Tuesday, 5 July 2016

July 4. 2016 : KHÓC MẸ

On Tuesday, July 5, 2016 1:08 AM, VietHai Tran <vhtran712@gmail.com> wrote:

Anh Đại thân mến,

Đọc bài tùy bút khóc Mẹ của anh Đêm 4 tháng 7 năm nay lúc 9 giờ đêm pháo bông tô điểm sáng trưng không gian, pháo hoa giăng bầu trời, tôi đọc lời văn của anh qua từng giòng chữ của anh nhắc tôi sự đồng cảm vì đã trai qua 3 năm có tháng 7 đìu hiu nỗi lòng. Năm 2000, ngày 7 tháng 7 thân phụ tôi qua đời, rồi cùng tháng 7 ngày 3 tây năm 2014 cụ nhạc mẫu của tôi mãn phần. Gần hơn năm vừa qua 2015 tháng 7, ngày 5 tây, thân mẫu của tôi ra đi. Với mỗi người chúng ta chỉ có một nhũ mẫu, hình như hình ảnh cùa người mẹ ra đi, như nhũ mẫu, dù chúng ta ở lứa tuổi nào đi nữa cũng cảm nhận sự cô đơn vì mất mát, tâm tư trống vắng, buồn bã vô ngần, ý nghĩa của sự lạc lỏng dâng đầy, hay "mô côi mẹ", tức những mùa Vu Lan hay Hiền Mẫu về sau, chúng ta không còn điểm tựa tích cực trong tâm hồn để vui đón ngày lễ nữa.

Qua những dòng chữ của anh, tôi tiếp tục đọc trong tâm tư gần gũi, trong nỗi buồn chia sẻ mùa biệt ly tháng 7, và đây là tháng chúng ta đo hoa trắng mồ côi mẹ. Tôi nhìn trên bầu trời 4 tháng 7 pháo hoa vẫn rực sàng không gian, trong ỳ nghĩ tích cực được vân vê, pháo hoa kia hình như nói hộ cho chúng ta, pháo hoa tỏa sáng xuống thành phố, xuống những nẻo đường đi để đưa tiễn bác, mẹ anh và 3 người thân của riêng tôi.

Xin được chia buồn cùng anh Phạm Gia Đại và toàn thể gia quyến, nguyện cầu hương linh của bác sớm an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng.

Trần Việt Hải.
Los Angeles, 10PM, 04/07//2016.


On Monday, July 4, 2016 1:16 PM, Dai Pham <nguoitucuoicung17@gmail.com> wrote:

Lễ Độc Lập Hoa Kỳ ​năm nay lại là ngày buồn nhất trong đời tôi vì người mẹ mà chúng tôi thương yêu nhất đã ra đi bất ngờ trong đêm. Chiều hôm nhân viên của Peek Family đến để pick up mẹ, tôi đã lái xe đi theo xe chở mẹ tôi để mẹ không cô đơn. Khi đến cổng vào khu nhà quàn, hai nhân viên người Mỹ xuống xe nói với tôi họ rất sorry vì xe họ vào thì cổng sẽ đóng lại. Tôi nói với họ không sao vì tôi muốn đứng bên ngoài một lát để mẹ biết vẫn có một người con ở gần bên khi mẹ rời gia đình. Khi trở về nhà nhìn căn phòng mà mẹ tôi đã ở đó trong suốt 23 năm qua vắng lặng thì các em tôi đã khóc òa lên và tôi cũng không ngăn được giòng nước mắt vì từ nay vĩnh viễn đã mất mẹ. Tôi cứ ngỡ rằng sau 17 năm trong lao tù cộng sản, nước mắt tôi đã khô héo, và lần đầu trong đời từ khi trưởng thành, tôi đã khóc.

Tôi đã từng đến phân ưu thăm viếng khi mẹ của những bạn mình đã thất lộc. Nhiều nhất là bạn hữu trong các trường học VNCH ngày trước. Tôi đã thấy các bạn mình mắt ngấn lệ hay đeo kính đen vì đã khóc quá nhiều, và lòng tôi vô cùng xúc động vì tôi biết một ngày nào đó không xa sẽ xẩy đến với tôi vì mẹ tôi đã quá già yếu, và sinh lão bệnh tử là con đường mà ai cũng phải đi qua. Nhiều lần mẹ tôi đã thập tử nhất sinh nhưng lại qua được, nhưng lúc chúng tôi không ngờ nhất là lúc mẹ đã lặng lẽ ra đi khi trời vừa hừng sáng.

