Saturday, 21 December 2013

Việt Dzũng - bạn tôi - Trần Nhật Phong

Gửi cho BBC từ California

Cập nhật: 11:02 GMT - thứ bảy, 21 tháng 12, 2013

Nhạc sỹ, ca sỹ Việt Dzũng
Việt Dzũng trình bày ca khúc 'Một chút quà cho quê hương' trong video của Trung tâm Asia
Tôi quen Việt Dzũng từ những năm đầu thập niên 90, lúc đó cả hai chúng tôi đều làm nghề phát thanh, Việt Dzũng và Minh Phượng là đôi bạn xướng ngôn viên ăn khách nhất của đài Little Saigon Radio, còn tôi thì làm bên đài Văn Nghệ Truyền Thanh.

Trong suốt thời gian này chúng tôi có nhiều dịp sinh hoạt chung với nhau, từ những cuộc đấu tranh xã hội, cho đến những chương trình đại nhạc hội lớn đóng góp cho cộng đồng.Những năm sau đó Việt Dzũng và Minh Phượng rời bỏ Little Saigon Radio, sáng lập chương trình Radio Bolsa, còn tôi thì cuối thập niên 90 lại về đầu quân trong Little Saigon Radio.

Chuyện xứ Phù Tang 12/2013 - Vũ Ðăng Khuê


Việt Nam ta gọi tháng cuối năm âm lịch là tháng chạp, còn Nhật gọi là “sư tẩu” (shiwasu-師走) hay “Cực Nguyệt” (Gokugetsu 極月). Bây giờ dù Nhật đã theo dương lịch nhưng vẫn gọi là “sư tẩu”. “Sư” ở đây mang ý nghĩa “tăng lữ”, cứ vào dịp cuối năm thì sư rất bận rộn khác hẳn với ngày thường, ngoài giờ “hành chánh” sư còn phải “zangyo” (overtime) chạy đôn chạy đáo để tụng kinh gõ mõ…. Tóm lại, là vào những ngày cuối tháng chạp thì mọi người từ dân đến quan đều phải chạy ngược, chạy xuôi, chạy đôn, chạy đáo để thanh toán, để thu xếp sao cho hết nợ hết nần, để “3 ngày tết vui cười no say” dù cho “sang năm thì ta lại kéo cày”. Dân thì chạy cơm, chạy việc, chạy tiền.... còn quan thì “vất vả” hơn cả dân vì phải chạy sao ngân sách sớm thông qua, chạy sao cho những luật về thuế mới không làm phiền dân chúng, chạy sao cho 2 tên bạn láng giềng, nhất là tên “hung khùng” Trung Quốc đừng dở trò nữa v.v…. Nói ra thì nhiều. thôi xin gác chuyện “chạy” ở đây để “chạy” sang chuyện khác.

Không học được chữ ngờ - Ngô Nhân Dụng

Một nhân viên ngoại giao có thể vi phạm luật pháp nước khác được không? Bà Devyani Khobragade, phó tổng lãnh sự của Ấn Ðộ tại New York, đang vô tình gây ra một xung đột nhỏ giữa hai nước, sau khi bà bị biện lý bắt điều tra và tố cáo bà phạm luật. Chắc vụ xung đột này sẽ được hai chính phủ dàn xếp nhanh, nhưng sẽ để lại một bài học, không chỉ riêng cho các nhà ngoại giao.

Bà Devyani Khobragade, 39 tuổi, bị tố cáo đã khai man khi xin chiếu khán (visa) cho một người làm công. Cô ôsin này, và người chồng được đưa từ Ấn Ðộ qua trông con và làm những việc vặt trong nhà. Trên đơn xin visa, bà ghi là sẽ trả công cô 4,500 đô la mỗi tháng. Trong thực tế, cô chỉ nhận được 573 đô la. Nếu cô chỉ làm 40 giờ một tuần thì tính ra lương mỗi giờ là hơn 3 đô la. Lương tối thiểu ở New York là 7.25 đô la mỗi giờ. Chính gia đình cô ôsin sang Mỹ đã đứng ra tố cáo cho nên bà Khobragade bị bắt, rồi được trả tự do sau khi đóng 250,000 đô la tiền thế chân.

