Saturday, 3 November 2018

TRỊNH XUÂN THANH KHÚC XƯƠNG TRONG CỔ HỌNG - Phạm Gia Đại

Kể từ khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc trở về Việt Nam để cho Nguyễn Phú Trọng trị tội “tham nhũng làm thất thoát 3 ngàn tỷ đồng” của nhà nước, và bị kết 2 án tù chung thân. Thời gian đã trên mười lăm tháng nhưng ít ai để ý đến quãng thời gian này có lẽ trừ đương sự đang nằm trong khám đường tại Hà Nội. Thế nhưng giới lãnh đạo tại miền Bắc Việt Nam lại đang như đếm từng ngày trôi qua trong nỗi ưu tư về năm 2019 sắp đến trong mối quan hệ đang căng như giây cung giữa cộng sản Việt Nam (CSVN) và Cộng Hòa Liên Bang Đức (CHLB Đức) và Cộng Hòa Slovakia nói riêng, và các nước trong Liên Hiệp Châu Âu nói chung. Hà Nội đang âu lo rằng các khoản viện trợ khổng lồ của Đức và Liên Âu sẽ vuột khỏi tầm tay của họ, nếu họ không chịu trao trả Trịnh Xuân Thanh lại cho Đức.
Tháng 9 năm 2017, CHLB Đức đã tuyên bố tạm ngừng quan hệ chiến lược song phương với cộng sản Việt Nam. Về phía Slovakia, ông Boris Gandel Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại Giao Slovakia với Hãng thông tấn TASR đăng trên tờ Pravda 19-10-2018 rằng: “Slovakia là một quốc gia nghiêm túc, sẽ có phản ứng mạnh mẽ đối với Việt Nam về quan hệ ngoại giao nếu Slovakia không nhận được giải thích thỏa đáng và đáng tin từ Hà Nội về cách thức Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam, thì quan hệ song phương giữa Slovakia và Việt Nam sẽ bị đóng băng.” Và sẽ đi đến trục xuất đại sứ CSVN về nước. “Việt Nam đã trắng trợn lợi dụng Slovakia trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh bằng cách sử dụng lãnh thổ của chúng ta và thậm chí cả máy bay đặc biệt của chính phủ Slovakia để vận chuyển.” Ngoài ra, ngày 17-10 vừa qua, Ủy Ban Châu Âu ở Brussels đã phê duyệt hiệp định này, nhưng để hiệp định được chính thức thông qua, cần phải có sự phê chuẩn của các nước thành viên EU và Nghị Viện Châu Âu, mà CHLB Đức là thành viên nòng cốt.
Hà Nội đã nhiều lần tìm mọi cách điều đình với CHLB Đức để làm sao họ vẫn giam giữ được Trịnh Xuân Thanh tại Việt Nam, không phải trao trả cho Đức, mà làm cho bà thủ Tướng Angela Merkel vẫn hài lòng dưới những điều kiện khả thi nào khác. Tháng 8-2018, Bộ Ngoại Giao CSVN đã bổ nhiệm Đại sứ Việt Nam mới tại Đức là Nguyễn Minh Vũ để thay thế Đoàn Xuân Hưng, người bị CHLB Đức kết tội chỉ huy trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh; nhằm giảm đi sự tức giận của chính phủ Đức, và cất đi con bài đã xài xong là Đoàn Xuân Hưng.
Nhưng tiếc rằng mọi nỗ lực đi đêm của Hà Nội đều bị từ chối, và lập trường cực kỳ cứng rắn của CHLB Đức...trước sau như một, với bốn điều kiện ưu tiên hàng đầu: Phải trao trả Trịnh Xuân Thanh nguyên vẹn về Đức không điều kiện, Hà Nội phải nhận tội bắt cóc, phải xin lỗi, và phải hứa không tái phạm. Chỉ còn chưa đầy hai tháng nữa là qua năm mới 2019, sự bế tắc trong quan hệ giữa cộng sản Việt Nam và Đức, cũng như với Slovakia,  và với Liên Hiệp Châu Âu vì vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vẫn đang nằm bên phía Hà Nội, như khúc xương trong cổ họng.
Theo các quan sát viên quốc tế, việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh có một phần liên quan đến cái chết đột ngột của Chủ Tịch Nước CSVN Trần Đại Quang. Trần Đại Quang đã được điều trị tại Nhật Bản vì nhiễm một bệnh “lạ”.  Căn bệnh này đã phát ra sau một thời gian Trần Đại Quang qua thăm Bắc Kinh và ăn uống bên Tầu. Khi trở về Việt Nam, hồng huyết cầu và cả bạch huyết cầu của Trần Đại Quang bỗng dưng tụt xuống một cách báo động. Theo một nguồn tin bên Nhật tiết lộ, Trần Đại Quang đã hít phải một chất phóng xạ cực độc mang tên Poloneum 210. Chỉ cần hít phải độc tố này thì chất độc sẽ thấm ngay vào xương, và các bác sỹ Nhật cũng từ chối chữa trị vì hiện nay y khoa chưa có thuốc nào có thể tẩy chất phóng xạ ra khỏi xương được. Cái chết bất ngờ của Trần Đại Quang đã tạo nên nhiều nghi vấn. Theo một blogger nổi tiếng thì Trần Đại Quang đã bị một lãnh đạo cao cấp nhất tại Hà Nội tìm cách giết hại qua bàn tay người Tầu tại Hoa Lục, một phần vì ông ta chống lại Bắc Kinh, có khuynh hướng nghiêng về Hoa Kỳ, một phần nữa vì vụ Trịnh Xuân Thanh. Bởi Hà Nội sau cuộc thẩm vấn Trịnh Xuân Thanh, có thể đã có trong tay những tin tức liên hệ đến việc Trần Đại Quang là người giúp cho Trịnh Xuân Thanh trốn thoát ra ngoại quốc, rồi qua Đức.
Ngày 2-11-2018, các báo chí truyền thông trên thế giới như Taz, VOA, RFI, RFA, Thoibao.de, v.v... đồng loạt đăng tin Hà Nội và Berlin đang thương lượng, bắt đầu từ ngày 1-11 để đưa Trịnh Xuân Thanh trở lại Đức. Được biết, Thứ Trưởng Ngoại Giao của CSVN Bùi Thanh Sơn dẫn đầu phái đoàn đến Đức nhằm hàn gắn lại mối quan hệ ngoại giao đã bị khủng hoảng, nhưng ông ta có thể không được ủy nhiệm quyền hạn về việc Trịnh Xuân Thanh, nên cuộc thương lượng khó đạt được kết quả như phía CHLB Đức mong muốn.
Những yêu cầu cứng rắn và dựa trên công pháp quốc tế của CHLB Đức làm cho vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh mà Nguyễn Phú Trọng thấy như miếng mồi béo bở chiếm đoạt được đúng như ý muốn, đang nuốt một cách tự mãn, đã trở thành khúc xương trong cổ họng./. (Tin Tổng Hợp).

