuộc đời tận hiến cho quê hương Dân tộc tôi bị cộng nô đày ải Vô rừng sâu, "kinh tế mới" đoạn trường.
Nếu tôi chết đừng đưa tôi ra biển
Nắm tro tàn rải trên khắp quê hương Cho tôi được tan vào lòng đất mẹ Để vun bồi thêm mảnh đất tổ tiên.
Nếu tôi chết đừng đưa tôi ra biển
Hoả thiêu tôi xin đừng hát quốc ca Thân lính chiến chưa đền xong nợ nước Đừng phủ cờ, đừng tấu nhạc hùng ca.
Dù tôi chết nhưng linh hồn vẫn sống
Sẽ phù trì cho dân Việt vươn lên.
ĐHS. 18/07/2014.
|
Chuyện đời của người phụ nữ giúp Obama lên đỉnh vinh quang.
Những quyết định của người mẹ táo bạo và quyết đoán giúp cậu bé Obama trưởng thành và hoàn thiện mình hơn trong những năm tháng sống và học tập tại Indonesia .
Trung Khu Ngôn Ngữ Broca Không Có Thực - Trần Mộng Lâm
Trước
hết, xin cảm ơn các người bạn tại Paris, OB Nguyễn Hữu đã gửi cho tôi bài báo đăng trong L’Expresse,
số ra ngày 24 septembre 2014.
Tôi
học Y Khoa tại Đại Học Y Khoa Sài Gòn vào những năm 1960.
Sau
đây là những gì tôi được học về Trung Khu Broca, một vùng của não bộ mà người tìm
ra nó, nhà bác học Broca, cho là vùng của ngôn ngữ. Broca có một bệnh nhân tên
là M.Thorne, biệt danh là «tan tan». Ông này bị câm. Sau khi bệnh nhân chết,
Broca mổ khám nghiệm tử thi và xác định được nơi bị tổn thương trong não bộ của
M.Thorne. Paul Broca cho nơi đây là
trung tâm duy nhất liên quan đến ngôn ngữ. Sau Broca, các nhà bác học khác tìm
thêm ra nhiều vùng khác cũng có liên quan đến tiếng nói, điển hình là nhà bác học
Đức có tên là Carl Wernicke, người đã khám phá ra trung tâm Wernike 10 năm sau
.
CON DẤU BỤI TRÚC CỦA TT NGÔ ĐÌNH DIỆM
Bây giờ nếu có trở về Saigon, đi thăm Dinh Độc Lập, khi đi qua một phòng triển lãm những di vật thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa đang được trưng bày ở phía sau tầng trệt trong Dinh, người ta thấy thiếu con dấu của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, mà chúng ta cũng thường gọi là ‘‘Con Dấu Bụi Trúc’’ với lý do mà theo người viết bài được biết, hiện nay con dấu này đang lưu lạc ở nước ngoài.
Lý do: Những năm 1978 – 1979 dưới sự lãnh đạo đại tài của Đỉnh Cao Trí Tuệ Loài Người, dưới chánh sách cải tạo công thương nghiệp, đánh tư sản thêm đợt thứ nhì, rồi đổi tiền lần thứ nhì. Nhất là với chủ trương hợp tác xã nông nghiệp, vân vân… nền kinh tế cả nước bị tê liệt, nhà máy, cơ xưởng sản xuất bị đóng cửa hay chỉ hoạt động cầm chừng. Ruộng đồng thì bị bỏ hoang, cả nước Việt Nam bị đói khủng khiếp. Để cứu nguy cho tình trạng này, Cộng Sản Hà Nội phải ban hành nhiều biện pháp trong đó có biện pháp gọi là “Ba Lợi Ích”. Theo đó những cơ quan nhà nước có thể làm kinh doanh ….. bằng mọi cách! Và tiền lời kiếm được sẽ chia làm ba phần, để cùng nhau hưởng lợi = Nhà nước + Xí nghiệp + Công nhân viên.
