Trong khi ứng viên tổng thống thất bại của đảng Dân chủ Hillary Clinton cho biết muốn luận tội Tổng thống Trump, luật sư của ông cho rằng nhà Clinton là “gia đình tội phạm số 1 của nước Mỹ”.
Sau lời phát biểu hôm thứ Ba (23/4) của bà Clinton rằng Tổng thống Donald Trump sẽ bị truy tố nếu ông không làm tổng thống, Giuliani đã phản lại trong một trạng thái Twitter hôm thứ Tư (24/4), viết: “Tôi khuyến khích Hillary tham gia vào cuộc bầu cử năm 2020. Bà đã thổi bay người cuối cùng của Dân chủ”.
Ông viết tiếp: “Bà ta đang làm việc trên một cuốn sách tên là ‘Cách làm thế nào để cản trở và bỏ đi tự do’. Phần tiếp theo sẽ là ‘Cách chồng tôi đã trốn thoát’ khỏi một bản án khai man. Từ gia đình tội phạm số một của Mỹ”.
Đối với những thế hệ lớn lên ở miền Bắc sau năm 1975 cho đến nay thì lá cờ vàng hay chính nghĩa quốc gia là những khái niệm đầy xa lạ, thậm chí bị hiểu sai, bôi nhọ rất nhiều.
Tiếp xúc với VNCH là một may mắn
Tôi sinh ra ở miền Bắc sau khi chiến tranh đã kết thúc, người thân trực hệ cũng không có ai đi tù cải tạo nên suốt những năm tháng ấu thơ, Chiến tranh Việt Nam cũng như những người ở bên kia chiến tuyến là khái niệm rất mờ nhạt.
Thời bấy giờ, chỉ được nghe người lớn kể rằng gia đình vẫn còn mấy ông, bà nữa đang định cư ở Mỹ.
Thời tiểu học, khi thấy tôi háo hức vì sắp được nghỉ học dịp 30/4, mẹ nhẹ nhàng nói: "Con không nên ăn mừng ngày 30/4. Có biết bao con người khổ đau, họ phải treo cờ rủ, mặc áo tang trong ngày đó đấy".
Khởi đầu, những bộ tộc nhỏ sống trên vùng đồng bằng giữa hai dòng sông; Hoàng Hà phía bắc và Dương Tử phía nam, gọi nơi này là Trung Nguyên. Tức vùng bình nguyên giữa hai con sông. Trung (中) là ở giữa. Nguyên (原) là cánh đồng. Cho nên chữ Trung Nguyên chỉ có nghĩa là cánh đồng giữa hai dòng sông.
Hai chữ Trung Nguyên quá mơ hồ không rõ ràng, cho cả vùng rộng lớn. Trong vùng này có một địa phương, khá đông dân cư, gọi là Hoa Âm (thuộc địa phận tỉnh Hoa Nam hiện nay), nên còn được gọi là Trung Hoa. Từ đó hai chữ Trung Nguyên hay Trung Hoa thường được dùng lẫn lộn. Để phân biệt với Bắc Mạc (北 漠), tức vùng sa mạc phía bắc sông Hoàng Hà, họ gọi là Trung Nguyên. Để phân biệt với Lĩnh Nam (嶺 南), tức vùng đồng bằng có núi cao (lĩnh) phía nam sông Dương Tử, họ gọi là Trung Hoa.
Thế rồi, qua nhiều thời kỳ, các kẻ nắm quyền cai trị tự vẽ vời ra đủ điều để sơn phết cho hai chữ Trung Hoa nhằm đánh bóng thân thế đối với các xứ lân cận.
Nếu người Mỹ hãnh diện có những người như bà Helen Keller, vừa mù vừa câm vừa điếc nhưng vẫn hăng say đi làm việc từ thiện khắp nơi trên thế giới, hay ông David Paterson là người mù đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ được bầu làm Thống đốc, thì đất nước Việt Nam chúng ta cũng hãnh diện có những người như ông Phan Văn Sương.
Ông Phan Văn Sương tốt nghiệp Khóa 5 Trường Võ Bị Liên Quân Ðà Lạt năm 1951. Vào năm 1955, lúc mới 38 tuổi, đang mang lon Ðại úy, trong trận đánh tại Rạch Cái – Ðồng Tháp Mười, ông bị thương tàn phế một bàn tay và mù hai mắt. Thay vì trở thành một thương binh, ông Sương không đầu hàng số phận, vẫn cố gắng vươn lên để không những không trở thành một gánh nặng cho xã hội mà còn là một công dân hữu ích cho đất nước.