Khi thịt chuột là món ngon thượng hạng

Rất nhiều quốc gia trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Việt Nam coi chuột là đặc sản. Nhiều người nhận định thịt chuột là món ngon nhất trong đời họ đã ăn.
Khắp nơi trên thế giới, chuột thường là nỗi sợ của đa số người thành phố. Thậm chí ở Mỹ, người dân sẵn sàng gửi đơn kiện khi phát hiện chuột trong nhà. Tuy nhiên, không phải nơi đâu cũng hắt hủi loài vật này. Tại một số vùng, chuột được coi là món ngon thượng hạng.
Điển hình là Ấn Độ. Vào ngày 7/3 hàng năm, tại một ngôi làng hẻo lánh nằm trên các triền đồi vùng đông bắc quốc gia đông dân thứ 2 thế giới, bộ lạc Adi lại ăn mừng ngày Unying Aran, lễ hội lạ thường với điểm tâm là các món ăn chế biến từ chuột.
Khi thit chuot la mon ngon thuong hang hinh anh 1
Đối với nhiều người, thịt chuột là món ngon khó cưỡng. Ảnh: Meyer-Rochow & Megu.

NOVEMBER 3 – 2018 - Diễn Đàn Trái Chiều - Vũ Linh

Diễn Đàn Trái Chiều

CỬ TRI GỐC VIỆT CÓ TIẾNG NÓI LỚN?
Trên nguyên tắc, số cử tri gốc Việt tỵ nạn có tiếng nói rất nhỏ trong chính trị Mỹ, một phần vì dân số ít, một phần vì ít tích cực tham gia bầu bán. Đặc biệt là tại tiểu bang Cali là nơi đảng DC ‘thống trị’ hoàn toàn, một số ít cử tri gốc Việt chẳng thay đổi, thêm bớt được gì.
Tuy nhiên, trong cuộc bầu quốc hội năm nay, có thể cử trị gốc Việt sẽ nắm một phần chià khoá kiểm soát Hạ Viện. Theo báo Los Angeles Times, khác biệt giữa DC và CH trong cuộc bầu tới có thể chỉ có nửa tá ghế để kiểm soát Hạ Viện, một sai biệt mà phần quan trọng nhất nằm tại tiểu bang Cali. Có nghiã là chỉ cần CH thắng tại gần một tá đơn vị bầu cử tại Cali là CH có hy vọng giữ được thế đa số tại Hạ Viện liên bang. Một sự kiện lạ lùng chưa xẩy ra trong lịch sử cận đại Mỹ.
Một điều đáng lưu ý cho cử tri gốc Việt là trong số những đơn vị then chốt đó, có ít nhất 4 đơn vị trong đó có rất đông dân tỵ nạn Việt.