Những cơ quan có đất đai, cơ sở vật chất nhiều như quân đội, hay cơ quan hoạt động về kinh tế thì nhân cơ hội này, có thể kiếm ra tiền dễ dàng, thí dụ như:
· Các trại lính, ngang nhiên cho tư nhân thuê một phần diện tích hay một phần trang trại quân đội để tư nhân làm nhà hàng, khách sạn, …
· Công ty điện lực thì ‘‘vô tư’’ lấy điện có sẵn, nay ra lệnh cho công nhân làm thêm nước đá lạnh, cà rem cây …. để bán cho dân chúng; Đây là những mặt hàng sau tháng 4,75 rất khan hiếm, vì lúc đó điện không có để thắp đèn, lấy đâu mà làm nước đá !
· Bệnh viện thì cho phép “Khám Ngoài Giờ”, hay bán cả thuốc tây giá …. kinh doanh, tức là tương đương với giá chợ đen cao ngất ngường ngoài thị trường ;
· Công Ty Xây Dựng thì cũng ‘‘vô tư như người Hà Nội’’ lấy xi măng, sắt, cát …. đem bán ra ngoài thị trường đương nhiên với giá chợ đen cao có khi cao gấp chục lần. Sau khi bù lại giá chính thức vô sổ sách kế toán, tiền chênh lệch được chia ra cho «ba lợi ích»
Nhưng có nhiều cơ quan không có sản phẩm hay dịch vụ gì để bán như Thư Viện Quốc Gia, Viện Bảo Tàng, Bộ Tư Pháp … thì hơi kẹt !
Bộ đội của Bác thì luôn luôân thực hiện «nghiêm chỉnh» lời của Bác và Đảng : «Khó khăn nào cũng vượt qua. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành. Kẻ thù nào cũng chiến thắng»
Túng thì phải tính ! Túng ăn vụng ….. Đói làm liều ! Hơn nữa : Của công là của chùa ! Hơi đâu mà lo !
Thế là những cơ quan này có «nhiều thông minh» có nhiều sáng kiến, nhiều phát minh ‘‘đột xuất’’ nên biến hóa những chiêu thật đẹp : như cho thuê một phần đất đai, địa điểm của cơ quan để làm quán cà phê nhạc sống, nhà hàng cưới ….
Nhưng Nhà Bảo Tàng Lịch Sử Thành Phố HCM, nằm ở Dinh Gia Long cũ, nơi có những trưng bày những con dấu, con triện, của Tổng Thống, Phó Tổng Thống, Bộ Trưởng, Những huân chương Tư lệnh Vùng, Quân khu, Tham Mưu Trưởng của Miền Nam Việt Nam …. thì không còn diện tích dư để cho tư nhân thuê mở quán cà phê
Không sao ! Đảng vĩ đại đã dạy: Với ý chí cương quyết, với đôi tay, sức người cũng biến sỏi đá thành cơm. Thế là cơ quan bèn đem bán quách tất cả những con dấu, những huy chương có trong Nhà Bảo Tàng cho nhà máy sản xuất dây điện ở Khu Kỹ Nghệ Biên Hòa để …. nấu làm dây điện ! Tàn dư Mỹ Ngụy dẹp quách đi cho khỏi chướng mắt !
Có vài nhân viên của chế độ cũ đang làm việc tại đấy với tên gọi là nhân viên «Lưu Dung» (tạm thời lưu lại để làm việc, hay tạm thời dung tha !) thấy hành động vô văn hóa như vậy bèn lén lút, lượm cất đi những con dấu quan trọng mà trong số đó có con dấu của Tổng Thống Ngô Đình Diệm mà nay chúng ta còn thấy được. Và hiện nay con dấu này đang ở ngoại quốc.
