Monday, 24 November 2014

Điếu Cày

Thưa quý vị niên trưởng, quý đàn anh, quý thân hữu,

Đề tài Điếu Cày kéo dài khá lâu, mỗi ngày trên internet đều bàn tán về anh, hôm qua Dược Sĩ Nguyễn Đức Năng gửi email hỏi tôi nghĩ sao về bức hình anh Điều Cày khoác Cờ Vàng, tôi nghĩ việc tự nhuyện khoác như người trẻ Đặng Chí Hùng vẫn hay hơn ai khoác cho mình. Anh Điếu Cày có thể vô tâm hay vô tư khi không ý thức được hải ngoại chúng ta vốn coi Cờ Vàng là biểu tượng cho ý do chúng ta ấp ủ trong những chuỗi ngày ly hương. Nó là căn cước cho lẽ sống chúng ta, tôi xin nêu ra 4 sự kiện:

TỪ CÁNH ĐỒNG MÂY & NHÀ GIÁO PHẠM TOÀN

Buổi nói chuyện của chương trình
Từ Cánh Đồng Mây
với
NHÀ GIÁO

PHẠM TOÀN

Hãy nhìn những gì Trung Quốc làm, đừng nghe những gì họ Tập nói

Việt-Long- theo Geoffrey Barker, The Australian Financial Review, Nov. 24, 2014 

xi-and-peng
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận-Bình và Bành phu nhân được tặng quà, là một con thú hiếm, tại Tasmania, Australia
Courtesy of examniner.com.au

Những lời cường điệu và tựa đề lớn trên báo chí sau bài diễn từ của ông Tập Cận-Bình trước quốc hội và Thỏa hiệp Tự do Mậu dịch Trung Quốc- Australia là điều dễ hiểu. Ông họ Tập quảng bá lời bảo đảm về ý hướng của Trung Quốc, trong khi thỏa hiệp kia mở ra cơ hội kinh tế lớn lao cho Australia.

Càng cao tuổi càng cần ăn ngon!

Mời xem...nên đọc chậm để nhớ những điều cần làm !!!

Chúng ta sống đến tuổi nầy là may mắn lắm rồi ! nên ăn những gì chúng ta thích, đừng hà tiện nữa ! để dành tiền cho con cháu biết bao nhiêu cho đủ ??? Hơn nữa, chúng nó có bằng cấp, có công việc tốt, chúng nó hẵn nhiên là giàu có hơn mình ! thì tại sao mình lại hà tiện, chắc chiu để dành cho chúng ? biết bao nhiêu cho đủ ?? ( còn ăn thì cứ ăn cho thỏa thích. Một mai răng rụng hết chỉ còn nhìn mà hít hà thôi ! ! ! )

Tuy không hẳn vì bất hiếu nhưng do định kiến là người cao tuổi không cần ăn nhiều nên không thiếu người già bị rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng một cách oan uổng! Thêm vào đó là nhiều người lớn tuổi phải kiêng cữ, thường khi thái quá do con cháu ép buộc, vì bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tăng mỡ trong máu…

Vấn đề chưa dừng lại ở điểm cơ thể người cao niên vì thế mà thiếu dưỡng chất. Nguy hơn nhiều là do đó mà sức đề kháng bị xói mòn khiến bệnh bội nhiễm cũng như bệnh do thoái hóa cơ khớp trở thành mối đe dọa thường xuyên cho cơ thể vốn vừa nhạy cảm, vừa dễ thiếu nước khi tuổi đời chồng chất. Nếu xét về mặt dược lý, bữa ăn của người cao tuổi thậm chí quan trọng không kém viên thuốc đặc hiệu.

Quan điểm theo đó người cao tuổi phải e dè với từng miếng ăn, là một sai lầm nghiêm trọng. Nhiều công trình nghiên cứu trong thời gian gần đây cho thấy hình thức ăn uống dồi dào rau cải tươi, nhiều cá biển, và nhất là ngon miệng, là chế độ dinh dưỡng lý tưởng cho người già.

Bằng chứng là người cao tuổi ở Địa Trung Hải ít bị nhồi máu cơ tim nhờ 
khẩu phần đa dạng với thực phẩm “xanh” chiếm tối thiểu 60% tổng lượng. Bằng chứng là người Nhật có tuổi thọ cao nhất thế giới nhờ thực đơn hầu như không bao giờ thiếu cá biển và đậu nành. Ngược lại, người cao tuổi trong các nhà dưỡng lão ở Hoa Kỳ, nơi chế độ ăn uống kiêng cữ được đặt lên hàng đầu, lại có tỷ lệ tai biến mạch máu não và tử vong vì nhồi máu cơ tim vượt xa các nước khác!
Từ nhận thức đó, thay vì tiếp tục đề cao hình thức kiêng khem, đa số chuyên gia dinh dưỡng ở khắp nơi đã đồng lòng tán dương chế độ dinh dưỡng mang nhiều nét “đổi mới” cho người già dựa trên các nguyên tắc như sau:

• Người cao tuổi 
nên ăn tất cả những món ưa thích và ngon miệng, miễn là với lượng không gây trở ngại cho chức năng tiêu hóa.