Sau khi bị thương ông được đưa sang Pháp chữa bệnh, hy vọng cứu được đôi mắt nhưng không thành công, ông học chữ Braille dành cho người mù rồi xin trở về Việt Nam vào năm 1959. Sau đó ông vận động chính phủ, các nhà mạnh thường quân, các bạn bè quen biết… để xây Trường Nam Sinh Mù đầu tiên tại Miền Nam và từ đó làm việc với tư cách là hiệu trưởng cho đến ngày mất nước. Mặc dầu bị mù, nhưng cũng giống như số phận của tất cả các quân nhân cán chính VNCH, ông vẫn bị đi tù cải tạo và qua đời tại Sài gòn năm 1983. Ngày Quân Lực 19 tháng 6 sắp đến, để ghi ơn những người đã đóng góp và hy sinh trong cuộc chiến vừa qua, chúng tôi phỏng vấn Tiến Sĩ Phan Văn Song, trưởng Nam của ông Phan Văn Sương, để tìm hiểu thêm về cuộc đời của người quân nhân đặc biệt này. Trong cuộc tâm đàm qua điện thoại với chúng tôi, ông Song có tâm sự rằng: “Mỗi khi nhớ về ba tôi, điều tôi nhớ nhất là lúc còn sống ông ấy luôn luôn nhắc nhở anh em chúng tôi: “Khi ĐƯỢC HƯỞNG TRÁCH NHIỆM, ta phải LÀM HẾT BỔN PHẬN”. Ðối với ông Sương, trách nhiệm không phải là một gánh nặng mà là một ân huệ, cho nên ta phải làm với tất cả tấm lòng”. Câu nói đó rất đáng để chúng ta suy ngẫm.
Kính mời quý vị theo dõi cuộc mạn đàm do Bùi Dương Liêm thực hiện với Tiến Sĩ Trần Văn Hải, Giám Đốc Kiểm Toán và Điện Toán về Viễn Thông tại Cơ Quan Kiểm Toán Trung Ương của Quốc Hội Hoa Kỳ.
Cuộc mạn đàm bàn về Bản Báo Cáo của Công Tố Viên Độc Lập Robert Mueller đã được công bố vào Thứ Năm 18/4/2019, sau hai năm điều tra Tổng Thống Donald Trump bị cáo buộc thông đồng với Nga.
“Cái quan luận định” (Đậy nắp hòm mới có thể luận định đúng sai, khen chê hay dở).
Khi những dòng chữ này đến tay bạn đọc, Lý Tống chưa yên nghỉ trên vùng đất xứ người, một điều chắc ông cũng không vui khi phải chọn nơi này để gửi xác thân, nhưng nắp quan đã đậy rồi.
Không cần phải sử dụng một danh vị, chức tước nào đi theo với cái tên Lý Tống, cuộc đời ông không có mà cũng không cần.
Nếu học để thành khoa bảng hay chen chân vào dòng chính để có một địa vị, hoặc quyết chí làm giàu, tôi nghĩ điều đó không khó với Lý Tống. Ai cũng biết Lý Tống thông minh, can đảm và có kiến thức, mưu lược.
Tựu trung chỉ có hai chữ Anh Hùng mới xứng đáng nằm cạnh tên Lý Tống. Chúng ta đã chẳng từng gọi là “Anh Hùng Lý Tống” hay “Lý Tống, Anh Hùng” đó sao!
Nhận thấy 44 năm qua, các giới truyền thông, phim ảnh, sử gia, ký giả thổ tả nước ngoài, kể cả người Việt hùa nhau bẻ cong lịch sử, đầu độc mọi người, xuyên qua các câu chuyện về:
– Phi tuần 5 chiếc A-37 của Nguyễn Thành Trung.
– Cộng Quân pháo kích phi trường Tân Sơn Nhứt bằng đại bác 130 ly, phá hủy các phi đạo, kho bom, kho nhiên liệu, xác người rải rác khắp các đường bay…
– Tư Lệnh Không Quân ra lịnh: tất cả phi cơ khiển dụng bay đi Thái Lan,v v và v v…
Thương chiến Mỹ-EU tái bùng phát: Nguyên nhân và hậu quả (VOA) - Mâu thuẫn về việc trợ cấp cho hai hãng hàng không Boeing-Airbus đã dẫn đến việc Mỹ loan báo đợt đánh thuế mới nhất hàng hóa châu Âu và hành động trả đũa ngay sau đó của EU. Liệu việc nay có khiến cho quan hệ Mỹ-EU xấu đi và tác động như thế nào đến cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung?