Hình chụp con dấu và hình con dấu đóng trên giấy:
Chuyện Hồi Giáo
LONDON TAXI DRIVER'S ANSWER
to a request from a Muslim to turn off the radioMột người Ả Rập Hồi giáo, bước vào một xe taxi màu đen ở London. Anh ta yêu cầu người lái xe phải tắt radio vì giáo lý tôn giáo của mình, ông không được nghe nhạc. Lý do là trong thời gian của các vị tiên tri đó không có âm nhạc, đặc biệt là âm nhạc phương Tây, được coi là âm nhạc của người ngoại đạo.Bác tài xế taxi lịch sự tắt radio, dừng chiếc xe taxi, và mở cửa.Ả Rập Hồi giáo hỏi: "Bạn đang làm gì vậy?"Bác tài xế taxi trả lời: "Trong thời gian của các vị tiên tri không có taxi, xin ông hãy chờ một con lạc đà .."
A devout Arab Muslim entered a black taxi in London. He curtly asked the driver to turn off the radio because of his religious teaching, he must not listen to music. The reason being in the time of the prophet there was no music, especially Western music which is considered the music of the infidel.
The cab driver politely switched off the radio, stopped the cab and opened the door.
The Arab Muslim asked him, "What are you doing?"
The cabbie answered: "In the time of the prophet there were no taxis, so wait for a camel.."
CHUYỆN HỒI GIÁO
Ở Luân Đôn vừa đáo taxi
Yêu cầu tài xế liền khi:
"Tắt giùm nhạc nhé bởi vì đạo tôi
Từ cái thuở xa xôi ngày trước
Không radio, không được nhạc Tây
Luật truyền cho đến ngày nay
Chúng tôi Hồi Giáo món này không ưng".
Anh tài xế bèn ngừng xe lại
Tắt radio rồi sải bước ra
Mở ngay cửa khách: "Mời ra!"
Khách tròn mắt hỏi: "Ê cha, sao ngừng?"
Anh tài xế lừng khừng đáp lại:
"Dạ thưa ông, thời đại xa xưa
Taxi chưa có, hiểu chưa?
Phiền ông đứng đợi người đưa... lạc đà..."
Ó Biển 227 LC phóng tác
HÃY TRẢ LẠI CHO VIỆT NAM -TRỞ VỀ VỚI DÂN TỘC! - Thiên Kim.
Trả lại Việt Nam tự tình dân tộc
Trả lại Quê hương sông nước xanh trong
Trả lại rừng cây xanh tươi nhánh lộc
Trả Saigon! Xóa tên kẻ bất lương.
Trả lại máu xương triệu người nằm xuống
Mồ mả đầy đồng oan nghiệt tuổi xanh
Trả lại dân nước mắt ngập biển lành
Mẹ khóc con, vợ khóc chồng gục ngã!
Trả lại Nam Quan ngày nao Nguyễn Trãi
Khóc Phi Khanh, bịn rịn tiễn cha đi
Đất biên giới và biển mất những gì
Hoàng-Trường sa đảo Việt còn đâu nữa?
Trả lại dân tôi hiền hòa nguyên thủy
Tính thanh liêm cần kiệm chân tình
Con cháu Trưng-Triệu phụ nữ kiên trinh
Nam nhi hào kiệt Lý Trần Lê Nguyễn
Trả bao tốt đẹp,Cộng sản cướp mất
Phá tan hoang đất nước thảm thê sầu
Cướp bóc, bạo hành tạo cảnh bể dâu
Đảng thú dữ hại dân và bán nước
Hãy quay về với tiền đồ Tổ quốc
Hỡi những người theo Cộng Sản vong nô
Trở về đi, bỏ Chủ nghĩa nhuốc nhơ
Tay vấy máu, hãy thực tình sám hối!
Trở về đi, quê hương đầy tăm tối
Rước giặc vào phá rối giải non sông
Hãy trở về tránh thảm họa cuối cùng
Bản đồ Việt Nam sẽ không bị xóa!
Đảng Cộng phá Việt Nam tan hoang quá
Còn gì đâu? Toàn người bóc lột người
Hãy nhìn: Dân oan uổng phí cuộc đời
Bao Trẻ thơ mang phận buồn xấu số
Người Cộng sản tham ô giầu nứt đố
Vợ con ăn chơi hơn những bậc phú hào
Ung dung hưởng từ xương máu đồng bào
Đến khi chết hai tay buông. Ngập tội!