Trong lòng trống vắng, tôi tự dưng cảm thấy hình như mình chẳng còn một ham muốn gì trên cõi đời này nữa. Trong những ngày chuẩn bị cho lễ tang, nghĩ đến mẹ lúc nào cũng có con cái quây quần một bên, bây giờ đang nằm trong căn phòng lạnh lẽo một mình chờ xuống lòng đất, tim tôi quặn đau và thấy mình có lỗi vì đã chưa chăm sóc cho mẹ được nhiều hơn nữa khi mẹ còn sống.

Mẹ ơi! Mẹ biết không? Chúng con rất thương mẹ, và đang và sẽ cầu nguyện cho mẹ được siêu thoát.

July 4th, 2016

PGĐ

MUỘN - Nguyễn Bích Lan

Mẹ gọi điện cho dì, hắt vào máy điện thoại những tiếng gắt gỏng: “Để bà ở bên ấy thêm một tuần nữa thì đã sao? Rồi thì tôi trông bà bù hai tuần. Liền hai tuần được chưa? Tôi có việc nếu không tôi chẳng phải tốn hơi nhờ dì…”

Dì chắc chắn có gắt gỏng lại. Tính dì nóng nảy hơn mẹ nhiều. Từ trước đến nay dì chưa thua mẹ miếng nào. Kể từ khi bà bước sang tuổi 90, không tự chăm sóc bản thân được nữa, dì và mẹ thỏa thuận với nhau mỗi người trông nom bà một tuần. Cũng kể từ đó bà như quả bóng bị đá từ đầu sân này sang đầu sân kia và ngược lại. Mẹ và dì nói nhau trong điện thoại suốt nửa tiếng đồng hồ. Mặt mẹ đỏ phừng phừng, hai hàng lông mày của mẹ rướn lên hết cỡ. Mẹ nhắc lại một số lỗi lầm điển hình của dì. Rồi mẹ kết luận: “Mày chỉ được cái bộ mồm!”

Bố theo dõi cuộc trò chuyện của hai chị em mẹ, lẩm bẩm “chị em mà như chó với mèo!” Mẹ chưa rảnh tay để hục hặc với bố ngay lúc ấy. Kết thúc cuộc điện thoại mẹ quay sang bố dằn từng tiếng: “Việc của chị em tôi không bận gì đến ông!” Bố im lặng. Bố im lặng nghĩa là bố thây kệ, mọi chuyện muốn ra sao thì ra. Dù có biết điều gì đó nên nói bố cũng chẳng thèm hé răng. Một tuần trôi qua. Việc bận của mẹ là việc đi chùa theo kiểu đi “tua”. Đi mười bảy chùa trong một tuần. Ăn chay toàn diện. Thành tâm cúng lễ. Tối chủ nhật mẹ mới về nhà. Không ăn uống, chỉ tắm rửa qua quýt mẹ lăn ra ngủ. Bố thây kệ.

LÁ GAN NGƯỜI NAM - Trương Đình Phương

Giặc phương Bắc rần rật kéo vào kinh thành Thăng Long. Quan và dân rủ nhau chạy loạn. Năm hôm trước khi mới nghe tin giặc còn cách kinh thành hai trăm dặm Hoàng Thượng và hoàng thân quốc thích đã lặng lẽ rời đến một nơi ẩn nấp an toàn.

Trần Tiết, gã bán thịt lợn. Nghe tin giặc sắp tràn tới, vợ gã giục gã:

-Chàng muốn chết hay sao mà còn mổ lợn để bán, có lo soạn sửa mà chạy đi không?

Trần Tiết cười:

-Hiền thê hãy đem các con về bên quê nội Phú Thọ đi, hy vọng với sự phù hộ của các Vua Hùng nàng và các con sẽ bình an. Riêng ta, ta không đi đâu cả.