Nam Lộc nói về sự ra đi của nhạc sĩ Việt Dzũng

Kính thưa quý anh chị và các bạn. Trước hết tôi xin thành thật cám ơn sự thăm hỏi của quý anh chị và các bạn trong những giờ phút vừa qua, và xin phép được trả lời chung qua một vài dòng tâm sự dưới đây:


"Tấm ảnh cuối cùng của hai anh em chúng tôi" - Nam Lộc và Việt Dzũng 

Dĩ nhiên sự ra đi bất ngờ của nhạc sĩ Việt Dzũng là một mất mất rất lớn lao đối với tôi khi mà người bạn đồng hành của mình trong suốt hơn 30 năm qua trên con đường văn nghệ, vận động cho nhân quyền và tranh đấu cho tự do, dân chủ là nhạc sĩ Việt Dzũng đã không còn nữa. Tuy nhiên tôi thương anh ít hơn là thương những người quý mến anh còn ở lại trên cõi đời này, trong đó có tôi. Mặc dù đã phải ra đi ở độ tuổi còn trẻ, nhưng suốt hơn 50 năm qua, Việt Dzũng đã sống thật trọn vẹn và thật ầy đủ với những gì anh muốn làm cùng những điều anh muốn thực hiện. Sống với lý tưởng, với lương tâm và đem tâm sức cùng tài năng của mình để phục vụ cuộc đời.

Vì sức khỏe không được tốt cho nên Việt Dzũng cũng đã chuẩn bị tinh thần cho những điều bất trắc có thể xẩy ra. Và có lẽ cũng vì thế nên khi có những biến chuyển về bệnh trạng, anh đã ra đi thật nhanh chóng, thật thản nhiên, chỉ để lại bao đau đớn, xót xa cho những người thương mến anh đang còn sống. Điển hình là chưa đầy 24 tiếng đồng hồ kể từ khi tin về sự ra đi của anh được loan truyền đã gây sự xúc động và bàng hoàng cho rất nhiều người. Hầu như điện thoại, text và email của tôi đã tràn ngập lời nhắn của những người thân hoặc những người chưa bao giờ tôi quen biết. Quý vị đã gọi từ khắp mọi nơi trên thế giới kể cả từ VN với những lời chia sẻ, nhắn gửi chân thành và những giọt nước mắt thiết tha dành cho Việt Dzũng.      

Một trong những điều may mắn và hân hạnh trong cuộc đời của tôi, là được đứng bên cạnh một người mà tôi luôn luôn ngưỡng mộ và quý mến từ bao năm qua cũng như được hoạt động cùng anh trong nhiều lãnh vực. Nếu không có Việt Dzũng ở bên cạnh, nếu không có Việt Dzũng cố vấn, an ủi, khuyến khích thì chắc tôi đã không hoàn thành được những gì mà mình muốn và đã thực hiện.

Việt Dzũng đã ra đi, nhưng tinh thần và lý tưởng phục vụ cho tha nhân, cho quê hương đất nước cùng dòng nhạc của anh vẫn còn tồn tại và sẽ sống mãi trong lòng những người thương mến anh. Tôi chỉ buồn một điều là từ nay sẽ không còn ai chọc phá mình trên sân khấu hay trước mặt khán thính giả nữa. Thằng em tôi nó đang ngủ thật bình yên!

Nam Lộc, December 21, 2013
Một mùa Giáng Sinh buồn!

PS: ... và bài trả lời đài phát thanh BBC buổi sáng hôm nay:


'Trái tim vì tự do đã ngừng đập'