• Khẩu phần hàng ngày 
càng đa dạng càng tốt, càng ít thực phẩm công nghệ càng hay.

• Chắc chắn uống đủ nước trong ngày bằng cách chú trọng các món cung cấp nước như 
rau trái, món canh…, thay vì uống nước vì nhiều người già thường chỉ uống khi khát.

• Đừng nấu cho người cao tuổi các món ăn tuy bổ dưỡng về thành phần nhưng với khẩu vị nuốt không vô !!!. Đừng quên cảm giác ngon miệng là đòn bẩy cho sức kháng bệnh.

• Không nhất thiết phải cữ muối tuyệt đối nếu không có y lệnh của thầy thuốc trong giai đoạn bệnh tim mạch cấp tính.

• Không nên thiếu món ngọt nếu thực khách chưa bị bệnh tiểu đường.

• 
Luôn luôn có rau quả tươi trong khẩu phần.

• Nên có nhiều bữa ăn nhỏ thay vì ngày ba bữa đúng giờ.

• Một ly rượu vang cho mỗi bữa ăn là điều nên làm.

• 
Chỉ tránh các món ăn gây dị ứng, món chiên xào nếu đã có bệnh trên đường tiêu hóa như viêm đại trường mãn, viêm ruột dị ứng, trĩ…

• 
Có bữa cơm gia đình cùng con cháu thay vì ăn riêng trong buồn tẻ như người bệnh nặng.

• Vận động nhẹ trước và sau bữa ăn.
Con cháu nếu biết thương ông bà đừng quên là các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ vừa chứng minh hẳn hòi là :
người cao tuổi nếu có da có thịt một chút, nghĩa là dư cân, ít bị bệnh và sống thọ hơn bạn đồng niên mình hạc xương mai.

Lượng mỡ dưới da, tất nhiên không nhiều, chính là kho dự trữ dưỡng chất để đáp ứng cho nhu cầu phục hồi của cơ thể người cao tuổi mỗi lần ngã bệnh.
Không cho người già ăn no bụng và ngon miệng là một điều đáng trách cả về lý lẫn về tình.

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng

Dấu "Hỏi Ngã" Trong Văn Chương Việt Nam - Cao Chánh Cương.


Văn hóa Việt Nam của chúng ta vô cùng phong phú. Một trong những nguồn phong phú vô ngần mà trên thế giới không ai có, đó là ý nghĩa về dấu hỏi ngã. Thật thế, dấu hỏi ngã trong tiếng Việt đóng một vai trò quan trọng. Viết sai dấu hỏi ngã sẽ làm đảo ngược và có khi vô cùng tai hại cho văn chương và văn hóa Việt Nam. 

Chúng tôi xin đơn cử một vài trường hợp như sau. Danh từ nhân sĩ, chữ sĩ phải được viết bằng dấu ngã để mô tả một vị chính khách có kiến thức văn hóa chính trị..., nhưng nếu vô tình chúng ta viết nhân sỉ, chữ sỉ với dấu hỏi thì ý nghĩa của danh từ nhân sĩ sẽ bị đảo ngược lại, vì chữ sĩ với dấu hỏi có nghĩa là nhục sĩ và như vậy sẽ bị trái nghĩa hoàn toàn. Một chữ thông thường khác như là hai chữ sửa chữa, nếu bỏ đi dấu hỏi ngã sẽ có nhiều ý khác nhau: sửa chữa (sửa dấu hỏi, chữa dấu ngã) tức là chúng ta sửa lại một cái gì bị hư hỏng, thí dụ sửa chữa xe hơi. Nhưng nếu cho dấu ngã vào thành chữ sữa và dấu hỏi trên chữ chửa tức có nghĩa là sữa của những người đàn bà có thai nghén. 


Lặng lẽ tình tôi - PPS HuongKieuLoan - Đành quên sao - PPS Lê Nguyển Đà Lạt

Xin bấm theo hình sau

lltinhtoi

https://dl.dropboxusercontent.com/u/9628875/No.53-%3DHKL%3Dlang%20le%20tinh%20toi%3DNguyen%20Bich%2C%20Vu%20Khanh-.pps

Hàng vạn người dân và hàng ngàn cảnh sát xảy ra kịch chiến ở tỉnh Hải Nam, Trung Quốc

Cố Hiểu Hoa, Dajiyuan 21 Tháng Mười Một , 2014 
 
alt
Hàng vạn người dân thôn làng tỉnh Hải Nam cùng với hơn 1000 cảnh sát xảy ra cuộc chiến kịch liệt, hơn 10 chiếc xe cảnh sát bị phá hủy.

