Sunday, 10 May 2015

Hình ảnh, phim video dịp 30 tháng 4 tại Ontario, Canada

Trong dịp Quốc Hận 40 năm, cùng với khắp nơi trên thế giới, Cờ Vàng với Lễ Chào Cờ & tâm tình Tri ân đất nước thứ hai tại hải ngoại đã đồng loạt xảy ra tốt đẹp. 

Riêng Duy Hân cũng có duyên may tham dự 4 sinh hoạt tại Ontario, xin được chia sẻ một số hình ảnh, phim video do thân hữu thực hiện. 
Ước mong tình đoàn kết, tinh thần tranh đấu cho Tự Do & Dân Chủ trên quê hương luôn mãi triển nở.

Mời xem Tin tức tổng hợp trên trang "Thủ Đức Ontario":


CHIA XẺ VỚI THƯƠNG PHẾ BINH - Nguyễn Quý Đại

Sau 30.4.1975 nhiều người rời quê hương VN với đôi bàn tay trắng, đánh đổi sự sống của mình trên đại dương cũng như núi rừng, đường bộ để đến được bến bờ tự do. May mắn chúng ta được các quốc gia mở rộng vòng tay nhân ái thu nhận cho định cư, thời gian đầu người tỵ nạn được giúp đỡ học ngôn ngữ bản địa, ngôn ngữ là chìa khóa tìm việc làm, để bắt đầu cuộc sống tự lập. nhiều người phải làm hai ba việc, mười mấy giờ một ngày, để có tiền đi học tiếp, làm lại cuộc đời mới nơi xứ người và gởi về giúp đỡ cho gia đình, thân nhân.

image001


PHÓNG SỰ ĐẶC BIỆT: Tâm tình của nhạc sĩ Trúc Hồ về ngày 30/4/1975


Ngày 30/4/1975 đã trở thành một biến cố quan trọng và đen tối trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Như bao người Việt từng sống và trải qua ngày 30/4/1975, có mấy ai quên được nỗi đau thương này. Nhạc sĩ Trúc Hồ cũng không ngoại lệ. Từ một người nhạc sĩ đến một người tích cực lên tiếng đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam, nhạc sĩ Trúc Hồ từng nói anh không phải là một chính trị gia cũng chẳng phải là một lãnh đạo, anh chỉ đơn thuần là một người nghệ sĩ biết đau trước nỗi đau của dân tộc. Nhìn thấy được thực trạng của đất nước sau “40 năm giải phóng”, đã phá sản từ kinh tế, văn hoá, đến đạo đức, tư tưởng,… anh đã cùng đài SBTN và bạn bè cùng chí hướng phát động những phong trào tranh đấu hỗ trợ cho người dân trong nước với hy vọng một ngày nào đó Việt Nam sẽ thực sự được tự do và dân chủ.

Còn Mãi Tiếng Ru (thơ TRỊNH TÂY NINH nhạc NGUYỄN HỮU TÂN)



Còn Mãi Tiếng Ru
(thơ TRỊNH TÂY NINH   nhạc NGUYỄN HỮU TÂN)
 
​   ​
   À ơi, đong đưa nôi mẹ ru con đứng ngồi
bao lo toan vất vả nụ cười vẫn trên môi
À ơi, đong đưa nôi con đau, mẹ nghẹn lời
tay gầy luôn ôm ấp vì con, dẫu nổi trôi
À ơi, đong đưa nôi nói sao cho hết lời
thương con hơn tất cả giọng hò mãi chơi vơi
À ơi, đong đưa nôi trong mắt con rạng ngời
yêu thương ta được nhận ôi cuộc sống tuyệt vời
À ơi, đong đưa nôixin cảm tạ ơn Trời
cho con tôi cảm nhận Chân, Thiện, Mỹ cuộc đời
À ơi, đong đưa nôi Con ơi! Trên cuộc đời
bao buồn vui thử thách nhủ lòng vẫn thảnh thơi
À ơi, đong đưa nôi con tôi đã lớn rồi
nhưng tiếng ru còn mãi vì mẹ mãi yêu thôi
À ơi, đong đưa nôi con ơi dẫu cuối đời
luôn sống nên người mãi dù mẹ có xa xôi ... 