Bão tố nổi lên trong chính phủ Anh vì Hoa Vi (RFI) - Chính quyền Anh hôm nay 26/04/2019 xáo động, vì dự định cho phép tập đoàn Hoa Vi của Trung Quốc tham gia mạng lưới 5G một cách hạn chế, nhưng thông tin này đã bị rò rỉ trên báo chí. Một tối hậu thư đã được đưa ra cho các bộ trưởng, để tìm cho được thủ phạm.
Cộng Đồng Người Việt Tự Do Ottawa trân trọng kính mời quý đồng hương tham dự buổi Lễ Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận 30-4 của địa phương: Thời gian: 12 giờ trưa Chủ Nhật 28 tháng 4, 2019 Địa điểm: Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân, Saigon Square Góc đường Preston và Somerset
Chương trình: - Đại diện các hội đoàn phát biểu. - Đặt vòng hoa trước Đài Kỷ Niệm Việt Nam. - Văn nghệ tưởng niệm ngày Quốc Hận. Sự hiện diện của quý vị sẽ giúp buổi Lễ thêm phần long trọng và trang nghiêm. Trân trọng, CĐNVTD Otttawa
WESTMINSTER, California (NV) – Ngày 30 Tháng Tư mãi mãi là ngày đau buồn của người Việt tị nạn Cộng Sản. Từ ngày Thứ Bảy, 27 Tháng Tư, 2019, nhiều hội đoàn, đoàn thể tại Little Saigon tổ chức tưởng niệm Tháng Tư Đen.
Trước đó, vào lúc 5 giờ chiều Thứ Sáu, 26 Tháng Tư, Thư Viện Việt Nam và Biệt Đội Văn Nghệ QLVNCH tổ chức buổi văn nghệ “Tưởng Niệm 44 Năm Quốc Hận (30 Tháng Tư, 1975 – 30 Tháng Tư, 2019).”
Lễ Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư
Lễ tưởng niệm do Cộng Đồng Người Việt Nam California tổ chức vào lúc 11 giờ sáng Thứ Bảy, 27 Tháng Tư, tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, 14180 All American Way, Westminster, CA 92683.
Trong thư mời tham dự lễ tưởng niệm, Giáo Sư Võ Khôi, chủ tịch Hội Đồng Chấp Hành, cho biết: “Hơn bốn thập niên trôi qua, những hình ảnh tang thương, những nỗi oan ức, và nỗi đau thương mất nước 30 Tháng Tư, 1975, vẫn còn in sâu trong lòng mỗi người dân Việt Nam.”
Bây giờ là cuối tháng Tư. Có những ngày tháng, thời gian chuẩn điểm gây ám ảnh, ray rứt thù hận suốt một kiếp người. Một tháng tư ở Việt Nam – thường – là một ngày mưa. Một buổi chiều mưa. Mưa đầu mùa. Một buổi chiều mưa đầu mùa, trời chuyển âm u thấp xám. Thời gian và không gian như ngưng đọng lại trong giây phút chuyển mùa. Rồi sấm chớp và kế tiếp là những giọt mưa nặng hạt, ào ạt, xối xả, phủ kín vạn vật.
Mưa gội sạch cây lá, tưới mát những bãi cỏ úa vàng, thấm ướt đất khô cằn cỗi. Nước mưa, nguồn sinh lực kỳ diệu đã làm vạn vật hồi sinh sau những ngày nắng cháy .
Rồi mưa tạnh, trời quang. Mặt trời lại hiện ra từ một nơi nào đó, rọi những tia vàng ấm khắp nơi. Đất bốc hơi thơm nồng ngai ngái. Cây có sạch tươi dịu mát. Chim chóc ca hát trong trẻo líu lo…
Những buổi chiều mưa đầu mùa não nề diễm tuyệt như vậy rồi cũng mất hút trong đời.
Nhiệt độ hôm nay 0 độ C mà gió và u ám như muốn mưa.
Tôi mặc bộ đồ thể thao trẻ trung của tuổi 20 mà sao chạy bộ ngoài trời cái đầu gối bên trái cứ nhắc nhở tuổi mấy mươi hoài? Thật là phiền toái! Hôm nay chạy chậm chạp quá!