[Phóng viên Cố Hiểu Hoa đưa tin] Ngày 18 tháng 11, hơn vạn người dân thị trấn Tam Giang thành phố Hải Khẩu tỉnh Hải Nam Trung Quốc, đình công, bãi khóa, kháng nghị phản đối chính quyền tại thị trấn xây dựng bệnh viện Phong cùi, bệnh viện AIDS, nhà hỏa táng hợp nhất làm một thể với khu vườn giải trí.

TẠ ƠN: LỜI CẢM ƠN MUỘN MÀNG

Lời Cảm Ơn Muộn Màng
 
thanhkyou.jpg


việt phương

Tôi đặt chân đến phi trường Dallas/ Fort Worth vào cuối thu. Cái lạnh khiến tôi tỉnh táo người hơn, khi buổi sáng phải bị thức dậy sớm ở Los Angeles để kịp chuyến bay về Dallas như trong lịch trình. Thành phố Dallas nhìn từ trên cao khi trời đang ren rén vào đông, thật buồn. Những thảm cỏ ngút ngàn đã đổi thành màu da bò trông lành lạnh.

Ra đón tôi là người anh cả cùng chị dâu tôi. Anh chị trẻ và đẹp hơn những tấm hình đã gửi về. Trong cái dè dặt ôm anh, tôi thấy cả một bầu trời yêu thương. May quá, tôi không đến nỗi bơ vơ trên xứ người.

TẠ ƠN: NHỚ VỀ MẸ

BÀ MẸ QUÊ
Captovan

          Có nhiều cách gọi về song thân tùy theo địa phương, nhưng ở quê tôi, một vùng thuộc tỉnh Kiến An, Hải Phòng thì con gọi bố mẹ là thầy bu, vì thế tôi xin giữ hai danh từ này cho bài viết về mẹ tôi, một bà mẹ quê.

Thầy tôi qua đời ngày 15 tháng Giêng năm 1947, hưởng dương  41 tuổi! Ông cụ mất đi khoảng sau 2 tháng bị bệnh mà thuở ấy người vùng quê chỉ biết gọi là bệnh “thương hàn”(?). Những ngày thầy tôi lâm trọng bệnh và khi các con tiễn chân ông cụ ra cánh đồng thì nay tôi không còn nhớ gì nữa! Kỷ niệm duy nhất còn sót lại trong đầu tôi là khi ông cụ tháo vai cày ra khỏi cổ con trâu rồi đưa sợi dây thừng cho tôi dẫn nó đi ăn, đang gặm cỏ, khi đến bên bờ hồ trước cửa nhà thờ thì nó nhào xuống nước, ngước mũi lên thở phì phò, còn tôi, một thằng bé chăn trâu mới 6 tuổi, không thể kéo nó lên được nên tôi đành buông dây thừng, đứng trên bờ mà khóc vì sợ con trâu sẽ chết đuối.

Quy Luật và Kỷ Luật - Trần Trung Chính

Tôn Tử - binh gia của Trung Hoa cách nay hơn 2,500 năm  đã viết: “ Biết người , biết ta , trăm trận đều thắng” . Hệ luận của câu nói này là:

     1. Không biết người - chỉ biết ta , chỉ đánh được MỘT  trận duy nhất.

     2. Không biết người mà cũng không biết ta, KHÔNG đánh được trận nào hết.

Hai hệ luận này do người viết nghĩ ra, nên tôi giải thích như sau : Không biết người – chỉ biết ta , chỉ đánh được MỘT trận duy nhất vì ngay trong trận này, người cầm quân đã bị địch quân giết, không thể có trận thứ hai để đánh , dẫn chứng : nguyên soái Triệu Quát của nước Triệu thời Chiến Quốc là một con mọt sách, không một ai có thể tranh cãi hơn được (ngay cả thân phụ là danh tướng Triệu Xa cũng tranh luận không lại ), đánh nhau với tướng Bạch Khởi của nước Tần , bị Bạch Khởi giết trong trận tiền và hơn 400,000 quân sĩ của nước Triệu bị Bạch Khởi chôn sống (Xin xem Sử Ký của Tư Mã Thiên- bản dịch của Nguyễn Hiến Lê)

NGƯỜI KHÁCH TRỌ HỮU TÌNH NHƯNG BẠC NGHĨA

Một bài nhận xét quá chính xác - chẳng những là "người khách trọ vô tình" mà còn tệ hơn nữa là tìm mọi cách "rù rút" bó túi và thật vô tâm, mất cả sự công bình chính đáng nữa!!!