Trịnh Tây Ninh

Sau Diễn Văn 30/4 Của Ô. Dũng - Vi Anh

Đứa cháu khốn nạn

Đằng sau bài diễn văn của TT Nguyễn tấn Dũng dài 25 phút, lớn tiếng lên án Mỹ là đế quốc dã man và cám ơn Liên xô và TC đã giúp VNCS trong Chiến Tranh VN trong lễ duyệt binh lớn nhứt trong nhiều năm qua, tại Saigon có hai đương và cựu Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn phú Trọng và Nông đức Mạnh chứng giám – là một bằng chứng rõ rệt Trung Cộng đã “định hướng” ngoại giao và nội chính cho VNCS rồi. Định hướng đó đã đang ngự trị trong hàng ngũ lãnh đạo Đảng Nhà Nuớc CSVN sau chuyến đi triều kiến Thiên Triều Bắc Kinh của Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn phú Trọng.

Ngày Lễ Mẹ - Bích Vân


con-yeu-me

Để mở đầu c/t của buổi phát thanh ngày hôm nay, nhân Ngày Lễ Mẹ tại Đức và nhiều quốc gia khác nữa trên thế giới, xin mời quý vị thưởng thức một bản nhạc có tựa đề là Mama với tiếng hát của Heintje.

 Thưa quý vị, Heintje cách đây 40 năm là thần tượng, là đứa con mơ ước của không biết bao nhiêu bà mẹ người Đức và người Áo sau khi nghe cậu hát bản nhạc này. Cậu nổi tiếng nhờ có giọng ca lảnh lót. Nổi tiếng đến nỗi mà các hãng phim thời đó vây quanh cậu để mời đóng hết phim này đến phim kia. Của đáng tội, tài nghệ diễn xuất của cậu cũng không đến nỗi nào. Và cậu đã từng được đóng chung với những ngôi sao tên tuổi của nền phim ảnh Đức và Áo. Nhưng đến tuổi dậy thì, cậu bị bể tiếng, giọng lảnh lót trẻ con trở thành khàn khàn vịt đực và rồi từ từ cậu biến mất trong trí nhớ của mọi người.

Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa Di Tản năm 1975 - Đinh Mạnh Hùng


Gần đây, Dân Sinh Media phát hành một DVD kể lại câu chuyện di tản của Hạm đội Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, đi từ đảo Côn Sơn sang vịnh Subic, Phi Luật Tân. Cuốn DVD “Chuyến Hải Hành Cuối Cùng” (CHHCC) đã đưa lên khung cảnh hỗn loạn tại Việt Nam vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975. Qua các phỏng vấn và hình ảnh, DVD cũng đã cho ta thấy tình trạng lo lắng, hoang mang, bất an của thủy thủ đoàn và “tình hình trên các chiến hạm căng thẳng như thùng thuốc súng sắp nổ tung”. Riêng câu hỏi “ai đã khéo chỉ huy, lèo lái tình hình, hướng dẫn đoàn tàu ra đi trong trật tự và bình yên” thì có lẽ chưa thấy được giải đáp thỏa đáng.

Về câu hỏi này, là một thành phần trong bộ tham mưu di tản, người viết xin đóng góp một số nhận xét như một chứng nhân của cuộc hành trình lịch sử này. Tất cả những gì trình bày sau đây cũng đã được tóm lược trong cuốn Hải Sử Tuyển Tập do Tổng Hội Hải Quân VNCH phát hành năm 2004, từ trang 523 đến trang 530.