Mặc kệ! Tôi cứ vừa chạy vừa nghe nhạc đấu tranh, như nữ quân nhân đang tập huấn tại Quang Trung. Thế mà được việc! Chạy một lúc tôi quên hẵn cơn đau và kết thúc vòng đai như mọi ngày lúc nào chẳng hay. Chắc là nhờ nhạc hay, hòa âm khá, ca sĩ giỏi nên tôi đã chạy thật tài?
Cám ơn những vị thi sĩ đã cho đời những bài thơ đấu tranh thật hùng khí và cám ơn những người nhạc sĩ tài ba đã tận tụy phổ những bài thơ rực lửa cho mọi người được thưởng thức!
Đã 44 năm trôi qua kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975. Một khoảng cách xa vời bằng nửa đời người, và cả một thế hệ không có ý niệm gì về chiến tranh hay thủ đoạn của cộng sản. Một chủ nghĩa xã hội lỗi thời đầy sai lầm và một ý thức hệ cộng sản tàn ác, đi đến đâu là gieo đau thương và nghèo khó đến đó. Tháng Tư này, người viễn xứ nhìn lại quê hương Việt Nam, mảnh sơn hà của tổ tiên tạo dựng nên từ hơn bốn ngàn năm qua để ngậm ngùi:
"tháng tư mưa bụi đầy trời bước chân lặng lẽ trên đường phố nhớ dáng mẹ buồn thăm thẳm ngàn năm ngồi khóc con, biển khổ thăng trầm thương trang sử đang cháy thành tro xám"
Đặc San Lâm Viên mời quý vị đọc bài thơ "Tháng Tư Một Bóng Sơn Hà" của tác giả thy an để cùng hướng về quê hương với một niềm hy vọng
Tôi sinh năm 1971, năm nay bước vào tuổi 44. Tuy chỉ mới độ tuổi này nhưng tôi đã từng nghe bố tôi kể lại và cũng đã phải trực tiếp chứng kiến cảnh gia đình tôi suốt 4 đời là nạn nhân của chủ nghĩa Cộng Sản.
Bút Ký Những Chuyến Ra Đi của ông Lữ Phương (nguyên) Thứ Trưởng Thông Tin Văn Hoá, Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam, có nhiều trang rất thú vị. Đọc lai rai vài đoạn cho vui, nếu rảnh:
Vào mùa khô năm ấy, tôi xin cơ quan cho tôi đến vùng biên giới Bố Bà Tây, liên hệ với gia đình. Lần này ngoài vợ và đứa con gái lớn, còn có em gái tôi cùng với hai đứa con gái nhỏ của nó đi theo, lúc nhúc một đoàn, không tưởng tượng nổi!
Nhờ chuyến thăm này tôi mới rõ được chuyện nhà từ lúc tôi ra đi. Vợ tôi ngoài việc đi dạy học còn tìm được việc làm ở một tòa án tỉnh nữa. Những người quen biết đều biết vợ tôi có chồng là VC, bị cảnh sát Sài Gòn o ép, dụ dỗ nhiều cách, nhưng đều hết lòng giúp đỡ, che chở (ngay cả những viên chức cao cấp trong chính quyền Sài Gòn):chẳng phải vì lý do gì khác hơn là ở đây người ta chưa có thói quen “chính trị hoá” mọi quan hệ xã hội.
Mấy ai biết rằng, cách xa nửa vòng trái đất, tên tuổi của vị vua anh minh Trần Nhân Tông đã được đặt tên cho một viện nghiên cứu đặt tại thành phố Boston, Hoa Kỳ.
Giáo sư Thomas Patterson
Viện được thành lập do một nhóm nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Harvard, một trong những cái nôi của trí tuệ nước Mỹ và do Giáo sư Thomas Patterson làm chủ tịch.
Ám ảnh ngày 15/4: Không chỉ cháy Nhà thờ Đức Bà, lịch sử còn chứng kiến nhiều sự kiện bi thương hơn
Ngày 15/4/2019, cả thế giới chấn động trước tin Nhà thờ Đức Bà Paris bốc cháy. Nhìn lại lịch sử, chúng ta không khỏi giật mình khi phát hiện ngày 15/4 cũng chứng kiến nhiều sự kiện bi thương.
Hỏa hoạn xảy ra tại Nhà thờ Đức Bà Paris, Pháp.