Cầu mong con em thế hệ sau này sẽ ngẩng cao đầu và học được lòng quảng đại của dân tộc Mỹ để biết mở lòng và đồng thời biết áp dụng "ăn cây nào rào cây nấy".

Nhìn chung quanh mà xem - Khi ai gian nan, người Mỹ đã nhúng tay vào và giúp đỡ bất kỳ ai trên thế giới không phân biệt màu da chủng tộc.  Nhưng khi nước Mỹ lâm nguy, có mấy ai giúp đỡ họ - chỉ họ giúp đỡ lẫn nhau.
 
NGƯỜI KHÁCH TRỌ HỮU TÌNH NHƯNG BẠC NGHĨA 

Rialto là một thành phố nhỏ khô cằn, thiếu nước, chỉ có 93,000 dân nằm trong quận San Bernadino, California, giữa hai freeway 15 và 25. Hơn một nửa dân cư ở đây là những người gốc Mễ di dân, một phần
năm là dân gốc Phi Châu. Thu nhập bình quân mỗi người chỉ khoảng $13,375.00 mỗi năm, và 13%  dân chúng ở đây sống dưới mức đói nghèo của nước Mỹ, trong khi tỷ lệ tội ác lại cao hơn những thành phố
khác mà thành phố lại không đủ ngân sách thuê nhân viên cảnh sát. Rialto cũng có nhiều “group home kids” mà chúng ta gọi nôm na là “viện mồ côi”. Tại đây nhiều em học sinh bỏ học vì cha mẹ quá nghèo
hay không biết Anh ngữ, phần lớn các em không có một máy computer ở nhà nên việc học rất khó khăn.

Gần đây, một nhóm người Việt gồm có bác sĩ, thầy cô giáo, sinh viên và tu sĩ cư ngụ trong vùng San Bernadino, đã chọn Rialto để thiết lập một trung tâm giáo dục, khởi đầu trong phạm vi nhỏ mang tên là H.O.M.E. tuy mang danh nghĩa là “Mái Ấm” nhưng theo các sáng lập viên đây là mấy chữ viết tắt của “House of Méditation & Education”. Theo người trưởng nhóm, họ muốn chọn Rialto là vì trong vùng, đây là một thành phố nghèo nhất trong vùng, nơi mà trẻ em lêu lổng, nghèo khó cần dân chúng góp tay với chính quyền địa phương để giúp đỡ. Trẻ em có thể đến đây học hay xử dụng computer, được hướng dẫn làm homework hay đọc sách. Sau giờ học ở trường, nếu trẻ em gọi nhau “Go home!” chính là về mái ấm này. Cha mẹ đi theo con cũng được dự phần chỉ dẫn về computer hay hỏi han việc học của con em. Tất cả đều do những thiện nguyện viên làm việc không công. Chính cô bác sĩ trưởng nhóm sau khi tốt nghiệp, chỉ muốn đi làm bán thời gian để còn thời gian lo cho... các em, cô đã trải qua mười lăm năm vất vả lo cho con ăn học, nay con đã vào đại học, là lúc cô muốn trả nợ đời. Trên nước Mỹ, bao nhiêu người trong chúng ta đã làm được những việc như thế?

Trong một buổi họp cộng đồng Việt Nam tại một địa phương miền trung Hoa Kỳ, một vị linh mục đã có can đảm phát biểu thẳng thắn với đồng hương như  sau: “Trong thành phố này, người Mỹ: - giàu có hơn Quí Vị rất ít, - giàu có bằng Quí Vị không bao nhiêu, - nghèo hơn Quí Vị rất nhiều. Nhưng lòng bác ái của người địa phương rất rộng rãi, không có công tác từ  thiện nào mà họ không góp công góp của, không như người Việt chúng ta.

-Thưa Cha! Vậy thì Cha nghĩ, 8 tỷ một năm gởi về Việt nam không phải là tiền từ thiện hay sao? Có điều chúng ta chỉ lo cho quê hương, họ hàng, còn ở  đây chúng ta chỉ là người khách trọ.

Cộng đồng người Việt ở Mỹ đã gọi nhau quyên góp tài chánh, đem tiền về giúp Việt Nam đã quá nhiều, nhưng việc người Việt tỵ nạn giúp nước Mỹ thì quá ít, phải nói là rất vô tình. Những nghĩa vụ như tuân hành luật pháp, đi lính, đóng thuế, chúng ta đã làm đủ, nhưng hình như chúng ta vẫn sống trên đất Mỹ không gì khác hơn là một... du khách, hay là một người tình “vẫn đi bên cạnh cuộc đời” không hề lưu tâm để ý gì đến những chuyện chung quanh. Người Mỹ khen chúng ta thành công trong vấn đề học vấn và  thương mãi. Có bằng cấp thì có job thơm, thương mãi thành công thì trở nên giàu có, điều đó có nghĩa gì với đất nước đã cưu mang chúng ta, nếu chúng ta chưa dùng sở học, sự giàu có để giúp đỡ, đền đáp được gì cho đất nước này. Ở nam Cali, nơi có người Việt tại quốc ngoại đông nhất, mỗi năm chúng ta lại thấy có một bữa cơm cho người khó khăn hay một  buổi phát túi ngủ  cho vài trăm người vô gia cư, có lẽ vẫn còn quá ít ỏi.