Các nhận xét về chuyến đi này được chia làm hai phần:

Phần 1: Diễn tiến cuộc di tản
Phần 2: Các nhân vật điều động

Thơ Hải Triều & Lê Khắc Anh Hào

1.
Hải quân đảng Hồ và ngư dân Việt Nam

Việt Nam mua tàu tối tân
Ngồi xem ghe cá ngư dân chết chìm
Thấy tàu lạ thì nằm im
Dường như tàu đảng không tim mắt mù!

Tầu lạ chính là Tầu phù
Đảng Hồ một lũ ngốc ngu lạy thờ
Ngư dân ghe chìm bơ vơ
Tầu phù tàu lạ giương cờ húc đâm!

May day! May day! Đảng câm
Không màn "cứu hộ", bặt tăm trả lời
Hải quân mua tàu ngồi chơi
Việt - Trung hữu nghị đời đời thủy chung!

Hải Triều 
Xuân Quốc Hận 2015 từ Vancouver, Canada
Note:
Viết nhân tin Trung cộng ngăm chận tàu cá Việt Nam thọ nạn không được vào Hoàng Sa sửa chữa...
Thế giới đánh giá cao sức mạnh Hải quân Việt Nam - description
TINHANGNGAYONLINE.BLOGSPOT.COM

2.
Bài thơ đặt trên mồ Phạm Văn Đồng...

Cuối đời ông Đồng bị mù
Cuối đời ông Đồng đi tu trong chùa
Tay cầm liềm búa quơ quơ
Phật nhìn mặt lão... thẩn thờ bỏ đi!

Ông Đồng qua tận Paris
Nói năng theo kiểu Vi Xi đảng Hồ
Nhân quyền của đảng tam vô
Là theo chính sách côn đồ dã man!

Vào Nam nhốt hết sĩ quan
Bao nhiêu tang tóc, bao hàng lệ sa
Trại tù, nghĩa địa tha ma
Là nhân quyền của đảng ta thực hành!

Chết chậm hay là chết nhanh
Nhân quyền của đảng đã thành mồ chôn
Mặt Đồng trông thật du côn
Nhân quyền là giết, giam, chôn người tù!

Theo Hồ là Đồng bị mù
Cuối đời dù có đi tu chẳng thành
Nghiệp ác chồng chất lưu danh
Phật nhìn thấy mặt cũng đành bỏ đi!

Lê Khắc Anh Hào
Xuân Quốc Hận, Canada 2015
Note:
Không wính Phạm Văn Đồng không được. Lão chịu trách nhiệm một phần lớn trong tội ác gom, nhốt, trả thù, hành hạ và giết vô số sĩ quan miền Nam không súng, không tấc sắt trong tay sau 1975. 
Qua Pháp năm 1977 lão quả quyết những trại cải tạo là “sự thể hiện cực kỳ nghiêm túc quan niệm nhân quyền” của Việt Nam khi được báo chí phỏng vấn. Lão Đồng và đảng Hồ của lão mà không cực kỳ nghiêm túc, hoặc chỉ nghiêm túc chút chút thì chắc mấy trăm ngàn sĩ quan miền Nam trong các trại tù khổ sai gọi là trại cải tạo chắc khó có ai còn sống trên trần gian. 
Tôi, một trong vô số những sĩ quan miền Nam bị tù sau 1975, chắc kiếp trước có tu mới còn sống, và nay thấy gương mặt gian ác của lão Đồng múa môi như một tên côn đồ bịp bợm ở Paris, chịu không được nên viết thêm những dòng này cho hả giận.
Khổ thiệt! 40 năm, thời gian của nửa đời người đã trôi qua mà không làm sao quên được tội ác của đảng Hồ và Phạm Văn Đồng!

