Saturday, 7 October 2017

Chủ nghĩa thực dân mới của Trung Cộng và tương lai của Niệt Nam - Lê Duy San

Chủ nghĩa thực dân là một chủ nghĩa nhằm chiếm đoạt lãnh thổ của nước khác để cai trị,   hầu dễ dàng chiếm đoạt tài nguyên của nước bị trị cũng như bóc lột nguồn lao động của dân bản xứ nhằm làm giầu cho nước mình được.

Người ta thường nghĩ rằng chủ nghĩa thực dân phát xuất từ Âu Châu vào thế kỷ 12, 13 khi người Bồ Đào Nha và các nước khác như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Hòa Lan v.v… bắt đầu mở rộng lãnh thổ ra hải ngoại xa xôi như Phi Châu, Mỹ Châu, Á Châu và Úc Châu. Thực ra thì trước đó, từ lâu, người Trung Hoa cũng đã thi hành chủ nghĩa này, nhưng chỉ để xâm chiếm những nước chung quanh, bằng cớ là ngay từ thời Việt Nam lập quốc (2879 trước tây lịch) nước ta đã bị người Tầu (đời nhà Hán) xâm chiếm và lập thành quận huyện của họ để đô hộ.

Chủ nghĩa thực dân mỗi ngày một thịnh vượng và kéo dài tới đệ II Thế Chiến (1939-1945) thì bắt đầu suy thoái và tới giữa thập niên 50 (1954) thì được coi là chấm dứt và thay vào đó là việc các nước lớn và mạnh dùng ảnh hưởng kinh tế của mình để can thiệp vào nội tình chính trị của nước khác, nhỏ và yếu, để giành thị trường tiêu thụ mà người ta gọi đó là chủ nghĩa thực dân mới.