Sau nhiều cuộc chiến tranh có người Mỹ tham dự hay không, nước Mỹ đã giang tay đón nhận nhiều dân tộc đến sinh sống tại Hoa Kỳ. Ðể “trả ơn”, nhiều  tổ chức Hồi giáo ở Mỹ đã quyên góp tiền gởi về ủng hộ cho khủng bố Al-Qaida, tổ chức đã muốn tận diệt nước Mỹ. Nhiều di dân Trung Cộng và cả Ðài Loan đã trở thành gián điệp cao cấp cung cấp cho quốc gia họ những bí mật về quốc phòng hay kinh tế của nước Mỹ,
một cảnh “nuôi ong tay áo”. Những người này khi nhập tịch đã tuyên thệ trung thành với nước Mỹ cũng như chúng ta, nhưng xem việc nước Mỹ như việc của hàng xóm, không muốn can thiệp hay đóng góp, thậm chí cũng không muốn đi bầu cử.

Chúng ta đã thấy chính phủ Mỹ can thiệp cho nhiều người mang các sắc tộc khác nhau trong nhiều tình huống khó khăn, nguy hiểm, chỉ vì họ là công dân Mỹ. Cựu Tổng thống Bill Clinton vừa từ Bắc Hàn trở về Mỹ sau khi đã thành công trong việc cứu hai cô phóng viên Laura Ling gốc Trung Hoa, và Euna Lee, gốc Ðại Hàn. vì tội "xâm phạm lãnh thổ Bắc Hàn." Nếu các bạn là công dân đi du lịch, làm việc hay thậm chí buôn ma tuý, nước Mỹ chắc không bao giờ bỏ các bạn.

Ở quốc gia nào, việc mở rộng du lịch cũng nhắm mục đích thu ngoại tệ, nhưng trong phạm vi khách du lịch Việt Nam sang Mỹ thăm bà con, ít người đem tiền đến để giúp nước Mỹ phồn thịnh, mà ngày về túi đầy đô la  nhờ viện trợ của các công dân Mỹ, trong khi công dân Mỹ thì dành dụm tiền đem về cố hương giải sầu. Rồi đây khi trái gió trở trời, chúng ta gặp hoạn nạn nước Mỹ đã bên cạnh chúng ta. Một tiếng kêu cấp cứu trong đêm, một cơn truỵ tim, một cơn bão lốc hay lụt lội, chúng ta đều được cứu giúp tận tình. Nước Mỹ cũng nghèo, cũng có nhiều vấn nạn nhưng quả thật lòng ta đôi khi cũng dửng dưng.

Chúng ta phát động nhiều lần quyên góp để giúp cho trẻ em nghèo ở Việt Nam , xem như bà con ruột thịt, mà quên người hàng xóm khốn khó bên cạnh chúng ta. Mỗi năm vào mùa lạnh, nhiều kẻ không nhà đã chết trên đường phố Los Angeles hay New York, nhiều trẻ em bụi đời, nhà tù thiếu niên không ai thăm viếng, những nhà dưỡng lão thiếu một lời hỏi han. Cộng đồng người Việt chưa hề thấy có một công tác xã hội nào hữu hiệu để giúp ngay nước Mỹ, nơi chúng ta đang sống. Chúng ta thường tự hào là người Việt trọng điều nhân nghĩa, sống có thủy có chung, nhưng nhiều khi vẫn cư xử như người khách trọ vô tình.

Lời người lính Việt Nam Cộng Hòa gởi các chiến hữu đổi màu

Tôi rất ngại, không biết phải xưng hô thế nào với các bạn, trước đây tôi và các bạn đứng dưới lá Quốc Kỳ nền Vàng ba sọc đỏ, nay có một số đã chấp nhận đứng dưới lá cờ đỏ sao vàng, lá cờ mà trong cuộc chiến bảo vệ tự do, chúng ta không bao giờ chấp nhận và truy lùng trong những cuộc hành quân, cũng như hạ xuống tại những vùng nông thôn kẻo lánh để thay vào bằng lá cờ vàng ba sọc đỏ.
Đau lòng là ngày nay, các anh còn đứng chào cờ đỏ khi về Việt Nam, còn đứng trước lá cờ đỏ sao vàng và chân dung Hồ chí Minh, thậm chí khi trở sang nước tạm dung, các anh tỏ ra khiếp sợ một cách hèn nhát, ít khi dám tham dự các sinh hoạt có lá Cờ Vàng, nhất là không dám chụp những tấm ảnh có những thứ mà chế độ cộng sản thù ghét, đã sống tại các nước dân chủ, nhưng các anh vẫn còn sợ hải đảng cộng sản, thì làm sao giải trừ được chế độ phi nhân, mang lại tự do cho đồng bào Việt Nam.