Trục xuất nhà cầm quyền Việt Nam ra khỏi Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc



Kính thưa quý vị Trưởng Thượng, quý Nhân Sĩ Trí Thức, quý chiến hữu, quý Đồng Hương và quý Bạn.
Với tâm hồn của những người Việt Nam vẫn luôn nặng lòng với đất nước, chúng tôi, nhóm “Vietnam Human Rights Action Group”, đã thảo thỉnh nguyện thư trên mạng – Petition-On-Line về vấn đề Cộng Sản Việt Nam vi phạm nhân quyền trầm trọng và có hệ thống, tố cáo với Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, đề nghị họ trục xuất Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam ra khỏi Ủy Ban này vì Cộng Sản Việt Nam không đủ tư cách làm thành viên của Ủy Ban đáng kính này. Lý luận của chúng tôi dựa trên ngay chính bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã được toàn thể thế giới chấp nhận và cũng là kim chỉ nam của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Chúng tôi phân tích và đối chiếu những sự thực đang xẩy ra ở Việt Nam với yêu cầu của từng điểm, từng đoạn trong Bản Tuyên Ngôn này. Với những chứng minh bằng Youtube, bằng hình ảnh qua Power Point PPS, thỉnh nguyện thư này nhất định sẽ gặt hái được những kết quả tốt đẹp. Thực chất, bản Thỉnh Nguyện Thư thứ 2 này lại là câu trả lời cho Ủy Ban Nhân Quyền, khi họ trả lời Thỉnh Nguyện Thư thứ nhất (Petition-On-Line) của chúng tôi gửi đi vào tháng 2 năm 2014, và yêu cầu chúng tôi bổ túc thêm tài liệu cho họ trước khi họ nhóm họp để giải quyết khiếu nại thứ nhất của chúng tôi vào tháng 6 năm 2015 này.

Việt Nam chính thức bị Lào, Campuchia vượt mặt

Có lẽ, nhận định Việt Nam bị Lào, Campuchia vượt qua không còn là dự báo mà đã dần thành hiện thực. Số liệu thống kê của WB và WEF cho thấy, Việt Nam và các doanh nghiệp Việt đã bị 2 nước láng giềng vượt lên về năng lực cạnh tranh, trình độ sản xuất...

Việt Nam chính thức bị Lào, Campuchia vượt mặt

Lời Thú Tội của Lê Văn Tâm nguyên Chủ Tịch Tổ Chức Beheito tại Nhật

Lê Văn Tâm: 40 năm nhìn lại

(Chiều 30/4/2015 tại Nhật Bản có một buổi mít tinh của những người (không thuộc hệ đảng Cộng sản Nhật Bản) đã từng ủng hộ Việt Nam. Có khoảng 142 người tham dự. Sau phần chiếu video "Không được giết người", có 4 người phát biểu ý kiến nói lên những suy nghĩ về ngày đáng ghi nhớ 30/4/1975. Thứ tự các phát biểu như sau: Lê Văn Tâm, nguyên chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản / Wada Haruki, nhà sử học, giáo sư danh dự đại học Tokyo. / Takahashi Taketomo, chủ tịch Hội Wadatsumi / Bà Ito Masako, trợ giáo sư đại học Kyoto). Sau đây là bản dịch bài phát biểu của ông Lê Văn Tâm:

Thưa các bạn,


Hôm nay, 30 tháng 4, từ ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam, 40 năm đã trôi qua.
Từ nhiều năm trước năm 1975, nhiều người Nhật Bản yêu hòa bình và công lý đã dưới nhiều hình thức, chống đối cuộc chiến tranh tàn khốc và bi thảm nầy. Thôn làng, nhà dân bị ném bom bừa bãi, không chỉ binh lính, bộ đội mà rất nhiều dân thường cũng bị giết hại. Những hình ảnh ấy được đưa lên màn truyền hình, báo chí, làm dao động lương tâm của nhiều người Nhật. Những cuộc biểu tình chống chiến tranh, đòi hòa bình cho Việt Nam được thực hiện, ít thì năm bảy người, vài chục người, đông thì hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn người. Những người của Hội thị dân vùng Ozumi do giáo sư Wada Haruki khởi xướng đã tổ chức nhiều buổi phát thanh bên cạnh hàng rào kẽm gai căn cứ quân sự Mỹ, kêu gọi họ đừng trở lại chiến trường Việt Nam. Hội biểu tình cầm lồng đèn đã nhiều năm liền đi biểu tình định kỳ vì Việt Nam. “Liên hiệp thị dân vì hòa bình Việt Nam” (Beheiren) do cố nhà văn Oda Makoto, các ký giả, giáo sư đại học, giáo viên trung học, sinh viên khởi xướng đã có nhiều hoạt động dưới nhiều hình thức : biểu tình, mít tinh, văn học, kể cả hoạt động chi viện cho các lính Mỹ phản chiến đã đào ngũ… Ông Kaneko Tokuyoshi, mang khẩu hiện chống chiến tranh trên ngực từ nhà đến sở làm suốt 8 năm trời. Những người của Hội chận xe tăng vùng Sagamihara đã biểu tình chận những chiếc xe tăng bị hỏng và được sửa chữa tại Nhật, không cho chở đi Việt Nam. Rồi hình ảnh ông Yui Chunosuke tự thiêu để đòi hòa bình cho Việt Nam. Ở rất nhiều nơi trên đất nước Nhật Bản, các hoạt động chống chiến tranh dưới nhiều dạng thức đã thành cơn lốc dư luận, hòa đồng với dư luận thế giới, ảnh hưởng tới quá trình chấm dứt cuộc chiến.


Những hoạt động trên là thiện nguyện, vô tư và đầy cảm động. Mỗi lần nhớ lại, lòng tôi tràn đầy xúc động. Với tư cách một người Việt Nam, tôi lại xin gởi đến các bạn lời cảm ơn. Những người tham gia các hoạt động nầy đã sử dụng nhiều thời gian quí báu, tài sản của mình, có trường hợp bị phiền hà ở sở làm, ảnh hưởng xấu đến công việc làm ăn, có trường hợp bản thân bị những thương tích thể xác và tinh thần. Tôi nghĩ là những người đã từng tham gia các hoạt động vì hòa bình cho Việt Nam đều mong muốn thấy một Việt Nam tốt đẹp, ở đó người Việt Nam được sống trong hòa bình, nhân quyền được tôn trọng, có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú.


Nhưng 40 năm đã trôi qua, thực tế không được như vậy.
Với tư cách một cá nhân người Việt Nam, tôi thấy mình rất có lỗi.


Chút Lính Miền Nam - S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Cho tôi thp mt nén nhangKhóc ngưđồng chíMà by lâu nay tôi cứ đinh ninh là ngyTha th cho tôi mt thế h b la !
Bạn tôi, tất cả, đều là lính ráo. Chúng tôi không chỉ có chung những năm cầm súng, và một quãng đời tù mà còn chia chung rất nhiều ... cố “tật!” Hễ gặp nhau là uống, và câu chuyện trên bàn rượu trước sau gì rồi cũng xoay quanh kỷ niệm về đám chiến hữu hồi còn chinh chiến: những thằng đã chết, những đứa đang vất vưởng ở quê nhà, hay lưu lạc (đâu đó) nơi đất lạ xứ người.
Thỉnh thoảng, khi (quá) vui, chúng tôi cũng hay mang những vị thượng cấp cũ ra làm đề tài giễu cợt. Hai ông huynh trưởng thường bị nhắc tới để cười chơi là Trần Hoài Thư, và Phan Nhật Nam. Lý do: cả hai vị vẫn nhất định chưa chịu giải ngũ, dù cuộc chiến đã tàn tự lâu rồi!

Bia Đắng Hà Tiên (Tùy Bút, Nguyễn Hà)


Cách đây mấy năm, tôi bay về Sài Gòn thăm nhà. Nhân dịp đó, tôi theo gia đình anh chị tôi đón xe về Châu Đốc thăm bà con, rồi lại tiếp tục đi Hà Tiên, một thành phố nên thơ nằm cạnh biển dưới quê lục tỉnh mà từ lâu tôi vẫn ao ước muốn đến thăm một lần cho biết. 