Nhạc sỹ Nam Lộc điểm lại những đóng góp cho nghệ thuật và cộng đồng ngưởi Việt ở hải ngoại của nhạc sỹ Việt Dzũng, người vừa qua đời ở Mỹ.
Việt Dzũng là 'một thiên tài', một người sống và làm việc cần mẫn, chăm chỉ suốt đời 'vì lý tưởng tự do cho cộng đồng, cho tha nhân và dân tộc', theo nhạc sỹ Nam Lộc, đồng nghiệp và thân hữu của người nhạc sỹ, ca sỹ vừa qua đời hôm 20/12/2013 ở Mỹ.
Theo ông Nam Lộc, Việt Dzũng (1958-2013) chỉ có một mục đích sống đó là 'đóng góp cho nghệ thuật và đóng góp cho quê hương, đất nước', cũng như không ngừng lên tiếng giúp 'những người không thể lên tiếng bảo vệ mình'.
"Việt Dzũng ra đi là một sự mất mát rất lớn lao...", nhạc sỹ chia sẻ cảm xúc từ Hoa Kỳ.
"Trước hết đối với cộng đồng, chúng ta mất đi một chiến sỹ luôn luôn tranh đấu cho tự do dân chủ và cho nhân quyền,
"Những người thấp cổ bé miệng mất đi một tiếng nói mạnh mẽ đại diện cho mình, đại diện cho những người muốn nói lên tiếng nói mà không nói được ở khắp mọi nơi trên thế giới,
"Trung tâm Asia mất đi một người cộng tác, một người cố vấn nòng cốt ở trong chương trình, cá nhân tôi mất đi một người bạn thân tình mà tôi quý mến," ông nói với BBC hôm 21/12/2013.

Công an Trung Quốc đánh chết một nhà sư Tây Tạng có nhiều ảnh hưởng

Ông Jamyang Geshe Ngawang là một giảng sư Phật học uyên thâm (www.freedom4tibet.org)

Ông Jamyang Geshe Ngawang là một giảng sư Phật học uyên thâm


Theo hãng tin Asia News hôm qua 20/12/2013, thi thể đầy thương tích của nhà sư Tây Tạng Jamyang Geshe Ngawang – một người rất được cộng đồng yêu mến – đã được trả lại gia đình. Nhân viên an ninh Trung Quốc đe dọa tính mạng thân nhân của nhà sư Tây Tạng để buộc họ phải im lặng.

Ông Jamyang Geshe Ngawang là một giảng sư Phật học uyên thâm và một nhà tu hành rất được tôn trọng tại địa phương. Ông bị bắt ngày 23/11/2013, cùng với hai người bạn tại Lhassa, thủ phủ khu tự trị Tây Tạng. Kể từ đó, không ai biết ông ở đâu, cho đến ngày 17/12, khi công an Trung Quốc trả thi thể ông về gia đình.

Ông Ngawang Tharpa, một người Tây Tạng sống lưu vong ở Ấn Độ, cho đài Radio Free Asia biết : « Nhà sư đã bị đánh chết. Khi công an trả thi thể của ông cho gia đình, họ cảnh báo gia đình không được nói gì về biến cố xẩy ra, nếu không sẽ bị giết ».

Theo Trung tâm Tây Tạng vì nhân quyền và dân chủ (TCHRD - Tibetain Centre for Human Rights and Democracy), « rõ ràng là nhà sư đã bị đánh chết tại một trại giam bí mật. Ông vốn là một người to lớn và khỏe mạnh khi ông rời tu viện tới Lhassa ». Trung tâm Tây Tạng vì nhân quyền và dân chủ cho biết thêm một trong hai người bị bắt còn lại là ông Kelsang Choklang. Tuy nhiên, hiện tại không có tin tức gì về hai người bị bắt cùng nhà sư Jamyang.

Sinh năm 1968, tại huyện Diru hay Biru (« Bỉ Như » trong tiếng Hán), ông Jamyang đi tu từ năm 1987, hai năm sau khi ông tới Ấn Độ. Năm 2007, nhà sư Jamyang trở lại Tây Tạng để truyền bá văn hóa và Phật giáo Tây Tạng tại vùng đất quê hương ông.

Năm 2009, ông từng bị kết án hai năm tù, vì bị cáo buộc « có quan hệ với ngoại quốc », tuy nhiên ông được trả tự do sớm. Nhà sư tiếp tục các hoạt động tôn giáo tại tu viện Tarmoe Nagchu, thuộc huyện Biru, địa khu Nagchu (« Na Khúc » trong tiếng Hán) cho đến khi ông bị bắt vào cuối tháng 11 vừa rồi.