Trực Thăng Apache, Nỗi Kinh Hoàng Của Xe Tăng



Trực thăng Apache là vũ khí tấn công dẫn đầu trong hỏa lực của quân đội Mỹ. Rất nhiều quốc gia khác như Anh, Israel hay Ả Rập Saudi cũng dùng Apache. Thế hệ Apache đầu tiên được thiết kế bởi Hughes Helicopters vào thập niên 70 và bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 1985. Sau này, quân đội Mỹ đã thay đổi bản gốc AH-64A thành AH-64D Longbow tiên tiến hơn. Số phận cha đẻ Apache khá lận đận khi họ sát nhập vào McDonnell Douglass vào năm 1984 và sau đó bị Boeing mua lại vào 1997. Ngày nay, Apache được Boeing sản xuất còn công ty vũ khí của Anh là GKN Westland Helicopters sẽ chế tạo bản dành cho nước Anh: WAH-64.

Cám ơn các bạn - những người bạn mới của tôi

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Danlambao) - Nhiều người ngạc nhiên khi thấy tôi sáng ở Hà Nội, tối ở Sài Gòn và hôm sau đã ở Nha Trang trong lần gần đây ở các buổi tiếp xúc gặp gỡ đại sứ các nước sau khi bị ngăn chặn quá gắt gao. Nhiều anh chị và bạn bè quan tâm lo lắng cho tôi luôn hỏi “Em ổn không?” sau đợt tôi phải liên tục “đi làm việc vì các bài viết trên Facebook”. Không khí này đã khác hẳn năm 2009, khoảng thời gian mà tôi cứ đi lên và đi về một mình cũng vì những bài viết trên blog Multiply cá nhân.

TẠ ƠN ĐỜI... (Thanksgiving) - Thiên Kim

Từ hạt bụi, con tạ ơn Thiên Chúa
Đã cho con lớn dậy với hình hài
Tạ ơn Cha đã yêu Mẹ một đời
Tạ ơn Mẹ đã mang con trong dạ
Tạ ơn đất đã cho tôi hoa qủa
Hạt gạo thơm,  cảm tạ bác nông phu
Tạ ơn sông biển rừng núi thâm u
Đất biển đó tạo Quê hương Tổ Quốc
Tạ ơn  Chí sĩ thương dân yêu nước
Dẫn  triệu dân đến ánh sáng  Miền Nam 
Tạ ơn miền Nam hiền hậu, nồng nàn
Đưa tay đón người anh em nguy khốn
Tạ ơn bạn bè  tuổi thơ, ...  mới lớn
Tạ ơn ai đã đến mến yêu tôi
Dù xa xôi hay gần gũi trong đời
Tôi cảm tạ tấm chân tình trân quý
Tạ ơn anh đã một lòng chung thủy
Dù cuộc đời  không mãi mãi là thơ
Tạ ơn con bên mẹ đến bây giờ
Cảm ơn cháu yêu bà luôn ngoan ngoãn
Cảm ơn gia đình họ hàng thân quyến
Tạ ơn bạn bè vào tuổi  trung niên
Tạ ơn chiến sĩ nơi chốn biên cương
Ngày xưa tay súng gìn giữ  hậu phương
Dù nghỉ yên hay đang còn tiến bước
Tạ  ơn  anh hùng đấu tranh trong nước
Để tôi cùng tiếp sức giệt Cộng nô
Tạ ơn những người đang giữ cơ đồ
Tạ ơn Tiền Nhân  anh linh phù hộ.
Sau cùng cuộc đời mà tôi mến mộ:
Tạ ơn đời dù  hạnh phúc, đắng cay
Dù ngọt ngào, mặn đắng vẫn mê say
Vì cuộc sống  do hóa công trao tặng...

Thiên KimMùa Thanksgiving

image

Ottawa, Thủ đô Canada + Canada là nơi định cư tốt hơn Hoa Kỳ

Nói đến Canada thì người ta thường nghĩ ngay đến các thành phố Montreal, Quebec, Vancouver, hay Toronto nhưng ít có ai biết đến Ottawa - thủ đô của Canada. Đặt chân đến Ottawa vào những ngày đầu thu lá cây đang đổi màu tuy chưa nhiều nhưng cũng có đủ các màu sắc rực rở - màu xanh, xanh lá mạ, chuyển sang vàng nhạt, vàng đậm, vàng óng rồi đỏ, đỏ rực, đỏ tím, đỏ nâu ... pha lẫn nhau một cách hài hòa thơ mộng, lãng mạn đẹp như tranh.