Khuyên nhủ mãi, chồng vẫn khăng khăng không chịu đi, vợ Tiết lắc đầu ngao ngán cùng con cái gạt lệ phân ly.

Chiều đó, hai mươi vạn quân phương Bắc chiếm cứ kinh thành. Bấy giờ kinh thành chẳng khác gì ngôi mộ hoang lớn, không một bóng người, ngay cả gà chó cũng không có nửa con. Trần Tiết gánh thịt lợn dạo qua dạo lại trước cổng kinh thành rao:

-Ai thịt lợn đây, ba mươi đồng một ký.

Formosa có thể phạm luật hình sự Việt Nam - Gia Minh, PGĐ ban Việt Ngữ

075_smit-notitle160501_npvRE.jpg
Người dân biểu tình tại Hà Nội hôm 1/5/2016 phản đối tập đoàn Đài Loan Formosa
 AFP photo





  









Luật pháp Việt Nam qui định cụ thể việc xử phạt những tác nhân gây hại cho môi trường như Formosa Hà Tĩnh vừa qua. Gia Minh phỏng vấn luật sư Lê Quốc Quân về qui trình pháp lý liên quan vấn đề này. Trước hết luật sư Lê Quốc Quân cho biết:
Đây là một thảm họa thực sự, nó không chỉ có tác động ngay một lúc mà có hệ lụy rất lâu dài. Ở đây gọi ‘sự cố’ là cách mà bên thủ phạm gây ra nói (như thế), nhưng luật thì không có sự tách biệt hay gọi là sự châm chước gì về ‘sự cố’ hay ‘không sự cố’ cả mà có khái niệm gọi là ‘sự biến pháp lý’. Ở đây rõ ràng có một sự biến pháp lý: sự cố này đã gây ra một thảm họa mà thảm họa này cực kỳ lớn, tác động lâu dài. Theo luật định, chắc chắn người gây ra phải chịu trách nhiệm rồi.
Gia Minh: Tại Việt Nam lâu nay đã có xử lý những vụ việc mà theo như luật sư là gây ra những ‘sự biến pháp lý’?
Từ trước đến nay người ta tiến hành xử lý nhiều vụ việc rồi chứ, nhưng ở qui mô nhỏ. Còn ở qui mô lớn như thế này thì chắc chắn phải tiến hành xử lý hình sự.
- Luật sư Lê Quốc Quân

Nạn buôn người và bắt cóc trẻ em ở tỉnh Nghệ An - Nhóm phóng viên tường trình từ VN

620.jpg
Phụ nữ miền núi là đối tượng có thể bị bắt cóc.
 RFA photo
Những huyện miền núi tỉnh Nghệ An đang lên cơn sốt bởi nạn buôn người và bắt cóc trẻ em. Hầu hết những người bị lừa bán sang Trung Quốc đều là phụ nữ lao động và trẻ em độ tuổi mẫu giáo. Bởi cái nghèo, sự thiếu hiểu biết và luôn tin vào những hội, đoàn một cách không có cơ sở, bên cạnh đó, các trang mạng xã hội đến với người miền núi theo hướng kết bạn, trò chuyện, hẹn hò đã nhanh chóng biến thành mảnh đất tốt để kẻ lừa đảo buôn người hoạt động.
Nạn nhân lừa nạn nhân
Một nữ cựu cán bộ an ninh ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, không muốn nêu tên, chia sẻ: “Miền núi biên giới, với ở Nghệ An thì ở những vùng sát Lào, nạn bắt cóc và buôn người nhiều. Dạo này ở quê cũng có người về bắt cóc trẻ, có đường dây bắt cóc trẻ rồi. Như hôm trước ở đây có hai trẻ bị bắt nhưng may giải thoát được, kẻ bắt có trốn được. Như những huyện Quỳ Châu, Tương Dương thuộc Nghệ An hoặc ngoài Bắc thì Lào Cai, Yên Bái… Không biết nó bắt cóc làm gì nhưng do nhà nước quản lý lỏng lẻo quá. Nó bắt tùm lum! Nó đợi trẻ đi học về một mình thì nó bắt, cha mẹ chưa kịp đón thì nó bắt à…”