John F. Kennedy và Cuộc Chính Biến 1 Tháng 11 Năm 1963 - Đỗ Kim Thêm

Tóm lược

Ngày 2 và 22 tháng 11 năm 2018 là kỷ niệm 55 năm ngày hai Tổng thống John F. Kennedy và Ngô Đình Diệm bị mưu sát vào năm 1963.

“Nếu hai Tổng thống Kennedy và Diệm còn sống, thì miền Nam còn”, khi về sau nhìn lại hai biến cố, người dân miền Nam có lập luận đơn giản với lòng thành kính ngưỡng mộ và nuối tiếc trước hai cái chết oan nghiệt do định mệnh an bài. Dĩ nhiên, đó là ước vọng không thành.

Khi các biến chuyển lịch sử lắng đọng, thì các các bí ẩn lần lượt hé lộ sự thật phủ phàng và đánh bại các ước vọng chân thành. Năm 1962 McNamara khai trin kế hoch rút các c vn quân s M khi Vit Nam, Kennedy đng thun kế hoạch này vì không còn tin khả năng lãnh đạo của Tổng thng Diệm như trước. Khi phát hiện mọi báo cáo v diễn tiến tình hình Việt Nam đều mâu thuẩn hoặc sai lạc, ông lo âu trưc các chính sách độc tài, gia đình trị, tham nhũng và đàn áp tôn giáo. Kennedy cho là người Mỹ không thể chiến đấu thay cho người Việt khi phong trào chống Mỹ ngày càng lên cao.

Dù yểm trợ cho các tướng lãnh đảo chánh, Kennedy cho biết cái chết ca Tổng thống Diệm và Bào Đệ là ngoài d liu của Mỹ. Trong cuộc họp báo ngày 12 tháng 11 năm 1963, Kennedy tái xác định mục tiêu "đưa người Mỹ ra khỏi nơi đó". Trước ngày công du tại Texas, Kennedy yêu cầu Mike Forrestal xem lại toàn bộ biện pháp để Mỹ có thể rút khỏi Việt Nam. Ông bị mưu sát vào lúc 12 giờ 30 ngày 22 tháng 11 năm 1963 tại Dallas và mọi kế hoạch không thành.

Dựa vào các tài liệu mới nhất của CIA, bài viết sau đây trình bày việc thất bại của Kennedy trong các đối sách tại Lào và Việt Nam, khủng hoảng Phật giáo, bất mãn của quân đội, diễn biến đảo chánh và cơ hội của Kennedy tái lập hoà bình cho Vit Nam.

Tác giả cám ơn Cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải đã cung cấp nhiều tư liệu mới giải mật của CIA. Các trích dẫn, chú thích và thư tịch tham khảo sẽ bổ sung khi bài viết này in thành sách.
  
***
Biên cương mới

Khi nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ vào tháng Giêng năm 1961,  Kennedy đã đánh dấu một sự thay đổi thế hệ trong tầng lớp lãnh đạo tại Toà Bạch Ốc. Toả sáng bên cạnh một nhà lãnh đạo 41 tuổi với dáng dấp hào hoa là các cố vấn trẻ trung, năng động và lạc quan, họ được ca tụng là những người tài hoa và thông thái nhất (The Best and The Brightest).

TT Trump cương quyết thay đổi luật xin tị nạn

Reuters – Hôm thứ năm 1/11 TT Trump tuyên bố ông đang hoàn thiện một kế hoạch sẽ yêu cầu tất cả những di dân muốn xin tị nạn ở Hoa Kỳ phải đến một cửa ngõ hợp pháp trước, trong một hành động được xem như gia tăng sự cứng rắn trong cách đối phó của chính phủ Mỹ trước làn sóng di dân.

Luật di dân Immigration and Nationality Act cho hay bất cứ di dân nào cũng có quyền xin tị nạn, dù có vào nước Mỹ bằng bất cứ cửa ngõ biên giới nào, dù có chỉ định trước hay không.

