Saturday, 7 September 2013

Sự thật về "băng sex" khiến nữ ca sĩ Triều Tiên bị xử tử

Một đoạn video về ba phụ nữ Triều Tiên mặc quần áo bó sát đang nhảy theo nhạc nước ngoài được cho là bằng chứng kết tội nữ ca sĩ nổi tiếng Hyon Song-wol, người bị xử tử vì sản xuất phim khiêu dâm.
Đoạn video dường như vô hại này cho thấy ba cô gái đội mũ cao bồi và mặc váy tua-rua đang nhảy trên nền nhạc của bài Aloha Oe do nam ca sĩ người Mỹ Elvis Presley trình bày.
 
 Tuy nhiên, các báo cáo từ Trung Quốc, đồng minh duy nhất của Triều Tiên, cho rằng đoạn video này là bằng chứng khiến nữ ca sĩ Hyon Song-wol và 11 nghệ sĩ khác từ dàn nhạc Unhasu và ban nhạc Wangjaesan Light Music bị kết án tử hình.

Tokyo selected to host the 2020 Summer Olympics

Tokyo celebrates
Japanese supporters of the bid for the 2020 Summer Olympic Games celebrate in Tokyo early Sunday morning.(Shizuo Kambayashi / Associated Press / September 8, 2013)

Nhạc Sĩ Lê Dinh nhận xét bài viết của Du Tử Lê về Trường Hợp Nguyễn Văn Đông

Bài viết này của Du Tử Lê cần phải xét lại, vì có những điểm… bây giờ - dưới thời VC - mới nghe nói.
Trước đây, nghĩa là trước 1975, hai ca khúc “Chiều mưa biên giới” và “ Mấy dặm sơn khê” của NVĐ không hề bị Bộ Thông Tin VNCH cấm phổ biến bao giờ.
Một điểm nữa là nhạc của NVĐ không phải là nhạc phản chiến số 1, mà nhạc phản chiến số 1 phải là nhạc Trịnh Công Sơn rồi kế đó là Phạm Duy, với một vài bài.

Rainbow mountains

Với hằng triệu năm do hỏa diệm sơn cũng như động đất làm thay đỗi những lớp khoáng chất khác nhau mà đã tạo ra những hình ngũ sắc/cầu vồng đẹp mắt ..
 
Rainbow mountains

These Rainbow Mountains in China are AMAZING.
Looks like "Ripley's Believe it or Not" 

“Cuộc Đời và Định Mệnh” Nhà văn dưới chế độ Cộng Sản - Trần Mộng Lâm

Dưới chế độ Cộng Sản,người ta bị cấm đoán đủ thứ. Con người trở thành một phần tử nhỏ nhoi, không có một giá trị gì. Họ  chỉ có một lựa chọn, là đứng trong một vị trí đã được định sẵn, và chịu sự chi phối của một guồng máy nó sẵn sàng nghiền nát những kẻ nào muốn  bước ra khỏi hàng lối. Trong hoàn cảnh đó, người trí thức nói chung, và nhà văn nói riêng,phản ứng ra sao ? Dĩ nhiên có những kẻ cúi đầu cam chịu, như Nguyễn Tuân, người đã để lại câu nói bất hủ : Tôi mà còn sống được đến ngày nay, là vì biết sợ. Nhưng không phải nhà văn nào cũng giống Nguyễn Tuân. Chúng ta đã thấy Nguyễn Chí Thiện với tác phẩm Hoa Địa Ngục-Tiếng Vọng Từ Đáy Vực. Chúng ta cũng đã thấy Solzhenitsyn với Một Ngày Trong Đời Ivan Denisovitch , The Gulag Archipelago và biết bao nhiêu nhà văn dũng cảm khác đã không vì “Sợ” mà chịu từ bỏ bổn phận thiết yếu của một nhà văn, là ghi lại những sự thực đã xẩy ra trong cuộc sống của thời đại họ. Hôm nay chúng tôi muốn cùng các bạn tìm hiểu một nhà văn Nga khác, một trong số hiếm hoi càc người đáng gọi là “nhà văn”.Chúng tôi muốn nói đến Grossman và tác phẩm Vie et Destin của ông.