Theo giới quan sát, vụ bắt bớ và giết hại nhà sư Jamyang kể trên là một tội ác mới của chính quyền Bắc Kinh trong chiến dịch gia tăng đàn áp nhằm kiểm soát chặt chẽ khu tự trị Tây Tạng, đặc biệt là đối với huyện Biru, nơi đa số dân cư không chấp nhận sự thống trị của Trung Quốc.

Đầu tháng 10, công an Trung Quốc đã nổ súng vào đoàn người biểu tình tại huyện Biru (tập hợp đòi trả tự do cho một người bị bắt, vì không chấp nhận treo quốc kỳ 5 sao tại nhà), khiến 60 người bị thương.
 

"THÀNH KÍNH PHÂN ƯU" - Trung Tâm Điều Hợp Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Âu Châu

thanhkinhphanuu

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
 
Trung Tâm Điều Hợp Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Âu Châu vô cùng thương tiếc về sự ra đi bất ngờ của Việt Dzũng. Thương tiếc một người đa tài, hoạt động đấu tranh tích cực và có lòng với cộng đồng người Việt tỵ nạn CS tại hải ngoại.
 
Xin thành thật chia buồn cùng gia quyến và nguyện cầu hương linh Việt Dzũng sớm siêu sinh về cõi vĩnh hằng.
 
 
TTĐH/TTCSVNCH Âu-Châu.

PGHH chất vấn lãnh đạo VN về quyền tôn giáo, việc ám hại Đức Giáo Chủ và tài sản Giáo hội

VRNs (18.12.2013) – Sài Gòn – Hôm nay, ngày 18.12, tại Sài Gòn, Cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng Trung ương Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy (PGHH) đã gởi đến các vị lãnh đạo VN để chất vấn về những vấn đề sống còn của tôn giáo và những hành vi tiêu diệt PGHH xảy ra từ năm 1947, nhất là từ 1999 đến nay.

Kính gởi: -Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam.
                -Ông Trương Tấn Sang, Chủ Tịch Nước CHXHCNVN.
                -Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng Chánh Phủ.
                -Ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ Tịch Quốc Hội CHXHCNVN.
Thưa Quý Ông,
13121804Tôi là Lê Quang Liêm, Hội Trưởng Giáo Hội Trung Ương Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy (PGHH TT) xin trân trọng trình báo với Quý Ông rõ: Ngày 27-12-2013 nhằm ngày 25 tháng 11 năm Quý Tỵ là Ngày Đản Sanh của Đức Huỳnh Phú Sổ, Giáo Chủ tôn giáo PGHH.
Nhắc đến Đức Huỳnh Phú Sổ chắc quý ông chưa quên rằng Ngài là vị Giáo Chủ của PGHH đã bị Việt Minh Cộng Sản các ông ám hại một cách đê hèn và tàn nhẫn tại Rạch Đốc Vàng  (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp) vào đêm 16-4-1947 (tức là 24 tháng 2 nhuần năm Đinh Hợi) .
Và . . .
Sau khi cưỡng chiếm được Miền Nam, từ 30-4-75 đến năm 1999 . . . Suốt 24 năm dài đằng đặc đó , đảng Cộng Sản các ông triệt để cấm tất cả sinh hoạt của PGHH từ giáo sự lớn như là lễ lộc, phổ thông giáo lý, nhóm họp, v.v. . . cho đến giáo sự nhỏ như là cúng bái thường nhật . . . Tín đồ PGHH không được tụ họp với nhau quá 3 người. Tất cả tài sản của Giáo Hội PGHH bị giới cầm quyền các ông cưỡng đoạt sạch sành sanh, không chừa một miếng ngói một viên gạch , toàn bộ có đến hàng ngàn tỷ bạc

Khóc người tâm huyết tài hoa - Nguyên Trần

                                               