Lời TRẦN TÌNH (viết vội) - Trần Ngọc Anh

Vâng, tao cũng muốn về,
Thăm lại mày và quê nhà thêm một chuyến.
Thăm lại vùng trời xanh cùng gió lành của bin,
Mà chúng minh thương lắm gọi ..quê hương. 
Thăm bãi mía, vườn dâu, cùng những con đường,
Sau, thăm lại người thân ai còn ai mất
Thăm đồng lúa chín vàng, hương nồng lên chất ngất,
Nơi mnh đất chôn nhau cắt rốn của mình.......
Nhìn bóng cây cau, con chim s, mái đình,
Lắm k niệm tuổi thơ cho đến thời mới lớn .....
Nhưng giờ ngoái lại nhìn, sao làm tao thấy ớn
Quê hương xưa vẫn còn mà nhuộm máu cờ sao!
Lũ ngu dân đang ngất ngưng trên cao, 
Tóm trăm họ mà đè đầu ci cổ!
Mặc dân lành đói khổ,
Người đau chẳng thuốc thang,
Đất biển rừng thì cầm cố ngoại bang,
Chỉ biết cúi đầu để chịu làm nô lệ..
Lời dạy người xưa chúng nào đâu có kể,
" Để mất  tấc non sông, là trọng tội với sơn hà ..."
Tao bây giờ, 
Tuy ngàn dặm ở xa,
Nhưng hơi thở và máu vẫn tràn trong  tim cháy bỏng,
Vẫn yêu quê hương 
Như ngày nao còn bầu máu nóng 
Nhưng sẽ không về khi còn lũ ác gian
Đang đày đoạ dân mình, ngàn trăm thống khổ
Nhưng hứa rằng, sẽ chung lòng, sẵn đào huyệt mộ,
Chôn lũ khốn này trong ngày tháng không xa...
Quê hương xưa sẽ đẹp nắng chan hoà,
Cờ VÀNG mãi tung bay trời nước VIỆT.

Trần Ngọc Anh

KHÔNG THỂ KHÔNG NÓI - Luu Gia Lạc with Tan Loc Nguyen

Ngày bé ở Miền Bắc khi chúng tôi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng tôi được các thày cô dạy lịch sử, được biết đến những trang sử oai hùng của cha ông, oai hùng bằng cách đánh thắng giặc ngoại xâm, oai hùng bởi rất giỏi trong chiến tranh ... lũ trẻ nhỏ chúng tôi luôn được tiêm nhiễm vào đầu óc cái tư tưởng chiến tranh, chiến đấu, giết chóc, căm thù ... còn những kỹ năng sống thì gần như không có trong sách vở, không thày cô nào dạy chúng tôi vấn đề đó trong nhà trường xã hội xhcn . Tuyệt nhiên không !

Lũ trẻ chúng tôi lớn lên với mớ kiến thức mông muội, với tư tưởng đất nước ta giàu đẹp, trên rừng thì đầy vàng, dưới biển thì toàn bạc ... bạc và vàng, khi ấy chúng tôi chỉ biết đến phương Nam như là một vựa lúa nuôi cả nước, nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long . Với tư duy chỉ cần giải phóng Miền Nam thì Miền Bắc chẳng cần cày bừa cũng thừa mứa thóc lúa để ăn ... có lẽ rất nhiều bậc cha chú, đàn anh đàn chị của chúng tôi, bỏ cái cày cái cuốc đi vào cuộc chiến với niềm tin như thế, một niềm tin của kẻ muốn đi ăn cướp được người ta chuyển hướng, định hướng, dối lừa bằng việc đi giải phóng Miền Nam khỏi đế quốc Mỹ, để giải phóng người anh em của mình đang ngày đêm rên xiết dưới sự cai trị của bọn tư bản đế quốc . 

Lũ chúng tôi mắt tròn mắt dẹt, rùng mình kinh sợ ... trái tim đập loạn lên khi nghe người ta nói về cái thời ông Diệm lê máy chém đi khắp Miền Nam ... một cuộc tàn sát dã man và đẫm máu, cái mà người ta gọi là luật 10-59 là đấy .

Thế rồi thực tế cuộc sống đã mở mắt cho chúng tôi, những con người cao thượng, những con người vừa hồng vừa chuyên ... luôn rao giảng đạo đức, luôn nói những điều tốt đẹp dần dần hiện hình hài của quỷ dữ trong con mắt một số người chúng tôi, tất nhiên trong đó có cả tôi, và bản thân tôi quyết tìm ra những điều ẩn giấu sau cái áo đạo đức giả ấy .

