Vào năm 2010, ai có đi Mã Lai, thì có thể tưởng tượng Việt Nam vào năm 2035, có nghĩa là 19 năm nữa hay không?
Nếu chỉ nói về GDP không thôi thì may ra có thể.
Nhưng, với điều kiện là VN phải thay đổi ngay và triệt để thì mới có thể sau Mã Lai gần 30 năm.
0o0
VN sau bao nhiêu năm "phỏng giai" để đến nỗi này, mà còn lên gân, méo mắt mà cãi thì ngoài cái ác, cái ngu, phải thêm cái lì.
Lý Quang Diệu nói đúng: "Phải ngu lắm mới chọn giải pháp đánh Mỹ"
Nhưng còn ngu hơn là "Đánh Mỹ vì Nga và Tầu"
0o0
Ngu hơn cả hai cái ngu trên là "không chịu nhận sai lầm"
Không thấy sai thì làm sao mà sửa. Lúc nào cũng mở giọng "ái quốc rởm, dổm" loại Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc và tìm cách tiêu diệt, đàn áp những ai khôn hơn, giỏi hơn mình thì được như ngày nay cũng phải cám ơn sự trợ giúp kiều hối từ người Việt sinh sống tại những nước đang giẫy chết.
0o0
Work Bank đã không cho biết, là nếu mà không cải cách sẽ ra sao?
Nhì mặt tổng Lú hí hửng: "mình có ra sao thì Mỹ mới tiếp tại tòa Bạch Cung", và nghe 3 Dũng Răng Rắc Ma Cô thì hiểu ngay.
Chí Phèo Chí Vịnh Chí Minh
Ba chí hợp lại tội tình dân Nam
0o0
Khi nào thì so với Căm Bốt đây, "ở ta thì phải khác chứ!"
CSVN bây giờ đã thành "lão thành chậm lụt" rồi
Lão thành cách mạng là gì
Giết đồng bào lập thành trì xã hôi
Lão thành chậm lụt đây rồi
Không thèm tiến bộ chỉ ngồi trơ răng
Đinh Thế Dũng
TS Lê Đăng Doanh: Tối hậu thư cải cách
Nam Nguyên, phóng viên RFA
Nghe hoặc Tải xuống
Thách thức cải cách chính trị và kinh tế
Báo cáo Việt Nam 2035 vừa được Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim công bố trong cuộc họp báo sáng 23/2/2016 tại Hà Nội. Đây là sáng kiến chung giữa World Bank và Chính phủ Việt Nam theo đó Việt Nam sẽ phải thực hiện cải cách lớn ở ba trụ cột, thứ nhất là thịnh vượng kinh tế phải đi đôi với bền vững về môi trường. Thứ hai, Công bằng và hòa nhập xã hội có nghĩa bình đẳng cho mọi người và thứ ba là Nâng cao năng lực và trách nhiệm giải trình của Nhà nước. Nếu thực hiện được những cải cách vừa nêu thì hy vọng tới năm 2035, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam có thể đạt từ 15.000 tới 18.000 USD tương đương người Malaysia ở thời điểm 2010. Để đạt tới mục tiêu này Việt Nam sẽ phải vượt qua thách thức cải cách chính trị và kinh tế đồng bộ và sâu rộng.