Hãy trở về với giống nòi dân tộc
Trả lại cho dân hạnh phúc, quyền người
Hãy soi gương bao Tiên liệt sáng ngời
Vất chủ nghĩa Cộng tanh mùi tử khí!
Thiên Kim
Đôi dép Việt Nam
Thân tặng anh Điếu Cày
Vũ Đông Hà (Danlambao) - Tôi đã đi qua 11 trại tù. Trại giam Q.3, PA24, Chí Hòa, Cà Mau, K2, K3 Xuân Lộc, B34... Ở đó, có những cái hộp nhốt người bằng xi măng với ô cửa tù thèm khát ánh sáng đã bị những động vật hai chân bít trám lại để che kín bầu trời và gió. 6 năm 6 tháng, tôi đã đếm thời gian bằng giây, bằng phút với cái nóng của địa ngục và mong ngóng về một thiên đường thân quen, ở đó có những con người còn biết thương và biết khóc.
Bắt Trẻ Đồng Xanh - Võ Phiến
Dưới đây là một bài viết của nhà văn Võ Phiến, viết vào năm 1968, nói về việc chế độ miền Bắc đưa trẻ em ra Bắc để huấn luyện để rồi đưa trở về miền Nam. Bài viết này được đặt dưới tựa đề Bắt Trẻ Đồng Xanh. Phần đầu, Võ Phiến nhắc đến việc tập kết bộ đội và các thiếu nhi ra Bắc sau khi ký kết Hiệp Định Genève năm 1954. Sau đó Võ Phiến nói đến việc vào thời đó, năm 1968, nhiều toán thiếu nhi cũng được đưa ra Bắc theo lối đường mòn Hồ Chí Minh giống như thời 1954.
Bắt Trẻ Đồng Xanh, một tạp bút nổi tiếng cùa Võ Phiến.Bài viết năm 1968, thời gian sắp khai mac Hội Nghị Paris về Chiến Tranh Việt Nam. Đọc để thấy tại sao chính quyền Cộng Sản ghét ông cay đắng.
Võ Phiến là người hòa nhã, ngoài đời cũng như trong văn chương. Hiếm khi ông nặng lời với ai. Đoạn viết về HCM là lời lẽ nặng nề nhất ông viết về con ngườiNgười như thế, không biết lòng dạ ra sao, tim óc ra sao. Bảo rằng cùng trong một người, vừa chứa đầy những kế hoạch xua ngay đồng bào mình vào chiến tranh liên tiếp vừa có chỗ cho tình yêu thương đồng bào, thật không thể hiểu thấu.và ngay sau đó ông viếtNhững lời trên đây không được nhã nhặn. Quả thật không nhã nhặn. Và kẻ viết ra phải lấy làm ngượng về lời lẽ mình. Nhưng khi mình là dân một nước đã trải qua bao nhiêu năm khói lửa, rồi lại trông thấy trước mặt một viễn tượng đầy máu me, khi ấy nói về kẻ gây thảm họa thật khó giữ lòng bình thản để nói lời tao nhã.Ông đã gác bút mấy năm rồi. Hiện sống tại San Diego, Alzheimer nặng.
Bắt Trẻ Đồng Xanh
Trong những ngày gần đây ai nấy chỉ những xôn xao về chuyện ngưng chiến: Bao lâu nữa nhỉ? Làm gì bây giờ?
Trong bao nhiêu năm trời, chúng ta đã quen với nếp sống chiến tranh đến nỗi hòa bình làm chúng ta bối rối. Nhưng thiết tưởng ngưng chiến không đáng làm chúng ta bận tâm đến thế. Chiến tranh này sắp kết thúc, bằng cách này hay cách khác, hoặc sớm hơn một ít hoặc chậm hơn một ít. Chuyện phải đến rồi sẽ đến, nó xảy đến ra sao dường như cũng đã được trù liệu.
Bộ đội tập kết ra Bắc, 1954
Cái đáng bận tâm là những điều tiếp theo cuộc ngưng chiến ấy.