Mùa hè năm 1987 chiếc tàu thủy đã đưa tôi từ cảng Hải Phòng cập bến Nhà Rồng, tôi bước chân lên mảnh đất Nam Kỳ với bao hình ảnh lạ lẫm, từ cảnh vật cho đến con người, nó khác xa với những gì tôi được biết qua báo chí và sách vở, qua hệ thống truyền thông xhcn .

Cũng lần ấy tôi đã lang thang đi rất nhiều nơi ở Saigon, tôi đã lân la ở những cái chợ có tiếng, tôi đã hỏi chuyện nhiều người, từ anh xích lô, cho đến ông thợ cắt tóc, từ người bán hàng ở chợ Dân Sinh cho đến ông đạp xích lô khu Chợ Lớn ... và cũng chính lần ấy Miền Nam đã giải phóng con người tôi, đã giải đáp được rất nhiều thắc mắc còn nằm trong đầu óc tôi .

Đến bây giờ tôi có thể nói rằng cuộc chiến trước 75 của người Miền Nam là cuộc chiến tranh Vệ Quốc, vì khi ấy Miền Nam là một quốc gia được thế giới công nhận, những người lính phía VNCH cầm súng chiến đấu là những người lính bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân dân chống kẻ xâm lược .
Tôi không hề muốn nhắc đến chiến tranh, không hề muốn gợi lại trong bất kể ai người Việt mình cái thời kỳ đau thương ấy, nhưng cái gì cần nói, theo tôi thì phải nói, một khi đã là sự thật thì cần phải nói đó là sự thật .

Cũng năm 87 tôi trở ra Bắc bằng chuyến xe lửa từ nhà ga Hòa Hưng cũ kỹ và bẩn thỉu hơn rất nhiều so với trước ngày 30/4/1975, điều này là do những người ở nhà ga nói, do những nhân chứng sống nói chứ không phải là góc nhìn của tôi . 

Trên chuyến tàu chợ ấy, suốt hành trình từ Hòa Hưng ra đến Đông Hà Quảng Trị, ra đến nơi gọi là ngã bã Đông Dương tôi mới ngậm ngùi một điều là đến tận lúc ấy ( năm 87 ) Miền Bắc vẫn còn đang " giải phóng " Miền Nam, bằng chứng là hàng hóa các loại, cũ có mới có ... vẫn đang hàng ngày, hàng giờ từ Miền Nam ùn ùn, thùng thùng, đống đống trên tất cả các phương tiện vận chuyển có thể để chở ra Miền Bắc xhcn, trong đó có cả trên chuyến tàu chợ mà tôi trên đó, tôi chứng kiến tất cả ... nên mới có thể nói đó là một sự thật . Biết bao con người nhờ đó mà sống, nhờ đó mà xây nhà xây cửa,, nhờ đó mà ăn chơi trụy lạc hoang đàng, chứ không phải xã hội chuyên tâm vào việc sản xuất, hay nghiên cứu để làm ra những sản phẩm mới phục vụ cuộc sống, tất cả đều nháo nhào, hỗn loạn trong cuộc vơ vét, bon chen, lừa đảo, mua tranh bán cướp, và tất nhiên tất cả các công việc đó đều phải chia lợi nhuận cho những người đại diện cho pháp luật, cho những người đang phục vụ trong chính quyền hiện tại . 

Hôm nay nói ra điều này bởi tôi gặp một người đã từng khoác áo lính phía bên Miền Bắc cộng sản, anh ta tự hào về chiến tích của anh trong chiến tranh, trong quân ngũ và anh ta tự hào rằng anh ta xứng đáng được hưởng bổng lộc từ sự cống hiến đó . 

Tôi không tranh cãi nhiều với những con người mông muội ấy, tôi không căm ghét những con người dạng ấy, tôi biết anh ta cũng chỉ là sản phẩm của một nền truyền thông bưng bít và nhồi sọ, có thể anh ta biết nhưng bản thân anh ta được chia chác đồ cướp được và anh ta ngụy biện cho cái hành vi ăn cướp, ngụy biện cho sự hèn hạ của những kẻ nhận bổng lộc nhớp nhúa, bẩn thỉu, tanh tưởi mùi máu và chết chóc . 

Tôi không muốn nói thẳng với anh ta, nhưng anh ta và những người như anh ta phải hiểu rằng cuộc chiến Vệ Quốc của người Miền Nam là hoàn toàn chính nghĩa thì những người lính như anh chỉ là những tên kẻ cướp, một công cụ của kẻ cướp chứ có gì đâu để phải tự hào, để phải hãnh diện .

Tôi nói điều này có thể động chạm đến nhiều người nhưng không thể không nói . 

PS : Con tàu chợ thế này tôi đã đi, 1.700 km nó đã chạy chỉ mất có 5 ngày 4 đêm .