Tuyên bố với các ký giả ở Tòa Bạch Ốc, TT Trump nói: “Những người di dân muốn xin tị nạn phải trình diện một cách hợp pháp tại một cửa ngõ, tôi sẽ công bố một lệnh hành pháp về vấn đề di dân trong tuần sau”

TT Trump nói thêm: “Còn những ai chọn cách xâm nhập vào Hoa Kỳ một cách bất hợp pháp sẽ không sao có cơ hội được nhận một cách tự động vào đất nước chúng ta”

TT Trump đã xem chuyện di dân như là vấn đề quan trọng hàng đầu trong những ngày vận động tranh cử sau cùng cho Cộng Hòa, nhằm giữ lại thế đa số của Cộng Hòa ở Quốc Hội. Ông mô tả đoàn caravan di dân lậu là một ‘đe dọa cho nước Mỹ’


Photo Credit: AP

TNS Cộng Hòa Chuck Grassley, trong một lá thư gửi cho hai bộ Ngoại Giao và An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ, cho hay ‘văn phòng của ông nhận được tin là nhiều thành viên của đoàn caravan di dân có lịch sử hình sự đáng kể, do đó họ có thể là mối de dọa cho an ninh quốc gia’

TT Trump đã ra lệnh điều 15,000 quân nhân ra vùng biên giới phía nam, tức gấp đội con số trước đây do các viên chức quốc phòng Hoa Kỳ cho hay.

Hành động của TT Trump được nhiều nhà lập pháp Cộng Hòa và các củng hộ viên của ông hoan nghênh, nhưng bị các giới khác chỉ trích như một cách ‘lôi cuốn phiếu của cử tri’ cho cuộc bầu cử vào tuần sau.

Đào Nguyên

MONTREAL VÀO THU - Tung Nguyen Musical Recording



Đón thu vàng ... bao thân ái mênh mang 
Xin chuyển giới thiệu, mời thưởng thức video clip

Montreal Vào Thu
sáng tác & hòa âm: Tùng Nguyên
tác giả trình bày
pps Áo Vàng

ĐIỀU TRA, ĐÀN HẶC, TRUẤT PHẾ, ÂN XÁ,… - Vũ Linh

Diễn Đàn Trái Chiều

Trong hơn một năm rưỡi qua, đảng DC đã tìm mọi cách ngăn cản ông Trump, trước là tìm cách không cho ông đắc cử, rồi sau khi ông đắc cử thì không cho ông nhậm chức, rồi sau khi ông nhậm chức, tìm cách lật đổ bằng mọi phương tiện, trong khi chờ đợi đảo chánh thì đả kích bất cứ việc gì ông làm hay nói.

Trước thềm quốc hội mới, ta cũng nên coi lại quốc hội có thể làm gì nếu khối DC thắng và tìm cách hạ TT Trump đến cùng.

       Xứ Mỹ này có truyền thống dân chủ mạnh nhất thế giới. Từ ngày khai quốc đến giờ, chưa bao giờ có đảo chánh vi phạm Hiến Pháp. Tất cả quyền hành đều được quyết định bằng bầu cử, trong đó bên thắng lên nắm quyền, bên thua chuẩn bị cho trận đấu trong phòng phiếu lần tới. Ứng cử viên và cử tri bên thua chấp nhận quyết định của đa số, về nhà uống viên thuốc đắng, khóc vài ngày cho đỡ ấm ức, rồi phải tỉnh táo lo tìm hiểu tại sao thua, rút bài học, hy vọng làm khá hơn hay chọn người giỏi hơn lần tới.

Thể chế này được áp dụng trơn tru từ hơn hai thế kỷ nay, từ cấp liên bang đến cấp tiểu bang và địa phương luôn. Tổng thống nào hay quan chức nào cũng có người ủng hộ hay chống, nhưng rồi mọi chuyện cũng qua. Cuộc bầu cử tổng thống vừa qua lúc đầu cũng có vẻ không khác gì. Nhưng sau đó đã biến thái hoàn toàn.

Báo Mỹ viết về cái chết của Trần Đại Quang, nghi Quang bị Trung Cộng triệt hạ để đưa Trọng lên ngôi bá chủ


Tổng Thống Donald Trump đã gặp Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang tại Hà Nội ngày 12 tháng 11, 2017, với hy vọng Việt Nam sẽ tham gia Chiến Lược Ấn Độ-Thái Bình Dương do Hoa Kỳ đề xướng nhằm ngăn chặn sự bành trướng của Trung Cộng. Sự việc ông Quang nay đã chết sau khi bị nhiễm “bệnh lạ” từ Bắc Kinh, Hoa Kỳ không còn mong đợi Việt Nam tham gia, vì tổng bí thư / chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đứng về phía Trung Cộng. (Getty Images)
NEW YORK – Trong một bài viết phân tích tình hình chính trị mới đây, tờ The Epoch Times (Kỷ Nguyên Thời Báo) đã viết về mối tương quan giữa Hà Nội, Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn liên quan đến cái chết của chủ tịch nước CSVN Trần Đại Quang. Bài viết bày tỏ sự lo lắng rằng giờ đây Hà Nội đã nghiêng hẳn về phía Bắc Kinh, gây thêm khó khăn cho Hoa Thịnh Đốn trong kế hoạch giành lại ưu thế tại Biển Đông.