— Thì các vị lãnh đạo của chúng ta đã tiên liệu rồi: đấu tranh chính trị chứ gì? kinh tế hậu chiến chứ gì?
Đấu tranh chính trị, nó hiển nhiên quá, nó sờ sờ ra đấy, tưởng như rờ mó được. Nói rằng trong giai đoạn tới ta với cộng sản phải đấu tranh chính trị với nhau, nói thế gần như không phải là tiên liệu gì ráo. Đó là đối phó. Chuyện ấy đến ngay trước mắt rồi, ta buộc lòng phải đối phó tức khắc, thế thôi.
Tại sao không nên dùng chữ Trung Quốc? - Trần Đức Dũng
Nếu không dám tức đã có nỗi lo sợ ẩn sâu trong đầu. Bởi sợ mới không dám. Sợ điều gì? Sợ ai? Hoàn toàn tìm không ra dấu vết. Đây chính là cái tác dụng của sự nô lệ và hèn nhược qua ảnh hưởng của ngôn ngữ. Đây cũng là hậu quả của sự khống chế tư tưởng (mind control) đã nêu ra ở trên. Có vài người, vì mặc cảm tự ti kém khuyết, để tự gạt mình nhằm che dấu căn bệnh nô lệ ẩn sâu trong tư tưởng, họ bảo rằng gọi như thế sẽ làm giảm giá trị trình độ trí thức và lịch sự của họ. Vì thế họ chỉ dám dùng chữ Trung Quốc, Trung Hoa để chứng tỏ họ là kẻ có học thức, là người lịch sự.
Khi vua Quang Trung tuyên bố trước ba quân: “Phải đuổi hết lũ giặc phương Bắc ra khỏi bờ cõi. Đánh cho chúng nó không còn manh giáp.” Ai dám bảo vua Quang Trung là phường vô học?
Trong cuộc hải chiến Hoàng Sa, tháng 1/1974, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa: “Các anh cứ đánh tụi nó thẳng tay cho tôi.” Ai dám bảo tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là người thiếu lịch sự?
Để giữ gìn nền độc lập và tinh thần tự chủ của dân tộc, mong rằng những người Việt này cũng nên từ bỏ cái ảo giác có học thức và lịch sự của mình.
Tại sao không nên dùng chữ Trung Quốc?
Khởi đầu, những bộ tộc nhỏ sống trên vùng đồng bằng giữa hai dòng sông; Hoàng Hà phía bắc và Dương Tử phía nam, gọi nơi này là Trung Nguyên. Tức vùng bình nguyên giữa hai con sông. Trung là ở giữa. Nguyên là cánh đồng. Cho nên chữ Trung Nguyên chỉ có nghĩa là cánh đồng giữa hai dòng sông.
THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc 31-10-2014
THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc
Các bài viết hàng tuần của Nhà Báo Bùi Bảo Trúc trong mục Thư Gửi Bạn Ta
TRƯỚC LẠ SAU …VẪN
LẠ
Câu tục ngữ “trước lạ sau quen”
thực ra không phải là một câu nói cầu kì gì lắm cho cam. Chúng ta ai chẳng đã
nghe, đã sử dụng nó ít nhất một hai lần trong đời sống. Nhưng hình như câu tục
ngữ khá quen thuộc này đã bị quên đi, không còn được dùng nữa, ít nhất là tại
một số vùng ở Việt Nam.
Tiếng nói có đời sống của nó. Chữ
nghĩa ra đời, sống rồi chết đi là chuyện thường. Không thế thì sao lại gọi là
sinh ngữ. Cứ mở đọc lại truyện Kiều của Nguyễn Du mà coi. Tuy tác phẩm văn học
này được đọc đi đọc lại biết bao nhiêu lần bởi bao nhiêu thế hệ người Việt, vậy
mà vẫn xẩy ra nhiều trường hợp của những chữ biến mất hồi nào không hay:
…Gia tư nghỉ cũng thường
thường bậc trung…