Vĩnh Biệt người chiến sĩ chống Cộng không ngừng nghỉ Việt Dzũng

Khóc người tâm huyết tài hoa


                                   Việt Dzũng từ nay vĩnh biệt rồi
                                   Bao nhiêu thương tiếc cũng đành thôi
                                   Truyền thông tranh đấu còn vang bóng
                                   Văn nghệ đấu tranh vẫn rạng ngời
                                   Chính khí vẹn toàn, buồn cách trở
                                   Nghĩa tình toàn vẹn, khóc chia phôi
                                   Giờ đây Việt Dzũng đâu còn nữa
                                   Em đến hư vô cõi tuyệt vời


Mississauga 21 tháng 12 năm 2013
Nguyên Trần

Viết trong niềm tiếc thương Việt Dzũng vô vàn


Theo tin tức từ Nam Cali thì ca nhạc sĩ Việt Dzũng đã qua tại bệnh viện  Fountain Valley Regional Hospital,Quận Cam, California lúc 10:35 am giờ địa phương vì chứng trụy tim.

         Ca nhạc sĩ Việt Dzũng là một chiến sĩ nổi tiếng không ngừng đấu tranh cho tự do nhân quyền tại Việt Nam. Anh đã là một trong những sáng lập viên phong trào Hưng Ca  từ năm 1985 cùng với các ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh, Hà Thúc Sinh, Huỳnh Công Ánh, Phan Ni Tấn, Châu Đình An ... để sáng tác và cùng nhau phổ biến những nhạc phẩm đấu tranh trên khắp mọi nơi. Cuộc đấu tranh trên mặt trận văn nghệ của phong trào lúc đó đã thành công vượt bực và dấy lên làn sóng phản kháng chế đô Cộng Sản vừa ở  hải ngoại vừa trong nước khiến bọn Việt Cộng căm tức điên cuồng lên án Việt Dzũng và các ca nhạc sĩ của Phong Trào về cái tội chống phá cách mạng và tìm mọi cách để trừng trị những ca nhạc sĩ yêu nước nầy, mà điển hình là bản án tử hình khiếm diện của Việt Cộng dành cho anh và Nguyệt Ánh.

         Với khả năng xuất chúng đa dạng, Việt Dzũng đã luôn đứng đầu trong mọi cuộc  tranh đấu trên nhiều lãnh vực truyền thông, cộng đồng, văn nghệ, vận động dư luận quốc tế... Người nghệ sĩ thực lòng yêu quê hương dân tộc, mặc dù bị khuyết tật nhưng lúc nào cũng chứng tỏ một sức mạnh vạn năng có mặt ở mọi nơi để gióng lên tiếng nói của chính nghĩa công bằng và công lý . Cuộc đời anh là cả một chuỗi miệt mài đấu tranh và đấu tranh chừng nào mà bạo quyền Cộng Sản còn thống trị đàn áp dân tộc Việt Nam.

         Ca nhạc sĩ Việt Dzũng sáng tác hơn 450 nhạc phẩm. Ngoài những nhạc phẩm đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam đầy hùng khí, anh còn sáng tác nhiều bản nhạc tình giai điệu nhẹ nhàng rung cảm nhưng  cũng có hơi hướm đấu tranh rất nổi tiếng như: “Một chút quà cho quê hương”, “Lời kinh đêm” , “Tình ca cho Nguyễn thị Sài Gòn”... Riêng bản nhạc “Một chút quà cho quê hương” là một tiếng kêu than thảm thiết cho  thân phận đau khổ nhục nhằn, đày đọa và bị đàn áp sát hại của dân tộc bất hạnh mà  tôi dám đánh cuộc ai nghe qua mà không ngậm ngùi xúc động với  giai điệu nhẹ nhàng ai oán qua những lời ca đau đớn bùi ngùi :

Em gởi về cho anh dăm bao thuốc lá. Anh đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay.
Gởi về cho mẹ dăm chiếc kim may. Mẹ may hộ con quê hương quá đọa đày
Gởi về cho chị dăm ba xấp vải. Chị may áo cưới hay chị may áo tang
Gởi về cho em kẹo bánh thênh thang. Em ăn cho ngọt vì đời nhiều cay đắng
Con gởi về cho cha một manh áo trắng. Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây
Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy. Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình

Em gởi về cho anh một cây bút máy. Anh vẽ cuộc đời như ước vọng mong manh
Gởi về cho mẹ dăm gói chè xanh. Xin Mẹ pha hộ con giòng nước mắt đã khô cằn
Gởi về cho chị hộp diêm nhóm lửa. Chị đốt cuộc đời trong hoang lạnh mù sương
Gởi về cho em chiếc nhẫn yêu thương. Em bán cho đời để tìm đường vượt biên
Con gởi về cho cha vài viên thuốc ngủ. Cha rũ cuộc đời trong tử tù chung thân
Gởi về Việt Nam khúc hát ân cần. Xin chút yên lành trong giấc ngủ da vàng

         Riêng tôi thì thú thiệt là đã không cầm được nước mắt khi nghe bản nhạc nầy. Có thể nói không cường điệu chút nào là bản nhạc “Một chút quà cho quê hương” là một trong số bản nhạc rất ít oi  tại hải ngoại tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh, cho khát vọng một nước Việt Nam tự do nhân quyền

         Ca nhạc sĩ Việt Dzũng tên thật là Nguyễn Ngọc Hùng Dũng sinh năm 1958 tại Sài Gòn trong một gia đình trí thức nề nếp. Thân phụ anh là bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảy, quân y sĩ sư đoàn 5, sau là dân biểu nhiệm kỳ 2. Thân mẫu anh là bà Nguyễn thị Nhung, giáo sư trường Nữ Trung Học Gia Long mà theo lời Việt Dzũng là bà đã hướng dẫn anh viết script một cách thành công như mọi người đều thấy nhất là khả năng ưu việt của Việt Dzũng trong lãnh vực truyền thông.

         Trong thời gian gần đây, Việt Dzũng đã phải vật vã với cơn bệnh tim ngặt nghèo nhưng giờ phút cuối cùng, con người bất khuất trước bạo lực đã đành phải chịu thua số mệnh và anh vĩnh viễn ra đi vào trưa ngày thứ sáu 20/11/2013.

         Theo dòng sinh lão bệnh tử trong cõi đời vô thường phù du nầy thì ai cũng phải một lần ra đi. Nếu có những sự ra đi đã và sẽ để lại sự dửng dưng lạnh lùng của mọi người nhưng với Việt Dzũng, sự ra đi của người con yêu của đất nước như anh chắc chắn sẽ để lại biết bao là thương tiếc trong lòng chẳng những của người thân gia đình anh mà còn cho tất cả những người còn nặng lòng với quê hương dân tộc.

         Từ phương xa, và mặc dù chưa quen biết, tôi cũng xin gởi lời chân thành chia buồn tới bà bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảy cùng tang quyến trước sự mất mát quá lớn lao nầy, và cũng xin thấp nén hương lòng  bày tỏ sự tiếc thương trân trọng vô vàn đối với anh Việt Dzũng, người nghệ sĩ đa tài nhiệt huyết. “Thôi! Xin vĩnh biệt Việt Dzũng. Hãy yên bình nơi cõi vĩnh hằng”

Nguyên Trần


Chiếc xe lạ

 
Chiếc xe lạ
Khi đèn xanh bật lên ở ngã tư, chiếc xe bên cạnh xe tôi lướt đêm ru không gây một tiếng động. Tôi giật mình và đạp ga. Chạy thêm một đoạn, tôi cũng bắt kịp và từ từ qua mặt chiếc xe đó. Tôi liếc mắt thấy người tài xế chành miệng cười với tôi có vẻ như tự hào về chiếc xe xịn được thiên hạ để ý.
 
Thật hồi hộp khi thấy chiếc xe kềnh càng lặng lẽ lướt trên đường phố với hai bên là những cửa hàng rực rỡ, người người đi lại nhộn nhịp mua sắm quà tặng cho dịp lễ Giáng sinh.
 
Rõ ràng tôi biết chiếc xe đó phải là một trong các loại xe mới dùng động cơ hybrid vừa xăng vừa điện. Xe này dùng bình điện khi chạy ở tốc độ chậm trong thành phố nên không gây tiếng động. Do tò mò, tôi cũng chạy theo khi nó chạy nhanh hơn.
 