Đến phố chính ở Hà Tiên, sau khi thu xếp hành lý vào khách sạn, chúng tôi theo xe ra một bãi biển đẹp nổi tiếng ở Hà Tiên. 

Trưa hôm đó trời nắng ấm, nước biển xanh rực rỡ, hàng dừa buổi trưa hè in bóng mát êm đềm trên bãi cát vàng. 

TÂM HƯƠNG DÂNG MẸ - nguyễn hữu tân

Tâm hương một nén thắp lên đây
Nhớ Mẹ lòng con lệ thấm đầy
Êm ả bao vòng tay ẵm nhẹ
Dịu dàng những tiếng hát ru say
Liêu xiêu vóc hạc không dừng bước
Còm cõi thân già chẳng nghĩ tay
Tần tảo một đời bao gánh nặng
Thương con nào xá những niềm tây

nguyễn hữu tân
Mother'day 2015

Cho mẹ hiền yêu dấu - Lang Le

Tôi thấy tôi một tay nắm chặt tay em, một tay nắm chặt tay ba vừa khóc vừa theo giòng người… trôi đi… trôi đi…

Chiếc phi cơ Boeing 767 cất cánh từ Hong Kong với đa số hành khách là người Việt Nam đảo một vòng tròn nhỏ trên không phận Sài gòn rồi nhẹ nhàng đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất trong ánh nắng chói chan cuối ngày. Sau tín hiệu cho phép hành khách tháo gỡ thắt lưng an toàn, mọi người trên máy bay ùn ùn đứng dậy, hình như ai cũng nôn nóng, có những tiếng hối thúc và có cả tiếng trẻ con khóc ở cuối phi cơ.

Tôi vươn vai, làm một vài động tác bẻ lưng cho đở mỏi sau chuyến hành trình dài, chung quanh tôi là đại gia đình của tôi gồm đủ mười hai người: ba tôi, vợ chồng tôi và ba con, vợ chồng Thủy và hai cháu, và cuối cùng là vợ chồng Nguyên, đứa em út của tôi.

Chuyến đi này đại gia đình tôi đã dự định và sửa soạn trước cả gần hai năm, kể từ lúc Nguyên báo tin cho cho chúng tôi là muốn làm lễ hỏi với người yêu của nó, ba tôi muốn Nguyên làm đám cưới vào cuối tháng hai, và sau đó cả gia đình sẽ làm một chuyến về thăm quê hương. Ba bảo với chúng tôi là ba muốn đem toàn thể con cháu dâu rể về trình diện mẹ.

***
Phố chính ở Pleiku, 1972. Nguồn: Photo by Gary Cantrell
Phố chính ở Pleiku, 1972. Nguồn: Photo by Gary Cantrell
 

Tổng thống Obama: Không đáp ứng TPP, Việt Nam sẽ bị loại



Muốn được gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhà cầm quyền CSVN phải thay đổi chính sách để bảo đảm quyền lợi cho người lao động, trong đó có việc tôn trọng quyền tự do thành lập công đoàn của công nhân Việt Nam.

“Nếu Việt Nam, hay bất kỳ quốc gia thành viên nào khác trong hiệp định này không đáp ứng được các đòi hỏi đó, họ sẽ phải gánh chịu các hậu quả tương ứng”, đó là nội dung bài phát biểu của tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm 8/5/2015, tại trụ sở công ty Nike (Portland, Oregon).

Tuyên bố trên được đưa ra trước thời điểm TBT Nguyễn Phú Trọng có chuyến công du đến Hoa Kỳ, dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng. Trong chuyến đi lịch sử của người đứng đầu đảng CSVN đến nước cựu thù lần này, việc gia nhập TPP được nói sẽ là một vấn đề trọng tâm.

Để cứu vãn nền kinh tế đang đối mặt nguy cơ sụp đổ, TPP được xem là một chiếc phao cứu sinh mang tính sống còn đối với chế độ CSVN. Dù vậy, việc vi phạm nhân quyền hiện vẫn đang là một cản trở lớn đối với Hoa Kỳ trong việc chấp thuận cho CSVN gia nhập TPP.