Sự kiện cháy nhà thờ Đức Bà Paris ngày 15/4/2019 đã gây sốc cho hàng triệu người trên thế giới. Và trong lịch sử, cũng có rất nhiều sự kiện tiêu cực khác xảy ra trong ngày này.
Thằng bạn "Việt kiều" mới đây gửi mail cho tôi: “…. Sài Gòn dạo này còn nhiều xích lô không? Cứ đến những ngày tháng Tư này, tao lại nhớ đến xích lô. Bây giờ, mày chạy hai bánh nổi không?… “. Chạy hai bánh ở đây là nghiêng xe, giữ thăng bằng, thì xích lô ba bánh có thể chạy bằng hai bánh.
Tên Việt kiều này có thời là đồng nghiệp xích lô của tôi. Nó đang theo học ban Triết (Tây) thì đứt phim. Sau 75, mọi ngành học bên Văn khoa (trừ Ngoại Ngữ) đều có “vấn đề”, môn Triết lại càng có “vấn đề” hơn nữa. Nó phải bỏ học, sống lông bông đủ kiểu. Tôi theo ngành Khoa học nên được chiếu cố cho học nốt những môn còn thiếu, ra trường và làm việc tại một trung tâm nghiên cứu.
Tuần này, chúng ta bàn qua phần hai của bài nhận định về vai trò của các tổng thống Mỹ trong việc mất trọn miền Nam VN vào tay VC.
Ba tổng thống Johnson, Nixon, và Ford sẽ được bàn qua trong phần này.
Đây là giai đoạn chiến tranh VN lên cao điểm, rồi đi đến kết cuộc bi thảm mà ta đã biết.
4. TT Johnson. Dân Chủ 1963 – 1968
TT Kennedy bất ngờ bị ám sát chết ba tuần sau khi TT Diệm bị giết. Nhiều người tin dị đoan sẽ gọi là ‘quả báo’? TT Johnson lên thay thế, một năm sau ông ra tranh cử và đắc cử, làm tổng thống chính danh chứ không còn là ‘tổng thống ngáp’ sau khi TT Kennedy chết, nhưng 4 năm sau đó, quyết định không ra tranh cử nữa.
TT Johnson, dân ‘cao bồi’ Texas thứ thiệt, chủ trương cứng rắn hơn TT Kennedy. Ngay từ đầu, ông muốn tiếp tục hậu thuẫn TT Diệm, phản đối lại mọi đề nghị đảo chánh, chống ngay cả những áp lực đẩy cố vấn Nhu ra ngoài vòng quyền lực. Ngay sau khi nhậm chức, ông đã muốn can dự mạnh, nhưng vì phải ra tranh cử cuối năm 1964,nên phải dè dặt, tuyên bố sẽ không cho “thanh niên Mỹ chết trong đồng ruộng Á Châu” và đả kích mạnh thái độ ‘diều hâu’ cực đoan của ứng cử viên CH ông Barry Goldwater.
Bác Sĩ Phan Huy Quát sinh năm 1908 tại Nghệ Tĩnh, tham chính nhiều lần, từng làm Tổng Trưởng Giáo Dục, Tổng Trưởng Quốc Phòng, lần cuối cùng giữ chức vụ Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa, vào năm 1965. Ông cũng là Chủ tịch Liên Minh Á Châu Chống Cộng, phân bộ Việt Nam, và là chủ nhiệm tuần báo Diễn Ðàn, Sài gòn, 1972. Ngày 16 Tháng Tám 1975 Bác Sĩ Quát bị Cộng Sản bắt do nội phản trên đường vượt biên; và chưa đầy bốn năm sau ông từ trần trong nhà tù Chí Hòa. Bài dưới đây do ký giả kỳ cựu Nguyễn Tú, bạn ông, và cũng là bạn tù (người đã sống bên cạnh Bác Sĩ Quát trong những ngày tháng và giờ phút cuối cùng tại khám Chí Hòa), kể lại "như một nén hương chiêu niệm chung."
Trong thời gian bị cầm tù, Bác Sĩ Quát bị bệnh gan rất nặng song Việt Cộng không cho chữa chạy, thuốc men do gia đình tiếp tế không được nhận. Người con trai út bị giam ở phòng bên, có thuốc cho bố, cũng không làm sao mang sang. Khi biết ông không thể nào qua khỏi, chúng mới đem ông lên bệnh xá. Ông chết ở đó vào ngày hôm sau, 27 Tháng Tư 1979.