Thật ngạc nhiên là ngoài tôi ra, dường như không ai khác thèm chú ý đến chiếc xe “thân thiện với môi sinh” đó. Vốn tự cho mình là một phóng viên thâm căn cố đế theo dõi mọi hình thức kỳ lạ của cuộc sống, trong trí óc nhà văn tôi nảy ra ý tưởng là “Tại sao mình không viết một bài viết ngắn liên quan đến đề tài nhiên liệu xanh nhỉ?”  Thế là tôi tấp xe vô lề và móc quyển sổ tay ra ghi chú ý tưởng cần viết.
 
Tôi nghĩ chiếc xe dùng nhiên liệu xanh này quả là một món quà tuyệt vời đầy ý nghĩa cho vợ tôi, mặc dù, tất nhiên, một nhà văn nghèo như tôi thì làm gì có đủ khả năng sắm. Tôi chỉ mơ, xong rồi tôi chọn qua các món quà Giáng Sinh khác vừa túi tiền hơn.
 
Chợt tôi thoáng thấy bên trái tôi dường như có bóng chiếc xe vừa vút tới thật nhanh vừa nhấc bổng khỏi mặt đất như một máy bay cất cánh. Tôi ngồi chết sững như một hình nộm nhìn theo chiếc xe bốn cửa màu đỏ nhỏ dần và biến mất trên bầu trời nhiều mây trắng. Trong trí tôi hiện ra hình ảnh người tài xế với hai gò má phính hồng và cặp mắt híp cười đang thò đầu ra nói to “Ho ho ho… Merry Christmas!”
 
 
Phỏng dịch theo truyện ngắn A Green Car for Christmas của Rob Hopcott.
 
 
PH - N.T.Hoàng

THƯƠNG TIẾC MỘT NGƯỜI - NLG73- Lê Phú Nhuận


THƯƠNG TIẾC
MỘT NGƯỜI

Thứ Bảy, hai mươi mốt
Mình vừa mất một người
Nhạc sĩ, M.C  trẻ
Việt DZũng của Asia
Ra đi khá nhẹ nhàng
Vào lứa tưổi năm lăm.

Hôm qua  ngày thứ Sáu
Việt Dzũng đã ra đi
sau năm mươi lăm năm
Miệt mài nơi cõi thế
Cũng một đời hữu ích
Cho xã hội nhân quần
Chúc em đi bình an
Yên nghỉ miền Cực Lạc

Ai rồi cũng thế thôi.
Sống trọn vẹn một đời
Để bao người tưởng nhớ
Nước nhược nay nhẹ bước
Non bồng được thảnh thơi !
Tạm biệt người bạn trẻ
Rồi cũng đến lượt tôi .
( NLG73- Lê Phú Nhuận )

Ngọn Lửa Phan Thanh Sơn "GIÒNG CUỒNG LƯU" Việt Dzũng - Nguyệt Ánh


PPS của LNTH Gia Long 73


Tinh thần tranh đấu chống cộng sản và bảo vệ Nhân Quyền tại Việt Nam của
Ca/Nhạc sĩ Việt Dzũng bất khuất.

Kính mời nghe lại giọng hát của anh để tưởng niệm và cầu nguyện cho anh.
Trân trọng,
LNTH

NHỮNG CUỘC XỬ TỬ CỦA CỘNG SẢN BẮC HÀN - Trúc Giang MN

1* Mở bài

                 
"Triều Tiên vẫn là một quốc gia bí ẩn và ít được biết tới, nơi có đủ không gian cho người ta tưởng tượng", nhà phê bình điện ảnh Kim Sun-Yub phát biểu, vì thế tin tức của Bắc Hàn được thu nhận từ Nam Hàn, Nhật, Hồng Kông và Trung Cộng, do đó có những điều trái ngược nhau.
Cộng Sản Bắc Hàn cai trị bằng khủng bố, nên những vụ xử bắn làm gương được dùng như biện pháp làm ổn định trật tự xã hội.
Có điều kỳ lạ là quần chúng nhân dân lại tôn vinh những tên bạo chúa, đồ tể, tay đã vấy máu của chính đồng bào của họ.