Phát biểu mới nhất của tổng thống Obama một lần nữa cho thấy nhân quyền vẫn đang là trọng tâm trong chính sách bang giao và thương mại của Hoa Kỳ.

Khẳng định TPP là một thỏa thuận thương mại cấp tiến và có tiêu chuẩn cao nhất từ trước đến nay trong lịch sử, tổng thống Obama cũng đã nêu trường hợp Việt Nam làm một ví dụ:

“Khi chúng ta xem xét một quốc gia như Việt Nam, vẫn đang trong quá trình đàm phán. Lần đầu tiên, Việt Nam sẽ phải thực sự thay đổi chính sách và cải thiện tiêu chuẩn cho người lao động. 

Họ phải thiết lập được mức lương cơ bản. Họ phải thông qua luật về điều kiện an toàn lao động và bảo vệ công nhân.” 

Trong đó, vấn đề thành lập công đoàn độc lập bảo vệ người lao động Việt Nam cũng được vị tổng thống Hoa Kỳ nêu rõ:

“Lần đầu tiên, Việt Nam sẽ phải phải để cho người lao động tự do thành lập công đoàn bảo vệ quyền lợi. Điều này cũng sẽ tạo ra sự thay đổi.

TPP sẽ giúp tạo ra sân chơi công bằng và mang lại lợi ích cho người lao động Việt Nam.

Đó chính là sự tiến bộ. Nhưng không có nghĩa là sự thay đổi điểu kiện lao động của công nhân Việt Nam sẽ ngay lập tức ngang bằng với điều kiện ở đây – Nike. Hay ở ngay Portland này. Nhưng đó là mục tiêu đúng đắn mà chúng ta đang hướng đến.”

Nếu Việt Nam, hay bất kỳ quốc gia thành viên nào khác trong hiệp định này không đáp ứng được các đòi hỏi đó, họ sẽ phải gánh chịu các hậu quả tương ứng. 

Nếu một quốc gia muốn tham gia vào hiệp định này, quốc gia đó phải đáp ứng được các tiêu chuẩn cao hơn. Nếu không đáp ứng, quốc gia đó sẽ bị loại.

Nếu phá vỡ các quy định, quốc giá đó sẽ phải gánh chịu các hậu quả thực sự. Điều này tốt cho các doanh nghiệp và người lao động tại Hoa Kỳ, bởi vì chúng ta đã có những tiêu chuẩn cao hơn so với nhiều nơi khác trên thế giới, giúp tạo ra một sân chơi bình đẳng.”

Lập trường của Hoa Kỳ đã khiến chế độ CSVN phải có một số nhượng bộ nhất định. Tuy nhiên, những thay đổi này chỉ là một giải pháp tình thế để lừa gạt quốc tế, hòng cố đấm ăn xôi. 

Đa số ý kiến cho rằng, nếu được gia nhập TPP, chế độ CSVN sẽ tiếp tục đàn áp bắt bớ đối lập như kịch bản từng xảy ra sau khi gia nhập WTO.

Thậm chí, tình trạng nhân quyền Việt Nam vẫn đang tiếp tục tồi tệ bởi những thủ đoạn đàn áp, bắt bớ tinh vi và có hệ thống. Do đó, thông điệp của tổng thống Obama cũng chính là một lời cảnh cáo nghiêm khắc đối với CSVN.

Về phía người dân Việt Nam, chúng ta cần có thái độ dứt khoát và có trách nhiệm trong vấn đề này. Chế độ độc tài toàn trị do đảng CSVN cầm đầu hoàn toàn không xứng đáng gia nhập TPP. 

Những ai còn nuôi hy vọng CSVN sẽ thay đổi khi vào TPP thì đó chỉ là một sự ảo tưởng.

10/5/2015

Nguồn: WhiteHouse. 
Người dịch: Bao Thien